Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đề cương ôn thi môn tự nhiên xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.59 KB, 52 trang )

ÔN TẬP TN-XH
Câu 1: Anh/ chị hãy làm rõ khái niệm TN-XH về cả 2 mặt: nội dung và hình thức
trình bày
-










Nội dung: kiến thức về tự nhiên và xã hội ( các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa
chúng trong môi trường tự nhiên- xã hội xung quanh) được đưa vào dạy môn Tự nhiên- Xã
hội cho học sinh tiểu học
+ Tự nhiên với các chủ đề:
Cơ thể người ( lớp 1-5)
Thực vật (lớp 1-5)
Động vật ( lớp 1-5)
Hiện tượng, sự vật tự nhiên (lớp 1-3)
Vật chất ( lớp 4 5)
Năng lượng ( lớp 4 5)
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (lớp 5)
Địa lý tự nhiên Việt Nam (lớp 4 5) và thế giới ( lớp 5)
+ Xã hội với các chủ đề:










-

Sức khoẻ ( lớp 1-5)
Gia đình ( lớp 1-3)
Nhà trường ( lớp 1-3)
Quê hương ( lớp 1-3)
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (lớp 5)
Giao thông (lớp 1-5)
Địa lý xã hội Việt Nam (lớp 4 5) và thể giới ( lớp 5)
Lịch sử Việt Nam ( lớp 4 5)
Hình thức: tên gọi chung cho các môn học liên quan đến tự nhiên, xã hội ở tiểu học là
tự nhiên vã xã hội (lớp 1 2 3), lịch sử và địa lý ( lớp 4 5), khoa học ( lớp 4 5)
Câu 2: Theo anh/chị, có thể dạy học thoát ly SGK môn TNXH? Giải thích lý do?
Cho ví dụ minh hoạ bằng một vài bài học cụ thể

-

Có thể dạy học thoát ly SGK môn TNXH vì:
+ Một số bài học khó thực hiện theo thiết kế SGK.
+ Kênh hình một số dạng bài mở chưa thực sự mở.
+ Chưa thể hiện được những nội dung dạy học mang tính chất vùng miền.
Ví dụ Bài “ Phòng cháy khi ở nhà” sách TN và XH lớp 3 chủ yếu đưa vào hình ảnh
phòng cháy khi đun nấu ở nông thôn, chưa bao quát hết được hết các tình huống dễ xảy ra
Ôn TN-XH


Trang 1








cháy nổ cũng như chưa phù hợp với từng vùng miền. Khi dạy có thể thoát ly SGK, chủ
động đưa ra các tình huống có thể xảy ra cháy nổ đối với học sinh của mình phù hợp với nơi
mà các em đang sống.
Bài Gió nhẹ, gió mạnh, phòng tránh bão lớp 4: chủ yếu đưa các hình ảnh bão mạnh xảy
ra ở khu vực miền Trung nước ta, trong khi các em học sinh ở TPHCM sẽ không biết đến
những hình ảnh nảy.
+ SGK không đáp ứng được ngay các nhu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức, hình ảnh
chưa phù hợp với nội dung bài học, còn nhiều hình ảnh lỗi thời chưa được cập nhật phù hợp
với thời đại. ( ví dụ bài Châu Á: kinh tế và dân số có sự thay đổi mỗi năm)
+ SGK không đáp ứng được các vấn đề về phương tiện dạy học, phương pháp , các hình
thức tổ chức dạy học mới cho người học, chính người giáo viên phải làm công việc này.
Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau để cung cấp kiến thức đa
dạng, phong phú như bài Mặt trăng là vệ tinh của TĐ, Bài Ngày và đêm trên TĐ, bài Năm,
tháng, mùa lớp 3.
Bài “Gió” sách TN và XH lớp 1 cung cấp hình ảnh để học sinh quan sát nhận biết khi
nào có gió. Có thể dạy học thoát ly SGK bằng cách cho học sinh ra sân trường, chia nhóm
học sinh và giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhiệm vụ 1: Quan sát xung quanh, tìm những dấu
hiệu cho biết trời đang có gió, Nhiệm vụ 2: Cho biết: khi gió thổi vào người, bạn cảm thấy
thế nào ? Điều này giúp học sinh hình thành tốt các kỹ năng như: Kĩ năng quan sát: Quan
sát bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe, cảm nhận qua da… các dấu hiệu tồn tại của
gió; Kĩ năng diễn đạt bằng lời nói; Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. Điều này sẽ tốt hơn là

việc cho học sinh quan sát tranh ảnh trong SGK.
Bài “Phòng tránh té ngã khi ở trường” sách TN và XH lớp 2, giáo viên có thể tuỳ vào
tình hình thực tế của trường mình, trẻ thường xảy ra té ngã ở khu vực nào trong trường để
xây dựng nội dung dạy học phù hợp.
+ Việc dạy học 1 cách cứng nhắc theo SGK là trở ngại lớn cho việc dạy học lấy học sinh
làm trung tâm, dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân, đáp ứng xu thế đổi mới giáo
dục
Câu 3: Tóm tắt nội dung của chủ đề thực vật. Theo anh/chị, phương tiện, phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học tốt nhất cho chủ để này là gì? Giải thích tại sao? Cho
ví dụ minh hoạ bằng một vài bài học cụ thể.

-

Chủ để Thực vật được dạy ở môn TNXH ở cả 5 khối lớp. Chủ đề này có các vấn đề như
sau:
+ Tên gọi, đặc điểm, các bộ phận, ích lợi của một số loại cây (cây rau, cây hoa, cây gỗ)
đối với đời sống con người ( Lớp 1)
Ôn TN-XH

Trang 2


-

+ Môi trường sống của thực vật: kể tên một số loài cây sống ở môi trường đó và ích lợi
của chúng ( Lớp 2)
+ 5 bộ phận chính của cây xanh (rễ, thân, lá, hoa, quả): đặc điểm, vai trò của chúng đối
với đời sống của cây và đối với con người( Lớp 3)
+Nhu cầu của TV về không khí, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt. Sự trao đổi chất của
thực vật với môi trường ( Lớp 4)

+ Sự sinh sản của thực vật ( quả, hạt hay từ bộ phận của cây mẹ) ( Lớp 5)
Không có phương tiện dạy học nào được coi là tốt nhất cho chủ đề này. Có thể sử dụng
nhiều phương tiện như:
+ Môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên và xã hội liên quan mật thiết đến nội dung
chương trình môn TN-XH. Phù hợp với tư duy trực quan cụ thể của học sinh tiểu học. HS
có thể quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng có sẵn trong tự nhiên và xã hội. Từ đó các em
phát triển được nhận thức và tư duy. Môi trường tự nhiên và xã hội còn sinh động, thú vị
gây cảm hứng khám phá cho học sinh. Việc quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng giúp
học sinh có ý thức, thái độ và hành động bảo vệ môi trường.
Giáo viên có thể cho học sinh ra sân trường để quan sát . Giáo viên có thể chia nhóm học
sinh và giao nhiệm vụ cụ thể: Bài Cây gỗ ( lớp 1): kể tên các cây gỗ, lợi ích của chúng. Bài
Một số cây loài cây sống trên cạn ( lớp 2): kể tên các cây sống trên cạn và lợi ích của chúng.
+ Vật thật ( phù hợp với tư duy trực quan của trẻ, tạo hứng thú học tập, có thể huy động
giác quan của học sinh).
Ví dụ: Bài Lá cây ( Lớp 3): giáo viên yêu cầu học sinh đem theo 1 số loại lá cây để quan
sát, tìm ra đặc điểm của lá cây.
Tương tự đối với bài Hoa (Lớp 3) giáo viên có thể cho học sinh quan sát vật thật là các
bông hoa để học sinh nhận biết đặc điểm về màu sắc, mùi hương, các bộ phận của hoa.
+ Dữ liệu điện tử ( giúp học sinh quan sát được các hiện tượng không thể quan sát trực
tiếp )
Ví dụ: Bài Cây con mọc lên từ hạt, bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của
cây mẹ, giáo viên có thể cho học sinh xem clip, tranh ảnh về quá trình này
+ Văn học ( giúp củng cố bài học, làm cho bài học sinh động hấp dẫn hơn)
Ví dụ: Bài Ôn tập Tự nhiên lớp 2, giáo viên sử dụng hệ thống câu đố vui về thực vật
+ Hình thức tổ chức dạy học: dạy học ngoài lớp- bài học ngoài thiên nhiên, dạy học
trong lớp, tham quan.
+ Phương pháp: quan sát, trò chơi học tập.
Câu 4: Theo anh/ chị, giáo viên tiểu học gặp khó khăn gì trong việc dạy những nội
dung về giáo dục giới tính cho học sinh trong môn TN-XH? Biên pháp khắc phục mà
anh/ chị đề xuất là gì?

