BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN
TỐT PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100
Ở LỚP 1Đ, TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH TÂY
I.Đặt vấn đề :
1.Lý do chọn đề tài :
Ở tiểu học song song với môn Tiếng Việt, môn Toán cũng có vò trí
vai trò rất quan trọng. Vì thế việc dạy và rèn luyện cho học sinh thực hiện
thành thạo các phép tính cộng, trừ là vấn đề được đưa lên hàng đầu. Việc
hướng dẫn cho các em thực hiện đúng các phép tính cộng trừ ở lớp 1 là tất
yếu, bởi có như thế các em mới có thể áp dụng để giải quyết những dạng
toán khác được. Trong thực tế học sinh khá giỏi, các em thực hiện được các
bài toán cộng trừ khá dễ dàng nhưng còn một số em chậm tiếp thu thì việc
thực hiện tính toán cộng trừ quả là không dễ dàng chút nào. Chính vì vậy
khi dạy Toán ở lớp 1 mà lại là chương trình mới nên giáo viên phải làm thế
nào để toàn bộ học sinh trong lớp thực hiện đúng, nhanh, thành thạo các
bài toán cộng, trừ . Từ đó bản thân tôi chọn đề tài : “Biện pháp giúp học
sinh lớp 1Đ trường tiểu học Thạnh Tây thực hiện tốt phép cộng trong phạm
vi 100 ” nhằm rút ra cho bản thân một vài kinh nghiệm trong dạy toán ở
lớp 1 .
2.Mục đích chọn đề tài :
Nhằm giúp cho học sinh lớp 1 Đ trường tiểu học Thạnh Tây thực hiện
đúng các phép tính cộng trong phạm vi 100, nâng cao chất lượng và làm cơ
sở vững chắc cho các em học tốt môn toán ở các lớp trên .
3.Giới hạn của đề tài :
-Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1Đ trường tiểu học Thạnh
Tây .
-Do trình độ cũng như thời gian có hạn nên trong bài viết chỉ đi sâu
vào “ Biện pháp giúp học sinh lớp 1Đ trường tiểu học Thạnh Tây thực hiện
tốt phép cộng trong phạm vi 100 ”.
II.Nội dung đề tài :
A.Thực trạng của vấn đề :
-Thực trạng một số học sinh lớp 1Đ trường tiểu học Thạnh Tây vào
đầu năm học 2003-2004 thực hiện sai các bài tính cộng được thống kê
như sau :
Tổng số học sinh Số học sinh làm sai tính cộng
36 Số lượng Tỉ lệ %
10 27,8 %
a.Thuận lợi :
-Đa số các em học sinh đã qua lớp mẫu giáo, các em đã đếm được
các số từ 0 đến 10 .
-Các em được học 2 buổi /ngày , có thời gian rèn viết thêm cho học
sinh .Các em có cùng độ tuổi, trình độ nhận thức đều .
-Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh
trong việc dạy và học mong muốn các em học toán tốt hơn .
-Đa số các em có ý thức học tập, chăm ngoan .
b.Khó khăn .
-Một số em do chưa qua lớp mẫu giáo, chưa biết đọc, đếm các số .
-Phụ huynh học sinh chưa nắm được cách hướng dẫn các em làm bài .
-Do đặc điểm tâm sinh lý học sinh hiếu động, mau quên, không tập
trung lâu được .
c.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng làm sai các bài tính cộng :
-Học sinh chưa thuộc bảng cộng .
-Học sinh làm bài chưa cẩn thận .
-Học sinh chưa biết cách đặt tính và tính .
-Còn nguyên nhân khác là do giáo viên xây dựng biện pháp cộng
chưa cụ thể .
-Trước tình hình đó giáo viên đưa ra và hướng dẫn cho học sinh thực
hiện các bài tính cộng .
B.Giải quyết vấn đề :
a.Đối với giáo viên :
-Giáo viên phải kiên trì giúp các em tháo gở những khó khăn lúng
túng mà các em mắc phải .
-Tổ chức tốt giờ truy bài, xây dựng đôi bạn cùng tiến để học sinh khá
giỏi kèm học sinh yếu .
-Giáo viên đưa ra nhiều bài tập cho học sinh thực hành ở buổi thứ hai
-Tổ chức phụ đạo, hướng dẫn cặn kẻ cách đặt tính dọc, cách tính cho
những học sinh chậm tiếp thu sau giờ học buổi chiều .
-Giáo viên tổ chức trò chơi thi đua cho học sinh nhằm tạo sự hứng thú
nơi các em khi trong giờ học .
b.Đối với học sinh :
-Các em phải có tính cẩn thận khi làm toán .
-Tập trung chú ý trong giờ học, những bài làm không hiểu hỏi lại cô
ngay .
-Đối với những em chậm tiếp thu phải kiên trì, chòu khó học ở cô
giáo và bạn bè nhiều hơn .
-Ngoài giờ học trên lớp, về nhà các em còn phải học bảng cộng và tự
làm bài ở nhà .
c.Đối với phụ huynh học sinh :
-Cần thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để biết được con
em mình yếu ở điểm nào và có thể kèm thêm.
