Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Cây nội thất Cây nội thất Nguyễn Thị Hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 66 trang )

CÂY NỘI THẤT- CÂY TRANG TRÍ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
Ngành: Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 47
Khoa: Nông học
Trường Đại học Nông Lâm Huế
Email:
1. Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử hay còn được gọi là cây Bạch Mã có tên khoa học
Aglaonema Pseudobracteatum, có xuất xứ từ Châu Á nhiệt đới, là loài thân thảo, mọc
thành bụi, cây có chiều cao trung bình từ 40-80cm, tán rộng khoảng 30-35 cm, thân
vươn thẳng.
Yêu cầu khi trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử
+ Đất: cây Bạch Mã Hoàng Tử không kến đất, hầu như thích hợp với tất cả các loại
đất, cây cần bón phân 1 tháng/lần. Ngoài ra có thể trồng cây trong nước hoặc các dung
dịch dinh dưỡng.
+ Ánh sáng: Cây ưa bóng nên trồng trong bóng râm hoặc bán bóng râm.
Nhiệt độ: cây Bạch Mã Hoàng Tử thích hợp với nhiệt độ từ 18-24°C, không thể sống
khi nhiệt độ thấp hơn 13°C
+ Độ ẩm: Bạch Mã Hoàng Tử là loại cây ưa không khí mát ẩm, độ ẩm vừa phải là
được
+ Nước: cần tưới nước cho cây thường xuyên, đảm bảo độ ẩm cho đất.


2. Bao Thanh Thiên- Cung điện đỏ

Cây bao thanh thiên – Cái tên nói lên khí chất, thật vậy cây sống rất khỏe, dáng thẳng,
lá luôn vươn mình về phía mặt trời như con người luôn hướng về công lí. Là sự pha
trộn giữa hai tông màu xanh và đỏ, cây bao thanh thiên bao giờ cũng mang theo sự rộn
ràng nhưng không hề kém phần sang trọng. Như một lời chúc đầy may mắn, cây bao
thanh thiên không những là cây cảnh để bàn đẹp mà còn là cây cảnh trang trí ngoại


thất khá được ưa chuộng.
Chiều cao cây bao thanh thiên (cây giống hình ảnh): 15 – 25cm.Cây bao thanh thiên là
cây dễ trồng dễ chăm sóc, có kích thước vừa, ưa ẩm và chịu bóng tốt. Cây có màu
xanh, bẹ (cuống) trắng mọc tập trung ở gốc.Cây bao thanh thiên thỉnh thoảng phải
được đưa ra ánh sáng để cây phát triển tự nhiên.

3. Cao Cẳng

Cây cao cẳng sọc còn có tên thường gọi: Cây Cao cẳng vằn, cây Lan chi lá dài.Chiều
cao của cây chỉ từ 30 đến 40 cm.


Cao cẳng có nhiều loại khác nhau: lá thuôn dài, lá thuôn ngắn, lá dài xoăn. Màu
sắc lá cũng đa dạng: xanh, vàng, dọc,

4. Cau Bẹ đỏ


Cây cau đỏ có dánh thẳng đẹp, thường được trồng trong chậu, công viên, lối đi, sân
vườn, các con đường, các khu biệt thự…để lấy bóng mát, làm cảnh, tạo cảnh quan
xanh…
Cây cau đỏ cũng thích hợp làm cây nội thất đặt ở hành lang, sảnh hoặc trong phòng.
Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng lúc trưởng thành, cần che bóng nhẹ khi còn non. Cây
cần tưới nước đủ ẩm nhưng không chịu úng lâu dài, nên khi trồng đất cần chọn chỗ
thoát nước tốt, nếu trồng chậu thì cần kiểm soát mức độ đẫm nước để cây sinh trưởng
bình thường.
Có thể để chậu trong nhà, nhưng phải chọn những nơi có ánh sáng mạnh, tránh để
những góc thiếu sáng, cây sẽ sinh trưởng kém, màu đỏ bẹ và cuống không rực và có
thể rụi dần lá. Trồng ở công viên, sân vườn không nên đặt dưới tán cây lớn, tránh tình
trạng cây thiếu sáng, cây mọc nghiêng lệch, sinh trưởng kém, màu sắc không tươi


thắm.
Cũng như nhiều loài khác trong họ cau, cau cảnh đỏ được nhân giống bằng hạt, tốt
nhất là hạt tươi. Gieo hạt tươi sẽ mất thời gian 2-4 tháng để nẩy mầm, gieo hạt khô có
thể mất cả 1 năm. Do đã có màu sắc độc đáo, lại nảy mầm và sinh trưởng cũng chậm
khiến cho cây càng quý hiếm.
5. Cau Hawaii

Cây Cau Hawai là loại cây nội thất đẹp thuộc họ Arecaceae có nguồn gốc xuất xứ
từ Mexico Phân bố ở Việt Nam: Miền Nam Đặc điểm hình thái Cây Cau Hawai:
Thân, Tán, Lá: Cây mọc bụi, nhỏ, thấp, cao nhất 3m.
Cây Cau Hawai - Họ: Arecaceae Nguồn gốc xuất xứ: Mexico Phân bố ở Việt Nam:
Miền Nam Đặc điểm hình thái. Cây Cau Hawai : Thân, Tán, Lá: Cây mọc bụi, nhỏ,
thấp, cao nhất 3m.
Thân tròn màu xanh có đốt thưa, đều đặn. Lá kép lông chim, lá phụ dạng dải màu
xanh bóng. Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa ở các đốt già sát đất, màu vàng. Quả hình cầu.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Tốc độ sinh trưởng: Trung bình Phù hợp với: Cây ưa
sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi


phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhân giống từ hạt hoặc tách bụi, mọc khỏe. Nhu
cầu nước trung bình.

