Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả một số giờ giảng văn trong chương trình ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.84 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƢỜNG THPT SỐ 1 SI MA CAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIỜ GIẢNG VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
NHỜ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LỊCH SỬ

Giáo viên: Đặng Thị Thùy Dƣơng
Chức vụ: Giáo viên
Tổ CM: Văn - Sử - Ngoại ngữ - GDCD
Đơn vị công tác: Trƣờng THPT số 1 Si Ma Cai

Si Ma Cai tháng 03 năm 2014
1


MỤC LỤC
STT

I
1
2
3
4
5
II
1
2
3


3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
4
5
III

STT
1
2
3

NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Giải pháp thực hiện
Cách dạy tích hợp
Một số ví dụ minh họa
Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy tác phẩm "Tuyên

ngôn độc lập" (Hồ Chí Minh)
Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy bài "Việt Bắc" của
Tố Hữu
Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy tác phẩm "Vợ
nhặt" của Kim Lân
Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy tác phẩm "Rừng xà
nu" của Nguyễn Trung Thành
Hiệu quả của SKKN
Bài học kinh nghiệm
KẾT LUẬN
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
Chú thích
NXB
Nhà xuất bản
THPT
Trung học phổ thông
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo

2

TRANG

3
3
3

4
4
5
5
6
6
7
7
10
11
12
12
14
15
16
17


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện
đại, không chỉ giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn, mà còn phát huy được
tính tích cực chủ động của học sinh. Bởi dạy học liên môn góp phần phát triển tư
duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, từ đó giúp các em nhận thức vấn đề một cách
thấu đáo. Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là
cần phải khắc phục, xoá bỏ ngay lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới
nhà trường và cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ,
bổ sung cho nhau.

Đối với môn Ngữ văn THPT, dạy học liên môn có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Đặc biệt là việc tích hợp kiến thức lịch sử trong một số giờ giảng văn sẽ
mang lại những hiệu quả không nhỏ. Tích hợp kiến thức lịch sử trong một số giờ
giảng văn có thể giúp học sinh hiểu về hoàn cảnh lịch sử lúc tác phẩm ra đời, hiểu
thêm về những sự kiện lịch sử được khái quát tái hiện trong tác phẩm, hiểu được
bối cảnh của truyện, … đó sẽ là cơ sở để các em hiểu sâu sắc, toàn diện về nội
dung tư tưởng cũng như giá trị của tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy - học văn hiện nay, không phải người giáo
viên nào khi lên lớp cũng có ý thức liên hệ kiến thức lịch sử trong các giờ giảng
văn, hoặc những giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong
việc lựa chọn phương pháp, lúng túng về kiến thức, khiến giờ giảng văn giảm tính
hấp dẫn và không lôi cuốn, thuyết phục được học sinh.
Với những lí do trên, bản thân tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức lịch
sử trong một số giờ giảng văn là vô cùng cần thiết, không những làm tăng tính
sinh động cho bài học, mà còn cung cấp thêm kiến thức lịch sử là cơ sở để học
sinh hiểu thấu đáo tác phẩm. Bằng những kinh nghiệm thực tế thu được khi dạy
chương trình Ngữ văn lớp 12 qua hai năm học: năm họ 2012-2013 và năm học
2013-2014, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Nâng cao hiệu quả một số giờ
giảng văn trong chương trình Ngữ văn lớp 12 nhờ tích hợp kiến thức lịch sử".
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm ra những cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng một số giờ
giảng văn trong chương trình Ngữ văn lớp 12 thông qua việc tích hợp kiến thức
lịch sử.
+ Tăng hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn.
+ Cung cấp thêm kiến thức về lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc thêm về
tác phẩm văn học.
+ Rèn luyện tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận
và lĩnh hội kiến thức.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM


a. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài, người viết chỉ đi sâu nghiên cứu việc tích hợp
kiến thức lịch sử trong một số giờ giảng văn ở lớp 12 THPT.
3


b. Đối tƣợng khảo sát thực nghiệm
Đối tượng khảo sát thực nghiệm là học sinh lớp 12A3 (năm học 20122013) và học sinh lớp 12A4 (năm học 2013-2014) trường THPT số 1 Si Ma Cai
- Lào Cai.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu …
5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT số 1 Si Ma Cai trong hai năm
học, năm học 2012-2013 và năm học 2013-2014 tại hai lớp 12: lớp 12A3 (năm
học 2012-2013) và lớp 12A4 (năm học 2013-2014).