Ôn TN-XH

Trang 3


-

-

-

Giáo dục giơi tính được đề cập trong mônTN-XH qua chủ đề con người và sức khoẻ.
Kiến thức cung cấp bao gồm:
+ Các bộ phận của cơ thể
+ Sự lớn lên của con người
+ Sự sinh sản và các giai đoạn phát triển của con người
+ Vệ sinh tuổi dậy thì
+ Phòng tránh xâm hại
Khó khăn: GDGT luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết vì thực tế hiện nay tình trạng trẻ
dậy thì sớm khá phổ biến, các em được tiếp cận nhiều với nhiều nguồn thông tin từ
internet, TV.. nếu không giáo dục kịp thời có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên
GDGT ở VN hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn:
+ Có sự né tránh trong chính nội dung chương trình, so với nhu cầu hiểu biết của các em,
lượng kiến thức này còn ít ỏi và mang tính chất chung chung. Ví dụ trong bài Từ lúc sinh
đến tuổi dậy thì, SGK chỉ nói “các em có diễn ra những biến đổi tình cảm, suy nghĩ” mà
không hề nói những biến đổi về tâm lý ở tuổi dậy thì cụ thể như thế nào cũng như hướng
dẫn cách giải quyết những vấn đề, tình huống mà các em gặp ở giai đoạn này. Nếu các em
nữ có lo lắng về kinh nguyệt hay bất ổn về trạng thái tâm lý hoặc các em nam băn khoăn về
các triệu chứng, hành vi bất thường của mình thì không thể tìm lời giải đáp trong sách. Các
em cũng không thấy dòng chữ nào hướng dẫn cách để tránh quan hệ tình dục sớm, để thoát

khỏi sự lôi kéo, sa ngã, hay từ chối trước những lời gợi ý khiếm nhã.
+ Do đặc điểm sinh lý từng cá nhân phát triển không đều nên việc dạy nội dung giáo dục
giới tính cho một lớp cũng gặp khó khăn => không chú tâm giáo dục giới tính nhiều cho
những học sinh dậy thì sớm.
+ Chính bản thân GV cũng né tránh trong cách dạy học. Đặc biệt, trong phần sinh sản,
GV không hề nói rõ về cơ quan sinh dục, GV ngại khi phải đối mặt với những câu hỏi phát
sinh của học sinh khi dạy bài.
+ Phụ huynh không đồng tình với việc đưa nội dung này vào giảng dạy vì cho rằng đó là
“vẽ đường cho hươu chạy”
Khắc phục:
+ Sử dụng tranh ảnh, dữ liệu điện tử, những câu chuyện kể đơn giản làm cho HS tiếp thu
nhẹ nhàng.
+ Tách riêng nam nữ khi dạy để hướng dẫn thật cụ thể cho các em. Ví dụ khi dạy bài Vệ
sinh tuổi dậy thì, GV hướng dẫn cho các bé gái sử dụng băng vệ sinh bằng vật thật.
+ Cần có thêm những giờ học riêng và cung cấp thêm tài liệu tham khảo về kiến thức
này cho các em.
+ Tổ chức các buổi trò chuyện với PHHS, nêu thực trạng phát triển sớm của HS, thuyết
phục PH phối hợp với nhà trường trong công tác GDGT.
Ôn TN-XH

Trang 4


-

-





Câu 5: Tóm tắt nội dung chính chủ đề Động vật. Theo anh/chị phương tiện, phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học tốt nhất cho chủ đề này là gì? Tại sao? Cho ví dụ
minh hoạ bằng một vài bài học cụ thể.
Chủ để Động vật được dạy ở môn TNXH ở cả 5 khối lớp. Chủ đề này có các vấn đề như
sau:
+ Làm quen với các động vật gần gũi (gà, cá, mèo, muỗi): đặc điểm cấu tạo ngoài, nơi
sống, lợi ích/tác hại ( Lớp 1)
+ Môi trường sống của động vật: kể tên các loài vật sống ở các môi trường, nêu lợi ích
của chúng ( Lớp 2)
+ Đặc điểm chung của năm nhóm động vật: côn trùng, giáp xác, cá, chim, thú (Lớp 3)
+ Nhu cầu của động vật ( không khí, nước, thức ăn…) và sự trao đổi chất của ĐV với
môi trường. Chuỗi thức ăn tự nhiên, động vật khác nhau thì ăn thức ăn khác nhau: có động
vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn cả thực vật và động vật-động vật ăn tạp
(lớp 4)
+ Sự sinh sản ở động vật : côn trùng, chim, thú, ếch ( chim, thú có thêm phần nuôi dạy
con) (Lớp 5)
Không có phương tiện dạy học nào được coi là tốt nhất cho chủ đề này. Có thể sử dụng
nhiều phương tiện như:
+ Vật thật ( phù hợp với tư duy trực quan của trẻ, tạo hứng thú học tập, có thể huy động
giác quan của học sinh).
Ví dụ: Bài Con cá (Lớp 1): giáo viên đem vật thật cho học sinh quan sát để học sinh
nhận biết các bộ phận của cá
Bài Tôm, cua( Lớp 3): giáo viên đem vật thật cho học sinh quan sát để học sinh tìm ra
đặc điểm chung của động vật giáp xác.
+ Dữ liệu điện tử (giúp học sinh quan sát, hình dung rõ được các hiện tượng không thể
quan sát trực tiếp )
Ví dụ: Bài Sự sinh sản của côn trùng, Sự sinh sản của ếch, Sự sinh sản và nuôi con của
chim, Sự sinh sản của thú (Lớp 3)
+ Tranh ảnh, sơ đồ. Đặc biệt khi học về mối quan hệ giữa động vật với môi trường và
chuỗi thức ăn trong tự nhiên thì sơ đồ là phương pháp hữu hiệu. Sơ đồ không chỉ đơn thuần

là đối tượng cho học sinh quan sát để khám phá kiến thức mà còn là đối tượng cho các em
thực hành (thực hành vẽ chuỗi thức ăn, vẽ chu trình sinh sản của ếch, côn trùng..)
+ Văn học (tích hợp môn Tiếng Việt, làm cho bài học sinh động hấp dẫn hơn)
Ví dụ: Bài Ôn tập Tự nhiên lớp 2, giáo viên sử dụng hệ thống câu đố vui về động vật
Phương pháp: quan sát, đóng vai.
Hình thức tổ chức dạy học: dạy học trong lớp
Câu 6: Mô tả cách trình bày sách giáo khoa môn TNXH:
Ôn TN-XH

Trang 5


Kênh hình:
+ Hình ảnh phong phú, bao gồm ảnh chụp và hình vẽ
+ Kênh hình làm nhiệm vụ kép:
Đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức cho HS học tập
Minh hoạ cho bài học.
Kênh chữ:
+ Các câu hỏi, các lệnh yêu cầu HS làm việc.
+ Chú thích ở một số hình.
+ Phần kiến thức HS cần biết được thể hiện ở ký hiệu bóng đèn toả sáng; phần tóm tắt
kiến thức ở cuối bài trong phần Lịch sử, Địa lý.
Ký hiệu: Chỉ dẫn các hoạt động học tập của HS và GV, minh hoạ cho bài
học sinh động. Các ký hiệu hướng dẫn học tập trong sách Tự nhiên-xã hội 1 2 3,
Khoa học 4 5 có sự nhất quán tạo tính logic trong học tập và giảng dạy. Sách Lịch
sử và địa lý không sử dụng hệ thống ký hiệu.
Kính lúp: yêu cầu học sinh quan sát và trả lời
Dấu chấm hỏi: yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời
Cái kéo và quả đấm: yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập
Bút chì: yêu cầu học sinh vẽ

Ống nhòm: yêu cầu học sinh thực hành
Bóng đèn toả sáng: bạn cần biết.
Các ký hiệu tăng dần từ lớp 1 đến lớp 3: lớp 3 có cả 6 ký hiệu trên, lớp 2 bớt kí hiệu
bóng đèn, lớp 1 bớt ký hiệu ống nhòm.
Ở giai đoạn 1: Kênh hình nhiều hơn kênh chữ, kênh chữ với số lượng con
chữ ít, cỡ chữ to phù hợp với đặc điểm sinh lý của học sinh.
Ở giai đoạn 2: kênh chữ nhiều hơn kênh hình, số lượng con chữ tăng lên
nhiều, cỡ chữ nhỏ lại, cung cấp nhiều kiến thức hơn.
Cách trình bày chủ đề:
+ Các bài học sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 2 3 và Khoa học lớp 4 5 được trình bày theo
chủ đề. Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và hình ảnh tượng trưng
cho chủ đề đó.
+ Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và một hình ảnh logo khác nhau. Tự
nhiên và xã hội lớp 1 2 3: chủ đề Con người và sức khoẻ có dải màu màu hồng, logo là cậu
bé; chủ đề Xã hội có dải màu màu xanh chuối, logo là bé gái, chủ để Tự nhiên có dải màu
màu xanh dương, logo là mặt trời.
Khoa học 4 5: chủ đề Con người và sức khoẻ dải màu hồng, logo là 2 học sinh nam nữ,
chủ đề Vật chất và năng lượng dải màu cam, logo là mặt trời, chủ đề Thực vật và động vật
dải màu xanh lá, logo là 2 bông hoa hướng dương.
Cách trình bày bài học:
-