6. Cau Nga Mi

Cây cau nga mi hay cây chà là cảnh, có tên khoa học: Phoenix roebelenii, thuộc họ:
Arecaceae. Cây cau nga mi có nguồn gốc từ châu Á, một số nước châu Âu, châu
Phi.
Cây cau nga mi ( chà là cảnh ) có thân đơn hoặc mọc thành bụi, có nhiều cuống lá
rụng để lại trên thân. Lá mọc ở đỉnh, hình lông chim dài, cuống có gai màu vàng ở

gốc. Hoa hiếm thấy, quả hạch có hạt bên trong.


Cây cau Nga Mi ưa sáng, dễ ươm trồng, dễ chăm sóc. Cây có thể sinh trưởng tốt ở
nơi có bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình. Cây cau nga mi loại bỏ được phần
lớn các chất độc có trong không khí.
Cây cau nga mi thường được trồng chậu trang trí nội thất hoặc trồng thành bụi cây

trong sân vườn trang trí vườn, sân, quán cà phê …
7. Cau Nhật

Cây cau Nhật được nhập và trồng phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây,
cây cau Nhật mang màu sắc tươi vui, tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà của
bạn.
Cây cau Nhật mọc thành bụi nhỏ thấp, và có một số đặc điểm sau :
- Lá cây hơi giống lá cau vàng, nhọn dài, lá thưa mềm, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy có
nét đẹp độc đáo riêng.
- Gốc và rễ cây trồi lên mặt đất, rất đẹp.
- Là loài cây nhiệt đới, với thân thẳng, có màu vàng tươi, cành lá xanh tốt.
- Thường được sử dụng trang trí sân vườn, nhà cửa….
- Cây dễ ươm trồng, không đòi hỏi sự cầu kỳ trong chăm sóc, nên tưới nước ít nhất
mỗi ngày một lần cho cây.
- Cây chịu bóng tốt. Lá cây mọc từ thân chính.
Tác dụng của cây cau Nhật :
Hút khí độc. Cây cau làm sạch không khí trong nhà và xung quanh bàn làm việc
của bạn. Chúng hấp thu chất ô nhiễm vào lá và chuyển các độc tố xuống rễ. Rễ sẽ
biến các độc tố thành nguồn thức ăn cho cây. Phạm vi hít thở của một cá nhân có
độ rộng chừng 3-4 m vuông, là nơi chỗ bạn làm việc thường xuyên nhiều giờ. Để
cây luôn làm tốt nhiệm vụ hút ô nhiễm bạn nên tưới nước cho lá luôn sạch sẽ.



8. Cau Vàng

Cây cau vàng có nguồn gốc từ các đảo Moorris và Reeunion, được gây trồng làm
cảnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, vì dáng cây đẹp và lá có màu vàng nhạt.
Cây mọc thành bụi dày vì luôn đâm chồi ở bên, cây cao xen lẫn cây nhỏ rất đẹp.
Cây cau vàng có nguồn gốc từ các đảo Moorris và Reeunion, được gây trồng
làm cây cảnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, vì dáng cây đẹp và lá có màu vàng
nhạt. Cây mọc thành bụi dày vì luôn đâm chồi ở bên, cây cao xen lẫn cây nhỏ rất
đẹp.
Cây chỉ cao 1-2m nếu trồng ở chậu, còn đem trồng ở vườn có thể cao đến 6-7m
đường kính đến 20cm. Lá có bẹ mềm bóng, cuống lá tròn và phiến lá dạng kép lông
chim màu vàng nhạt. Cụm hoa đơn tính, cùng gốc, lớn, dàu đến 40cm, phân nhánh
nhiều và hoa mọc dày đặc. Quả dạng trái xoan, dài 1cm, màu vàng.
Cây cau vàng rất dễ trồng bằng hạt hay tách ra cây con từ các bụi lớn. Cây mọc
khỏe, chịu được đất xấu, nên trồng ở chậu cây vẫn đẻ nhánh và sống lâu năm. Ươm
gieo hạt (quả) như cau nhà, trong các túi bầu, cây cao 50cm đem trồng nơi cố định.
Mùa mua, chọn các bụi dày, dùng dao sắc bén thẳng để tách các bụi nhỏ có đủ rễ
đem trồng ngay. Cây này thích hợp với làm cây nội thất, cây để bàn trong nhà

9. Chuối Hoàng Yến

Cây chuối có nguồn gốc từ Châu Âu, thân cây cỏ mọc thành bụi, ưa bóng râm mát,
không chịu được nắng to. Cây cao từ 30 – 40cm, lá màu xanh bóng hoặc đốm đỏ,
trắng , mặt sau màu đỏ thẫm .Các đốm lớn màu vàng hay trắng chiếm phần lớn diện


tích. Cụm hoa trên cuống lá chung ngắn có mo màu trắng một ít xanh, bông mo màu
vàng nhạt. Quả một hạt. Dễ dàng trồng cây bằng chồi thân, tách bụi.
Tên khoa học của cây: Aglaonema Pseudobracteatum.Cây rậm rạp, lá hình ngọn

