Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN môn ngữ văn THPT thực hiện các thao tác trong hoạt động đọc hiểu của tiết đọc văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.64 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
" THỰC HIỆN CÁC THAO TÁC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỌCHIỂU CỦA TIẾT ĐỌC VĂN"

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

1


Sáng kiến kinh nghiệm

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử nhà trường đã tồn tại sai lầm khá lâu là coi học sinh (HS) chủ yếu
như một khách thể, một đối tượng thụ động chịu tác động của giáo viên (GV). Nhưng
trước sự phát triển của xã hội, thời đại, của các khoa học liên ngành và chuyên ngành,
vai trò chủ thể và hoạt động tích cực sáng tạo của HS trong quá trình dạy học đã được
đặc biệt chú ý. Hiện nay, vấn đề phát triển chủ thể HS đang bùng lên với một sức
mạnh mới, trở thành xu thế phổ biến, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
phương pháp, nhà sư phạm học.
Đề cao vai trò chủ thể HS trong quá trình giảng dạy và học tập văn hoá nói chung,
văn học nói riêng chính là tìm một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy
học. Phương hướng đó không những phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiện
nay mà còn là vấn đề quan điểm nhân văn và nhận thức khoa học (xây dựng những
con người mới tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vào năng lực của mình). Chính từ
luận điểm này, theo hướng dẫn của Chương trình ngữ văn trung học phổ thông, Đọc hiểu văn bản đang được xem là khâu trung tâm của quá trình dạy học văn, và đổi mới
phương pháp dạy học Đọc - hiểu văn bản văn học là khâu trung tâm của đổi mới
phương pháp dạy học văn trong nhà trường.
CƠ SỞ LÝ LUẬN



Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

2


Sáng kiến kinh nghiệm

TS. Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng: “ Mối quan hệ giữa văn bản - bạn đọc học sinh thực chất là mối quan hệ giữa sự tác động của văn bản đến sự tiếp nhận của
bạn đọc”, từ đó xác định GV là “chủ thể tác động và định hướng quá trình tiếp nhận
những tác động thẩm mĩ của một văn bản văn học cho HS”. “Hoạt động định hướng
của GV, theo tác giả là hoạt động hai chiều: định hướng dạy và định hướng học. Định
hướng dạy để dẫn dắt, khêu gợi, định hướng những rung động thẩm mĩ của HS nhằm
giúp các em tiếp nhận các tác động cụ thể của một văn bản văn học, uốn nắn những sự
hiểu sai, hiểu lệch lạc, phát triển và nâng cao năng lực tiếp nhận của HS. Định hướng
học nhằm hoàn thành tốt ba nhiệm vụ: giáo dục, giáo dưỡng, và phát triển”.
Như vậy, đọc một tác phẩm (TP) văn học, dù ở mức độ nào thì cuối cùng vẫn phải đi
đến mục đích chung là hiểu văn. Khái niệm “hiểu” ở đây không chỉ là nhận ra kí hiệu
và nghĩa của kí hiệu mà còn phán đoán ra ý muốn biểu đạt của tác giả, tức là đồng cảm
và nắm được những thông điệp nghệ thuật mà nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm tới
người đọc. Có những lúc nhận ra nghĩa của kí hiệu và hiểu ý muốn biểu đạt không
khó, nhưng trong nhiều trường hợp, để hiểu đúng văn thật không đơn giản chút nào.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đối với mỗi GV dạy văn, nếu có ý thức nghề nghiệp, sẽ thấy day dứt về tình trạng
dạy văn trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là những năm gần đây. Thực trạng HS