Ôn TN-XH

Trang 6








+ Mỗi bài học của sách TN và XH 1 2 3 và Khoa học 4 5 được trình bày trong 2 trang
mở liền nhau để học sinh dễ quan sát và học tập thuận tiện, dễ dàng.
+ Cấu trúc một bài linh hoạt (sách TN-XH 1 2 3 và Khoa học 4 5):
Có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu HS thực hành hoặc liên hệ thực tế rồi mới quan sát
các hình ảnh trong SGK để phát hiện ra kiến thức mới.
Có thể bắt đầu bằng việc HS quan sát tranh ảnh trong SGK hay quan sát ngoài thiên
nhiên, học ngoài hiện trường để tìm ra kiến thức mới rồi tới những câu hỏi nhằm áp dụng
những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
Kết thúc bài học thường là trò chơi hay giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm các tranh ảnh,
mẫu vật để làm phong phú thêm những kiến thức HS đã học trên lớp.
+ Cấu trúc bài học của phần Lịch sử, phần Địa lý: không linh hoạt. phần cung cấp kiến
thức xen kẽ các câu hỏi trả lời, sau đó đến phần tóm tắt kiến thức chính, chú thích ( đối với
phần Lịch sử), câu hỏi cuối bài.
Câu 7: So sánh sự khác nhau về sự tích hợp về kiến thức giữa nội dung chương
trình TNXH giai đoạn 1 và giai đoạn 2
Tích hợp là sự thống nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp các nội dung giáo dục
có liên quan với nhau, là việc sử dụng kiến thức hay kĩ năng học ở môn học này
như những công cụ để học tập những môn học khác.
Hình thức tích hợp trong môn TNXH là hình thức tích hợp xuyên môn,
trong đó nhiều môn học có liên quan được kết lại thành một môn học với một hệ
thống các chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.
+ Giai đoạn 1 (lớp 1,2,3): ở giai đoạn này, trẻ em có cái nhìn môi trường tự nhiên và xã
hội bao quanh dưới dạng tổng thể, tư duy của trẻ còn nặng về cụ thể, khả năng phân tích
chưa cao. Vì vậy, chương trình được cấu trúc dưới dạng các chủ đề chính: con người và sức
khoẻ, xã hôi, tự nhiên.

+ Giai đoạn 2 (lớp 4,5): ở giai đoạn này, khả năng phân tích và tư duy trừu tượng của trẻ
phát triển hơn nên chương trình môn học được cấu trúc theo các phân môn mang tính độc
lập cao: khoa học, lịch sử và địa lý, mức độ tích hợp trong từng phân môn có giảm đi so với
giai đoạn đầu. Đặc biệt phân môn lịch sử chỉ được đưa vào giảng dạy cho học sinh bắt đầu
từ lớp 4 và nội dung môn học chỉ thuần tuý là kiến thức về lịch sử Việt Nam.
Câu 8: Phân tích sự khác biệt cơ bản giữa sách VNEN và SGK hiện hành

VNEN
SGK hiện hành
1 Sách được thiết kế để HS tự học, HS phát huy Mọi hoạt động đều có sự hiện diện của GV, HS
quyền làm chủ quá trình học tập, GV chỉ là
còn lệ thuộc vào GV nhiều mà chưa tự học.
người hướng dẫn cho HS tổ chức và thực hiện
Ôn TN-XH

Trang 7


hoạt động học tập.
2 Mục tiêu bài học được đưa lên ngay đầu bài, Không nêu mục tiêu bài học
được đóng khung và làm nổi bật => HS học
xong tự đánh giá xem mình đạt được hay chưa
3 Số lượng bài học ít đi nhưng thời lượng
Khối lượng kiến thức nhiều, các bài học
chương trình không thay đổi vì các bài học
còn rời rạc chưa theo chủ đề
được cấu trúc theo chủ đề
4 Kiến thức không chỉ dừng lại trong sách vở
mà còn tiếp tục trong các hoạt động ứng
dụng, kết nối kiến thức sách vở với thực tế

cộng đồng
5 Ký hiệu sách thể hiện hình thức hoạt động
(nhóm, cá nhân….) ,
Hình ảnh gần gũi, sinh động

Nội dung kiến thức còn trừu tượng, lý
thuyết suông mang tính hàn lâm, chưa vận
dụng được nhiều vào đời sống hằng ngày,
chưa chú trọng tính thực hành
Ký hiệu chỉ hoạt động học tập ( quan sát, liên hệ
thực tế…)
Hình ảnh còn cứng nhắc, đơn điệu

Câu 9: Theo anh/chị, quan điểm hệ thống được thể hiện như thế nào trong nội dung
chương trình môn TNXH
Coi tự nhiên, xã hội, con người là một thể thống nhất, trong đó tồn tại mối quan hệ mật
thiết và sự tác động qua lại lẫn nhau.
HS có những hiểu biết ban đầu về con người ở các khía cạnh khác nhau:
sinh học ( cấu tạo, vai trò và sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể), nhân
văn ( những người xung quanh, hoạt động của con người ở gia đình, trường học,
công đồng nơi các em sinh sống, mối quan hệ giữa học sinh với những người
xung quanh), sức khoẻ ( giữ vệ sinh thân thể, môi trường sống xung quanh,
phòng tránh bệnh tật và tai nạn)
HS có những hiểu biết ban đầu về xã hội trong phạm vi các hoạt động của
con người ở gia đình, trường học, cộng đồng nơi các em sống.
HS có những hiểu biết ban đầu, cơ bản và thiết thực vế giới tự nhiên qua
việc tìm hiểu một số loài TV, ĐV, vai trò của chúng với con người, các hiện
tượng tự nhiên.
Ví dụ TN và XH lớp 1:
HS có những hiểu biết ban đầu về con người: cơ thể người và các giác

quan, các bộ phận cơ thể người, vai trò nhận biết thế giới xung quanh của các
giác quan; an toàn khi ở nhà, an toàn giao thông.
-

Ôn TN-XH

Trang 8


HS có những hiểu biết ban đầu về xã hội: các thành viên trong gia đình và
các đồ dùng trong nhà, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh; phong cảnh
và hoạt động sinh sống của người dân ở thôn, xóm, xã hoặc đường, phố phường.
HS có những hiểu biết ban đầu, cơ bản và thiết thực vế giới tự nhiên qua
việc tìm hiểu thực vật ( cây rau, cây hoa, cây gỗ), động vật ( con cá, con gà, con
mèo, con muỗi) -đặc điểm, lợi ích/tác hại của chúng đối với con người, hiện
tượng thời tiết ( nắng, mưa, gió, rét, cách thích nghi của con người đối với các
hiện tượng ấy)
Ta có thể thấy con người luôn gắn kết với các yếu tố tự nhiên, xã hội. Con người, tự
nhiên, xã hội luôn tác động qua lại với nhau. Mọi hoạt động của con người đều ảnh hưởng
đến tự nhiên, xã hội và tự nhiên, xã hội cũng quyết định cuộc sống của con người.
-












Câu 10: Mô tả nội dung và cách thức trình bày SGK môn TNXH, sách VNEN
1. SGK hiện hành
*Nội dung:
Kênh hình:
+ Hình ảnh phong phú, bao gồm ảnh chụp và hình vẽ
+ Kênh hình làm nhiệm vụ kép:
Đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức cho HS học tập
Minh hoạ cho bài học.
Kênh chữ:
+ Các câu hỏi, các lệnh yêu cầu HS làm việc, trả lời câu hỏi.
+ Chú thích ở một số hình.
+ Phần kiến thức HS cần biết được thể hiện ở ký hiệu bóng đèn; phần tóm tắt kiến thức ở
cuối bài trong phần Lịch sử, Địa lý.
Ký hiệu: Chỉ dẫn các hoạt động học tập của HS và GV, minh hoạ cho bài học sinh động.
Các ký hiệu hướng dẫn học tập trong sách Tự nhiên-xã hội 1 2 3, Khoa học 4 5 có sự nhất
quán tạo tính logic trong học tập và giảng dạy. Sách Lịch sử và địa lý không sử dụng hệ
thống ký hiệu.
Kính lúp: yêu cầu học sinh quan sát và trả lời
Dấu chấm hỏi: yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời
Hai cây bút chì có hình cái kéo và quả đấm: yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập
Bút chì: yêu cầu học sinh vẽ
Ống nhòm: yêu cầu học sinh thực hành
Bóng đèn: bạn cần biết.
Các ký hiệu tăng dần từ lớp 1 đến lớp 3: lớp 3 có cả 6 ký hiệu trên, lớp 2 bớt kí hiệu
bóng đèn, lớp 1 bớt ký hiệu ống nhòm.
* Cách thức trình bày:
Ôn TN-XH