-Cần theo dõi, động viên đôn đốc các em cố gắng học tập .
d.Hướng dẫn thực hiện phép tính :
-Trong chương trình toán lớp 1, học sinh được học một số dạng toán
cộng cần lưu ý :
1.Các dạng toán đơn giản :
-Cộng trong phạm vi từ 3 đến 10
Ví dụ : 2 + 1
1 + 2
7 + 2
9 + 1
8 + 2
-Trên đây là các dạng toán cộng đơn giản, học sinh có thể tính nhẩm
được nên giáo viên cần phải chọn cách tính nhẩm thích hợp nhất để
dạy cho học sinh. Nhưng điều quan trọng là học sinh phải nắm được
quy tắc để thực hiện tính nhẩm. Để học sinh thực hành tốt khi dạy
bảng cộng giáo viên phải yêu cầu học sinh học thuộc bảng cộng theo
từng bài học và nói ngay kết qủa khi nhìn vào bài toán .Chẳng hạn :
4 + 5 = 9
Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững một số quy tắc sau đây :
* Cộng với 0 : Bất kỳ số nào cộng với 0 thì bằng chính nó .Ví dụ : 7
+ 0 = 7
*Cộng số tròn chục với số có 1 chữ số :
+ Tách số đơn vò ở số có hai chữ số đem cộng với số đơn vò của số có
1 chữ số
+ Số chục giữ nguyên . Ví dụ : 10 + 2
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau :
10 + 2 lấy 0 cộng 2 bằng 2 , viết 2
1 hàng chục giữ nguyên, viết 1 .
*Cộng các số tròn chục : Giáo viên hướng dẫn học sinh coi chục là
đơn vò đếm
Ví dụ : 40 + 20
4 ( chục ) + 2 ( chục ) = 6 ( chục )
40 + 20 = 60
2.Dạng cộng 14 + 3
-Để học sinh thực hiện đúng và thành thạo các bài tính cộng dạng
14+3 , khi dạy phần này giáo viên tiến hành như sau :
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ra 14 que tính ( gồm 1 bó 1 chục
và 4 que tính rời ) và hỏi học sinh có bao nhiêu que tính ? ( có 14 que tính )
+Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy thêm 3 que tính nữa .Giáo viên
nói có 4 que tính thêm 3 que tính có tất cả mấy que tính ( 7 que tính )
1 bó chục với 7 que tính là mấy que tính ? ( 17 que tính ).Như vậy 14
+3 = mấy ? 14 + 3 = 17
+ Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm như sau : 4 cộng 3 bằng 7 ,
viết 7 , 1 hạ 1 viết 1.
Từ đó giáo viên nêu ra biện pháp thực hiện :
-Lấy số đơn vò cộng với số đơn vò , số chục giữ nguyên .Cộng từ phải
sang trái, từ trên hạ xuống .
-Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính viết :
14
+ 3
17
Viết số 14, viết số 3 thẳng cột với số 4 .Đặt dấu cộng giữ hai số
,dùng thước gạch ngang dùi số 3 .Thực hiện cộng, lấy 4 cộng 3 bằng 7
,viết 7 thẳng cột với 3 ,hạ 1 viết 1 .Ta có 14 + 3 = 17 .
3. Dạng cộng các số trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ )
*Dạng cộng số có hai chữ số với số có một chữ số
Ví dụ :35 + 2
• Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính
- Hướng dẫn học sinh lấy ra 35 que tính ( gồm 3 bó chục que
tính và 5 que tính rời ). Xếp 3 bó chục que tính ở bên trái, các
que tính rời ở bên phải, nói và viết vào bảng : “ có 3 bó chục,
viết 3 ở cột chục, có 5 que rời viết 5 ở cột đơn vò .”
- Lấy tiếp 2 que tính rời đặt thẳng cột với 5 que tính rời .Gộp 5
que tính với 2 que tính được 7 que tính, 3 bó chục giữ nguyên,
viết 3 ở cột chục, viết 7 ở cột đơn vò vào các dòng ở cuối bảng .
Bước 2 : Hướng dẫn kó thuật
Để làm tính cộng dạng 35 + 2 ta đặt tính :
-Viết 35 rồi viết 2 sao cho cột đơn vò thẳng cột với đơn vò, viết dấu
cộng ( + ) , kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái, cộng từ trên
xuống dưới ”.
35 lấy 5 cộng 2 bằng 7, viết 7
+ 2 3 hạ 3, viết 3
37
Như vậy 35 + 2 = 37 .
-Tiếp theo giáo viên gợi ý học sinh rút ra cách tính : “ Viết phép tính
theo cột dọc, số có 1 chữ số viết dưới số có hai chữ số sao cho các
chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, cộng từ phải sang trái, từ trên
xuống dưới ”.
b. Dạng toán cộng số có hai chữ số với số tròn chục :
Ví dụ : 35 + 20
-Giáo viên lấy ra 35 que tính ( gồm 3 bó chục và 5 que tính rời ),lấy
tiếp 20 que tính ( 2 bó chục )
-Giáo viên hướng dẫn học sinh số chục cộng với số chục
3 bó chục với 2 bó chục là 5 bó chục
5 bó chục với 5 que tính rời là 55 que tính .