4


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN


Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta là giáo
dục toàn diện. Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo
tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống", "Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học". Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên
soạn ở sách giáo khoa theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học tích hợp
được Bộ GD&ĐT chỉ đạo cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp
đứng lớp học tập và áp dụng.
Thực tế, giữa các bộ môn khoa học xã hội đều có mối quan hệ với nhau
như: Giữa Lịch sử và Văn học, giữa Lịch sử và Triết học,… kiến thức của các
bộ môn trên có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, vận dụng nguyên tắc liên
môn trong dạy học các môn học là việc thực hiện tính kế thừa trong nhận thức
của dân tộc và thế giới từ cổ đến kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của
xã hội một cách thống nhất, liên tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng thời
học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội,
giữa các môn học, từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp như: Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân
môn Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng
tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm
thụ văn học cho học sinh. Nội dung các bài đọc văn trong chương trình đều có
liên quan đến các kiến thức lịch sử, địa lí, … dễ dàng trong việc tích hợp kiến
thức liên môn.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Xuất phát từ thực tế, các tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy trong
chương trình đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và phản ánh tính
chất thời đại lịch sử đó. Truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, bài thơ "Việt
Bắc" của Tố Hữu, bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng, … là những tác phẩm
văn học ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),

những tác phẩm như "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn
"Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi, trường ca "Mặt đường khát
vọng" của Nguyễn Khoa Điềm, … là những tác phẩm văn học ra đời trong thời
kì cả nước sục sôi kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1965). Để hiểu sâu sắc
nội dung của những tác phẩm trên, cũng như để hiểu được ý đồ tư tưởng của tác
giả gửi gắm trong những tác phẩm đó, thì giáo viên cần giúp học sinh liên hệ,
bám sát vào hoàn cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời, và bối cảnh lịch sử được
phản ánh trong tác phẩm. Có như vậy bài học mới thực sự sâu sắc và mang lại
hiệu quả cao.
Tuy nhiên việc thực hiện tích hợp kiến thức lịch sử khi giảng dạy một số
tác phẩm văn học trong nhà trường cũng gặp phải không ít khó khăn như: khả
năng và kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế, mức độ nhận thức của học sinh
5


vùng cao còn chậm, mỗi tác phẩm văn học có lượng kiến thức nhiều mà thời
gian dành cho mỗi bài học rất ít (thường từ 2 đến 3 tiết/một tác phẩm văn học).
Vì vậy, mặc dù nhiều giáo viên dạy văn đã có ý thức tích hợp kiến thức lịch sử
để làm sinh động cho bài học Ngữ văn, nhưng hiệu quả đạt được thì chưa thực
sự cao.
Trong quá trình trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường
THPT Số 1 Si Ma Cai, bản thân tôi nhận thấy mỗi tác phẩm văn học đều gắn
liền với một thời kì lịch sử, và nội dung của nó bao giờ cũng phản ánh trung
thực đặc điểm xã hội của thời kì lịch sử đó. Vì vậy trong quá trình lên lớp, nếu
giáo viên khéo léo vận dụng những hiểu biết của mình về lịch sử để làm rõ từng
khía cạnh, từng hình tượng trong tác phẩm thì học sinh sẽ tiếp thu rất nhanh và
có ấn tượng sâu sắc về tác phẩm. Ngược lại, nếu giáo viên không gắn liền nội
dung tác phẩm với hoàn cảnh lịch sử thì học sinh sẽ khó hình dung về hình
tượng văn học, thậm chí ở một số tác phẩm nếu giáo viên không đặt trong hoàn
cảnh ra đời cụ thể, gắn với những sự kiện lịch sử cụ thể, thì học sinh sẽ không

thể hiểu đúng được về tác phẩm. Ví dụ khi dạy bài "Tây Tiến" trong chương
trình Ngữ văn 12 tập một, giáo viên cần đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời: "Tây
Tiến" là tên của một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, giữa những ngày
đầu vô cùng gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lính Tây
Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, trí
thức trẻ. Đơn vị này hoạt động chủ yếu trên địa bàn núi rừng miền Tây Bắc sang
tới Thượng Lào, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt - Lào và phối hợp với bộ đội
Lào đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và
gian khổ nhưng lính Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
Quang Dũng có mặt trong đoàn quân Tây Tiến từ ngày đầu thành lập, là đại đội
trưởng ở đó đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Cuối năm 1948 tại
Phù Lưu Chanh (Hà Tây), Quang Dũng nhớ đơn vị cũ mà viết bài thơ này, ban
đầu đặt tên là Nhớ "Tây Tiến", sau đổi lại là "Tây Tiến". Học sinh hiểu hoàn
cảnh ra đời bài thơ gắn với mốc lịch sử của dân tộc ta trong kháng chiến chống
Pháp, chính là cơ sở để hiểu nỗi nhớ của nhà thơ về đơn vị cũ, cũng là cảm xúc
chủ đạo chi phối, xuyên suốt cả 3 khổ thơ trong bài thơ "Tây Tiến".
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Cách dạy tích hợp
Trong các giờ giảng văn, giáo viên lựa chọn những bài giảng phù hợp để
tích hợp kiến thức lịch sử. Cách làm của giáo viên phải linh hoạt, khéo léo, cần
đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng quy
định. Việc vận dụng tích hợp kiến thức lịch sử chỉ nhằm làm cho bài học thêm
sinh động, khắc sâu thêm kiến thức, phát huy khả năng liên hệ, chủ động, tích
cực của học sinh. Tuyệt đối không lạm dụng kiến thức lịch sử để biến giờ giảng
văn thành giờ dạy lịch sử, không liên hệ quá lan man làm mất trọng tâm của bài
học, không làm phân tán sự chú ý của học sinh, đồng thời việc lựa chọn kiến
thức lịch sử để đưa vào bài học phải đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả, đảm bảo
6