Trang 9













Ở giai đoạn 1: Kênh hình nhiều hơn kênh chữ, kênh chữ với số lượng con chữ ít, cỡ chữ
to phù hợp với đặc điểm sinh lý của học sinh.
Ở giai đoạn 2: kênh chữ nhiều hơn kênh hình, số lượng con chữ tăng lên nhiều, cỡ chữ
nhỏ lại, cung cấp nhiều kiến thức hơn.
Cách trình bày chủ đề:
+ Các bài học sách Tự nhiên và xã hội lớp 1 2 3 và Khoa học lớp 4 5 được trình bày theo
chủ đề. Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và hình ảnh tượng trưng
cho chủ đề đó.
+ Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và một hình ảnh logo khác nhau. Tự
nhiên –xã hội lớp 1 2 3: chủ đề Con người và sức khoẻ có dải màu màu hồng, logo là cậu
bé; chủ đề Xã hội có dải màu màu xanh chuối, logo là bé gái, chủ để Tự nhiên có dải màu
màu xanh dương, logo là mặt trời.
Khoa học 4 5: chủ đề Con người và sức khoẻ dải màu hồng, logo là 2 học sinh nam nữ,
chủ đề Vật chất và năng lượng dải màu cam, logo là mặt trời, chủ đề Thực vật và động vật
dải màu xanh lá, logo là 2 bông hoa hướng dương.
Cách trình bày bài học:

+ Mỗi bài học của sách TN-XH 1 2 3 và Khoa học 4 5 được trình bày trong 2 trang mở
liền nhau để học sinh dễ quan sát và học tập thuận tiện, dễ dàng.
+ Cấu trúc một bài linh hoạt (sách TN-XH 1 2 3 và Khoa học 4 5):
Có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu HS thực hành hoặc liên hệ thực tế rồi mới quan sát
các hình ảnh trong SGK để phát hiện ra kiến thức mới.
Có thể bắt đầu bằng việc HS quan sát tranh ảnh trong SGK hay quan sát ngoài thiên
nhiên, học ngoài hiện trường để tìm ra kiến thức mới rồi tới những câu hỏi nhằm áp dụng
những điều đã học về thực tế cuộc sống.
Kết thúc bài học thường là trò chơi hay giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm các tranh ảnh,
mẫu vật để làm phong phú thêm những kiến thức HS đã học trên lớp.
+ Cấu trúc bài học của phần Lịch sử, phần Địa lý: không linh hoạt. phần cung cấp kiến
thức xen kẽ các câu hỏi trả lời, sau đó đến phần tóm tắt kiến thức chính, chú thích ( đối với
phần Lịch sử), câu hỏi cuối bài.
2. Sách VNEN:
- Kênh chữ:
+ Ghi tên bài học, tên chủ đề.
Cung cấp thông tin: bổ sung thông tin, tóm tắt thông tin (gạch đầu dòng, đoạn câu, đoạn
hội thoại).
Câu hỏi, câu lệnh dẫn dắt, mục tiêu bài học, chú thích tranh ảnh.
Ôn TN-XH

Trang 10


+ Cỡ chữ giống nhau ở các lớp, xuất hiện nhiều kiểu chữ in đậm, in nghiêng
- Kênh hình: sinh động dùng để minh hoạ, cung cấp thông tin
- Hệ thống kí hiệu: chỉ những hình thức hoạt động cá nhân, đôi, nhóm, cộng đồng.
- Cách trình bày:
+Gồm mục tiêu và các hoạt động học tập: Hoạt động cơ bản, Hoạt động thực hành,
Hoạt động ứng dụng.

+ Các bài được sắp xếp theo chủ đề nhưng không ghi tên chủ đề trước mỗi nhóm bài
+ Không có logo màu sắc chủ đạo cho từng chủ đề, màu sắc đầu bài phân loại theo lớp.
Câu 11: Chứng minh nguyên tắc đồng tâm trong xây dựng chủ đề Quê hương trong
chương trình môn TNXH
Nguyên tắc đồng tâm là cùng một vấn đề đặt ra nhưng dung lượng và mức độ khó của
kiến thức đưa vào vào từng khối lớp có sự khác biệt, kiến thức được trình bày từ gần đến
xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát.
Giai đoạn 1: tình yêu quê hương gắn với nơi sống, làng xóm, tỉnh thành
Lớp 1: Thôn xóm, xã hoặc đường, phố phường ( phong cảnh và hoạt động sinh sống của
nhân dân)
Lớp 2: Huyện hoặc quận: cảnh quan tự nhiên và nghề chính của nhân dân
Lớp 3: Tỉnh hoặc thành phố: một số cơ quan hành chính, giáo dục, y tế, kinh tế…, các
hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. Sự khác biệt giữa làng
quê và đô thị về: phong cảnh, hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân, đường sá, hoạt
động giao thông.
Giai đoạn 2: Tình yêu quê hương trừu tượng hơn, rộng lớn hơn: là tình yêu
con người, đất nước => hình thành, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, Tổ quốc qua
các bài học lịch sử, địa lý
Câu 12: Quan điểm của anh/chị về việc sử dụng một số mô hình trong dạy học
TNXH? Mô hình nào được coi là phương tiện dạy học tốt nhất? Giải thích lý do.
Mô hình là một sản phẩm do con người làm ra nhằm mô phỏng một sự vật
hay hiện tượng có trên thực tế. Mô hình phản ánh những hình ảnh cụ thể của các
sự vật, hiện tượng, thể hiện được vị trí trong không gian của chúng. Mô hình có
thể tĩnh hoặc có thể động.
Ưu điểm của mô hình: mô tả được các sự vật, hiện tượng trong không gian
ba chiều, thể hiện được vị trí trong không gian của chúng. Mô hình được đắp nổi
như hình ảnh của các sự vật nhưng có kích thước nhỏ hơn. Nhiều mô hình có thể
tháo lắp dễ dàng để tiện nghiên cứu, quan sát từng bộ phận. Ngoài các mô hình

Ôn TN-XH


Trang 11


tĩnh còn có các mô hình động để diễn tả một quá trình biểu diễn của 1 hiện tượng
sự kiện.
Không có mô hình nào được coi là phương tiện dạy học tốt nhất. Vì mỗi
mô hình đều có những ưu điểm, hạn chế riêng, phải tuỳ bài học mà sử dụng mô
hình cho phù hợp.

Câu 13:Tóm tắt nội dung chính của chủ đề Bầu trời và trái đất. Theo anh/chị,
phương tiện, hình thức tổ chức dạy học tốt nhất cho chủ đề này là gì? Giải thích tại
sao và cho ví dụ minh hoạ bằng một vài bài học cụ thể.
*Nội dung chủ đề Bầu trời và Trái đất:
- Một số hiện tượng phổ biến của thời tiết: nắng, mưa, gió, nóng, rét (lớp 1)
- Hình dạng, đặc điểm của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao. Xác định phương hướng
(lớp 2)
- Vai trò của Mặt trời. Hình dạng, đặc điểm của TĐ, sự chuyển động của TĐ, vệ tinh của
TĐ (là Mặt trăng), vị trí của TĐ trong hệ MT.
Ngày, đêm, năm, tháng, mùa, các đới khí hậu.
Bề mặt Trái đất, bề mặt lục địa.
(lớp 3)
*Phương tiện:
- Quả địa cầu, bản đồ: giúp học sinh quan sát được các đặc điểm như hình cầu, cực, xích
đạo bán cầu bắc, bán cầu nam….của TĐ, để dạy những vấn đề trừu tượng như bài Bề mặt
Trái đất, Các đới khí hậu. Khi dạy phải cẩn thận chiều quay của Trái đất.
- Mô hình: Mô hình động tạo ra những hình ảnh cụ thể của các sự vật, hiện tượng, thể
hiện được vị trí trong không gian của chúng, dễ dàng hình dung được sự chuyển động của
Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất, qua đó giải thích được các hiện tượng liên quan như ngày
đêm, năm tháng, các mùa… như bài Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất, Ngày và đêm trên

Trái đất hay bài Năm, tháng và mùa (lớp 3) sử dụng mô hìnhTrái đất quay quanh Mặt trời.
- Môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên và xã hội liên quan mật thiết đến nội dung
chương trình môn TN-XH. Phù hợp với tư duy trực quan cụ thể của học sinh tiểu học. HS
có thể quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng có sẵn trong tự nhiên và xã hội. Từ đó các em
phát triển được nhận thức và tư duy. Môi trường tự nhiên và xã hội còn sinh động, thú vị
gây cảm hứng khám phá cho học sinh. Việc quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng giúp
học sinh có ý thức, thái độ và hành động bảo vệ môi trường

