Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bậc học mầm non tại trường MN vành khuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 25 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG
DẠY BẬC HỌC MẦM NON"


* PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Đất nước Việt Nam ta đang hoà nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri
thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức. Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân
lực về Công nghệ thông tin là rất quan trọng. Chính vì thế bắt đầu từ năm 2008 đến nay
bộ Giáo dục và đào tao đã và đang triển khai cuộc vận động “ ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp trường từ đai học, cao đẳng cho đến THPT, THCS,
TH và cả bậc học mầm non.
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh về cả thể chất, tinh thần và trí tuệ.
Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh mình. Nhưng cũng
chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự mình tìm hiểu vấn đề mà cần có sự
giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn. Đặc biệt hơn nữa trẻ rất thích xem phim hoạt hình, với
những hình ảnh ngộ nghĩnh, sống động, màu sắc sặc sỡ, các hình ảnh động của các nhận
vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý nhiều hơn. Trên thực tế thì hàng ngày
trẻ ở trường, ở lớp tiếp cận với cô, với bạn chiếm thời gian đa số từ 8 - 10 tiếng mỗi
ngày, nên phần lớn trẻ chịu ảnh hưởng từ cô giáo, qua các hoạt động như : hoạt động vui
chơi, hoạt động học tập, giờ ăn, giờ ngủ….. Chính vì vậy, là một cô giáo mầm non, bằng


tất cả những gì mà tôi đã được học về công nghệ thông tin tôi đã mạnh dạn đưa một số
kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về việc soạn giảng giáo án điện
tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp mình phụ trách ( lớp mầm trường mầm
non Vành Khuyện – Sơn Bình – Khánh Sơn – Khánh Hoà) nhằm trao đổi kinh nghiệm
với giáo viên trong trường nói riêng và giáo viên trong ngành nói chung.


2. Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non:
- Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, xây dựng
phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet. Một số trường
còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,...tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có
thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát
huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng
động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong
thời đại CNTT.
-Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong
việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh
kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần
mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành
một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính,


máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu
Video...vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được
chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy
-Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra
một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một
môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.

* PHẦN II: Nội dung
I/ Giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ
ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ
lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các
hoạt động cho trẻ ngày càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng
dể tiếp thu, dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức.

- Hơn thế nữa ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng rãi nên việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là việc rất cần thiết và được khuyến khích rất
nhiều.


2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
- Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục – Đào tạo, phòng đào tạo Khánh Sơn, trường
mầm non Vành Khuyên tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non
giúp trẻ được phát triển toàn diện.
- Đẩy mạnh đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy để có nhiều hình thức tổ chức cho trẻ
hoạt động.
- Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản
thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động.
* Ưu điểm:
- Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy
học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác
quan cho trẻ.

- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực,sống động,
phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã
hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
-Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua
mạng thông tin truyền thông, Internet,...Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình


ảnh, âm thanh, văn bản, phim...sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí
tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở
trẻ.
- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non.
* Khó khăn và thách thức:

- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng
CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng
đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non.

-Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên
mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các
phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể
gây ra một số tình huống bất lợi cho quá trình tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị
treo, bị virus...và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ
động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.

-Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục


mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế vì vậy vẫn chưa
phát huy được hiệu quả tối đa của nó.
-Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng
Internet chưa được các trường mầm non thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.
3. Tính cấp thiết của vấn đề:
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Mỗi trẻ em hôm nay là một chủ nhân tương lai của
đất nước. Để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ nhỏ buộc người giáo viên phải tích cực
tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhằm tạo
cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách
chủ động, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ.
Trước đây để dạy 1 hoạt động kể truyện cho trẻ, cần sử dụng tranh ảnh minh hoạ cho câu
truyện đó, nhưng không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu vẽ, tô màu, vì vậy để
chuẩn bị được một tiết dạy kể truyện là rất vất vả. Mặc dù vẽ đẹp, hình ảnh đẹp nhưng
cho trẻ quan sát tranh thì sự thu hút và hấp dẫn cháu chưa được cao . Nhưng giờ đây nhờ
có công nghệ thông tin, chỉ cần lên mạng down những hình ảnh sống động, âm thanh
thực hiện ra trước mắt trẻ, làm trẻ hứng thú hơn, hiệu quả giảng dạy sẽ đạt cao hơn.

Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: cho trẻ quan sát tranh vẽ, cô hát cho trẻ
nghe, trẻ bắt chước cô đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ làm trẻ nhàm chán nên hiệu


quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của
trẻ. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất nhanh mà những ứng dụng
của nó rộng rãi và thiết thực cho đời sống. Chính vì vậy mà sử dụng tin học vào tổ chức
các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ,
trẻ sẽ tập trung chú ý, hiệu quả của tiết học sẽ rất tốt.

Ví dụ như đối với tiết dạy kể truyện:
* Trước đây: cô giáo phải chuẩn bị tranh vẽ tranh, tô màu, có những cô giáo vẽ đẹp thì tốt
nhưng cũng có những cô giáo vẽ không được đẹp cho lắm thì rất vất vả cho các cô, khi cô
kể truyện cho trẻ nghe thì phải ngồi lật từng trang, vừa mất nhiều thời gian mà không gây
hứng thú cho trẻ.


* Bây giờ nhờ áp dụng CNTT: chỉ cần “nhấp chuột” là những hình ảnh sống động, âm
thanh thực về câu truyện cứ lần lượt xuất hiện theo nội dung câu chuyện,cô giáo cũng đỡ
vất vả hơn, chỉ cần lên mạng tải những hình ảnh, âm thanh về câu truyện, khi cô kể và kết
hợp cho trẻ xem tranh ảnh trên màn hình chiếu sẽ làm cháu hứng thú hơn, trẻ tiếp thu
nhanh hơn, hiểu nội dung câu truyện nhanh hơn.



4. Quá trình thực hiện, tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp
dạy học trong Trường mầm non Vành Khuyên:
-Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài
giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ
em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các em nhận thức về cái

đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống


cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Không những thế, năng lực và lòng yêu nghề của đội
ngũ giáo viên Trường Mầm non Vành Khuyên không ngừng được trau dồi và phát triển.
Góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ em.
-Trẻ em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ em
-Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Trường
Mầm non Vành Khuyên ngày càng được nâng cao; góp phần quan trọng trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ, xuất phát từ lòng đam mê nghề nghiệp của giáo viên với một mục tiêu
duy nhất "Tất cả vì học sinh thân yêu" và "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
II.Các biện Pháp đã tiến hành:
1. Làm quen với phần mềm Window Movie Maker:
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một công cụ soạn
giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm Window Movie
Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng không phải ai cũng chú
ý tới nó. Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào Start/ Program/Window Movie Maker, biểu
tượng là một cuộn phim. Phần mềm này cho phép các bạn làm giáo án như những đoạn
phim. Các bạn có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chữ viết vào bài giảng của mình và
làm hiệu ứng cho chúng thật sống động. Các bạn muốn tự ghi âm giọng kể truyện ngọt


ngào của mình để lồng vào đoạn phim? Thật đơn giản, các bạn chỉ cần kích vào biểu
tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi. Không những thế các bạn còn có thể dễ
dàng in sao giáo án của mình ra đĩa VCD để dạy trên tivi mà không cần phải ra hiệu
Converter đâu. Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng
đơn giản của Window Movie Maker.



2. Sử dụng phần mềm powerpoint tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung
quanh.

Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn, khó hiểu, trẻ lại rất tò mò hiếu
động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại như
vậy?... Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt,
hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sở, hình ảnh rõ nét, âm thanh “ thật” thì sẽ
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thoãi mãn được thắc mắc của mình.
Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, giáo viên
không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp.

Ví dụ: Quan sát một số con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở
nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô
sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những
hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong
muốn.
Mục đích: Giúp trẻ nắm được kiến thức: Trẻ biết tên gọi, các bộ phận, đặc trưng nơi sinh
sống, điều kiện sống của con vật.