giáo, thân cây ngắn. Dọc theo giữa của lá màu vàng nhường đường cho màu xám xanh
và cuối cùng là màu xanh đậm trên viền của lá. Một cơ thể khá tinh tế đòi hỏi phải có
sự ấm áp và độ ẩm liên tục ở một vị trí bóng râm. Nó cần rất nhiều nước vào mùa hè,
nhưng tưới nước cẩn thận trong mùa đông với nhiệt độ tối thiểu là 55 ° F. (13 ° C).
Bón đều đặn với một loại phân bón chất lỏng trong mùa xuân và mùa hè.
Cây có màu sắc rất đặc biệt, có tác dụng rất tốt trang trí trong những không
gian nội thất nhiều vật dụng kim loại, màu sáng. Ngoại thất, cây rất phù hợp trồng vào
ven lối đi, trong bồn cây ven cửa và trồng trong chậu bày trang trí.
Chuối Hoàng Yến có thể trồng thủy canh mà không phải thay đất cho cây trong
quá trình trồng, cách chăm sóc lại khá đơn giản, chỉ cần pha dưỡng chất thủy canh
theo hướng dẫn và tưới dưỡng chất thủy canh cho cây theo định kỳ là cây có thể phát
triển khỏe, đẹp hơn trồng đất.

10. Chuối rẻ quạt

Tên khoa học: Ravenala Madagascariensis
Cây có nguồn gốc từ Madagasca, họ Thiên Điểu. Cây có thân cột lớn, có thể cao đến
10m, gốc có nhiều chồi, nên đẻ ra nhiều cây nhỏ thành bụi. Lá cây to như lá chuối,
mọc theo hai dãy trên một mặt phẳng,toả ra như chiếc quạt . Hoa cụm màu trắng. Cây
có dáng đẹp, mọc khoẻ, chịu được bóng râm một phần , rất thích hợp trồng làm cảnh
trong sân vườn.


Cây khóm nhỏ có thể được trồng trong chậu để trang trí nội thất hoặc đặt ở sảnh lớn.
Dáng cây lạ mắt, cân đối, rất đẹp khi bày ở những vị trí đối xứng, hoặc những không
gian bị hạn chế 1 chiều.
Chuối rẻ quạt có thân dạng cây cọ chiều cao 30m. Lá to dạng lá chuối, xếp thành rẻ
quạt. Hoa dạng bông lớn, mọc nách lá, hoa lưỡng tính, có bẹ hình thuyền. Quả khôvà
rất nhiều hạt. Có nhiều loại rất khác nhau gần giống chi chuối rẻ quạt như chuối trắng
(Strelitzia nicolai) thiên đường điểu (S. reginae), chuối kim điểu (Heliconia canbaea),

chuối rủ màu hồng. (H.platystachy), chuối màu vàng (H.wagnerriana).
Chúng đều có giá trị làm cây cảnh. Chuối rẻ quạt ưa ẩm ướt đủ ánh sáng. Cây chuối rẻ
quạt nhân giống bằng cách tách rời cây hoặc gieo hạt. Mùa xuân có thể gieo hạt tạo ra
rất nhiều giống. Sau khi cây con mọc có thể trồng vào chậu, bón nhiều phân. Khi cây
lớn lên, từ gốc sẽ mọc nhiều cây con, đào lên và tách cây để trồng.
Chuối rẻ quạt trồng chậu có thể dùng trang trí hội trường, cây lớn trồng làm cảnh ở
vườn hoa, vườn nhỏ trong nhà,…..

11. Cọ ta

Cây cọ ta là một loài cây rất gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta
có thể thấy cây được trồng ngoài trời hay trong nhà với công dụng làm cảnh hay lọc
không khí.
Cây cọ ta (Rhapis excelsa.), thuộc họ cau, còn gọi là cât cọ lùn. Ngọn lá rộng. Phân
bố: Nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Có phân bố tại Nhật và được trồng phổ biến
khắp nơi.
Đặc điểm cây cọ ta: là cây thân cột, đơn độc, có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc
tập trung ở đỉnh, có gai ở mép. Lá dạng quạt, chia thùy sâu, các thùy mềm, cong rủ
xuống, màu xanh bóng. Cụm hoa mọc ở nách lá, dạng chùm cong chia cành nhánh
nhiều. Quả hình cầu nhỏ màu xanh, khi chín màu tím đen mang nhân cứng.


Cây cọ ta ưa sáng toàn phần nhưng đối với cây con thì ưa bóng nhẹ, vì thế khi dung
cây cọ ta làm cây để bàn nên chú ý đặt cây ở nơi có ánh sáng thích hợp
Cây cọ ta có thể nhân giống dễ dàng bằng hạt. Có thể trồng 1 loài khác có thân lùn,
thích hợp ở trong chậu. Cọ có nhiều chủng loại khác nhau .
Trong phong thủy cây cọ ta có tác dụng sinh tài giữ của. Ngoài ra, cây cọ ta còn có
tính năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm, vì vậy nó là một trong những cây trồng tốt có
tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà.