Ôn TN-XH

Trang 12


Như bài Trời mưa trời nắng (lớp 1): quan sát hiện tượng nắng mưa qua cách ăn mặc của
mọi người xung quanh phù hợp với thời tiết đó để bảo vệ sức khoẻ. Hay bài Gió (lớp 1):
cho học sinh ra sân trường, chia nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhiệm vụ 1:
Quan sát xung quanh, tìm những dấu hiệu cho biết trời đang có gió, Nhiệm vụ 2: Cho biết:
khi gió thổi vào người, bạn cảm thấy thế nào ? Điều này giúp học sinh hình thành tốt các kỹ
năng như: Kĩ năng quan sát: Quan sát bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe, cảm nhận
qua da… các dấu hiệu tồn tại của gió; Kĩ năng diễn đạt bằng lời nói; Kĩ năng hợp tác làm
việc nhóm.
*Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp và dạy học theo nhóm. Vì đối với HSTH khả
năng tổng hợp kiến thức chưa cao, chỉ cần hình thành những hiểu biết cơ bản về các hiện
tượng thời tiết, mặt trời, mặt trăng, trái đất, vì sao. Đồng thời chủ đề này chủ yếu sử dụng
PTDH là mô hình, quả địa cầu, dạy học theo nhóm sẽ đảm bảo tất cả HS trong lớp được
quan sát 1 cách chính xác, rõ ràng.
* Phương pháp: quan sát
Câu 14: Quan điểm của anh/chị về việc sử dụng dữ liệu điện tử trong dạy học TNXH.
Cho ví dụ minh hoạ bằng một vài nội dung dạy học cụ thể.
Dữ liệu điện tử là những tư liệu đã được số hoá và khi sử dụng thì cần đến

sự hỗ trợ của phương tiện nghe nhìn hiện đại ( hình ảnh, sơ đồ động, tĩnh, phim
giáo khoa, băng ghi âm, các phần mềm công cụ dạy học…)
Việc sử dụng dữ liệu điện tử rất cần thiết
+ Khi dạy những nội dung thực hành đòi hỏi học sinh phải được quan sát trực tiếp các
đối tượng học tập ngoài thiên nhiên nhưng thực tế không đáp ứng được yêu cầu này vì
không phù hợp với điều kiện dạy học ở VN.
+ Khi giảng dạy các nội dung khoa học mà GV không thể mô tả bằng lời, hay các hiện
tượng khoa học không thể quan sát, đo đạc trực tiếp do chúng quá nhỏ hay quá to.
+ Khi cung cấp kiến thức về các sự vật, hiện tượng diễn ra ở những nơi, những thời điểm
học sinh khó có thể quan sát trực tiếp, những hiện tượng diễn ra quá chậm hay quá nhanh
trên thực tế, những sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
+ Khi cho học sinh tìm hiểu những sự vật, hiện tượng ít quen thuộc, gần gũi với học sinh
ở các vùng miền khác nhau
Nhờ dữ liệu điện tử mà học sinh nhận thức về thế giới xung quanh một
cách đầy đủ và sâu sắc, tạo hứng thú cho học sinh, làm cho bài học trở nên hấp
dẫn hơn, dễ tiếp thu hơn, dạy học thuyết phục học sinh hơn.
Tuy nhiên không nên lạm dụng vì sẽ gây nhàm chán, GV nên chọn lọc
những hình ảnh, phim tư liệu phù hợp với bài học. Việc sử dụng dữ liệu điện tử

Ôn TN-XH

Trang 13


phụ thuộc vào thiết bị điện tử, nguồn điện, vì vậy giáo viên nên chuẩn bị chu đáo,
dự kiến các tình huống có thể xảy ra để có thể chủ động trong dạy học
*Ví dụ minh hoạ: Bài Cây con mọc lên từ hạt ( Khoa học lớp 5)
Bài Sự sinh sản của ếch ( Khoa học lớp 5)
Bài Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước (Khoa học 4)
Bài Tiến vào dinh Độc Lập ( Lịch sử lớp 5)

Bài Tiêu hoá thức ăn (lớp 2) cho hs xem clip mô phỏng quá trình tiêu hoá thức ăn qua
các cơ quan của hệ tiêu hoá. Giúp trẻ tập trung quan sát, lắng nghe, ghi nhớ nội dung bài
học tốt hơn.
Bài Hoạt động tuần hoàn (lớp 2) cho hs xem clip mô phỏng hoạt động của 2 vòng tuần
hoàn lớn và nhỏ. Hs dễ dàng ghi nhớ hoạt động của 2 vòng tuần hoàn.
Câu 15: Nêu các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học môn TNXH. Theo
anh/chị, nguyên tắc nào được xem là quan trọng nhất? Giải thích tại sao?
Khi sử dụng PTDH môn học cần dựa vào một số nguyên tắc cơ bản sau:
+ Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của môn học, bài học, căn cứ vào phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học để sử dụng đồ dùng dạy học thích hợp;
+Sử dụng phương tiện dạy học như là một nguồn cung cấp kiến thức
+ Có phương pháp sử dụng thích hợp đối với mỗi loại phương tiện dạy học;
+ Sử dụng phối hợp nhiều loại phương tiện dạy học khác nhau với nhiều hình thức khác
nhau;
+Đảm bảo cho mọi học sinh đều quan sát tốt phương tiện dạy học;
+ Đảm bảo tính an toàn, khoa học, thẩm mĩ và hiệu quả;
+ Luôn tìm tòi, sáng tạo, bổ sung… cho môn học những phương tiện dạy học mới, phù
hợp với HS, với thay đổi của mục tiêu, chương trình môn học;
Nguyên tắc đầu tiên quan trọng nhất vì
Câu 16: Theo anh/chị, môi trường tự nhiên và xã hội có được coi là một trong
những phương tiện dạy học tốt nhất cho môn TNXH? Giải thích lý do và cho ví dụ
minh hoạ bằng một vài bài học cụ thể.
Môi trường tự nhiên bao gồm cây cỏ, các con vật, thời tiết, khí hậu…
Môi trường xã hội bao gồm khung cảnh, hoạt động của gia đình, nhà ở, lớp học, trường
học, địa phương…
Ưu điểm: Môi trường tự nhiên và xã hội liên quan mật thiết đến nội dung chương trình
môn TN-XH. Phù hợp với tư duy trực quan cụ thể của học sinh tiểu học. HS có thể quan sát
trực tiếp các sự vật hiện tượng có sẵn trong tự nhiên và xã hội. Từ đó các em phát triển
được nhận thức và tư duy. Môi trường tự nhiên và xã hội còn sinh động, thú vị gây cảm
Ôn TN-XH


Trang 14






hứng khám phá cho học sinh. Việc quan sát đối tượng học tập trong chính môi trường của
nó còn giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là một trong những phương tiện dạy học tốt
nhưng không tốt nhất vì còn nhiều hạn chế
Nếu xem môi trường tự nhiên và xã hội là 1 phương tiện dạy học thì phải đưa học sinh ra
ngoài lớp học để cùng thực hiện và tiếp cận với đối tượng học tập, nhưng môi trường tự
nhiên và xã hội là 1 môi trường rộng lớn không phải chỉ vỏn vẹn nội dung cần dạy cho các
em vì vậy rất dễ làm cho các em bị xao lãng, không tập trung vào nội dung chính. Bên cạnh
đó, có thể nguy hiểm cho bản thân học sinh, môi trường lớn khiến cho giáo viên khó có thể
quản lý lớp dễ dàng, có những vấn đề không thể kiểm soát được nằm ngoài kiến thức giáo
viên
*Minh hoạ: Bài Cây gỗ ( lớp 1): kể tên các cây gỗ, lợi ích của chúng.
Bài Một số cây loài cây sống trên cạn ( lớp 2): kể tên các cây sống trên cạn và lợi ích của
chúng.
Bài Gió (lớp 1)
Câu 17: Vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học được thể hiện như thế
nào trong dạy học TNXH? Cho ví dụ minh hoạ bằng một vài bài học cụ thể.
Vấn đề GDMT là một trong những nội dung quan trọng của môn TN-XH
được dạy ở tất cả các lớp và được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm
Được tiếp cận theo 2 cách:
+ Dạy học lồng ghép: ở các khổi lớp 1, 2, 3, 4
Ở lớp 1 2 3 được tích hợp trong chủ đề Quê hương, Gia đình, Trường học về giữ vệ sinh

nhà ở, trường lớp, môi trường nơi học sinh sinh sống, các cách xứ lý rác: đốt, chôn, ủ, tái
chế…
Ở lớp 4 được tích hợp trong chủ đề Vật chất và năng lượng qua các nội dung như: nước
bị ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, bảo về bầu không khí trong sạch, âm thanh trong cuộc
sống.
+ Dạy học đặt vấn đề trực tiếp ở lớp 5: có riêng chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Học sinh được khai thác khái niệm môi trường là gì, vai trò của môi trường đối với
con người, những tác động của con người đến môi trường, cách bảo vệ môi trường tự nhiên,
sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
Ví dụ:
+ Bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp” lớp 1 cho học sinh biết một số hoạt động vệ sinh lớp
học như quét lớp, lau bảng, lau bàn ghế, trang trí lớp học bằng chậu hoa, hoa giấy, tranh
ảnh. Các hoạt động này gần gũi và các em có thể thực hiện được trong lớp học của mình.
-

Ôn TN-XH

Trang 15


+ Bài “ Mặt trời” lớp 3: giáo dục cho học sinh sử dụng 1 cách hiệu quả ánh sáng của mặt
trời cho các công việc sinh hoạt hằng ngày để tiết kiệm một số nguồn năng lượng khác.
+ Bài “Một số biện pháp bảo vệ môi trường” lớp 5 cho các em biết các biện pháp bảo vệ
môi trường: trồng cây gây rừng, giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh môi trường sạch
sẽ, làm ruộng bậc thang, xử lý nước thải…
Câu 18: Quan điểm của anh/chị trong việc sử dụng những vật dụng dùng trong
sinh hoạt của con người để dạy học TNXH? Cho ví dụ minh hoạ bằng một vài bài học
cụ thể.
Vật dụng dùng trong sinh hoạt của con người là những vật dụng hết sức
gần gũi, quen thuộc với học sinh ( chai nhựa, ống hút, túi nilon, xô, chậu, đất sét,

