<09>
I.1.1a. Pháp luật là
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực
hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa
phương.
I.1.2.a. Pháp luật có những đặc trưng cơ bản nào?
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có
tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
I.1.3.b. Bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện :
A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát
triển của xã hội.
I.1.4.a. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. quy định các hành vi không được làm.
C. quy định các bổn phận của công dân.
D. các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).
I.1.5.a. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. các quyền của mình.
C. quyền và nghĩa vụ của mình.
D. lợi ích kinh tế của mình.
I.1.6.b. Điền vào chổ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
…………… mà nhà nước là đại diện.
A. phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
C. phù hợp với các quy phạm đạo đức.
D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.
I.1.7.c. Trường hợp sau đây thể hiện rõ đặc trưng nào của pháp luật ?
Điều 24 Hiến Pháp 2013 qui định nguyên tắc “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp
luật.” Phù hợp với Hiến pháp, điều 47 bộ luật Dân sự 2005 khẳng định qui tắc
chung “ Cá nhân có quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn
giáo tín ngưỡng để xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác ”.
A. Tính qui phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực bắt buộc
chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tất cả các phương án trên.
I.2.8.a. Thế nào là thực hiện pháp luật?
A. Là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà
pháp luật cho phép làm.
B. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi
vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
C. Là các cá nhân,tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, làm những gì pháp
luật qui định phải làm.
D. Là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
I.2.9.a. Thế nào là thi hành pháp luật?
A. Là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà
pháp luật cho phép làm.
B. Là quá trình hoạt động có mục đích,làm cho những qui định của pháp luật đi vào
cuộc sống,trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
C. Là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, làm những gì pháp
luật qui định phải làm.
D. Là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
I.2.10.a. Pháp luật quy định người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. 20 tuổi trở lên.
B. 16 tuổi trở lên.
C. 18 tuổi trở lên.
D. 14 tuổi trở lên.
I.2.11.a. “Hành vi vi phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm
phạm các quy tắc quản lí nhà nước” thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
I.2.12.b. Chủ thể pháp luật là ai?
A. Mọi cá nhân, tổ chức có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý khi tham gia
vào các quan hệ pháp luật.
B. Mọi công dân
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
D. Tất cả phương án trên.
I.2.13. b. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
B. Là hành vi trái pháp luật.
C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện; là hành vi trái pháp luật;
người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
I.2.14.b. Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý?
A. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp uật, có thể nhận thức
và điều khiển hành vi của mình.
B. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức.
C. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành
vi đã thực hiện.
D. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật.
I.2.15.d. Trong các hành vi sau đây hành vi nào VPPL về mặt hành chính?
A. Lợi dụng chức vụ chiếm đọat số tiền lớn của nhà nước.
B. Đánh người gây thương tích dưới 11%.
C. Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn chết người.
D. Tháo trộm các ốc vít trên đường ray xe lửa.
<10>
I.2.16.c. “Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng hệ thống thu gom xử lý chất
thải theo tiêu chuẩn môi trường”. Đây là hành vi
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật .
D. tuân thủ pháp luật.
I.2.17c. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện CDân áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
I.2.18c. Ông An xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông An sẽ chịu hình
thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường?
A. Cảnh cáo, phạt tiền.
B. Phạt tù.
C. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép. D. Thuyết phục, giáo dục.
I.2.19d. T (18t) rủ H (16t) đi cướp giật dây chuyền. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình
thức xử phạt nào?
A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H.
B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên.
C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại.
II.3.20.a. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
A. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy
định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
B. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ
và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
C. bất cứ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. điều kiện cần thiết để công dân thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ của mình.
II.3.21.a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là
A. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy
định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
B. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ
và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
C. bất cứ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi
phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. điều kiện cần thiết để công dân thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ của mình.
II.3.22.a. Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức,
đoàn thể mà họ tham gia.
D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ
và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
II.3.23.a. Nhà nước ta không những đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình mà còn
A. tạo điều kiện cho những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã
hội.
B. không ủng hộ những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã
hội.
C. xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của
XH
D. không tán thành những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã
hội.
II.3.24.b. Nhà nước làm gì để bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm
pháp lí?
A. Thực hiện các chính sách chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
B. Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng
thực hiện quyền của mình phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
C. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống PL phù hợp với sự phát triển của XH
D. Mọi công dân đều hiểu về quyền và lợi ích chính đáng của mình.
II.3.25.b. Bình đẳng trước pháp luật được quy định trong
A. Hiến pháp, các văn bản luật.
B. văn kiện Đảng và Điều lệ
Đảng.
C. nghị định của Chính phủ.
D. nghị quyết của Quốc hội.
II.3.26.b. Tại sao bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm
về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật?
A. Đảm bảo tính công bằng, bình đẳng cho mọi công dân về trách nhiệm pháp lí.
B. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để công dân thoải mái làm việc và phát triển.