12. Cretan brake fern (Pteris cretica)


13. Cung Điện Vàng

Tên cây: Cây cung điện vàng
Tên gọi
khác: Huy hoàng
Tên
khoa
học:
Aglaonema White Rain
Cây dạng khóm, dọc sườn thân lá có màu trắng xanh nhạt, Gân lá có màu đỏ,
cây là loài cây thân thảo, sống lâu năm, khi tăng trưởng có chiều cao từ 20Hình
150 cm. Các lá thay thế cho thân cây, lá cây hình quả trứng, màu xanh, vàng
thái:
hoặc đỏ có lóm đóm. Có hoa mọc kín đáo có màu trắng hoặc màu xanh.
Tốc độ sinh trưởng nhanh.
Phù hợp với: cây chịu bóng bán phần hoặc hoàn toàn, thích hợp làm cây nội
Đặc
thất, cây văn phòng, cây cảnh, nhân gống dễ dàng từ tách bụi. Nhu cầu nước
tính:
trung bình, ưa khí hậu mát ẩm.
Ứng
dụng: Cây cung điện vàng dùng làm cây nội thất, cây xanh văn phòng,
Cây cung điện vàng mang ý nghĩa quý phái và sang trọng, là cây thủy canh
để bàn như một lời chúc phúc cho cá nhân hay doanh nghiệp luôn được thịnh
vượng, phát tài. Với màu sắc tươi tắn nó còn có thể mang lại cho bạn tinh
Ý nghĩa: thần phấn chấn và thư giãn trong những giờ làm việc căng thẳng.
Phong Cây huy hoàng được trồng trong nhà có tác dụng trừ tà khí, xua đuổi những

thủy:
điều không may mắn và đem lại sự tốt lành, thịnh vượng cho gia chủ.
Cách
Hàng ngày tưới nước đều lên thân và gốc cây và cho cây tiếp xúc với ánh
chăm sáng từ 15 đến 30 phút.
sóc:
Đất trồng : Hầu như thích hợp với tất cả các loại đất trồng. Có thể trồng trong
nước hay các dung dịch dinh dưỡng.
Ánh sáng : Để cây sinh trưởng tốt nên tránh đặt cây ở bên dưới máy điều hòa
hoặc nơi nắng gắt, nếu không cây cây sẽ bị nhanh khô héo vì bị thiếu nước.
Độ ẩm : trung bình, đây là loại cây cảnh ưa không khí mát ẩm


Nước: Cung điện vàng dễ chăm sóc và nuôi dưỡng. Khi dùng trong nhà
chúng ta nên có chế độ chăm sóc theo định kì, 3 ngày tưới nước 1 lần, và
hàng tháng bón lân cho cây.
Nhân giống: Bạn có thể chặt 1 đoạn từ thân cây để nhân giống, loại này cũng
dễ sống, hoặc có thể tách cây con từ cây mẹ.
14. Đa búp đỏ

Đa búp đỏ cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây cực kỳ dễ
trồng, có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng
đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà
không cần quá tốn công chăm sóc cho cây.

15. Dạ Lam

Cây huỳnh tinh vằn, hay còn gọi là cây dạ lam, cây dong vằn, có tên khoa học là
Calathea zebrina, thuộc họ củ dong ( Marantaceae ). Cây có nguồn gốc từ Brasin.
Cây huỳnh tinh vằn mọc thành bụi thưa, sống lâu năm do thân rễ dài mạnh, nằm

trong đất. Lá bầu dục, nhọn hai đầu, màu đỏ tía ở mặt dưới, mặt trên lục nhạt có
lông mịn, nổi rõ các vằn màu lục đậm song song dọc theo mép lá.
Cây cao khoảng 1m. Lá thuôn dài bầu dục,mép gợn sóng, nhọn hai đầu, tù và kéo
dài ở gốc, màu đỏ tía ở mặt dưới, mặt trên màu lục nhạt có lông mịn, nổi rõ các vằn
màu lục đậm song song dọc theo mép lá. Cuống lá cong hình lòng máng, có cánh
và dài ngang với phiến lá. Lá có dáng đẹp, gân bên nổi rõ, mảnh, gần song song với
nhau.
Cụm hoa hình cầu ở giữa đám lá, mọc từ gốc cuống chung mập, lớn, cao. Hoa màu
tím xếp dày đặc ở đỉnh. Cây chủ yếu trồng làm cảnh bằng lá. Có thể trồng thành
bụi dàu ở chậu hay trồng dọc theo lối đi, viền các bờ cỏ, nơi công viên, vườn hoa.


Cây còn có thể chịu bóng một phần, nên làm cây trang trí trong phòng được. Nhân
giống chủ yếu bằng tách bụi có chồi non và rễ.
Cây huỳnh tinh vằn có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây chịu bóng bán phần hoặc
hoàn toàn, nhu cầu nước cao thích hợp làm cây trồng nội thất. Nhân giống từ tách
bụi, cây mọc khỏe.

16. Đại niên thanh- Vạn niên thanh

Cây Vạn Niên Thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, vào mùa đông lá không héo úa
nên được coi là loài cây cát tường, ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, dùng Vạn Niên
Thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như
ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu.
Cây Vạn Niên Thanh mang đến không gian thoáng mát, trong lành, là liều thuốc tinh
thần, giúp người chơi cây có được cảm giác thoải mái, dễ chịu và tăng cao hiệu quả
năng suất công việc.


ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY VẠN NIÊN THANH:


Vạn Niên Thanh là cây thảo sống nhiều năm, rễ mập, ngắn, có nhiều đốt, trên đốt có
nhiều rễ con. Lá mọc từ rễ dây rộng 3.5– 6mm, mép nguyên, mặt trên xanh lục, mặt
dưới màu lục nhạt.
Hoa mọc thành từng bông màu xanh, quả mọng nước hình cầu màu quả quất, có duy
nhất một hạt.