đèn cầy…, 1 số chất như đường, muối, dầu ăn…) mà trẻ có thể mang đến lớp
học. Đây cũng là 1 PTDH có thể hỗ trợ cho quá trình dạy học môn TN-XH.
HS có thể trực tiếp quan sát, cầm sờ vật để tạo hứng thú trong học tập.
Huy động nhiều giác quan của HS vào quá trình tri giác nhất.
- Khi trẻ mang những vật dụng này đến lớp, trẻ sẽ cảm thấy thích thú, tập trung hơn
trong bài học và thấy mình cũng đóng góp phần nào cho bài học.
=> Giáo viên tạo sự gắn kết giữa lớp học với thực tế cuộc sống, khi đó trẻ cảm nhận
được những kiến thức của mình được học cũng rất gần gũi và có thể giúp ích trẻ khi ứng
dụng vào cuộc sống.
Ví dụ
+ Bài “Thực hành đánh răng và rửa mặt” lớp 1 thay vì dạy lý thuyết về cách chải răng,
rửa mặt như thế nào thì giáo viên có thể yêu cầu trẻ mang theo bàn chải đánh răng, khăn lau
mặt để trẻ có thể thực hành trực tiếp, khắc sâu những điều cô hướng dẫn và giáo viên cũng
có thể phát hiện ra những trẻ chưa thực hiện đúng để hướng dẫn lại.
+ Bài “Chất dẻo” lớp 5 có thể cho trẻ mang theo các vật dụng làm từ chất dẻo có trong
gia đình: ca, rổ, lược, áo mưa…
+ Bài “Nhôm” có thể yêu cầu trẻ mang đến lớp: muỗng, ly, ca, thau nhỏ… để thấy đặc
điểm của nhôm và vai trò của nhôm đối với đời sống của con người.
+ Bài “Làm thế nào có không khí” (lớp 4) cho học sinh cột chặt một bọc nilong còn mới
quan sát trong bọc nilong có gì. Bọc nilong gần gũi với các em, hằng ngày các em có thể
quan sát và có một bọc nilong dễ dàng.
+ Bài “Không khí cần cho sự cháy” lớp 4 làm thí nghiệm về sự đối lưu của không khí
duy trì sự cháy. Sử dụng một cây nến, 1 chai nhựa được cắt đáy bằng phẳng, 1 chậu nước.
các vật dụng này học sinh dễ dàng tìm kiếm tại gia đình và mang lên lớp để làm thí nghiệm
hoặc HS có thể làm tại nhà.

Ôn TN-XH

Trang 16



Câu 19: Chứng minh nguyên tắc đồng tâm trong xây dựng nội dung phần địa lý
Việt Nam (Phân môn Lịch sử và Địa lý)
Nguyên tắc đồng tâm là cùng một vấn đề đặt ra nhưng dung lượng và mức độ khó của
kiến thức đưa vào vào từng khối lớp có sự khác biệt, kiến thức được trình bày từ gần đến
xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát.
Lớp 4:
+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông, rừng…); cư dân, mật độ
dân số, dân tộc; hoạt động sản xuất, hoạt động dịch vụ của các vùng cụ thể ( miền núi và
trung du tiêu biểu là dãy núi Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên/ đồng bằng
tiêu biểu là đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung).
+ Sơ lược về thiên nhiên, giá trị kinh tế của biển đảo nước ta. Khai thác khoáng sản, hải
sản ở vùng biển VN.
Lớp 5:
+ Đặc điểm về tự nhiên ( vị trí địa lý, diện tích, hình dạng, đặc điểm nổi bật về địa hình,
khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng), dân cư (dân số, mật độ, sự gia tăng dân số và
hậu quả, đặc điểm nổi bật về các dân tộc VN và phân bố dân cư), kinh tế ( nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông vận tải) khái quát
của cả nước.
+ Khái quát đặc điểm, vai trò của biển nước ta.
Ví dụ: + Ở lớp 4, hoạt động khai thác khoáng sản được tìm hiểu qua bài Hoạt động sản
xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Đến lớp 5, hoạt động khai thác khoáng sản được khái quát ở cả nước trong bài Địa hình
và khoáng sản: Hoàng Liên Sơn (apatit), Quảng Ninh (than), Tây Nguyên (boxit), Thái
Nguyên ( sắt)
+ Ở lớp 4, vai trò của vùng biển nước ta chỉ được nhấn mạnh đến khoáng sản, hải sản
qua bài Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN
Đến lớp 5, vai trò của biển được khái quát hơn trong bài Vùng biển nước ta: điều hoà khí
hậu, là nguồn tài nguyên lớn cho ta khoáng sản, khí tự nhiên, hải sản…, là đường giao
thông quan trọng, có nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp, là nơi du lịch nghỉ mát hấp dẫn..

Câu 20: Quan điểm của anh/chị trong việc sử dụng vật thật là cơ thể của chính học
sinh để dạy học TNXH? Khi sử dụng phương tiện dạy học đặc biệt này, người giáo
viên tiểu học cần phải chú ý vấn đề gì?
Vật thật là những vật
của môi trường tự nhiên và xã hội được mang vào lớp học để làm phương tiện
dạy học

Ôn TN-XH

Trang 17


Trong các PTDH thì vật
thật là một trong PTDH quan trọng vì đối tượng học tập của môn TNXH là các sự
vật và hiện tượng của môi trường TN và XH xung quanh. Vật thật đã phục vụ
được nhiều nội dung bài học, giúp HS cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan =>
cung cấp các biểu tượng trực tiếp, sinh động, chính xác, đầy đủ phù hợp với đặc
điểm tâm lý của học sinh.
Các vật thật có thể sử
dụng:
+ Một số bộ phận bên ngoài của cơ thể người và các giác quan.
+ Một số cây cối ( cây rau, cây hoa..)
+ Một số bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa, quả
+Một số con vật như: cá, tôm, cua…
+ Một số đồ dùng trong nhà
Trong các phương tiện
trên, việc sử dụng vật thật là cơ thể của chính học sinh để dạy các nội dung về cơ
thể người là hiệu quả. Học sinh có thể quan sát một cách trực tiếp, có thể sờ, nhìn
một số bộ phận bên ngoài của cơ thể người, giúp khẳng định kiến thức.
Ví dụ như:

+ Bài “ Chúng ta đang lớn” lớp 1: GV chỉ cho học sinh biết rằng cơ thể chúng ta phát
triển qua từng giai đoạn và sự phát triển giữa mỗi người là khác nhau. GV có thể minh
chứng bằng cách sử dụng chính cơ thể của các học sinh trong lớp để các em nhận ra sự khác
nhau đó ( so sánh chiều cao, cân nặng, độ dài của tay với bạn kế bên)
+ Bài “Hoạt động tuần hoàn” lớp 3: GV có thể cho HS nghe nhịp tim của bạn trong lớp
và của chính mình hoặc cho HS đặt mấy đầu ngón tay phải lên cổ tay trái để nghe mạch đập
từ đó HS có thể nhận ra tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể
Tuy nhiên khi sử dụng
PTDH đặc biệt này GV cần lưu ý:
+ Không lạm dụng, cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để có thể mang lại hiệu quả. Tránh
đụng đến những vấn đề làm tổn thương học sinh: béo phì, suy dinh dưỡng, cận thị…
Phải lưu tâm đến sự phát triển của cơ thể trẻ để có nhận xét đúng Ví dụ: trong độ tuổi
học sinh tiểu học, trẻ đang trong thời kỳ thay răng, có trẻ thay răng sớm, có trẻ thay răng
trễ. Các trẻ thay răng thường bị bạn bè trêu chọc nên khi dạy bài Chăm sóc và bảo vệ răng,
GV nên tránh sử dụng vật thật là chính các em, so sánh giữa răng đều và răng sún dễ làm
tổn thương trẻ.
+ Tuỳ theo nội dung bài học, đặc điểm của đối tượng quan sát mà ta nên sử dụng phối
hợp nhiều phương tiện dạy học khác nhau.
-

Ôn TN-XH

Trang 18













Ví dụ: khi dạy bài Hoạt động tuần hoàn, ngoài việc cho HS nghe nhịp tim, mạch đập,
GV cũng cần sử dụng sơ đồ để HS hình dung rõ hoạt động của hệ tuần hoàn.
Câu 21: Khái quát và nêu đặc điểm xây dựng nội dung chương trình phân môn
Lịch sử ở tiểu học
Khái quát nội dung:
Lớp 4:
+ Làm quen với bản đồ.
+ Một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử dân tộc qua các thời kì:
Buổi đầu dựng nước và giữ nước ( từ khoảng năm 700 TCN đến năm 197 TCN)
Hơn một ngàn năm đấu tranh giành độc lập ( từ 179 TCN- 938)
Buổi đầu độc lập ( từ năm 938 đến 1009)
Nước Đại Việt thời Lý ( từ năm 1009-1226) do Lý Công Uẩn đứng đầu.
Nước Đại Việt thời Trần ( từ 1226-1400)
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê ( thế kỉ XV)
Thời Trịnh- Nguyễn phân tranh ( thế kỉ XVI-XVIII)
Thời Tây Sơn ( thế kỉ XVIII đầu XIX)
Thời Nguyễn ( nửa đầu thế kỷ XIX)
Lớp 5: Một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của LS dân tộc qua các thời kì