Với những màu sắc đẹp mắt, hình ảnh rỏ nét gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ dễ nhớ lâu quên.
Trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung dữ, biết yêu thương
chăm sóc cây cối, vật nuôi.
Khi cho trẻ quan sát một số động vật sống trong rừng ( con voi, con gấu, con khỉ)
Giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống của các con vật sống trong rừng. Trẻ
biết nguồn thức ăn của chúng, tránh xa chúng, không đến quá gần.
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “ động vật sống trong rừng” coppy hình ảnh con voi, con
gấu, con khỉ
Vào phần poerpoint chon slide show tạo trang trình diễn cho từng con vật xuất hiện có
gắn tên tương ứng với con vật đó.



3. Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình:
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố được kiến
thức của MTXQ phát huy trí tưởng tượng, kỷ năng quan sát, óc thẫm mỹ. Dạy trẻ có kỷ
năng vẽ, xé dán…
Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh( vật) mẫu của cô.
Với những bức tranh cô vẽ trêm giấy, tô màu sáp ( màu nước) đã thành quen thuộc đối
với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sở như tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình


ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng
tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ con gà trống
Mục đích: Trẻ vẽ được con gà trống, biết đặc điểm đặc trưng của con gà trống. Biết
chăm sóc bảo vệ con gà trống.
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “ động vật” coppy con gà trống
Cô vẽ đầu gà, mình gà, mỏ, chân, cánh, đuôi..
Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của con gà: đầu gà, thân gà, chân gà, mỏ gà,
đuôi gà, cánh gà, mào gà…
Lồng nhạc “ con gà trống”


4. Tổ chức hoạt động âm nhạc:
Mục đích: Giáo dục âm nhạc cho trẻ nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban dầu về
âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng của âm nhạc, dạy trẻ kỷ năng lắng tai nghe, hát


đúng theo nhạc, vận động theo nhạc. Trong khi đó có nhiều bài cô hát không chuẩn nhật
là những bài cô hát cho trẻ nghe.

Trẻ rất thích nghe hát và được hát theo.
Khi sử dụng những bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe trẻ rất thích thú, hào hứng tham gia
biểu diễn để thể hiện mình như là ca sĩ.
Chuẩn bị: Lên mạng chọn những bài hát theo ý thích, tải nhạc, coppy vào đĩa CD,
USB…
Tiến hành:
Cô hát mẫu, giảng nội dung bài hát
Mở đĩa cho trẻ nghe, Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả, mở đĩa cho trẻ nghe
Kết quả:
Thu hút 100% trẻ tham gia tích cực giờ âm nhạc
97% trẻ hát thuộc những bài hát trong chương trình
95% trẻ vận động được theo nhạc

5. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán:


Hoạt động làm quen với Toán cung cấp cho trẻ kỷ năng nhận biết so sánh màu sắc, hình
dạng, kích thước, tạo nhóm các sự vật hiện tượng.

Ví dụ: Đếm từ 1 đến 5 ( ở chủ đề phương tiện giao thông)
Mục đích:
Trẻ biết đếm từ 1-5 số lượng các đối tượng: ô tô, xe đạp, xe máy, tàu lửa, thuyền buồm.
Nhận biết một số PTGT tên gọi, nơi hoạt động: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.
Chuẩn bị: Coppy những hình ảnh ôtô, xe máy, thuyền, tàu thủy. Vào slide show tạo trang
trình diễn cho các PTGT xuất hiện theo ý muốn
+ Nhận biết chữ số: tạo hiệu ứng cho chữ số và các phương tiện giao thông
+ Xuất hiện các phương tiện giao thông cho trẻ đếm
+ Xuất hiện chữ số…



III/ Kết quả thực hiện:
Với việc sử dụng phần mềm tin học kết hợp đồ dùng đồ chơi sẵn có, tự tạo của lớp, tôi đã
tổ chức cho trẻ những giờ hoạt động hấp dẫn, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ
100% trẻ tích cực tham gia hoạt động
96% trẻ đạt được mục đích, yêu cầu của tiết dạy


Tóm lại: Có rất nhiều hình thức để tạo ra các giờ hoạt động hấp dẫn cho trẻ và việc sử
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ mầm non là rất bổ ích đem lại hiệu quả
cao.