Cây rất ưa bóng và thời tiết mát mẻ, nếu trồng trong đất ẩm thì cho lá to, dày bóng,
trồng trong nước thì cho lá hẹp, cành trắng và vươn dài.
Vì là loại cây leo nên thường được trồng trong chậu với 1 cột trụ. Với dáng hình thanh
mảnh, lá xanh bóng, cây có tác dụng làm mát không khí, làm dụi những không gian
thô cứng hoặc nhiều đồ vật mang tính âm, thuộc hành Kim, Mộc.
Theo như tên gọi và hình dáng của cây chắc ai cũng biết về Cây Vạn Niên Thanh. Cây
này có lá giống với lá trầu không, nên một số người cũng gọi là cây trầu bà. Cây được
tạo bởi nhiều thân leo và bám chắc chắn lên cột cao khoảng 1.3-1.5m, chiều cao kích
thước của cây trung bình đặt tới 1.4-1.6m.
Cây Vạn Niên Thanh thân mập, tròn, cao 0,5-1m, có các vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá
mọc tập trung ở đầu cành, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, mở rộng ở gốc hình
tim, cuống mập, có bẹ ôm thân. Lá màu xanh bóng dày, gân lông chim, nổi bật các
đốm trắng vàng hay ánh bạc nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa Vạn Niên Thanh dạng
mo nhỏ trên cuống chung dài, mọc ra từ nách lá. Quả mọng.


CÔNG DỤNG CÂY VẠN NIÊN THANH:

Cây Vạn Niên Thanh sinh trưởng và phát triển tốt, thanh lọc không khí, khử bớt các
khí độc được sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày nên cây
thường được dùng làm:
+ Cây xanh văn phòng, công ty, nhà ở, trồng chậu nhỏ để bàn hoặc chậu đứng đặt

hành lang, cầu thang…
Cây Vạn Niên Thanh không những mang đến không gian mát mẽ, trong lành, mà
chính vì vẻ đẹp mềm mại, xanh tốt của mình cây còn được sử dụng để:
+ Làm cây kiểng trồng sân vườn, công viên…
+ Trang trí giàn hoa, ban công, tường nhà hoặc đặt trên bàn rất đẹp.
+ Trồng trong chậu nhỏ để bàn đến những cây trong chậu đứng đều tạo nên một
không gian làm việc sinh động.


Ý NGHĨA CÂY VẠN NIÊN THANH:
+ Cây được coi là loài cây cát tường, trồng Cây Vạn Niên Thanh mang lại nhiều điều

tốt lành, sung túc.


+ Là liều thuốc tinh thần, giúp người chơi cây có được cảm giác thoải mái, dễ chịu
và tăng cao hiệu quả năng suất công việc. Bên cạnh đó Cây Vạn Niên Thanh còn điều
hòa mắt chúng ta trở về trạng thái ban đầu.
+ Ý nghĩa phong thủy Cây Vạn Niên Thanh: Cây mang đến nhiều may mắn, tài lộc
cho người chơi.


YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẠN NIÊN
THANH:
+ Đất trồng: Đất trồng phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo

chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Bón lót
trong chậu một lớp phân.
+ Nước: Cây Vạn Niên Thanh thuộc dạng cây cần nhiều nước nên trung bình mỗi
tuần tưới 1 -2 lần, mỗi lần tưới 500-800ml nước đối với chậu có kích thước 35x50cm.

Lượng nước tùy vào kích thước của chậu mà ta căn chỉnh tưới nước cho cây. Chú ý
không được tưới nhiều hoặc ít quá sẽ không tốt đến độ bền của cây.
+ Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-30°C
+ Độ ẩm: Cao, phải luôn giữ độ ẩm cho đất.
+ Ánh sáng: Ánh sáng rất cần thiết và quan trọng đến độ bền của cây, nên đặt cây ở
những vị trí có nhiều ánh sáng và có người qua lại như: phòng khách, phòng họp, lễ
tân, các cửa sổ, của kính, hành lang và đặc biệt ở những nơi sảnh rộng. Không được
đặt cây ở vị trí thiếu ánh sáng, cây khó quang hợp dẫn đến có nhiều lá vàng và chết
dần chết mòn.
+ Dinh dưỡng: Trung bình 2 tháng mình có thể bón phân NPK cho cây một lần. Chú
ý phân NPK không nên bón nhiều vào một lúc, chia thành nhiều đợt để bón cho cây,
pha loãng lượng phân và chia thành nhiều lần.


MỘT SỐ LƯU Ý:
+ Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới lá, để tránh sự tấn công của sâu bọ.
+ Cây để ở cạnh cửa sổ thì sau 7-10 ngày thì di chuyển chậu 1 lần, khi chuyển xoay

chậu 1 vòng 180 độ.
+ Không nên trồng Cây Vạn Niên Thanh trong phòng kín, đặc biệt là phòng ngủ,
không nên để mủ cây dính vào trẻ nhỏ.


17. Đại phú gia

Cây đại phú gia trổ bông, mùi hương rất nồng giống như mùi sâm, bông của cây đại
phú gia mầu trắng được bao bọc bởi ống giống như chiếc lá non mới, cây Đại Phú Gia
hiện nay là loại cây đang được yêu thích trên thị trường cây văn phòng, nhà ở, biệt thự
và sân vườn.
Như tên gọi của nó Cây Đại phú gia hay đại phú quý, đại phú..loài cây này mang ý

nghĩa tốt về phong thủy, mang lại tiền tài và sức khỏe cho gia chủ
Cây Đại Phú Gia có tên gọi khác là Đại Phú
Tên khoa học: Aglaoocma sp
Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á


Đặc điểm cây Đại Phú Gia:

- Cây trồng ở trong chậu, chịu bóng mát, thường được dùng trang trí nội thất.
- Cây thân to và nhiều nước, tròn. Thông thường cây đại phú, sau khi được nuôi trồng
từ 09 tháng- 1 năm sẽ cho được 06-08 lá, chiều cao từ 60cm – 80cm.
- Lá trải dài từ gốc, tập trung nhiều ở ngọn cây.
- Lá dạng bầu dục hơi thuôn nhọn đầu, cuống mập, có bẹ ôm thân.
- Lá to màu xanh thẫm, tán lớn, gân lông chim.
- Cây đại phú gia trổ bông, mùi hương rất nồng giống như mùi sâm. Bông của cây đại
phú gia mầu trắng được bao bọc bởi ống giống như chiếc lá non mới.