tính chính xác của sự thật lịch sử, có như vậy mới thuyết phục được học sinh và
nâng cao được hiệu quả của tiết dạy.
Về cách thức tích hợp, giáo viên có thể liên hệ kiến thức lịch sử ở mọi
thời điểm trong bài giảng như: mở đầu tiết dạy, giới thiệu bài mới, tìm hiểu
hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, hay trong quá trình đọc - hiểu từng phần của
bài học… Tùy theo kiến thức lịch sử khó hay dễ, học sinh đã được học trong
môn lịch sử hay chưa từng được học, mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù
hợp như: phát vấn học sinh, giảng giải, thuyết trình, bình luận … về kiến thức
lịch sử.
3.2. Một số ví dụ minh họa
3.2.1. Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy bài "Tuyên ngôn độc lập" của
Hồ Chí Minh.
“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là đỉnh cao của văn chương chính
luận Việt Nam, vừa có giá trị như một áng thiên cổ hùng văn của muôn đời, vừa
là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng, tuyên bố về sự ra đời của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương
trình Ngữ văn 12 tập một.
a. Tích hợp kiến thức lịch sử khi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Khi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giáo viên liên hệ kiến thức
lịch sử giúp học sinh ôn lại đôi nét tình hình chính trị lúc bấy giờ. Giáo viên có
thể sử dụng phương pháp phát vấn trong khoảng thời gian tối đa là 5 phút, huy
động kiến thức lịch sử học sinh đã được học, yêu cầu học sinh nêu vài nét về
tình hình trong nước và thế giới năm 1945. Trên cơ sở học sinh trình bày, giáo
viên nhấn mạnh một số ý cơ bản:
Về tình hình thế giới: Năm 1945, quân phát xít đứng trước nguy cơ thua
trận, quân Đồng minh trên đà chiến thắng, trước tình hình đó, nhiều nước đế
quốc đã nhòm ngó Đông Dương - thuộc địa cũ của Pháp nay đang mất về tay
Nhật. Không đếm xỉa đến chủ quyền của Việt Nam, hội nghị Pốtxđam tháng 71945 quyết định quân Anh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, còn
quân Tưởng Giới Thạch vào từ vĩ tuyến 16 trở ra. Tướng Đờ Gôn thì tuyên bố sẽ
tổ chức Đông Dương thành liên bang gồm năm "nước tự trị": ngoài Lào,

Campuchia còn có ba "nước" Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, tất cả đặt dưới sự
lãnh đạo của quan toàn quyền Pháp! Như vậy các lực lượng thù địch đang lăm le
tái chiếm nước ta, ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau lưng quân đội Anh (thay
mặt đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật) đang tiến vào Đông Dương,
ở miền Bắc là quân đội Tưởng Giới Thạch, tay sai của đế quốc Mỹ, đã chực sẵn
ở biên giới; mâu thuẫn giữa Anh - Pháp - Mỹ và Liên Xô có thể làm cho Anh Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương. Trong khi đó, để
chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ hai này, thực dân Pháp đã tung ra những lý
lẽ trong dư luận Thế giới rằng: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp có
công khai hoá đất nước này, nay trở lại là lẽ đương nhiên sau khi phát xít Nhật
bị quân đồng minh đánh bại.
7


Tình hình trong nước: Để chống lại âm mưu đế quốc, bảo vệ chủ quyền
độc lập của mình, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh (do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo) nhân dân ta tranh thủ thời cơ Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít
Nhật ngày 15/8/1945, đã đứng lên khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19/8, ở Huế ngày
23/8 và ở Nam Bộ ngày 25/8. Chỉ trong vòng một tuần lễ, nhân dân cả nước đã
giành được chính quyền. Ngày 26/8/1945, Bác Hồ rời chiến khu Việt Bắc trở về
Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn
độc lập. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chính phủ lâm thời
ra mắt quốc dân và Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, trước khi quân Anh và quân Tưởng tràn vào Việt Nam.
Nếu không đặt “Tuyên ngôn độc lập” trong hoàn cảnh ra đời gắn liền với
những sự kiện lịch sử như trên, học sinh sẽ không thấy hết được giá trị và ý
nghĩa của bản Tuyên ngôn. Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, nên
bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định chủ quyền của Việt Nam mà còn
có vai trò đánh đòn phủ đầu vào âm mưu tái chiếm Việt Nam của Thực dân
Pháp và âm mưu can thiệp vào Việt Nam của các đế quốc khác, tranh thủ sự
đồng tình rộng rãi của dư luận quốc tế. "Tuyên ngôn độc lập" đánh dấu một mốc