Như vậy : 35 que tính cộng 20 que tính bằng 55 que tính .
-Giáo viên nhấn mạnh : Nếu cộng 1 số với số tròn chục thì số đơn vò
giữ nguyên chỉ thực hiện cộng số chục .
-Từ đó chuyển sang đặt tính viết và tiến hành như sau :
35 lấy 5 cộng 0 bằng 5. Viết 5
+ 20 lấy 3 cộng 2 bằng 5. Viết 5
55
Sau đó giáo viên gợi ý để học sinh rút ra cách tính : “ Viết phép tính
theo cột dọc sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, cộng từ phải
sang trái , từ trên xuống dưới ”.
c. Dạng cộng một số có 2 chữ số với một số có 2 chữ số :
Ví dụ : 35 + 24
Bước 1 : Hướng dẫn học sinh thao tác trên các que tính
-Hướng dẫn học sinh lấy 35 que tính ( gồm 3 bó chục que tính và
5 que tính rời ), xếp 3 bó que tính ở bên trái, các que tính rời ở
bên phải, nói và viết vào bảng : “ Có 3 bó, viết 3 vào cột chục, có
5 que rời, viết 5 ở cột đơn vò ”.
-Lấy tiếp 24 que tính ( gồm 2 bó chục que tính và 4 que tính rời,
xếp 2 bó ở bên trái, các que tính rời ở bên phải phía dưới các bó
và que tính rời đã xếp trước, nói và viết vào bảng “ Có 2 bó, viết
2 vào cột chục, dưới 3 ; có 4 que rời viết 4 ở cột đơn vò, dưới 5 ”
-Hướng dẫn học sinh gộp các bó que tính với nhau và các que tính
rời với nhau, được 5 bó và 9 que rời, viết 5 ở cột chục, viết 9 ở cột
đơn vò vào các dòng ở cuối bảng .
Bước 2 : Hướng dẫn kỷ thuật làm tính .
Để làm tính cộng dạng 35 + 24 ta đặt tính :
Viết 35 rồi viết 24 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vò thẳng
cột với đơn vò, viết dấu + , kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang
trái, từ trên xuống dưới .
. Như vậy : 35 cộng 24 bằng 59
Giáo viên nêu : Nếu cộng hai số đều có số đơn vò và số chục thì ta
thực hiện cộng số đơn vò trước, số chục sau .
*Đặt tính viết tiến hành như sau :
35 lấy 5 cộng 4 bằng 9.Viết 9
+ 24 lấy 3 cộng 2 bằng 5. Viết 5
59
-Giáo viên gợi ý để học sinh rút ra cách tính : Viết phép tính thẳng
cột sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau, cộng từ phải sang trái
.
Kết qủa : Qua cách làm trên tôi thấy học sinh đã đạt được những tiến
bộ sau :
Năm học
2003-2004
TSHS
36
Số học sinh thực hiện sai các phép tính cộng
Đầu năm Giữa kỳ I Cuối kỳ I Giữa kỳ II Cuối kỳ II
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
10 27,8 8 22,2 8 16,7
*Những ưu điểm và tồn tại trong quá trình thực hiện:
+ Ưu điểm :
-Cách làm này giúp học sinh dễ tiếp thu, thực hiện nhanh, thành
thạo, chính xác các bài toán cộng .Chất lượng môn toán của các em có
tiến bộ rõ rệt .
-Giáo viên nắm chắc được khả năng tiếp thu của từng học sinh, từ đó
giáo viên chọn cho mình phương pháp dạy học thích hợp nhất trong từng
tiết toán .
+Tồn tại :
-Đối với các em học sinh giỏi toán, cách làm này ít gây sự hứng thú
học tập giờ toán cho các em .
*Bài học kinh nghiệm :
Qua qúa trình giảng dạy, tôi thấy giáo viên tăng cường bài tập thực
hành cho các em nhiều hơn ,không nhất thiết phải đăït nặng về cơ sở lý
luận.
-Giáo viên cần kiên trì hướng dẫn cho các em tháo gỡ những khó
khăn khi mắc phải trong học tập nhằm tạo được sự hứng thú học tập nơi các
em .
III. Kết luận :
Tóm lại, hướng dẫn cho học sinh thực hiện đúng thành thạo các phép
tính cộng là nhiệm vụ hết sức quan trọng .Với cách làm như trên, học sinh
có thể làm bài chính xác, tự tin hơn khi tính toán và các em ít gặp khó
khăn trong qúa trình làm bài. Đồng thời đó là cơ sở và là nền tảng giúp các
em học toán tốt hơn ở các lớp trên.
Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp giáo viên nâng cao hơn chất
lượng dạy học môn toán, bên cạnh đó học sinh có thể áp dụng trực tiếp vào
cuộc sống thực tế một cách chắc chắn và chính xác .
*Ý kiến đề xuất :
Do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ còn hạn chế, bản thân
chưa thấy hết những tồn tại cũng như chưa trình bày hết theo yêu cầu của
đề tài .Rất mong được ý kiến đóng góp của cấp trên .