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

3



Sáng kiến kinh nghiệm

không học văn, chất lượng môn văn ở trường phổ thông sút kém là bởi nhiều nguyên
nhân, trong đó không thể không nói đến phương pháp dạy học. Một thực tế là lâu nay
chúng ta vẫn quan niệm dạy văn là mô hình “dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm”.
Giờ học văn chủ yếu là giờ thầy giảng, trò nghe, trò ghi chép, học thuộc một cách thụ
động. Theo đó, dạy văn là truyền đạt những điều thầy hiểu về văn cho học trò, ít quan
tâm hình thành kỹ năng đọc cho HS, phát huy suy nghĩ của HS. Đã đến lúc ta phải đổi
thay quan niệm dạy học văn, đổi thay mô hình và phương pháp dạy học văn. Dạy văn
hôm nay là dạy HS Đọc - hiểu văn bản. HS là người chủ động kiến tạo kiến thức văn
học trong giờ học dưới sự tác động của thầy. GS. Trần Đình Sử qua bài viết “Đọc hiểu
văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đã nhấn
mạnh: “…môn văn trong nhà trường là môn đọc văn. Dạy văn là dạy cho HS năng lực
đọc, kỹ năng đọc để HS có thể đọc - hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại”. Dạy đọc văn
theo tác giả, “tức là dạy cho học sinh một hoạt động phải làm việc với từng con chữ,
với câu văn, với dấu phẩy, dấu chấm của văn bản để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó”.
Đọc - hiểu văn bản là quá trình đối thoại giữa học sinh, thầy giáo với văn bản. Đó là
cuộc đối thoại vượt thời gian, vượt không gian, vượt chênh lệch lứa tuổi để đến với cái
thật, cái đẹp, cái thiện. Muốn dạy học văn theo phương pháp mới cần phải xây dựng
hệ thống kỹ năng đọc - hiểu văn bản một cách khoa học. Công việc đó đòi hỏi vừa tìm
tòi cái mới , vừa kế thừa mọi yếu tố tích cực trong quá trình dạy học văn truyền thống.
Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

4


Sáng kiến kinh nghiệm

Đó là công việc lâu dài và của đông đảo các nhà giáo dục, chứ không một cá nhân nào

có thể đảm đương được. Tuy vậy, sau hai năm thực hiện hướng dẫn của Chương trình
ngữ văn trung học phổ thông về việc đổi mới phương pháp dạy học văn, tôi xin mạnh
dạn đề xuất các thao tác cơ bản trong hoạt động Đọc - hiểu văn bản của tiết học
Đọc văn (một hoạt động trọng tâm của giờ học) để góp phần nâng cao hiệu quả của
việc dạy và học môn văn.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1/ Tổ chức học sinh tự đọc - hiểu ở nhà
- Tổ chức cho HS tự đọc - hiểu ở nhà là “tạo tiền đề cho việc cảm thụ ở trên lớp”, góp
phần hình thành những cảm xúc, ấn tượng của HS trong bước Đọc - hiểu văn bản trên
lớp ; tự đọc ở nhà là bước “ tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp được sâu sắc hơn”. Trong
giờ lên lớp, trên cơ sở những ấn tượng, cảm xúc hình thành được trong quá trình tự đọc ở
nhà của HS, GV “khơi sâu phát triển những ấn tượng đúng đắn và loại trừ đi những cảm
xúc và suy nghĩ ban đầu còn chủ quan lệch lạc về TP, về tác giả hay về một nhân vật, một
chi tiết trong TP”.
- Hoạt động tự đọc ở nhà của HS bao gồm nhiều nội dung hết sức phong phú, đa
Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

5


Sáng kiến kinh nghiệm

dạng đòi hỏi phải có sự định hướng của GV. Ngoài hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong
SGK, GV cần phải xây dựng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn việc tự đọc hiểu ở nhà cho
HS. Hệ thống câu hỏi này vừa khêu gợi hứng thú, say mê, thích thú, hấp dẫn HS vừa phải
hướng dẫn HS đi vào những vấn đề trung tâm, then chốt của TP, vừa có tác dụng chuẩn
bị cho hoạt động phân tích, khám phá TP của GV và HS trên lớp.
Ví dụ (giáo án trích ngang): Ở bài học Tam đại con gà, ngoài những câu hỏi đọc hiểu

trong sách giáo khoa, GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu bài học qua các câu hỏi sau:
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Thầy giáo đặt các câu HS đào sâu suy nghĩ
hỏi:

để trả lời các câu hỏi

- Khái niệm truyện trong quá trình đọc - Truyện cười là những tác
cười.

hiểu ở nhà, nhằm:

phẩm tự sự dân gian ngắn,

- Hiểu được đặc điểm có kết cấu chặt chẽ, kết thúc
của văn bản Tam đại bất ngờ, kể về những sự việc
con gà, hiểu được ý xấu, trái tự nhiên trong cuộc
nghĩa sâu xa của vấn sống, có tác dụng gây cười,
đề qua văn bản…

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

nhằm mục đích giải trí, phê

6



Sáng kiến kinh nghiệm

- Chuẩn bị tâm thế để phán.
tiếp nhận bài ở lớp tốt - Cái đáng cười có thể là
- Những điều kiện tạo

hơn.

một thói xấu (thói keo kiệt,

ra tiếng cười trong

thói khoe của, dốt nát…),

truyện cười là gì?

nhưng chưa đủ, cần phải tạo
ra hoàn cảnh thích hợp để
hiện tượng mang sẵn cái
đáng cười có điều kiện tự
bộc lộ

và bị phát hiện.