son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, kết thúc 80 năm nhân dân ta phải chịu đau
khổ, lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp, 5 năm bị phát xít Nhật đô
hộ và hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến.
b. Tích hợp kiến thức lịch sử trong phần Đọc - hiểu văn bản
Bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh chia làm 3 phần: Phần đặt
vấn đề (cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn), phần giải quyết vấn đề (cơ sở thực
tiễn của bản Tuyên ngôn), phần kết thúc vấn đề (Lời tuyên bố độc lập và quyết
tâm bảo vệ độc lập).
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần hai: cơ sở thực tiễn của
bản Tuyên ngôn (Nội dung phần này thực hiện trong 15 phút của tiết học), giáo
viên có thể tích hợp kiến thức lịch sử bằng phương pháp thuyết trình, bình luận
xen kẽ vào các ý chính, để làm rõ: ở phần này “Tuyên ngôn độc lập” chẳng khác
nào một bản cáo trạng đanh thép nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp với hai
tội trạng: "Tội xâm lược Việt Nam gây bao đau khổ cho đồng bào Việt Nam và
tội bán Việt Nam cho Nhật”.
Trước hết là tội xâm lược Việt Nam. Thực dân Pháp bắt đầu đặt chân xâm
lược nước ta từ 1858 với sự kiện nổ súng ở cảng Đà Nẵng. Sau khi bình định
được nước ta, chúng tập trung khai thác tài nguyên, thiên nhiên, vật liệu để làm
giàu cho chính quốc. Để vạch trần tội ác này, Hồ Chí Minh đã tập trung tố cáo
trên nhiều phương diện.
Trước hết là phương diện chính trị. Thực dân Pháp dùng chính sách “chia
để trị”. Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang
Đông Dương, năm đó mới bao gồm có Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và
Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19- 4-1899, Tổng thống
Pháp ra sắc lệnh sáp nhập thêm Lào vào Liên bang Đông Dương. Việt Nam bị
chia cắt làm 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau.
8


Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về

hình thức; Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm cùng với Lào và
Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp, hợp thành Liên bang Đông Dương. Với
thủ đoạn này, chúng nhằm xóa bỏ tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ
thế giới. Ngoài ra chúng còn triệt để thực hiện chính sách "dùng người Việt trị
người Việt", chúng vẫn duy trì và tăng cường bộ máy quan lại thuộc giai cấp địa
chủ phong kiến từ cấp phủ, quận, tổng, đến làng xã và biến giai cấp này thành
tay sai đắc lực trong việc vơ vét bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị đối với
nhân dân Việt Nam.
Về kinh tế, thực dân Pháp thi hành chính sách độc quyền về kinh tế. Cụ
thể, trong nông nghiệp chúng chiếm đoạt hàng loạt ruộng đất của nhân dân ta để
lập đồn điền trồng cây công nghiệp, lúa, nhiều nhất là cao su. Tính đến năm
1930, diện tích ruộng đất bị thực dân Pháp chiếm đoạt lên đến 1,2 triệu ha.
Trong công nghiệp, chúng độc quyền khai thác các mỏ khoáng sản dồi dào như
than đá, mỏ thiếc, kẽm, vàng … Giai cấp tư sản Việt Nam bị chèn ép, kìm hãm,
không thể tự do phát triển được. Trong lĩnh vực thương nghiệp, chúng thiết lập
một hàng rào thuế quan nghiêm ngặt, không cho hàng của Việt Nam xuất khẩu
ra nước ngoài cũng như hàng của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam nhằm
độc quyền chiếm giữ thị trường. Chúng đặt ra những thứ thuế dã man, vô lí làm
cho mọi giai tầng của ta không thể ngóc đầu lên được.
Về văn hoá - xã hội, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, tức là
làm cho dân ngu để dễ bề cai trị, chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng còn đầu độc dân ta bằng rượu cồn, thuốc phiện để dân ta bị suy kiệt về
nòi giống…
Chính sách xâm lược của thực dân Pháp kết hợp với phát xít Nhật từ mùa
thu năm 1940 đã dẫn đến hậu quả cuối năm 1944 - đầu năm 1945, hơn 2 triệu
đồng bào Việt Nam bị chết đói từ Quảng Trị trở ra Bắc Kì. Với cách tố cáo này,
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thực dân Pháp không phải là kẻ bảo hộ nước ta, đến khai
hoá văn minh cho nước Việt Nam ta như luận điệu chúng đang lừa bịp công luận
quốc tế.
Tội ác thứ hai của kẻ thù là tội dã tâm bán Việt Nam cho phát xít Nhật.