80 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1858-1945)
Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)
Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ( 1954-1975)
Xây dựng CNXH trong cả nước ( 1975 đến nay)
Đặc điểm xây dựng chương trình:
+ Chương trình chọn yếu tố cốt lõi là thời gian và tiến trình lịch sử dân tộc- những hiểu
biết cơ bản, ban đầu về một số sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử điển hình, một số
thành tựu văn hoá tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của lịch sử dân tộc.
+ Gắn với địa phương, chương trình dành 2 tiết để tìm hiểu lịch sử, những nội dung này
được thể hiện như sau:
Cho HS tìm hiểu những nội dung đặc trưng của lịch sử địa phương
Cho HS tham quan các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương
Cho HS tìm hiểu những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương
Câu 22: Mô tả cấu tạo, cách thức sử dụng cũng như ưu điểm, hạn chế của Hộp đối
lưu
Mô tả:
+ Gồm 2 nửa hộp nhựa, phần trên trong suốt, phần dưới là đế đen. Trên đế có đặt 2 đĩa, 1
đĩa đựng nến, 1 đĩa đựng vật tạo khói

Ôn TN-XH

Trang 19








+ 2 ống thuỷ tinh hở 2 đầu, cao bằng nhau và 2 ron cao su để giữ cho ống thuỷ tinh đứng
trên 2 nửa hộp nhựa
-Nội dung liên quan:
+ Sự chuyển động của không khí
+ Tại sao có gió
+ Tính chất của không khí
Cách sử dụng:
+ Chuẩn bị: Gắn 2 ống thuỷ tinh lên 2 nửa hộp nhựa sao cho phần ống thuỷ tinh trên nửa
hộp nhựa là 2/3. Hộp đối lưu gồm 2 nửa hộp đặt vật tạo khói là nửa hộp A, ống thuỷ tinh
bên trên là ống 1, còn nửa hộp B đặt nến, ống thuỷ tinh bên trên là ống 2
Bước 1: Đốt vật tạo khói ở nửa hộp A, gắn khít 2 nửa hộp lại. Quan sát thấy khói đi ra
ngoài ở ống thuỷ tinh số 1, do không khí ở nửa hộp A bị đốt nóng nên nhẹ và bốc lên cao.
Bước 2: Đốt thêm nến ở nửa hộp B. Quan sát thấy khói ngưng thoát ra ở ống 1, tụ lại
đến đầy ở hộp A, rồi từ từ thoát ra ngoài ở ống 2. Do nến đốt nóng không khí nên không khí
ở nửa hộp B nóng hơn ở phía hộp A, không khí di chuyển từ nơi có nhiệt độ thấp sang nơi
có nhiệt độ cao.
Bước 3: Giải thích và đưa ra các kết luận khoa học
Không khí nóng nhẹ bốc lên cao.
Không khí luôn di chuyển từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo nên sự lưu thông không khí
( kiểm tra bằng cách đặt vật tạo khói ở trên ống 1 thì thấy khói bị hút vào chứng tỏ có 1
luồng không khí đi vào)
Gió chính là không khí đang chuyển động
Ưu điểm:
+ Trực quan sinh động, giúp học sinh nắm bắt dễ dàng các hiện tượng, có thể thực hành
thí nghiệm (hiểu được sự chuyển động của không khí, tính chất không khí và giải thích
được hiện tượng tại sao lại có gió). Đó là những kiến thức rất khó quan sát trực tiếp
trong cuộc sống và dễ xảy ra tình trạng áp đặt kiến thức nếu không có PTDH này.
+ Vận chuyển nhẹ, dễ dàng duy chuyển.

Hạn chế:
+ Khả năng ứng dụng hạn chế, khai thác ít nội dung bài học
+ Nếu không khí trong hộp còn nóng thì thực hiện thí nghiệm lại lần 2 không đạt được
kết quả như mong muốn.
Câu 23: Mô tả cách thức tổ chức lớp học của dự án VNEN và phân tích vai trò của
cách tổ chức này?
Tiêu chí dạy học theo mô hình VNEN là tự quản, tự học, tự đánh giá. Vì vậy cách tổ
chức lớp học trong mô hình VNEN cũng có những đổi mới, Quản lý lớp học là Hội đồng tự
quản HS gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và các ban.
Ôn TN-XH

Trang 20


HĐTQHS được thành lập với tiêu chí của HS, vì HS, do HS bầu ra.
Vai trò:
+ Đảm bảo việc tham gia 1 cách dân chủ, tích cực vào đời sống học đường của HS.
+ Phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết ở
HS.
+ Phát triển kỹ năng ra quyết định, lãnh đạo ở HS và ý thức trách nhiệm khi thực hiện
những quyền và bổn phận của mình.
+ Hỗ trợ GV trong quá trình thực hiện việc dạy học tích cực trên cơ sở lấy HS làm trung
tâm, chú trọng hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
Câu 24: Quan điểm của anh/chị trong việc sử dụng vật thật để dạy học TN-XH?
Cho ví dụ minh hoạ bằng một vài bài học cụ thê.
Vật thật là những vật chất của môi trường tự nhiên-xã hội được mang vào
lớp học để làm phương tiện dạy học.
Nội dung dạy học liên quan:
+ Một số bộ phận cơ thể người và các giác quan ( lớp 1)
+ Một số cây cối ( cây rau, cây hoa…) ( lớp 1)

+ Một số con vật (cá, tôm, cua….)
+ Một số bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa, quả ( lớp 3)
+ Một số đồ dùng trong gia đình ( lớp 2)
Với vật thật, GV có thể huy động nhiều giác quan của HS vào quá trình tri
giác. HS có thể nhìn, sờ, nếm, ngửi, vì vậy biểu tượng mà các em HS thu được từ
vật thật sinh động, chính xác và đầy đủ hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh,
phù hợp với tư duy trực quan của trẻ.
Ví dụ: Bài Một số loài cây sống dưới nước (lớp 2): cho HS sưu tầm mang đến lớp những
vật thật: cây sen, cây súng, rau nhút hay rau muống…
Bài Lá cây ( lớp 3) cho HS sưu tầm mang đến lớp những loại lá khác nhau: lá bàng, lá
sen…
Bài Cây con mọc từ bộ phận của cây mẹ ( lớp 5): củ hành, củ tỏi, khoai tây..
Giúp GV thiết kế hoạt động học tập cho HS có cơ hội để tự mình phát hiện
ra kiến thức, giúp đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động
học tập, chủ động nhận thức, giảm sự phụ thuộc của HS vào lời giảng của GV.
Không nên quá lạm dụng vật thật, cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ để có thể
mang lại hiệu quả. Cần tạo điều kiện và hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều
giác quan khác nhau để có được biểu tượng đầy đủ về vật thật.
Trong 1 vài tiết học, vật thật không đáp ứng được yêu cầu học tập như:
kích thước vật quá lớn hay quá nhỏ. 1 số loài cây không có ở địa phương, vật thật

Ôn TN-XH

Trang 21
















có mức độ nguy hiểm, tính độc hại thì việc sử dụng các phương tiện khác mang
đến hiệu quả cao hơn. Ví dụ bài Thú lớp 3 hay bài Loài vật sống ở đâu.
Việc dùng vật thật phải tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, nội dung bài học và đặc điểm
của chính vật thật đó, điều kiện của từng vùng miền
Câu 25: Phân tích nguyên tắc tích hợp trong xây dựng nội dung chương trình môn
TN-XH ở giai đoạn 1.
Tích hợp là sự thống nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp các nội dung giáo dục
có liên quan với nhau, là việc sử dụng kiến thức hay kĩ năng học ở môn học này
như những công cụ để học tập những môn học khác.
Hình thức tích hợp trong môn TNXH là hình thức tích hợp xuyên môn,
trong đó nhiều môn học có liên quan được kết lại thành một môn học với một hệ
thống các chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.
Giai đoạn 1 (lớp 1,2,3): ở giai đoạn này, trẻ em có cái nhìn môi trường tự nhiên và xã hội
bao quanh dưới dạng tổng thể, tư duy của trẻ còn nặng về cụ thể, khả năng phân tích chưa
cao. Vì vậy, chương trình được cấu trúc dưới dạng các chủ đề chính: con người và sức khoẻ,
xã hôi, tự nhiên.
+ Chủ đề Con người và sức khoẻ: là sự tích hợp kiến thức sinh học về cơ thể người với
nội dung giáo dục sức khoẻ:
Sinh học: HS được tìm hiểu về cấu tạo, vai trò và sự hoạt động của các cơ quan trong
cơ thể.
Giáo dục sức khoẻ: Cách bảo vệ, vệ sinh thân thể, phòng tránh bệnh tật, tai nạn thường