Trong Tam đại con gà đặt
thầy đồ dốt vào hoàn cảnh:
chữ kê trong sách Tam thiên
tự (là sách dạy cho trẻ vỡ

lòng) mà cũng không biết,
để đến nỗi phải bịa đặt linh
tinh.
- Dựa vào mục đích gây
- Phân loại truyện

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

cười, ý nghĩa giáo dục của

7


Sáng kiến kinh nghiệm

cười?

truyện cười, ta có thể chia
truyện cười dân gian Việt
Nam ra làm hai loại:
+ Truyện khôi hài: kể về
những cái đáng cười do
những sai lầm, hớ hênh,
đãng trí hoặc khuyết tật nào
đó của con người, chủ yếu
nhằm mua vui, giải trí.
+ Truyện trào phúng: kể về
thói hư tật xấu của con
người, ngược lại điểm đạo
đức truyền thống của nhân

dân.

2/ Tổ chức HS đọc - hiểu trên lớp
Tổ chức Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trên lớp nhằm giúp HS có thể cắt nghĩa, lí
giải ý nghĩa khách quan của tác phẩm, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật, nắm bắt được
Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

8


Sáng kiến kinh nghiệm

thông điệp thẩm mĩ trong tác phẩm. Đồng thời khơi gợi bộc lộ những tiếp nhận chủ quan
của cá nhân HS đối với vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm.
a) Đọc diễn cảm
Khi hướng dẫn HS nắm bắt giọng điệu và đọc diễn cảm, GV cần chú ý một số yêu cầu
sau:
- Đảm bảo độ chính xác trong việc nắm bắt giọng điệu và thể hiện bằng giọng đọc
tương ứng. Tránh tình trạng nắm không đúng giọng điệu của bài văn dẫn đến hiểu
không đúng thái độ, tình cảm, tư tưởng của nhà văn.
- Chú ý điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những lỗi về ngữ âm, chính tả cho HS trong
quá trình HS đọc diễn cảm.
- Có thể sử dụng những phương tiện kĩ thuật cần thiết để hướng dẫn HS đọc diễn
cảm như: nghe nghệ sĩ ngâm thơ, đọc văn qua máy ghi âm…
b) Đọc - hiểu ngôn từ văn bản
So với việc đọc và tìm hiểu chú thích văn bản, việc đọc - hiểu ngôn từ văn bản có yêu
cầu cao hơn. Ở đây chúng ta không chỉ tìm hiểu nghĩa của từng từ riêng lẻ mà phải hiểu
được cách diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt văn bản, đặc biệt phải phát hiện ra

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn


9


Sáng kiến kinh nghiệm

mạch ngầm văn bản để hiểu được những nét đặc sắc, khác thường, thú vị trong nghệ thuật
sử dụng ngôn từ của tác giả.
Ví dụ (giáo án trích ngang): Bài học Chiến thắng Mtao-Mxây

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Thầy giáo cho HS HS theo dõi.

Hơ Nhị ném trầu cho Mtao-

đọc đoạn: “Đến lúc

Mxây chứ không phải cho Đăm

này Mtao – Mxây

Săn. Đăm Săn chỉ là người đớp

bảo Hơ Nhị quăng


được miếng trầu đó. Vì vậy,

cho hắn một miếng

không nên hiểu như thế. Cách

trầu.

Đăm

hiểu này xa rời văn bản và dễ

Săn đã đớp được

dẫn đến ngộ nhận: Hơ Nhị cũng

miếng trầu. Chàng

tích cực góp phần làm nên

nhai trầu, sức mạnh

chiến thắng của Đăm Săn.