Lịch sử nêu rõ: mùa thu năm 1940, phát xít Nhật tràn qua biên giới Việt –
Trung vào Việt Nam để mở rộng căn cứ đánh Đồng minh. Vì quá bất ngờ nên
thực dân Pháp đã mở cửa nước ta rước Nhật. Bắt đầu từ đây nhân dân Việt
Nam chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Đã nhiều lần Việt Minh kêu gọi thực dân
Pháp đứng về phía Việt Minh để chống Nhật. Thực dân Pháp chẳng những
không nghe mà còn tiếp tục chém giết những người yêu nước thương nòi của
ta. Trong vòng 5 năm trời (từ mùa thu năm 1940 đến 19 tháng 3 năm 1945)
thực dân Pháp đã hai lần nhục nhã bán Việt Nam cho Nhật. Điều này chứng tỏ
rằng thực dân Pháp không hề đứng về phía Đồng minh chống Nhật mà là kẻ
đầu hàng phát xít Nhật một cách nhục nhã.
Các kiến thức lịch sử trên được giáo viên bình luận, thuyết trình xen kẽ
vào các ý chính, mỗi phần bình luận chỉ sử dụng tối đa là 2 đến 3 phút. Cách
9


tích hợp trên giúp học sinh hình dung rõ ràng về hoàn cảnh lịch sử trong nước
cũng như thế giới khi bản "Tuyên ngôn độc lập" ra đời, từ đó giúp các em cảm
nhận sâu sắc mục đích, giá trị và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn cũng như cách
lập luận đanh thép, thuyết phục của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3.2.2. Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy bài "Việt Bắc" của Tố Hữu
Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu
quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Khi dạy đoạn trích "Việt Bắc" (Chương trình Ngữ văn 12 tập một), phần
"Tìm hiểu chung", mục tìm hiểu tác phẩm, giáo viên có thể dùng phương pháp
phát vấn trong thời gian 2 phút, yêu cầu học sinh trình bày vài nét về tập thơ
"Việt Bắc" và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên
nhấn mạnh: "Việt Bắc" là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng
rã chống thực dân Pháp, tập thơ phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao
và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc
kháng chiến.

Như vậy, nội dung của tập thơ cũng như của bài thơ "Việt Bắc" sẽ gắn
liền với những sự kiện lịch sử, khi dạy đoạn trích trong bài thơ giáo viên cần
khéo léo lựa chọn những phần thích hợp để tích hợp kiến thức, nhằm làm sáng
tỏ tính chất trữ tình - chính trị trong thơ Tố Hữu.
Ví dụ, trước khi nói về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Việt Bắc", giáo
viên dành 1 phút để giới thiệu: Việt Bắc là quê hương cách mạng, nơi có hang
Pắc Bó mà Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm tìm đường cứu nước đã đặt chân
đầu tiên khi về với Tổ quốc (tháng 2 năm 1941), nơi Trung ương Đảng và Bác
Hồ đã thành lập Mặt trận Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa dẫn đến Cách
mạng Tháng 8 thành công. Nơi đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời (Quân
đội nhân dân Việt Nam), nơi có 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp đầy
gian khổ của nhân dân ta.
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục "Tiểu dẫn" trong sách giáo
khoa, trình bày tóm tắt hoàn cảnh ra đời của bài thơ "Việt Bắc". Sau khi học sinh
trình bày, giáo viên dành tối đa 2 phút để giải thích thêm: Bài thơ "Việt Bắc" ra
đời có liên quan đến một sự kiện lịch sử: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn
động địa cầu - cuộc chiến đấu kéo dài 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, mưa
dầm cơm vắt”, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ. 75 ngày sau Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ngày 20 tháng 7 năm
1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết. Như vậy, Chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kết thúc vẻ vang
cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của quân và dân ta. Đến tháng 10 năm 1954
các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ chuyển về Hà Nội, cán bộ kháng
chiến về xuôi. Sự lưu luyến bịn rịn đầy ân tình giữa cảnh và người Việt Bắc đối
với người cán bộ về xuôi trong giờ chia tay là cảm xúc trực tiếp giúp nhà thơ Tố
Hữu sáng tác bài thơ này. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư
tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của
Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.
10