C. Tạo điều kiện để công dân tìm hiểu về pháp luật.
D. Là động lực để xây dựng hệ thống cơ quan lập pháp trong sạch, vững mạnh.
II.3.27.c. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết: “…Mọi vi phạm đều
được xử lí. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật…”. Đoạn trích đó
đề cập đến nội dung:
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. quy định xử lý những trường hợp vi phạm.
II.4.28.a. Quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú - thể hiện
nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng trong:
A. quan hệ tài sản.
B. quan hệ huyết thống.
C. quan hệ xã hội.
D. quan hệ nhân thân.
II.4.29.a. Bình đẳng cơ hội tiếp cận việc làm, bình đẳng về độ tuổi, tiêu chuẩn - thể
hiện nội dung bình đẳng của công dân trong:
A. thực hiện quyền lao động.
B. lao động nam và lao động nữ.
C. khả năng lao động.
D. giao kết hợp đồng lao động.
II.4.30.a. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là
A. mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù
hợp với khả năng của mình, tùy thuộc vào giới tính, dân tộc, nguồn gốc gia đình,
thành phần kinh tế...
B. mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp tùy
thuộc vào giới tính, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế...
C. mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù
hợp với khả năng của người khác, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo,
thành phần kinh tế...
D. mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù
hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn
giáo, thành phần kinh tế...
<11>
II.4.31.a. Hợp đồng lao động là
A. sự thỏa thuận của người lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
B. sự bắt buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả
công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
C. sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả
công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
D. sự thỏa thuận của người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao
động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
II.4.32.b. Tại sao lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức
năng làm mẹ trong lao động ?
A. Để lao động nữ giảm bớt khó khăn trong công việc.
B. Để lao động nữ có thời gian chăm sóc con cái và gia đình.
C. Để tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt thiên chức làm mẹ và quyền, nghĩa
vụ lao động của mình.
D. Để lao động nữ có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội ngoài gia đình.
II.4.33.b. Tại sao cần giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử
dụng lao động ?
A. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên, là cơ sở pháp lý cho việc giải
quyết quyền lợi của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xảy ra tranh
chấp về mặt pháp lý.
B. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, là cơ sở pháp lý cho
việc giải quyết quyền lợi của họ khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xảy ra tranh
chấp.
C. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng lao động, là cơ sở pháp
lý cho việc giải quyết quyền lợi của họ khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xảy ra
tranh chấp.
D. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên, là cơ sở pháp lý cho việc giải
quyết quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
II.4.34.b. Luật hôn nhân gia đình nước ta quy định độ tuổi kết hôn của công dân là
A. Nam và nữ đều 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên và nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Nam và nữ đều 20 tuổi trở lên.
D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
II.4.35.c. Vì sao pháp luật quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân?
A. Giúp người chồng có điều kiện là trụ cột vững chắc cho gia đình.
B. Giúp người phụ nữ không chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống gia đình.
C. Nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình.
D. Tạo cơ sở để vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh
phúc gia đình.
II.4.36.c. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động
nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta?
A. Đại đoàn kết giữa các dân tộc.
B. Tiền lương.
C. Bình đẳng giới.
D. An sinh xã hội.
II.4.37.c. Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh
doanh phát triển là
A. hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
B. khuyến khích người dân tiêu dùng.
C. tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D. xúc tiến hoạt động thương mại.
II.4.38.d. Anh An và chị Bình có một chiếc xe tải là nguồn kinh doanh duy nhất của
gia đình. Anh An quyết định bán xe để kinh doanh nghề khác và không cần hỏi ý
kiến của chị Bình.
Em đánh giá như thế nào về quyết định của anh An?
A. Quyết định của anh An là sai. Bởi vì việc mua, bán liên quan đến tài sản chung, là
nguồn sống duy nhất của gia đình phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng.
B. Quyết định của anh An là sai. Bởi vì việc mua, bán này không cần hỏi ý kiến của
vợ nhưng đứng ở góc độ người chồng thì anh An nên tôn trọng vợ và nên hỏi ý kiến.
C. Quyết định của anh An là đúng. Bởi vì anh An là trụ cột của gia đình, anh có
quyền quyết định những việc lớn trong gia đình.
D. Quyết định của anh An là đúng. Bởi vì việc mua, bán liên quan đến tài sản chung
không cần phải hỏi ý kiến của vợ vì chồng có quyền quyết định cao nhất.
II.4.39.d. Hạnh (34 tuổi) làm cho Công ty TNHH Hùng Cường được 2 năm. Năm
2016, chị có thai, đến giai đoạn xin nghỉ theo chế độ thai sản thì Công ty đã đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động với Hạnh vì lí do nghỉ thai sản.