Nhưng

chàng tăng lên gấp

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn


10


Sáng kiến kinh nghiệm

bội” (tr.32)
Có thể hiểu: “Đây là
phần thưởng của tình HS thảo luận và cử
yêu mà Hơ Nhị tặng đại diện trả lời câu
chàng. Do đó khi hỏi.
nhai trầu, sức mạnh
của Đăm Săn tăng
lên, ý chí chiến đấu
trở nên quyết liệt
hơn” được không?






c) Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật
Theo lí thuyết tiếp nhận văn học, đọc là một hoạt động sáng tạo nhưng không phải là
một hoạt động hoàn toàn tự do. Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

11



Sáng kiến kinh nghiệm

với các mã ngôn từ, mã nghệ thuật. Có những khi, việc đọc - hiểu một hình tượng nghệ
thuật tưởng đơn giản nhưng lại rất phức tạp.
Ví dụ (giáo án trích ngang): Bài học Tấm Cám
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

Em hãy phát biểu cảm HS thảo luận và phát Trong truyện cổ tích thần kỳ
nhận của mình về hình biểu ý kiến.

nói chung, mô típ nhân vật

tượng quả thị mà Tấm

giấu mình trong vật thiêng

hoá thân.

vốn là chi tiết quen thuộc và
mang tính thẩm mĩ cao.
Trong truyện Tấm Cám, quả
thị thể hiện vẻ đẹp bình dị,
không cao sang quyền quý
nhưng cũng không nhếch
nhác, thể hiện bước phát
triển về nhận thức của nhân

vật (biết im lặng một cách
cần thiết) chứ không hót

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

12


Sáng kiến kinh nghiệm

vang như chim vàng anh,
không kẽo kẹt như chiếc
võng hoặc lách cách như
khung cửi.




d) Đọc - hiểu tư tưởng tình cảm tác giả
Theo Tiến sĩ, giảng viên Trần Thanh Bình: “Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nhằm thể
hiện tư tưởng tình cảm trong tác phẩm. Tư tưởng tình cảm là linh hồn của tác phẩm”. Vì
vậy, Đọc - hiểu văn bản văn học là phải phát hiện được linh hồn đó. Tuy nhiên tình cảm
thường không được tác giả bộc lộ trực tiếp mà được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời.
Việc Đọc - hiểu tư tưởng tình cảm tác giả đòi hỏi phải có năng lực tổng hợp, khái quát
cao. Để phát hiện đúng tư tưởng tình cảm tác giả , người đọc một mặt phải kết hợp ngôn
từ và phương thức thể hiện hình tượng, mặt khác phải từ những phán đoán về các mối
quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện, chi tiết…trong tác phẩm.
Ví dụ (giáo án trích ngang): Bài học Tấm Cám

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn


13


Sáng kiến kinh nghiệm

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung

- Trong truyện cổ tích HS thảo luận theo - Quan niệm của nhân dân ta
Tấm Cám, việc Tấm nhóm, cử đại diện về hạnh phúc: hạnh phúc
chết đi sống lại nhiều trình bày.

không tồn tại ở đâu xa xôi,

lần, cuối cúng đã tìm

trừu tượng mà tồn tại ở ngay

được hạnh phúc mà

trong cuộc đời trên cõi trần

không phải đợi đến

thế.


kiếp sau như quan
niệm về kiếp luân hồi
của nhà Phật cho thấy
quan niệm của nhân
dân ta về hạnh phúc
- Chi tiết Bụt chỉ hiện lên

như thế nào?
- Xây dựng hình tượng
Bụt chỉ hiện lên giúp
Tấm khi Tấm còn là

giúp Tấm khi Tấm còn là
HS thảo luận theo
nhóm đôi và trả lời
câu hỏi.

một cô bé yếu đuối,
nhân dân ta muốn gửi

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

một cô bé yếu đuối, ngây
thơ cho thấy chính sức sống
mãnh liệt

của con người,

của cái thiện mới là nguyên


14


Sáng kiến kinh nghiệm

vào tác phẩm thông

nhân quan trọng nhất tạo nên

điệp gì?