Ngoài ra, trong phần "Đọc - hiểu văn bản", khi phân tích các đoạn thơ,
giáo viên có thể tích hợp kiến thức lịch sử khi bình giảng một số câu thơ trong
bài thơ như:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Phân tích câu thơ "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng", giáo viên sử
dụng phương pháp phát vấn, yêu cầu học sinh nêu hiểu biết "Mười lăm năm" là
thời gian nào? Có ý nghĩa gì? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bình giảng tích
hợp kiến thức lịch sử: “Mười lăm năm” là chi tiết thực chỉ độ dài thời gian từ
năm 1940 thời dân ta kháng Nhật. Căn cứ địa Việt Bắc được thành lập vào năm
1941, sau 30 năm tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc, Người
dừng chân ở Pắc Bó, cùng Trung ương thành lập căn cứ địa Việt Bắc để chuẩn
bị cho Tổng khởi nghĩa. Tiếp theo là phong trào Việt Minh (liên minh chính trị
do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập vào ngày 19 tháng 5 năm 1941 với
mục đích là liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các
đoàn thể dân chúng yêu nước, cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp). Đồng thời
“mười lăm năm” cũng là chi tiết gợi cảm - nói lên chiều dài gắn bó thương nhớ
vô vàn giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc.
Hay khi phân tích hai câu thơ:
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa
Giáo viên dùng phương pháp phát vấn để học sinh trình bày hiểu biết về
các địa danh lịch sử: Tân Trào, Hồng Thái… Tuy nhiên do trình độ và hiểu biết
của học sinh còn hạn chế nên sau khi học sinh trả lời, giáo viên tích hợp kiến
thức lịch sử để giới thiệu thêm: Những địa danh lịch sử ở mảnh đất Tân Trào đã
đi vào thơ ca và in đậm trong những trang sử vàng của dân tộc. Khu di tích lịch
sử Tân Trào là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan trung ương ở và làm
việc trong những ngày tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp, nằm trên địa bàn các xã của hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn, tỉnh

Tuyên Quang. Mùa Thu năm 1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang chỉ
đạo phong trào cách mạng. Người đã chọn xã Tân Trào làm thủ đô khu giải
phóng, căn cứ địa cách mạng. Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường
kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, một lần nữa Tân Trào lại được Trung ương
Đảng và Chính phủ chọn làm căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tân Trào là
nơi làm việc của các bộ, ngành trung ương để lãnh đạo toàn dân kháng chiến,
kiến quốc suốt 9 năm chống thực dân Pháp…
Việc tích hợp trên chỉ lồng ghép nhanh gọn bằng phương pháp bình giảng
sau khi phân tích các câu thơ, thời gian cho mỗi lời bình không quá 2 phút.
3.2.3. Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy tác phẩm "Vợ nhặt" của
Kim Lân
"Vợ nhặt" là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về tình cảnh
thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp vào mùa xuân năm Ất
Dậu 1945 - nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số Việt Nam lúc bấy giờ.
11


Truyện ngắn "Vợ nhặt" được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12
tập hai.
Ở phần "Tìm hiểu chung", khi hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm, để hiểu rõ
bối cảnh lịch sử được tái hiện trong truyện, giáo viên dùng phương pháp phát
vấn (trong thời gian 2 phút), yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết về
hiện thực xã hội nước ta năm 1945. Từ những hiểu biết về kiến thức lịch sử,
các em sẽ bước đầu xác định được giá trị hiện thực của truyện ngắn. Thực tế,
qua bộ môn Lịch sử học sinh đã có những hiểu biết nhất định về hiện thực xã
hội nước ta năm 1945, hơn nữa các em đã hiểu khá rõ về xã hội nước ta trước
Cách mạng tháng Tám qua tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh:
"Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm
căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa
nước ta rước Nhật …" cho nên ở phần này giáo viên có thể dễ dàng liên hệ,

tích hợp kiến thức lịch sử để làm rõ nguyên nhân dẫn đến nạn đói thảm khốc
năm Ất Dậu ở nước ta.
Tiếp theo ở phần tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, giáo viên dùng phương
pháp phát vấn, yêu cầu học sinh đọc "Tiểu dẫn" trong sách giáo khoa và nêu
hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên dùng phương
pháp thuyết trình, trong thời gian 1 phút, nhấn mạnh thêm về thời điểm nhà văn
Kim Lân viết tác phẩm: Truyện ngắn "Vợ nhặt" được nhà văn viết lại dựa vào
một phần cốt truyện của tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" đang viết dở dang và bị mất
bản thảo. Như vậy truyện không được viết ngay tại thời điểm nạn đói năm 1945
đang diễn ra, mà được viết vào năm 1954 sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp
đã thắng lợi. Vì vậy khác với các tác phẩm ra đời trước Cách mạng tháng Tám
(như "Chí Phèo", "Lão Hạc" của Nam Cao, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố …), "Vợ
nhặt" của Kim Lân tái hiện hiện thực xã hội với những tín hiệu lạc quan như:
"Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu,
người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy", "Việt Minh
phải không?" hay qua hình ảnh "lá cờ đỏ bay phấp phới" hiện lên ở đoạn văn
cuối tác phẩm.
3.2.4. Tích hợp kiến thức lịch sử khi dạy tác phẩm "Rừng xà nu" của
Nguyễn Trung Thành
"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là bản anh hùng ca của thời kì
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn của văn học Việt Nam 1954 - 1975. Tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 tập hai.
Ở phần "Tìm hiểu chung", khi hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác phẩm,
giáo viên có thể tích hợp kiến thức lịch sử bằng phương pháp phát vấn, thuyết
trình … Vì bối cảnh của truyện là cuộc sống, chiến đấu của đồng bào người dân
tộc Strá ở ngôi làng Xô-man xa xôi hẻo lánh của núi rừng Tây Nguyên, trong
những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Nên trước khi "Đọc - hiểu văn
bản", giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ bối cảnh này.
12



