SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 01 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2014-2015
Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 11
Ngày thi: 23/12/2014
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Trình bày những nội dung cải cách về kinh tế, giáo dục của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật
Bản. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa gì?
2. Vì sao cải cách giáo dục của Minh Trị được xem là “nhân tố chìa khóa” cho công cuộc
hiện đại hóa đất nước Nhật Bản?
Câu II. (2,0 điểm)
1. Qua quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi cuối thế kỉ XIX, hãy rút ra
kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh này?
2. Vì sao vùng Trung, Nam Mĩ và một phần Bắc Mĩ (Mê-hi-cô) được gọi là khu vực Mĩ
Latinh?
Câu III. (3,0 điểm)
1. Nêu kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? Giải thích vì sao Mĩ
tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn?
2. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì?
II. PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Qua bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế Nga (1921 – 1923) dưới đây.
Hãy cho biết tác động của Chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?
Sản phẩm
Năm 1921
Năm 1923
Ngũ cốc (triệu tấn)
37,6
56,6
Gang (triệu tấn)
0,1
0,3
Thép (triệu tấn)
0,2
0,7
Vải sợi (triệu mét)
105,0
691,0
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về cuộc Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ
XVII theo yêu cầu sau:
Yêu cầu
Nội dung hoàn thành
Lãnh đạo cách mạng
Động lực của cách mạng
Mục tiêu cách mạng
Hướng phát triển của cách mạng
HẾT.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
HƯỚNG DẪN
CHẤM CHÍNH THỨC
(gồm có 02 trang)
Câu
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2014-2015
Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 11
Ngày thi: 23/12/2014
Nội dung yêu cầu
1. Trình bày những nội dung cải cách về kinh tế, giáo dục của cuộc
Duy tân Minh Trị. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa gì?
Nội dung cải cách:
* Kinh tế:
- Thống nhất thị trường, tiền tệ
- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ
tầng, cầu cống…
* Giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc
Câu I
- Chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật, cử học sinh đi học phương tây
(3,0 đ)
Ý nghĩa:
- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả lĩnh vực
- Như một cuộc cách mạng tư sản
- Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản
- Đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á
2. Vì sao cải cách giáo dục của Minh Trị được xem là “nhân tố chìa
khóa” cho công cuộc hiện đại hóa đất nước Nhật Bản?
- Bồi dưỡng lòng yêu nước
- Nâng cao dân trí, năng lực kĩ thuật phục vụ cho sản xuất…
1. Qua quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi
cuối thế kỉ XIX, hãy rút ra kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh
này?
* Kết quả:
- Bị thực dân đàn áp và thất bại
- Do lực lượng chênh lệch, trình độ tổ chức thấp
Câu II
* Ý nghĩa:
(2,0 đ)
- Thể hiện tinh thần yêu nước
- Phong trào vẫn tiếp tục và phát triển trong thế kỉ XX
2. Vì sao vùng Trung, Nam Mĩ và một phần Bắc Mĩ ( Mê-hi-cô) được
gọi là khu vực Mĩ Latinh?
- Vì các nước này là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
- Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đưa tiếng la tinh vào khu vực này
1. Nêu kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Câu III Giải thích vì sao Mĩ tham gia chiến tranh thế giới muộn?
(3,0 đ) * Kết cục:
- Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân loại…
Điểm
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,5
0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,5
0,5
2,0
0,25
Câu
IV.a
(2,0 đ)
Câu
IV.b
(2,0 đ)
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận…
- Vào giai đoạn cuối, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển,
đặc biệt là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga
* Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì:
- Thu lợi nhuận từ chiến tranh
- Ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng
2. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì?
- Căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh…
- Thương xót những người dân vô tội, người lính bị lôi cuốn vào…
- Bản thân yêu hòa bình, góp phần công sức của mình…học tập, rèn
luyện đạo đức…
Qua bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế Nga (1921 –
1923) dưới đây. Hãy cho biết tác động của Chính sách kinh tế mới
đối với nền kinh tế nước Nga?
- Nền kinh tế Nga khôi phục và phát triển
- Chuyển từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế
nhiều thành phần
Hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về cuộc Cách mạng tư sản
Anh giữa thế kỉ XVII theo yêu cầu sau:
Yêu cầu
0,25
0,5
0,5
0,5
1,0
0,25
0,25
0,5
2,0
1,0
1,0
2,0
Nội dung hoàn thành
Lãnh đạo cách mạng
Tư sản, quý tộc mới (0,5đ)
Động lực của cách mạng
Nông dân, thợ thủ công, tư sản nhỏ…(0,5đ)
Mục tiêu cách mạng
Lật đổ chính quyền phong kiến, mở đường cho chủ
nghĩa tư bản phát triển (0,5đ)
Hướng phát triển của cách mạng
Thiết lập nhà nước tư sản (0,5đ)
HẾT.