Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
sinh học “
A. Đặt vấn đề:
Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ đặc biệt là
công nghệ thông tin. Để một tiết dạy thành công và thu húc sự chú ý của các em học
sinh cần phải có các hình ảnh sống động mô tả thí nghiệm, việc làm bằng tay thì rất khó
khăn nhưng nếu biết ứng dụng công nghệ thông tin( phần mền MS powerpoint, đầu
DVD ) vào việc giảng dạy thì rất dễ dàng.
Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT, SGK
phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ:
"Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho
giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên
cơ thể”.
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng
cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
Nhất là ở Trung Tâm GDTX Trần Văn Thời đối tượng học sinh đa số là yếu kém
nên để dạy một tiết học thành công lại càng khó, vì vậy cần tạo ra cho các em sụ thích
thú học tập để làm được điều đó thì phải áp dụng công nghệ thông tin.
Vì thế, trong quá trình thực hiện giảng dạy các bài dạy ở chương này, giáo viên
thường gặp phải một số khó khăn liên quan đến đồ dùng dạy học. Bài 23 "Hướng động"
sinh học 11 là một trong số những bài đó.
Làm thế nào để trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy, trên không
chỉ một nhóm đối tượng HS, mọi GV có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây
dựng, hình thành các kiến thức mới, không những thế còn phải khắc sâu, mở rộng kiến
thức mới cho HS, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích các sự vật,
hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hoàn thành tốt mọi bài tập có liên quan,
giúp HS có thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày một yêu thích môn sinh
học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng hiệu
quả giờ lên lớp.
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 1
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Để góp phần khắc phục được các khó khăn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy sinh học bài 23 "Hướng động" nhằm mục đích nâng
cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp”. Nhờ chiếu các hình trong sách giáo khoa lên
ngoài việc gây sự chú ý cho các em còn khắc phục được thói lười đọc sách của các em.
B .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận:
- Hầu như giáo viên nào cũng thấy việc đổi mới phương pháp dạy và học là cần thiết
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều mấu chốt của việc đổi mới
phương pháp chính là giúp cho học viên biết cách học sáng tạo để chủ động hơn và hào
hứng hơn trong quá trình học tập, tập dần với thói quen tự mình tìm hiểu và khám phá
những tri thức mới.
- Để áp dụng đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên
cần phải:
1. Đặt mình vào vị trí của học viên, điều quen thuộc của thầy giáo có thể là điều
rất mới của học viên.
2. Cố gắng tạo ra tình huống có vấn đề, làm xuất hiện ở học viên nhu cầu nghiên
cứu kiến thức mới.
3. Đừng dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều, chọn hệ thống kiến thức
hợp lý để tham gia lôi cuốn học viên vào bài học.
4. Đừng bỏ qua mà hãy khai thác ngay câu trả lời của học viên. Khuyến khích các
câu trả lời tốt.
5. Tăng cường những câu hỏi mà học viên phải phán đoán, lựa chọn. Nếu có thể,
hướng dẫn học viên cùng tranh luận mà giáo viên là trọng tài.
6. Nên vừa giảng vừa luyện. Vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững
kiến thức.
II/ Cơ sở thực tiễn
*/ Thực trạng của học viên hiện nay:
Đa số hoc sinh ở TTGDTX có các đặc điểm sau:
- Một số học sinh chưa thật sự chú trọng trong việc học tập của mình
- Trình độ nhận thức của học sinh trong một khối- lớp không đồng đều.
- Một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Các học viên yếu kém từ các trường THPT chuyển qua.
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 2
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Nhất là đối với môn sinh học : lý thuyết nhiều, khái niệm trừu tượng nhiều để đối
tượng học sinh ở đây nắm bắt là rất khó, để học sinh chú ý học thì cần làm một cái gì đó
mới mẻ, gây sự hứng thú học tập của học sinh , áp dụng công nghệ thông tin là một trong
các cách tạo ra sự mới mẻ đó.
III/ Biện pháp thực hiện
III.1. Mục đích, yêu cầu giảng dạy của bài :
Qua bài này học sinh phải:
Phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động.
Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động.
Trình bày được vai trò hướng động đối với đời sống của cây.
III.2. Đồ dùng dạy học :
Máy vi tính có cài đặt sẵn giáo trình điện tử do tác giả thiết kế.
Máy chiếu, bảng chiếu.
III.3. Minh họa cụ thể: Bài 23 HƯỚNG ĐỘNG (sinh học 11)
Trước khi học sinh học đến bài này, các em đã được học bài 22: “Ôn tập chương I”
Vì thế trước khi vào nội dung bài mới, GV bỏ qua kiểm tra bài cũ.
I. KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG:
Đây là một bài có kiến thức rất mới và trừu tượng. Để học sinh hiêu rõ khái niệm
thế nào là hướng động là rất khó, nhưng khi ta chiếu hình động một cây non khi bị
chiếu sáng từ một hướng thì thân cây non hướng về phía được chiếu sáng ( hướng mặt
trời ).
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 3
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Sau đó chúng ta đặt vấn đề tại sao có hiện tượng đó, hoc sinh nghiên cứu SGK và
trả lời hiện tượng đó là hướng động của thực vật. Giáo viên giải thích thêm và hình
thành kiến thức khái niệm cho học sinh.
GV: tiếp tục mô ta kinh nghiệm hình 23.1 SGK trang 97 bằng cách chiếu thí nghiệm
lên cho học sinh quan sát.
GV: Quan sát hình và nhận xét về sự sinh trưởng của thân cây non ở các điều kiện
chiếu sáng khác nhau ?
HS: Quan sát thí nghiệm trả lời.
Kết luận: Ở điều kiện chiếu sáng khác nhau cây non sinh trưởng rất khác nhau.
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 4
A: Cây được chiếu sáng 1
phía
B: Cây mọc trong tối
C: Cây được chiếu sáng
từ mọi phía
A B C
Ánh
sáng
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
* Có hai loại hướng động chính:
- Hướng động dương (sinh trưởng hướng đến nguồn kích thích): xảy ra khi các tế
bào ở phía không được khích thích sinh trưởng nhanh hơn so với tế bào phía được kích
thích.
- Hướng động âm (sinh trưởng hướng tránh xa nguồn kích thích): xảy ra ngược lại
với hướng động dương.
II- CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG
ĐỜI SỐNG THỰC VẬT
Để học sinh dễ so sánh các kiểu hướng động với nhau nên tối ghép phần III vào II
Học sinh nghiên cứu SGK biết có 5 kiểu hướng động .
Sau đó chúng ta đi cụ thể từng kiểu:
1- Hướng sáng:
GV: Chiếu thí nghiệm lên cho học sinh quan sát và đăt câu hỏi tại sao thân cây non
uống công về phía được chiếu sáng.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Bổ sung và hình thành kiến thức cho học sinh:
- Khái niệm: Phản ứng của cây đối với ánh sáng gọi là hướng sáng. Thân, cành
hướng sáng dương còn rễ hướng sáng âm.
- Tác nhân: ánh sáng.
- Vai trò: Tìm nguồn sáng để quang hợp.
2- Hướng trọng lực:
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 5
Ánh
sáng
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
GV: Chiếu thí nghiệm lên cho học sinh quan sát giáo viên mô tả thí nghiệm và đặt
câu hỏi: -Vì sao thân và rễ cây trên hình 23.3a và 23.3c sinh trưởng theo hướng nằm
ngang?
- Phản ứng của thân và rễ cây đối với trọng lực ( hình 23.3b) có gì khác nhau?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Bổ sung và hình thành kiến thức cho học sinh:
- Khái niệm: Phản ứng của cây đối với trọng lực gọi là hướng trọng lực. Rễ hướng
trọng lực dương còn thân hướng trong lục âm.
- Tác nhân: Trọng lực.
- Vai trò: Đảm bảo sự phát triển của bộ rễ.
3- Hướng hóa:
GV: Chiếu thí nghiệm lên cho học sinh quan sát và mô tả thí nghiệm và đặt câu
hỏi: tại sao rễ cây sinh trưởng theo hướng có phân bón và tranh xa hướng có chất độc.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Bổ sung và hình thành kiến thức cho học sinh:
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 6
T
h
â
n
Rễ
a
.
c
.
b
.
d
.
Chất độcPhân bón
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
- Khái niệm: Phản ứng của cây đối với các hợp chất hóa học gọi là hướng hóa. Đối
với chất dinh dưỡng thì rễ hướng hóa dương còn đối với chất độc hại thì rễ hướng hóa
âm.
- Tác nhân: Các hóa chất.
- Vai trò: Thực hiện trao đổi muối khoáng.
4- Hướng nước:
GV: Chiếu thí nghiệm lên cho học sinh quan sát và mô tả thí nghiệm và đặt câu
hỏi: tại sao rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Bổ sung và hình thành kiến thức cho học sinh:
- Khái niệm: Phản ứng của cây đối với nước gọi là hướng nước. Rễ sinh trưởng
mạnh về phía có nguồn nước.
- Tác nhân: nước.
- Vai trò: Thực hiện trao đổi nước
5- Hướng tiếp xúc:
GV: Chiếu thí nghiệm lên cho học sinh quan sát và mô tả thí nghiệm và đặt câu
hỏi: tại sao phía khhong bị tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn phía tiếp xúc.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Bổ sung và hình thành kiến thức cho học sinh:
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 7
Nước
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
- Khái niệm: Phản ứng của cây đối với sự tiếp xúc gọi là hướng tiếp xúc. Các tế bào
phía không tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn phía tiếp xúc.