Ý nghĩa


- Mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất.
- Mang ý nghĩa tốt về phong thủy, mang lại tiền tài và sức khỏe cho gia chủ.


Công dụng Cây Đại Phú Gia:

+ Làm cây cảnh văn phòng rất bền và đẹp.
+ Cây trồng ở chậu, chịu bóng mát, thường được dùng trang trí nội thất, cây nội thất,
cây xanh văn phòng, tiền sảnh…

+ Đại phú có thể đặt ở nơi ánh sáng bán phần, nơi giao thông chung như khu vực
nhiều người đi lại như cầu thang, hành lang…
+ Làm không gian xanh tươi, tạo sự cân bằng giữa thiên nhiên và con người, giúp
thanh lọc không khí để có môi trường làm việc và sống dễ chịu nhất.
+ Làm quà tặng.
Cách chăm sóc cây Đại Phú Gia, cây Đại Phú Quý, cây cảnh Đại Phú Gia, hcm bán
cây Đại Phú Gia, cây Đại Phú Gia có độc không, cây Đại Phú trổ bông


Yêu cầu sinh thái:

+Đất: Hỗn hợp đất trồng gồm 80% xơ dừa mục, 20% đất sét;
+Nước: Cây đại phú gia là loại cây có thể chịu được nước và khô hạn, do vậy việc
tưới nước không quá nghiêm ngặt như các loại cây khác, chỉ cần tưới đủ độ ẩm cho
cây để cây có thể phát triển tốt trong nhà. Một tuần có thể tưới 2 lần, mỗi lần tưới vừa
đủ độ ẩm cho cây, không nên tưới nhiều nước sẽ làm cho cây bị ngập úng.
+Ánh sáng: Cây ưa thích ánh sáng bán phần.
+Nhiệt độ: Cây không chịu được độ nắng gắt do nhiệt độ cao môi trường khắc nghiệt.
+Độ ẩm: Vừa phải
+Dinh dưỡng: Nên dùng phân hữu cơ vi sinh, có thể bón phân hữu cơ vi sinh cho cây
sau mỗi chu kỳ mang ra ngoài, kết hợp với việc thay đất mặt, khoảng 40 đến 50 ngày
bón một lần phân hữu cơ, liều lượng khoảng 0,4 đến 0,5kg/lần, sau đó tưới nước thật
đẫm
Lưu ý:
+ Thời gian đầu có thể chưa cần bón phân cho cây, khoảng 1 tháng - 1.5 tháng thì nên
mua phân về bổ sung dinh dưỡng.. giúp cây sống khỏe và xanh tốt..
+ Không nên để cây trong nhà, trong phòng kín quá lâu, cây dễ đổ bệnh, bạn chỉ nên
để cây nội thất trong nhà 2 tuần, tối đa 1 tháng là phải đem cây ra ngoài trời, nơi râm
mát để cây hồi phục.



+ Khi phát hiện cây có hiện tượng lá vàng cần hay lá bị đốm cần kiên quyết cắt bỏ.
Khi cây có biểu hiện hồi phục, ra lá mới, các lá cũ đã lấy lại được sức căng, không bị
rũ xuống nữa. Đấy mới là thời điểm thích hợp để bón phân hay phun thuốc cho cây.
Đơn giản và dễ kiếm nhất là sử dụng phân vi sinh.
+ Tuyệt đối không bón cây bằng nước vo gạo hay bã chè.

18. Danh Dự

Cây danh dự mang ý nghĩa lớn lao, cây cảnh danh dự giúp cho không gian trong nhà
bạn trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn, mang cảm giác ấm cúng gia đình, trao tặng nhau
yêu thương và sự tin tưởng lẫn nhau.


Nguồn gốc Cây Danh Dự:

Tên gọi: Cây Danh Dự


Tên khoa học:Dieffenbachia sp
Họ: Araceae (Ráy)


Đặc điểm hình thái Cây Danh Dự:

Thân, Tán, Lá: Cây thân mập, tròn, cao 0,5-1m, có các vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá
mọc tập trung ở đầu cành, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, mở rộng ở gốc hình tim,
cuống mập, có bẹ ôm thân. Lá màu xanh bóng dày, gân lông chim màu xanh trắng, nổi
bật các vệt trắng vàng hay ánh bạc nằm rải rác trên phiến lá.
Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ, trên cuống chung dài, mọc ra từ nách lá. Mo

dài màu xanh, cụm hoa thẳng, nạc, mang nhiều hoa màu trắng sữa. Quả mọng


Công dụng Cây Danh Dự:

+ Cây rất phù hợp trồng làm cây cảnh văn phòng, nội thất.
+ Cây nội thất


Ý nghĩa Cây Danh Dự:

+ Mang ý nghĩa sự tin tưởng, thủ tín và danh dự.
+ Đây là một món quà rất ý nghĩa khi tặng cho bạn bè người thân, thể hiện niềm tin
với người được tặng