Trong thời gian từ 2 đến 3 phút, giáo viên dùng phương pháp phát vấn
yêu cầu các em trình bày những hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử nước ta từ sau
năm 1954 đến 1975, đặc biệt là những năm 1960 đến 1965 ở miền Nam nước ta
xảy ra những sự kiện lớn nào? Bằng kiến thức đã được học trong môn Lịch sử,
các em sẽ trình bày khái quát được những sự kiện chính: Sau chiến thắng Điện
Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước ta chia làm hai miền. Kẻ
thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam,
cách mạng rơi vào thời kì đen tối. Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền
Nam Việt Nam, liên tiếp thực hiện các âm mưu: chiến lược "Chiến tranh đặc
biệt" (1961-1965), chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968), … chúng ra
sức đánh phá, tăng cường viện binh, trang bị vũ khí chiến tranh hiện đại, tiến
hành nhiều cuộc hành quân càn quét, triệt hạ làng mạc, dồn dân, chiếm đóng,
khống chế quần chúng … nhằm mục đích nhanh chóng bình định miền Nam
Việt Nam.
Sau khi học sinh trình bày khái quát được những sự kiện trên, giáo viên
dùng phương pháp thuyết trình (trong khoảng thời gian 1 phút) nhấn mạnh thêm
mục đích ra đời của truyện ngắn "Rừng xà nu": Vì được viết vào đúng thời điểm
nhân dân miền Nam đang sục sôi đánh Mĩ (tác phẩm được viết năm 1965), nên
tác phẩm có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân,
thể hiện niềm tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, đồng thời chỉ rõ cho
nhân dân thấy chỉ có con đường đấu tranh vũ trang mới có thể giành lại độc lập
cho dân tộc, "chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo", phải dùng bạo lực
cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, muốn sự sống của đất nước và
nhân dân mãi mãi trường tồn thì không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau
đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Qua việc vận dụng đề tài trên vào thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi nhận
thấy đối với những giờ giảng văn có tích hợp kiến thức lịch sử, học sinh sôi nổi,

hứng thú, và tiếp thu bài học nhanh hơn so với những giờ học khác. Không
những vậy mà những tiết học Lịch sử có tích hợp kiến thức Ngữ văn cũng làm
cho học sinh hứng thú và bài học sinh động hơn.
Kết quả nghiên cứu tại hai lớp: 12A3 (năm học 2012-2013) và 12A4 (năm
học 2013-2014) cho thấy như sau: đối với học sinh lớp 12A3 (năm học 20122013), giáo viên tiến hành bài giảng ít chú trọng thao tác tích hợp kiến thức lịch
sử (tức là có tích hợp nhưng ít chú trọng), thì mức độ hứng thú và hiểu bài của
học sinh còn thấp. Đối với học sinh lớp 12A4 (năm học 2013-2014), giáo viên
chú trọng hơn đến việc tích hợp kiến thức lịch sử trong một số tác phẩm như:
"Tuyên ngôn độc lập" (Hồ Chí Minh), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Tây Tiến" (Quang
Dũng), "Vợ nhặt" (Kim Lân), "Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành) và một số
tác phẩm khác thì hiệu quả tiết dạy đã nâng lên rõ rệt, học sinh hứng thú, tiếp
thu bài học nhanh hơn, hiểu bài và sôi nổi phát biểu xây dựng bài nhiều hơn.

13


Sau đây là số liệu được tổng hợp qua phiếu thăm dò ý kiến của học sinh
lớp 12A3 (năm học 2012-2013) và học sinh lớp 12A4 (năm học 2013-2014)
trường THPT Số 1 Si Ma Cai:
Phiếu thăm dò ý kiến học sinh
STT

Nội dung thăm dò

Rất hứng
thú

Kết quả
Trung
Hứng thú

bình

Không
hứng thú

Mức độ hứng thú của em
trong các giờ giảng văn
không có tích hợp kiến thức
lịch sử.
02 Mức độ hứng thú của em
trong các giờ giảng văn có
tích hợp kiến thức lịch sử.
Bảng 1: Mức độ hứng thú của học sinh trong các giờ Ngữ văn c tích
hợp kiến thức lịch sử:
Tổng số học
Đối tƣợng
Rất hứng
Trung
Không
sinh đƣợc
Hứng thú
thăm dò
thú
bình
hứng thú
khảo sát
01

Học sinh lớp
12A3 (năm học

2012-2013)

30

3

12

11

4

Tổng số

100%

10%

40%

36.7%

13.3%

Học sinh lớp
12A4 (năm học
2013-2014)