- Tác nhân: Tiếp xúc
- Vai trò: Cây vươn lên theo hướng.
GV:Qua các vai trò của tùng kiểu hướng động vậy hướng động có vai trò chung gì?
HS: trả lời.
GV: Bổ sung:
Hướng động giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và
phát triển.
*Củng cố:
Chúng ta có thể chiếu phiếu học tập lên bảng để củng cố:
Kiểu hướng
động
Khái niệm Tác nhân Vai trò
Hướng sáng
Hướng trọng
lực
Hướng hoá
Hướng nước
Hướng tiếp xúc
HS: Dựa vào kiến thức mới học có thể hoàn thành phiếu học tập.
Ngoài ra chúng ta có thể soạn một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố:
Câu 1: Vào rừng nhiệt đới ta thường găp nhiều dây leo quán quanh những cây gỗ
lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của :
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 8
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
A, hướng sáng
B, hướng tiếp xúc
C, hướng trọng lực
D, cả 3 loại hướng trên.
Câu 2: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
a/ Mọc vống lên và có màu vàng úa.
b/ Mọc bình thường và có màu xanh.
c/ Mọc vống lên và có màu xanh.
d/ Mọc bình thường và có màu vàng úa.
…
III. Kết luận:
III.1 Kết quả đạt được:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy :
Trước đây, cùng với những lí do về nhận thức là đồ dùng dạy học không được trang
bị đầy đủ, không được hiện đại, tối ưu hoá.
Và vì thế, với những bài giảng có nội dung kiến thức khá dài và rất trừu tượng như
bài: “Hướng động”, để triển khai đầy đủ các mục, nhất là để khai thác kỹ các phần trọng
tâm, các giáo viên thường rất khó thực hiện được trong một đơn vị thời gian chỉ là một
tiết.
Phương pháp dạy học thường được các giáo viên áp dụng cho các bài có nội dung
kiến thức dài và khó, lại trừu tượng như bài “Hướng động” này chủ yếu là theo phương
pháp cũ: truyền thụ kiến thức theo một chiều. Học sinh vì thế thường không có hứng
thú học tập, tỉ lệ học sinh nắm được bài mới rất thấp.
Hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các bài giảng, các giáo viên
dễ dàng hơn rất nhiều khi đổi mới các phương pháp dạy học.
Bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề: mô tả thí nghiệm, kết hợp sơ đồ, mô hình
hoá, sử dụng phiếu học tập cùng với việc ứng dụng trình duyệt Power Point, Get Quick
Time Pro, Paint vào thiết kế bài: “Hướng động” (cũng như một số bài học khác phần
cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền), tôi đã thu được một số kết quả nhất
định như:
- Học sinh hiểu rõ nội dung bài mới ( kiểm tra bằng test) và làm được tất cả các bài
tập có liên quan.
- Các em hứng thú, say mê và bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức bài học. Từ
chỗ nhiều em rất ghét học môn Sinh nay đã trở thành những học sinh rất ham mê học
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 9
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012
Sinh, các em hào hứng tham gia mọi tiết học, bài học và vì thế hiệu quả giờ giảng
không ngừng được nâng lên.
- Các giờ dạy của tôi theo phương pháp này đã được các đồng nghiệp dự giờ đánh
giá cao.
2/ Những kết luận và ứng dụng
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng
cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đề tài này của tôi cũng là phù
hợp với xu thế đó.
Với những hình ảnh trực quan sinh động mà chính xác, ứng dụng CNTT vào dạy
học đã làm cho giờ học trở nên cực kỳ hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều. Do phải trình
bày trên Word nên không thể hiện được hết hình động rất trực quan và sinh động ở bài
hướng động này nếu trình bày trên Power point thì rất sinh động
Không những thế, nhờ phần lớn các kiến thức khó và trừu tượng đã được chúng ta
mô hình động hóa hết trên bảng (màn hình) nên chúng ta có thể tiết kiệm được tối đa
thời gian thuyết trình không cần thiết để tập trung vào khai thác, mở rộng, đào sâu các
kiến thức trọng tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề - nhằm phát huy được tối đa tính
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em.
Đề tài của tôi trên đây có thể còn chưa hoàn thiện do còn hạn chế về trình độ kiến
thức và kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí
báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi
xin chân thành cảm ơn./
Ý kiến xác nhận Ngày 10 tháng 04 năm 2012
Của thủ trưởng đơn vị Người báo cáo
Trần Duy Linh
Trần Duy Linh – TTGDTX Trần Văn Thời Trang: 10