Quyết định trên của Công ty TNHH Hùng Cường đúng hay sai ? Tại sao ?
A. Đúng. Bởi vì việc nghỉ thai sản của Hạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công
ty.
B. Đúng. Bởi vì người sử dụng lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động, hoặc
đơn phương chấm dứt lao động theo ý muốn.
C. Sai. Bởi vì người sử dụng lao động phải thông báo trước 1 tháng đối với lao động
nữ rồi mới được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
D. Sai. Bởi vì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động với lao động nữ vì lí do nghỉ thai sản (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm
dứt hoạt động).
Câu II.5.40.a. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn,
khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều
này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. quốc phòng, an ninh.
Câu II.5.41.a. Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham
gia thảo luận góp ý những vấn đề chung của đất nước. Điều này thể hiện các dân tộc
đều bình đẳng về lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. quốc phòng, an ninh.
Câu II.5.42.a. Tôn giáo được biểu hiện
A. qua các đạo khác nhau.
B. qua các tín ngưỡng.
C. qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức. D. qua các hình thức lễ nghi.
Câu II.5.43.a. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện thông qua
các lĩnh vực nào?
A. chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
B. chính trị, quốc phòng, văn hóa, giáo
dục.
C. kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục. D. kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh.
<12>
Câu II.5.44.b. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi......,mọi hành vi vi phạm
quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm.
A. kích động và lôi kéo.
B. bạo động và li khai.
C. thù hằn và kì thị.
D. kì thị và chia rẽ.
Câu II.5.45.b. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan
quyền lực nhà nước thể hiện:
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.
D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.
Câu II.5.46.b. Yếu tố quan trọng nhất dùng để phân biệt sự khác biệt nhau giữa tín
ngưỡng và mê tín dị đoan là
A. niềm tin.
B. nguồn gốc.
C. hậu quả xấu để lại.
D. nghi lễ.
Câu II.5.47.b. Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào.
B. người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng,
tôn giáo khác.
C. người theo tín ngưỡng, tôn giáo nào có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn
giáo đó.
D. Tất cả các phương án trên.
II.5.48.c. Có bao nhiêu các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam?
A. 54.
B. 55.
C. 56.
D. 57.
II.5.49.c. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
A. các bên cùng có lợi.
B. đoàn kết giữa các dân tộc.
C. bình đẳng giữa các dân tộc.
D. tôn trọng lợi ích giữa các dân tộc thiểu số.
II.5.50.d. Bình cho rằng Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân
tộc thiểu số trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia là bất bình đẳng với các thí
sinh khác.
Em đánh giá như thế nào về ý kiến của Bình?
A. Ý kiến của Bình là sai. Bởi vì Nhà nước có quyền lực để áp đặt các chính sách,
quy định nếu thấy phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đất nước.
B. Ý kiến của Bình là sai. Bởi vì Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho công dân
được hưởng quyền và cơ hội học tập vì các thí sinh người dân tộc thiểu số thuộc
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
C. Ý kiến của Bình là đúng. Bởi vì việc cộng điểm ưu tiên như vậy ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả của kì thi Trung học phổ thông quốc gia.
D. Ý kiến của Bình là đúng. Bởi vì các thí sinh khác sẽ chịu thiệt thòi.
Câu II.5.51.a. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là
A. Trong mọi trường hợp không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không
được sự đồng ý của người đó.
B. Chỉ được khám xét chỗ ở khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Công an có quyền khám xét khi có dấu hiệu nghi vấn ở đó có phương tiện, công
cụ thực hiện tội phạm.
D. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của
người đó, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Câu II.6.52.a. Trong trường hợp nào sau đây thì bất cứ ai cũng có quyền bắt người?
A. Người đang bị truy nã
B. Người phạm tội rất nghiêm trọng
C. Người phạm tội lần đầu.
D. Bị cáo có ý định bỏ trốn.
Câu II.6.53.a. Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý
nghiêm minh - đây là nội dung thuộc:
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự của công dân.
Câu II.6.54.a. Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ
động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu II.6.55.b. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của người khác?
A. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
C. Bắt người theo quyết định của Tòa án.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu II.6.56.b. Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về thân thể?
A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu II.6.57.b. Trong các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền đóng vai trò quan
trọng nhất là
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. quyền đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại. điện tín.
D. quyền tự do ngôn luận.
Câu II.6.58.c. Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín?
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, đem trả lại cho bưu điện.
C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.
D. Đọc giùm thư cho bạn bạn khiếm thị.
Câu II.6.59.c. Trong Hiến pháp và pháp luật nước ta, quyền có vị trí quan trọng
nhất và không tách với mỗi công dân là
A. quyền tự do cơ bản.
B. quyền sống.
C. quyền bình đẳng.
D. quyền dân chủ.
<13>
Câu II.6.60.d. Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị
A. Phạt cảnh cáo.
B. Cải tạo không giam giữ đến hai năm.
C. Phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
D. Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.