IV/ Bài học kinh nghiệm:
- Thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non được
tiếp cận với công nghệ thông tin hiện nay là một vấn đề quan trọng và cần thiết .Do đó
các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi tôi
cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều hơn nữa để ứng dụng được nhiều phần mềm tin
học khác vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, bạn hãy chú ý, đừng nên quá lạm dụng vì nếu
không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn phông chữ, màu
chữ, hiệu ứng hình ảnh...bạn nên chọn màu chữ và màu nền không quá tương phản, hiệu
ứng hình ảnh không quá rối nếu không học sinh của bạn sẽ nhức mắt và không thể chú ý
vào bài giảng được gây tác dụng ngược.
- Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa
chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm
cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. Quan trọng là bạn hãy tự tin.


- Các bạn hãy thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về
CNTT. Một số trang web hỗ trợ đắc lực cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế các
bài giảng điện tử là www.giaoan.violet.vn;


www.bachkim.vn; www.giaoviet.net;

www.dayhocintel.org, www.mammon.edu.vn . Một số trang Web cho phép bạn tìm kiếm
nguồn

tài

nguyên

khổng

lồ

để

khai

thác

như

www.Google.com.vn

,

www.download.com.vn ...Bạn có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,...thậm chí
cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án điện tử của bạn.
-Các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu,
bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Nhà

trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên
trên internet.
-Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí giáo dục
đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện các bài giảng
điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội để học hỏi và tham khảo.

* PHẦN III: Kiến nghị
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển về công nghệ thông tin ở tất cả các
ngành,các nghề và công tác giáo dục cũng đang được đặt lên hàng đầu để đào tạo ra


những con người mới.Chính vì vậy tôi mong được sự quan tâm của các cấp, các ngành,
tạo điều kiện về cơ sở vật chất kinh phí để nhà trường được mua sắm thêm những đồ
dùng đồ chơi cần thiết cho trẻ để trẻ được học trong môi trường tốt nhất.
Hiện nay tất cả các trường mầm non trên địa bàn huyện Khánh Sơn đều đã thực hiện kinh
phí tự chủ, trong đó có trường mầm non Vành Khuyên nơi mà Tôi đang công tác hiện giờ
thì máy chiếu chưa có, mỗi lần muốn lên tiết dạy phải đi mượn ở UBND xã, rất khó khăn
cho các cô giáo khi mà muốn đưa CNTT vào công tác giảng dạy ở trường.
Tôi kính mong Phòng Giáo dục, sở GD tham mưu với lãnh đạo Tỉnh cho nhà trường
được tự mua sắm đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cần thiết như: máy chiếu, máy
tính… để đưa CNTT trong giảng dạy phục vụ tốt nhất cho thế hệ trẻ tương lai của đất
nước.
Mong Ban Lãnh đạo Phòng giáo dục và nhà trường tạo điều kiện nhiều hơn nữa như: Tổ
chức các lớp chuyên đề sử dụng bằng giáo án điện tử để giáo viên có cơ hội được học
tập,trau đổi kinh nghiệm.Cho giáo viên đi tham quan, dự giờ học tập các các tiết dạy mẫu
của trường bạn trong Huyện, Tỉnh.

*.LỜI KẾT:



Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói
riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó
không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào
tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ
giáo viên mầm non. Bên cạnh đó mong các cấp ngành, trường học cần quan tâm đến cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để giúp họ có thể yên tâm
phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu , nhiệm vụ của
việc "ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học." ở ngành giáo dục nói chung
và ngành học mầm non nói riêng trong xu thế hiện nay.

Sơn Bình, ngày 23/03/2012
Xác nhận của nhà trường

Người viết

Lê Thị Hải


×