chiến thắng cuối cùng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau nhiều năm học thực hiện phương pháp đổi mới việc dạy học môn văn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, tham khảo các tài liệu về phương
pháp Đọc - hiểu văn bản của các nhà sư phạm, tôi đã chú ý nhấn mạnh các thao tác trong
hoạt động Đọc - hiểu văn bản của tiết Đọc văn (xin được lặp lại, đây chỉ là các thao tác
cơ bản của một hoạt động trong tiết học Đọc văn).
- Với các thao tác này, học sinh đã hiểu sâu về tác phẩm, nắm bắt được những tín hiệu,
thông điệp mà tác giả gửi vào tác phẩm một cách đầy đủ và chính xác hơn, từ đó mà hình
thành và duy trì những ấn tượng nghệ thuật, những rung động mạnh mẽ về tác phẩm
trong HS để HS tiếp tục đi sâu vào những khám phá mới.
- Từ kiến thức về văn bản nói riêng và sự tích hợp về kiến thức giữa các phân môn Văn Tiếng Việt - Làm văn nói chung, qua các thao tác của hoạt động Đọc - hiểu văn bản nói
trên, HS sẽ vững vàng và thực hiện tốt các câu hỏi trong đề bài kiểm tra.

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

15



Sáng kiến kinh nghiệm

- Sau nhiều năm ứng dụng các thao tác cơ bản trong hoạt động Đọc - hiểu văn bản
của tiết Đọc văn, kết quả về bộ môn văn ở các lớp mà tôi đã dạy đạt được kết quả khá
cao. Trong các học kỳ, đã có nhiều lớp đạt tỷ lệ cao nhất khối

KẾT LUẬN

Đọc - hiểu văn bản là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy học Văn đổi mới, bởi
vì nội dung trọng tâm của phần Văn trong bài học Ngữ văn là “Đọc - hiểu văn bản”.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy
học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp
HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự
học… Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy, trong đó đổi mới dạy học Văn
thông qua hoạt động Đọc - hiểu văn bản là một biểu hiện cụ thể và trực tiếp.
Hy vọng những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn sẽ tiếp tục thu hút sự quan
tâm, chú ý của các thầy cô giáo.

ĐỀ NGHỊ

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

16


Sáng kiến kinh nghiệm

- Đọc - hiểu văn bản là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc, có nghiền ngẫm, cảm

xúc, tưởng tượng và liên tưởng. Bản chất Đọc - hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh
văn bản bằng nhiều biện pháp và hình thức dạy học văn. Như vậy cần hiểu được Đọc hiểu văn bản có nội hàm phong phú hơn, sâu sắc hơn các khái niệm giảng văn, phân tích
văn học lâu nay quen dùng.
- Để phát huy cá tính sáng tạo của HS trong hoạt động Đọc - hiểu văn bản, thầy giáo phải
coi trọng cách cảm thụ, thể nghiệm, lí giải chủ quan của HS, từ đó mà nâng trình độ của
HS lên trình độ khoa học. Khích lệ HS nêu thắc mắc, nêu cách hiểu khác,…để tạo hứng
thú trong giờ học. Muốn vậy HS phải chuẩn bị bước Đọc - hiểu ở nhà thật kỹ và GV cũng
phải phát huy cá tính của riêng mình trong giờ dạy.
- Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động
dạy với hoạt động học sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình dạy học.
- Nâng cao tính khoa học, đối thoại, tư duy, tưởng tượng đều phải dựa vào thực tế văn
bản, không suy diễn tuỳ tiện. Đối thoại từ các vấn đề của văn bản, tạo nên cuộc trò
chuyện thú vị giữa thầy và trò. Sự Đọc - hiểu thông qua quá trình đối thoại mà được thực
hiện. Đọc phải chuẩn xác, đúng đắn: đọc đúng chữ, đúng âm; hiểu đúng từ ngữ, nắm
đúng đại ý. Suy nghĩ về văn bản không thoát ly ngôn từ. Đồng thời phải biết đọc sáng

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

17


Sáng kiến kinh nghiệm

tạo: HS chủ động, tự mình cảm thụ được ý nghĩa của hình tượng, cảm nhận được cái hay
của ngôn từ, thể nghiệm được tình huống trong tác phẩm một cách tự do, biết dùng ngôn
từ của mình để giải thích cái hay của hình tượng và ngôn từ trong văn bản.
- Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh
hưởng đến cách dạy của thầy. Do vậy GV cần phải kiên trì cách dạy theo phương pháp
dạy học tích cực.
Nếu được coi trọng bồi dưỡng năng lực đọc - hiểu văn bản thì HS chẳng những ghi nhớ

được kiến thức thầy dạy, mà sẽ phát huy, mở rộng được kiến thức đã học, tự bồi dưỡng
thêm nhiều kiến thức mới.

Phạm Thị Hồng. Trường THPT Lê Quý Đôn

18



×