gặp
+ Chủ đề Tự nhiên là sự tích hợp kiến thức về Thực vật, Động vật, Bầu trời và mặt đất
với nội dung giáo dục về sức khoẻ, giáo dục môi trường:
Thực vật, Động vật: HS được tìm hiểu đặc điểm về cấu tạo, môi trường sống, lợi ích/tác
hại của các loài thực vật, động vật.
Bầu trời và mặt đất: Các hiện tượng thời tiết (nắng, mưa, gió, nóng, rét); đặc điểm, vai
trò của mặt trời; hình dạng, đặc điểm, chuyển động của Trái Đất, ngày đêm năm tháng các
mùa…
Giáo dục sức khoẻ: cách bảo vệ cơ thể, thích nghi với từng hiện tượng thời tiết
Giáo dục môi trường: bảo vệ, chăm sóc các loài động vật, thực vật
+ Chủ đề Xã hội là sự tích hợp chủ đề Gia đình, nhà trường, quê hương với nội dung
giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường, đạo đức.
Gia đình, nhà trường, quê hương: các thành viên, mối quan hệ trong gia đình, đồ dùng
trong nhà, lớp học, các hoạt động chính ở trường, phong cảnh, hoạt động sinh sống của
người dân ở địa phương.
Ôn TN-XH

Trang 22






Giáo dục sức khoẻ: phòng tránh tai nạn thường gặp khi ở nhà, ở trường, an toàn giao
thông.
Giáo dục môi trường: giữ gìn vệ sinh nhà, môi trường xung quanh nhà, khu vệ sinh,
chuồng gia súc, giữ vệ sinh lớp học, trường học sạch sẽ
Đạo đức: tình cảm gia đình, trường học, cộng đồng và thiên nhiên: yêu quý người thân
trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè,yêu nơi mình sống, tích cực tham gia việc lớp, việc

trường
Câu 26: Mô tả cấu tạo, cách vận hành, ưu điểm, hạn chế của mô hình Trái đất quay
quanh Mặt trời trong dạy học môn TN-XuH.
Mô tả: Gồm 3 vật thể tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và trái đất
+ Mặt trời: quả bóng đỏ.
+Mặt trăng: quả bóng trắng
+ Trái đất: quả bóng xanh
3 vật thể được gắn trên 1 thanh truyền động bằng thép nằm ngang. Bên dưới 3 vật thể
này là các đĩa hình tròn ( đĩa hình tròn nằm dưới quả bóng đỏ có chia 4 mùa, dĩa hình
tròn nằm dưới bóng xanh và bóng trắng có vẽ hình trăng tròn, trăng khuyết). Bên dưới
dĩa có rất nhiều bánh răng cưa. Khi vận hành, các bánh răng cưa nối lại với nhau làm các
vật thể chuyển động.
Cách vận hành:
-

+ Mô hình được vận hành dưới ổn áp 12V, khi nối 2 sợi dây (1 xanh,1 đỏ) vào ổn áp và
vào mô hình thì mô hình sẽ vận hành.
+ Mô hình có 2 công tắc: 1 công tắc để mặt trời chiếu sáng, 1 công tắc để mô hình
chuyển động.
Khai thác:
+ Sự chuyển động của TĐ (TĐ tự quay quanh mình và quay quanh MT)
+ Sự phân chia thời gian, các mùa trong năm.
+ Vệ tinh.
+ Hiện tượng ngày và đêm.
+ Giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
Ưu điểm:
+ Giúp HS dễ hình dung về TĐ, MT, Mtr và sự chuyển động của chúng.
+ HS có thể trực tiếp tiếp thu kiến thức khi quan sát mô hình.
+ Kích thích sự tò mò, khám phá của HS
-


Ôn TN-XH

Trang 23


Hạn chế: Sự vận hành của mô hình quá nhanh, HS khó xác định được
chính xác hiện tượng ngoài thực tế: nhật thực, nguyệt thực.
Câu 27: Quan điểm của anh/chị trong việc sử dụng văn học để dạy học TN-XH?
Cho ví dụ minh hoạ bằng một vài bài học cụ thể.
-Văn học được sử dụng trong dạy học TN-XH gồm chuyện kể (danh nhân, triều đại, sự
kiện lịch sử…), thơ ca, ca dao, tục ngữ, câu đố.
- Việc sử dụng văn học trong dạy môn TNXH là 1 PTDH khá hiệu quả:
+ Gần gũi, quen thuộc với trẻ vì từ nhỏ trẻ cũng đã được nghe nhiều và nhận biết về thế
giới xung quanh từ những bài thơ, ca dao, tục ngữ hay những câu chuyện kể.
+ Dễ áp dụng, tạo được sự hứng thú, giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hình dung lại các sự
vật, hiện tượng có liên quan 1 cách dễ dàng.
+ Rèn luyện và phát triển được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ, bồi dưỡng thái độ yêu
thích văn học, giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc.
Mặc dù PTDH này vẫn còn hạn chế như không thể lấy được hết cả bài thơ
vào dạy, tốn thời gian khi kể chuyện, khó tìm được nội dung văn học phù hợp với
bài học, mất nhiều thời gian chuẩn bị nhưng vẫn có thể khắc phục được nên có
thể sử dụng PTDH này để có thể tạo thêm màu sắc và sự sinh động cho lớp học.
Ví dụ:
+ Phân môn Lịch sử:
Bài thơ “Hôm nay sáng mồng 2/9” có thể dạy cho bài Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
Chuyện kể liên quan đến các sự kiện như: sự tích bánh chưng, bánh giày, sự tích Hồ
Gươm, Sự tích Thánh Gióng, An Dương Vương
Dạy bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước: kể về những mẩu chuyện khi Bác Hồ bôn
ba nước ngoài.

Bài Nhà Lý dời đô ra Thăng Long lớp 4 sử dụng câu đố sau:
Vua nào đức rộng trí ngời
Bút son hạ chiếu chuyển dời kinh đô
(Lý Công Uẩn)

Câu đố về các vị vua:
Vua nào mặt sắt đen sì?
Vua nào trong thuở hàn vi ở chùa?
(Mai Hắc Đế, Lý Thái Tổ)

Đố ai thêu lá quốc kỳ
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
(Hai Bà Trưng)
+ Ngoài ra có thể dạy các nội dung Động vật, TV bằng hình thức câu đố, bài thơ, vè…
-






Ôn TN-XH

Trang 24


Con gì to lớn
Đầu có hai sừng

Lỗ mũi buộc thừng
Cày bừa rất khoẻ
(Con trâu)
Câu 28: Mô tả cấu tạo, cách vận hành và khai thác cũng như ưu điểm, hạn chế của
mô hình Quả địa cầu trong dạy học TN-XH?
Cấu tạo: quả bóng nhựa hình cầu được gắn trên 1 cái giá đỡ, trên quả địa cầu có hai
cực bắc và nam, đường xích đạo, bắc bán cầu và nam bán cầu, các châu lục, đại
dương, các nước trên thế giới…. Quả địa cầu được đỡ trên một trục nghiêng

Vận hành: có thể quay quả địa cầu quanh trục.

Khai thác:
+ Xác định cực, xích đạo, bán cầu bắc, bán cầu nam…
+ Các châu lục, đại dương, các nước trên thế giới
+ Các đới khí hậu
+ Dựa vào màu sắc của quả địa cầu để xác định bề mặt lục địa: màu xanh lá chỉ đồng
bằng, màu xanh dương chỉ biển, đỏ và vàng chỉ đất đá, hoang mạc. Màu đậm -> sâu,
màu nhạt -> nông.
+ Hiện tượng ngày và đêm trên TĐ phải dùng đèn, xoay TĐ quanh trục theo hướng
từ Tây sang Đông

Ưu điềm:
+ Tư duy trực quan, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ.
+ Giúp GV dạy những vấn đề khó, trừu tượng: bề mặt TĐ, các đới khí hậu.
+ Sử dụng các phương pháp tích cực trong sử dung quả địa cầu để tạo hấp dẫn, thu
hút lôi cuốn HS yêu thích bộ môn, khám phá cái mới.

Hạn chế:
+TĐ quay ngược chiều kim đồng hồ nhưng quả địa cầu có thể quay cùng và ngược
chiều kim đồng hồ.

+ Quả địa cầu khá nhỏ so với cả 1 lớp học nên GV cần cho học theo nhóm, từng
nhóm lên quan sát.
Câu 29: Chứng minh tính tích hợp trong xây dựng nội dung chủ đề Con người và
sức khoẻ của chương trình môn TN-XH. Cho ví dụ minh hoạ.
Tính tích hợp là một trong những quan điểm quan trọng trong xây dựng
chương trình môn TN-XH.
Tích hợp là sự thống nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp các nội dung giáo dục
có liên quan với nhau, là việc sử dụng kiến thức hay kĩ năng học ở môn học này
như những công cụ để học tập những môn học khác.
Ôn TN-XH

Trang 25


×