Yêu cầu kỹ thuật khi trồng và chăm sóc Cây Danh Dự:

+ Đất trồng: Đất trồng cây là loại đất giàu dinh dưỡng, thoáng khí, và thoát nước tốt.
Có thể trộn thêm phân hữu cơ, trấu để tạo độ xốp và tạo mùn cho đất.
+ Nước: Nhu cầu nước cao, ta cần thường xuyên tưới nước cho cây
+ Nhiệt độ: Từ 18-25 độ C
+ Độ ẩm: Mát ẩm
+ Ánh sáng: Thỉnh thoảng đem cây ra ngoài ánh sáng nhẹ, tuần 1 lần, thường xuyên
lau lá cho cây là bạn đã có một cây cảnh đẹp, khỏe mạnh.
+ Dinh dưỡng: Phân bón phù hợp với loại cây này là NPK 30-30-0, nếu không có
cũng có thể dùng NPK 20-20-15 bón 20 đến 30 ngày/lần, hòa chung với nước để bón
đảm bảo cho phân hòa tan, sau khi bón phân cho đất trong chậu khô hẳn mới tưới
nước lại
Hướng dẫn cách trồng Cây Danh Dự



Nhân giống Cây Danh Dự:

+ Cây danh dự có thể nhân giống dễ dàng từ giâm cành.


+ Ngoài ra, mũ cây có thể gây ngứa nhẹ cho da, do đó, nên cẩn thận không để nhựa
cây dính vào da hoặc không để trẻ con hái lá cây.

19. Cây Ngân Hậu

Cây ngân hậu là loài cây cảnh đẹp, dễ trồng và chăm sóc, cây thường được dùng trang
trí nội thất văn phòng, quán ăn, nhà hàng, cây mang đến may mắn cho gia chủ.


NGUỒN GỐC

Tên cây: Cây Ngân Hậu.
Tên khoa học: Aglaonema marantifolium
Họ: Araceae
Cây có nguồn gốc từ đảo Mulucca và Philippin, hiện nay cây phân bố khắp Việt Nam.


ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY

+ Thích nghi tốt với môi trường chiếu sáng và nhiệt độ thấp
+ Mọc thành bụi, gần như không thân, sống lâu năm
+ Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng thuôn nhọn 2 đầu, cuống dài, mảnh mềm.
Lá dạng trái xoan dài

+ Lá cây xanh mát đi kèm với các đường gân hình xương cá mang đến cho cây 1 vẻ
đẹp quyến rũ riêng có
+ Phiến lá xanh nhạt ở mặt dưới, mặt trên xanh đậm, nổi bật các vệt xanh nhạt chiếm
phần lớn phiến lá, gân giữa rõ, màu xanh đậm


+ Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung mập. Mo màu trắng. Xuất xứ từ miền Tây
+ Có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới. Cây bụi cao từ 30 - 50 cm
+ Thân thẳng, trắng, có nhiều sẹo do vết lá rụng, xếp sát nhau
+ Cây có màu xanh trắng trông lạ mắt với các đốm sáng
+ Có tốc độ sinh trưởng nhanh
+ Cây chịu bóng bán phần hoặc hoàn toàn, thích hợp làm cây trồng nội thất
+ Ưa khí hậu mát ẩm
+ Tán cây xòe rộng ra xung quanh tạo nên hình dáng bắt mắt.


CÔNG DỤNG

+ Ngân hậu thích hợp trồng làm cây văn phòng, cây trang trí nội thất,...


Ý NGHĨA

+ Mang lại nhiều may mắn cho gia đình chủ bởi cây mang nét hoàng tộc , xua tan đi
những điều không may mắn.


CÁCH CHĂM SÓC

+ Hàng ngày tưới nước đều lên thân và gốc cây. Hàng tuần cho cây tiếp xúc với ánh

sáng mặt trời tối thiểu 30 phút
+ Cây ngân hậu dung để trang trí trong nhà thì lượng nước không nên tưới quá nhiều.
Mùa hè phun ngày 2 lần, mùa đông thì ngày 2 lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá
có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.
+ Không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu.
+ Đối với cây mắc bệnh phấn trắng có thể dùng khăn hoặc cồn lâu sạch.
+ Khi bị khô héo, vàng úa, rụng lá không nên cho anh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
vào cây, có thể làm cho cây chết do mất nước.
+ Nơi chăm sóc phải mát mẻ, không khí trong lành và tránh gió.
+ Tốt nhất là dùng đất mục và đất phù xa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi
trồng cây.


CÁCH NHÂN GIỐNG

+ Ngân hậu được nhân giống bằng cách tách bụi.


20. Trúc Nhật

Cây Trúc Nhật có dáng mảnh mai, sang trọng, cây có tác dụng thanh lọc không khí,
tạo không gian thoáng mát. Ngoài ra, theo ý nghĩa phong thủy cây Trúc Nhật còn có
tác dụng trừ tà, đêm lại tốt lành cho gia đình.
Cây trúc nhật còn được gọi bằng một số tên khác như Trúc Nhật Xanh, Trúc Nhật
Đốm, Phất Dụ Trúc Lang hay Trúc Phất Dụ.
Tên khoa học: Dracaena surculosa punctulata
Họ thực vật: Dracaenaceae (Bồng bồng)
Phần lớn trúc nhật có nguồn gốc từ châu Phi, với một số ít ở miền nam châu Á và một
số ở nhiệt đới Trung Mỹ.
Cây cao khoảng 0,5m đến 1m.