36


6

19

9

2

Tổng số
100%
16.7%
52.8%
25%
5.5%
Và sau đây là kết quả các bài viết 15 phút, viết văn 1 tiết và viết văn 2 tiết
của học sinh mà giáo viên tổng hợp được qua 2 năm học để nắm được mức độ
hiểu bài của các em:
Bảng 2: Mức độ hiểu bài của học sinh trong các giờ Ngữ văn c tích
hợp kiến thức lịch sử:
Tổng số học
Đối tƣợng
Hiểu chƣa
Không hiểu
sinh đƣợc Hiểu hoàn toàn
điều tra
đầy đủ
bài
khảo sát
Học sinh lớp
12A3 (năm học

30
15
12
3
2012-2013)
Tổng số

100%

50%

40%

10%

Học sinh lớp
12A4 (năm học
2013-2014)

36

23

11

2

Tổng số

100%


63.9%

30.5%

5.6%

14


5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giáo viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức, tích cực tự bồi dưỡng
chuyên môn, tìm hiểu thêm về kiến thức của các môn học khác. Ngoài việc tích
hợp kiến thức Lịch sử thì trong các giờ Ngữ văn khác, giáo viên có thể tích hợp
các kiến thức thuộc các bộ môn khoa học khác như: Địa lí, Giáo dục công dân
… sao cho phù hợp và hiệu quả.
Ngoài phương pháp dạy học tích hợp, giáo viên cần học hỏi kinh nghiệm
của đồng nghiệp, và tự tích lũy kinh nghiệm của bản thân để phối hợp tốt các
phương pháp dạy học tích cực; nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy như:
phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thuyết
trình, bình giảng …
Trong quá trình tích hợp, đối với những kiến thức lịch sử học sinh đã
được học, giáo viên nên sử dụng phương pháp phát vấn để khuyến khích tính
tích cực, chủ động của học sinh, huy động vốn kiến thức của học sinh theo
phương châm: lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học.
Khi dạy học tích hợp, dù là tích hợp kiến thức lịch sử hay tích hợp kiến
thức của các bộ môn khoa học khác, giáo viên cần chú ý đến trọng tâm kiến thức
kĩ năng của bài học, việc tích hợp chỉ nhằm làm cho bài học thêm sinh động và
bổ trợ thêm cho kiến thức văn học, chứ hoàn toàn không nhằm mục đích dạy
kiến thức lịch sử. Cách làm của giáo viên cần khéo léo, linh hoạt, tuyệt đối

không lạm dụng biến giờ giảng văn thành giờ dạy lịch sử.
Việc tích hợp kiến thức lịch sử trong các giờ giảng văn không chỉ dừng lại
ở chương trình Ngữ văn lớp 12, mà có thể áp dụng rộng rãi trong chương trình
Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 THPT, đối với cả văn học Trung đại và văn học Hiện
đại. Đồng thời với việc tích hợp kiến thức lịch sử trong giờ giảng văn, giáo viên
dạy bộ môn Lịch sử cũng có thể nâng cao hiệu quả giờ dạy Lịch sử bằng việc
tích hợp kiến thức Ngữ văn. Và việc dạy học liên môn cũng có thể thực hiện ở
các môn khoa học khác.

15


III. PHẦN KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt lõi để nâng cao
chất lượng dạy học, đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải
cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc dạy học tích hợp nhằm đổi
mới phương pháp dạy học là một công việc không dễ dàng, phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để làm tốt việc dạy học tích hợp, mỗi
người giáo viên nói chung, cũng như người giáo viên dạy văn nói riêng, cần
không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
Dạy học tích hợp đã và đang mang lại cho cả thầy và trò không gian mới
nhiều hứng thú trong lớp học. Ngày nay với sự hỗ trợ của máy tính và một số
phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức bài giảng
có nội dung tích hợp một cách sinh động, không những mang lại hứng thú và
hiểu biết cho học sinh, mà chính giáo viên trong quá trình sưu tầm tài liệu dạy
học cũng tự làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân người viết về việc nâng cao
hiệu quả một số giờ giảng văn qua việc tích hợp kiến thức lịch sử. Do điều kiện
thời gian và không gian, hơn nữa bản thân người viết là giáo viên mới chuyển
cấp, kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi có phần thiếu sót,

phiến diện; rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp, sự chỉ đạo
của lãnh đạo nhà trường để đề tài phát huy được ưu điểm, khắc phục được
những tồn tại, hạn chế.
Ngƣời viết

Đặng Thị Thùy Dƣơng

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - NXB Giáo dục
2. Sách giáo viên Ngữ văn 12 - NXB Giáo dục
3. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn - NXB Giáo dục Việt Nam
Giảng văn văn học Việt Nam - NXB Giáo dục năm 1997
4. Dạy văn, học văn - NXB Đại học sư phạm năm 2005
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Ngữ
văn lớp 12
6. Sách giáo khoa Lịch sử 10, 11, 12 - NXB Giáo dục
7. Sách giáo viên Lịch sử 10, 11, 12 - NXB Giáo dục
8. Đại cương Lịch sử Việt Nam tập III - NXB Giáo dục

17



×