I.1.1.a. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
I.1.2.b. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
I.1.3.a. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở
A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. PL bắt nguồn từ XH, do các thành viên của XH thực hiện, vì sự phát triển của
XH.
I.2.4.a. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
I.2.5.a. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. quan hệ lao động và quan hệ xã
hội.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao
động.
I.2.6.b. Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế
để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã
A.Tuân thủ pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
I.2.7.b. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến
của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
I.2.8.c. T (17 tuổi) rủ H (16 tuổi) đi cướp tiệm vàng. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình
thức xử phạt nào?
A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H.
B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên.
C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại.
I.2.9.c. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và
bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em,
trường hợp này xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo phạt tiền chị B.
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.
D. Phạt tù chị B.
I.2.10.d. K đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?
A. Phạt tiền.
B. Phạt tù.
C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H.
D. Tạm giữ để giáo dục.
II.3.11.a. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. đều có quyền như nhau.
B. đều có nghĩa vụ như nhau.
C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
II.3.12.a. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm
kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không
phải chịu trách nhiệm pháp lý.
II.3.13.b. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành
vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công
dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội.
D. trách nhiệm chính trị.
II.3.14.c. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên
nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho
rằng nam sinh lớp B trên tầng 3nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng
nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không
nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên
lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều
đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm
sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên
nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị
thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách
nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó?
A.Có thể khác.
B. Ngang nhau.
C. Bằng nhau.
D. Như nhau.
II.4.15.a. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là
A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt
trong GĐ
C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
II.4.16.a. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là
mọi người đều có quyền lựa chọn
A. việc làm theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
<14>
II.4.17.b. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
II.4.18.b. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo
quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
II.4.19.c. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới
đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm .
II.4.20.d. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi
phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân.
B. tài sản chung.
C. tài sản riêng.
D. tình cảm.
II.5.21.a. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình.
B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
C. Các tôn giáo được nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh
hưởng của mình.
D. Nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo.
II.5.22.a. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi
phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này
thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. tự do tín
ngưỡng.
II.5.23.b. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan
quyền lực nhà nước thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền BĐ giữa các công dân.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. D. quyền BĐ trong công việc chung của
NN
II.5.24.b. Trong lĩnh vực kinh tế, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:
A. Nhà nước phải bảo đảm để công dân của tất cả các dân tộc đều có mức sống như
nhau.
B. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân
biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số.
C. Mỗi dân tộc đều phải tự phát triển theo khả năng của mình.
D. Nhà nước phải bảo đảm để không có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế
giữa các vùng miền, giữa các dân tộc.
II.5.25.c. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thờ cúng ông bà tổ tiên.
B. Yểm bùa.
C. Không ăn trứng trước khi đi thi.
D. Xem bói.
II.6.26.a. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
II.6.27.a. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt
người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
II.6.28.b. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người
khác?
A. Bịa đặt điều xấu.
B. Đọc trộm tin nhắn.
C. Đánh người gây thương tích.
D. Giam giữ người.
II.6.29.c. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai đã bắt giam ông
A. Theo em, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
II.6.30.d. Khi thấy một người đang bẻ khóa ăn trộm xe máy, em sẽ lựa chọn cách
ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Bỏ đi vì không phải xe của mình
B. Khuyên nhủ người đó không nên ăn trộm.
C. Báo cho người chủ của chiếc xe máy.
D. Bắt và giải ngay đến cơ quan Công an.
Câu I.2.17.c. Hình phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm hình sự ở mức độ đặc biệt
nghiêm trọng của người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là:
A. không quá 15 năm tù
B. không quá 16 năm tù.
C. không quá 17 năm tù
D. không quá 18 năm tù .
Câu I.2.18.d. Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ chịu
hình thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân xã?
A. Thuyết phục, giáo dục.
B. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái
phép.
C. Cảnh cáo, phạt tiền.
D. Phạt tù.
Câu I.2.19.d. Trước đó 6 tháng, Q bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi sản xuất
rượu giả. Cơ quan công an tiến hành kiểm tra lại và lần này phát hiện Q tiếp tục
thực hiện hành vi như trên và nếu đem số lượng rượu giả trên tiêu thụ trên thị
trường bằng với giá của rượu thật có giá trị khoảng 30 triệu đồng. Trong trường
hợp này Q phải chịu trách nhiệm:
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Hành chính
D. Kỉ luật
Câu II.3.20.a. Bình đẳng trước pháp luật là công dân:
A. có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
B. có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu
trách nhiệm. pháp lý theo quy định của pháp luật.
D. phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu II.3.21.a. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
A. dân tộc, tôn giáo, giới tính.
B. tôn giáo, giới tính, giàu nghèo.
C. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp, địa vị xã hội.
D. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.