Cây Trúc Nhật mọc thành bụi do đẻ nhánh liên tục, lá thuôn tròn dài, trông như lá tre,
nhưng mềm mại và bóng hơn, đầu lá nhọn, có các đốm nhỏ màu trắng nằm rãi rác trên
phiến lá đặc biệt có dải màu trắng lớn ở giữa phiến lá, gốc có cuống rất ngắn gần như
chỉ có bẹ nhỏ.
Cây có dáng mảnh mai, thanh nhã rất sang trọng,
Cụm hoa trúc nhật có dạng chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang hoa ở đỉnh.
Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng.
Cây có nhiều mẫu đa dạng: Trúc Nhật lá đốm, Trúc Nhật lá sọc, Trúc lưng rùa, Thủy
Trúc...




Ý nghĩa cây Trúc Nhật:

Cây Trúc Nhật là biểu tượng của người quân tử, tuy cứng mà vẫn mềm mại, ngoài ra
cây còn tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã.
Cây Trúc ngụ ý trời đất trường xuân, từ "Trúc" gần âm với từ "Chúc" có ý chỉ chúc
phúc tốt đẹp,
Theo ý nghĩa phong thủy, cây có tác dụng trừ tạ, nhiều người còn cho rằng trước và
sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình.
Theo ý nghĩa sinh học, cây có tác dụng loại bỏ khí độc, giúp thanh lọc không khí, điều
hòa nhiệt độ tại không gian sống dễ chịu, thoáng mát, bớt oi bức trong những ngày
nắng.


Công dụng cây Trúc Nhật:

Cây Trúc Nhật có vẻ đẹp thanh thoát, mảnh dẻ, sinh trưởng và phát triển tốt, lại là loại
cây chịu bóng tốt nên thường được dùng làm:

- Cây nội thất, cảnh quan sân vườn, công viên, các tiểu cảnh…
- Cây trồng ở chậu làm cảnh đẹp, đặt dọc hành lang, tiền sảnh hay nơi góc phòng hoặc
gần cửa sổ, trông như một bụi cúc, mảnh mai có lá đặc sắc xanh quanh năm.
- Dùng để bày trong những phòng làm việc trang trí đơn giản và nhẹ nhàng.
- Có thể trồng cây trong các chậu sứ tráng men màu trắng, đen hoặc xanh nhạt, bày ở
các vị trí đặc biệt hay bị khuất góc.
- Cây thích hợp dùng làm trang trí những nơi thoáng có ánh sáng nhẹ.
Một số hình ảnh:
Cây Trúc Nhật là loại kiểng nhỏ được thuần hóa dùng để trang trí và làm sạch không
khí trong ngôi nhà bạn.
Cây có nhiều tác dụng tốt nhưng tốt nhất là trong việc hấp thụ CO2 và làm sạch không
khí trong phòng.


Yêu cầu sinh thái:
+ Đất: Tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng.
+ Nước: Tùy theo môi trường nơi trồng cây, nếu trồng trong bóng râm, mỗi tuần nên
tưới cây 3 lần, nếu nơi nắng nóng tên tưới nước thường xuyên.
+ Nhiệt độ: Trung bình, mát mẻ.


+ Ánh sáng: Cây chịu bóng râm tốt, tuy nhiên nên cho cây tiếp xúc ánh sáng thường
xuyên đảm bảo cây xanh tốt.
+ Độ ẩm: Độ ẩm vừa phải.
+Dinh dưỡng: Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây
khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.


Một số lưu ý:
+ Khi cây có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ

cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để
cây đạt chiều cao từ 0,6 - 0,8-1m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung
tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây Trúc Nhật như ý.
+ Phòng bệnh cho cây
+ Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa,
khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục
lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm
cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây
chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và
nên tránh gió mạnh.
+Mặc dù là cây ưa bóng râm, tuy nhiên sau khoảng 1 tháng (hay 1/2 tháng càng tốt)
đem ra để nới có ánh nắng vừa phải, hay nơi có nắng buổi sáng nhiều 1-2-3 ngày.
+ Tưới nước thường xuyên, đúng lúc.
+ Nếu để ngoài trời, chỗ râm mát thì có thể tưới hàng ngày, nếu để trong phòng nên
tưới 3 lần /tuần.
+ Không tưới quá nhiều nước, cây dư nước nhiều dễ úng gốc, rễ và sinh ra nấm hại
cây.
+ Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát , không
tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.



Nhân giống cây Trúc Nhật:
Trúc Nhật được nhân giống bằng phương pháp tách bụi hoặc giâm cành.
+ Phương pháp tách bụi:
Đào cây mẹ lên, rũ bỏ đất, để lộ rễ. Rồi cắt rời các rễ cây con với cây mẹ, đặt cây con
vào chậu đã có đất, lấp đất, tưới nước.
Cách này không làm ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ rễ.



Nếu là cây Trúc Nhật thủy sinh thì chỉ việc tách cây con khỏi cây mẹ, đặt vào chậu có
chứa sẵn nước hoặc dung dịch trồng cây.
+ Phương pháp giâm cành:
Cắt đoạn cành có 1-2 cặp lá, giâm vào hỗn hợp đất trồng gồm: tro trấu, xơ dừa. Sau
đó, tưới nước đủ ẩm.
Khi rễ mọc ra từ các đoạn cành giâm, bứng đoạn cành giâm này, sao cho không đứt rễ,
trồng vào chậu nhựa hoặc túi bầu chứa giá thể hỗn hợp, cành giâm sẽ nhanh đẻ nhánh.

21. Hồng môn


×