Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN về giải pháp phụ đạo hiệu quả học sinh yếu kém lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.91 KB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH YẾU, KÉM
LỚP 2”


A- PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Hòa chung với sự đi lên của toàn cầu, đất nước ta đã và đang có những sự chuyển mình
trong xu thế đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực để bước sang một thời đại mới – Thời
đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành giáo dục nói riêng đã có những bước
chuyển mình rõ rệt có những đầu tư lớn trong việc cải cách vì đại hội Đảng lần thứ VII đã
khẳng định rằng: “Giáo dục vừa là động lực, vừa là tiêu đề của sự phát triển xã hội trong
thời kỳ đổi mới đất nước ta”. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi bản thân tôi được đứng
trong hàng ngũ là những kỹ sư tâm hồn – Những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa
trong sự nghiệp giáo dục và cả sự đổi mới của đất nước. Với những tự hào và trách nhiệm
đó tôi luôn tâm niệm lời Bác dạy “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo
vẻ vang nhất dù tên tuổi không được đăng báo, không được thưởng huân chương song
những thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Những điều đó đã giúp tôi nhận
thức được một cách đầy đủ hơn về nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục về vai trò, vị trí là trọng
trách của bản thân là người giáo viên trực tiếp giảng dạy và giáo dục, là những người có
vai trò quyết định, người giữ vai trò then chốt trong việc tổ chức phát triển nhân cách,
năng lực, trí tuệ của học sinh đặc điểm đó là học sinh nhỏ tuổi, học sinh Tiểu học.


Chúng ta biết rằng học sinh ở bậc Tiểu học là nhân vật trung tâm của nhà trường, là mục
đích của nhà trường, hơn thế nữa đây là giai đoạn đầu phát triển của cả một đời người là
nền móng cho các em sau này. Ở lứa tuổi Tiểu học là từ 6 đến 11 tuổi thì hoạt động chủ
đạo của các em là hoạt động học, mà yêu cầu trước hết để các em thực hiện tốt hoạt động
này là các em phải biết đọc thông, viết thạo một yêu cầu tưởng chừng như là đơn giản


nhưng lại rất quan trọng đối với các em.
Hiện nay các trường đang thực hiện Chỉ thị số 33/2006 CT-TTG ngày 08/02/2006 của
Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục
thông qua cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung. Bản thân tôi cũng thấy rằng
trong giảng dạy phải có chất lượng và thực hiện có hiệu quả trong năm. Để đạt được điều
đó tất cả các lớp, các cấp phải chú trọng đến từng cấp học, phải quan tâm đến từng đối
tượng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu. Mục tiêu trước mắt của giáo viên là làm sao
nâng chất lượng dạy và học để đưa học sinh trung bình lên học sinh khá, học sinh giỏi
phải đạt kết quả cao hơn nữa, đặc biệt là đưa học sinh yếu, kém đạt học sinh trung bình
để cuối năm không có học sinh yếu, học sinh lưu ban (vì hiện nay đang duy trì, củng cố
thành tựu phổ cập giáo dục Tiểu học - Chống mù chữ, đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo
dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đó là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu của năm học đề ra
cho từng lớp, từng cấp.


Nâng cao chất lượng văn hóa, rèn luyện và giáo dục tư cách đạo đức cho học sinh tốt sẽ
hạn chế được học sinh yếu kém, lưu ban. Do đó sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh
là rất quan trọng, làm sao cho các em từng bước học tập có kết quả, từ đó gây lòng tự tin
hứng thú cố gắng học tập. Những học sinh phát triển bình thường có đều có khả năng tiếp
thu chương trình và đạt yêu cầu quy định. Trong thực tế thì trong một lớp học số học sinh
đạt kết quả thấp tương đối nhiều? Nguyên nhân do đâu? Vì sao? Đó là những băn khoăn
của bản thân tôi và cũng là lý do mà tôi chọn làm đề tài “Phụ đạo học sinh yếu kém lớp
2 đạt hiệu quả”.

II. Mục đích, phương pháp nghiên cứu
1.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là mong muốn tập hợp nhiều ý kiến, nhiều giải pháp và kinh
nghiệm, để chia sẽ, trao đổi nhằm thực hiện có chất lượng hơn công tác phụ đạo HS yếu;
Giúp giáo viên dạy lớp dễ dàng áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục HS
yếu. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực

hiện tốt “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”, thực hiện đúng mục tiêu giáo dục đã đề
ra.
2. Phương pháp nghiên cứu:


-

Phương pháp điều tra.

-

Phương pháp thống kê.

-

Phương pháp phỏng vấn.

-

Phương pháp phân tích tổng hợp.

-

Phương pháp so sánh.

-

Phương pháp thực hành.

III. Giới hạn của đề tài:

Tìm hiểu về các biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém HS lớp 2F trường Tiểu học An
Thạnh 1, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Đúc kết thành hệ thống những kinh nghiệm
dạy học đạt hiệu quả.

IV. Kế hoạch thực hiện:
-

Chọn đề tài.

-

Lập đề cương nghiên cứu.

-

Đọc, thu thập tài liệu viết đề tài.


-

Thâm nhập thực tế.

-

Hoàn thành sáng kiến.


B- PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận

- Một học sinh bình thường về mặt tâm lý, không có bệnh tật đều có khả năng tiếp
thu kiến thức theo yêu cầu phổ cập của chương trình tiểu học hiện nay.
- Những học sinh yếu kém vẫn có thể đạt yêu cầu của chương trình nếu được
hướng dẫn một cách thích hợp.

II. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế ở trường, tôi đã tìm ra các nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém như
sau:
- Trí tuệ của các em chậm, phát triển kém.
- Sức khoẻ yếu nên nghỉ học nhiều.
- Do hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, cha mẹ chưa quan tâm đến
việc học của con.
- Do các em mắc bệnh tự ti.


- Do giáo viên chủ nhiệm phương pháp còn yếu, dạy học theo kiểu “đồng loạt",
chưa chú ý được hết tất cả các đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu nên các em đã yếu
lại càng yếu thêm vì bị giáo viên cho ra đứng bên lề trong các tiết học.

III. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh yếu kém trong trường tiểu học
1. Thuận lợi: Công tác phụ đạo HS yếu trong nhà trường cũng có những thuận lợi
nhất định đó là:
- Phía HS: Tinh thần và thái độ học tập có chuyển biến tốt, tham dự đầy đủ các
buổi học phụ đạo.
- Phía nhà trường và giáo viên: Cơ sở vật chất trường lớp phục vụ tốt cho công tác
phụ đạo, ngay đầu năm nhà trường đã có xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu và được
giáo viên hưởng ứng tốt, tích cực tham gia giảng dạy.
2. Khó khăn: Bên cạnh đó còn những khó khăn bức xúc chung rất khó có thể giải
quyết triệt để nếu không có sự đồng tâm của tập thể giáo viên, cụ thể là:
- Học sinh: Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai, học vẹt không có khả năng vận

dụng kiến thức, nói chung các kĩ năng cơ bản: nghe -đọc –nói -viết của các em chưa hoàn
chỉnh. Không biết làm tính, yếu các kĩ năng tính toán cơ bản, cần thiết như (cộng, trừ
nhân, chia). Khả năng phân tích, so sánh còn hạn chế.


- Giáo viên: Chưa xác định được cách phụ đạo học sinh, chưa biết phải bắt đầu từ
đâu, luôn lúng túng khi xây dựng nội dung phụ đạo, nên kết quả thường không cao.
Chính vì vậy công tác phụ đạo hiện nay luôn được các nhà trường và giáo viên đặc
biệt quan tâm.

IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề
- Để rèn luyện cho học sinh có những thói quen và phương pháp học tốt, đáp ứng và
yêu cầu đặt ra là giáo viên phải tìm ra những biện pháp phù hợp kết hợp với lòng yêu
nghề mến trẻ, hiểu được tâm lý của trẻ và bản thân phải nhiệt tình trong công tác giảng
dạy, phải thật sự là người mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Nhưng một điều quan trọng để sớm đi đến đó là giáo viên phải nắm bắt được hoàn
cảnh, tình hình học tập của từng em, nắm rõ được những em học yếu, yếu ở mức độ nào?
Nguyên nhân do đâu? Từ đó tìm ra những phương pháp giảng dạy để thu hút tuyệt đối sự
chú ý của các em, cố gắng tạo niềm vui trong lúc học không để các em nhàm chán. Đó có
thể là phương pháp tốt mà tôi đã áp dụng đầu tiên bằng cách luôn động viên khuyến
khích các em kịp thời. Mọi cái đối với các em đều gò bó vì ở nhà các em thích gì đều
được, hay nhõng nhẽo, nhưng khi đến lớp với tôi lại rất nghiêm khắc nhưng lại vừa nhẹ
nhàng động viên gần gũi.


VD: Sau câu trả lời của học sinh tôi khen ngợi ngay “Em rất cố gắng” hay “Lần này
bạn rất giỏi cả lớp khen bạn nào”. Sau mỗi lần khen là tôi đã gây được lòng tin của các
em. Có những lúc các em chưa viết đúng, đọc hay làm tính còn sai tôi không phê bình mà
vẫn khen động viên khuyến khích rằng “em cần cố gắng hơn nữa” tránh thái độ, lời nói
chạnh lòng tự ái hoặc mặc cảm đối với các em.

- Tôi phân loại học sinh ra nhiều loại như: Đọc kém, viết kém hay làm toán kém. Khi
đã nắm được yếu điểm của học sinh tôi lập ngay kế hoạch theo dõi, thường xuyên cụ thể
kết quả học tập, làm bài tập, kết quả kiểm tra thật chặt chẽ .
- Hoặc phân loại học sinh theo 2 mức độ: sự phát triển trí tuệ chậm, kiến thức không
vững chắc.
Với những em trí tuệ phát triển chậm thì bản thân tôi phải kiên trì và tìm hiểu biện
pháp thích hợp, khắc sâu kiến thức cho các em.
Với những học sinh không nắm chắc kiến thức, trong giờ dạy phụ đạo tôi phải tìm
hiểu các em đọc sai, làm sai ở những phần nào? Thuộc mảng nào của kiến thức. Từ đó
tôi kèm cặp và gọi các em đọc, viết, làm toán.
VD: Khi làm bài toán tìm số bị chia :

x:5=5


Tôi cho học sinh nhớ thuần thục những tên gọi các thành phần trong phép tính. Sau đó
nhắc lại qui tắc tìm số bị chia cho học sinh đọc thầm bảng nhân 5, chia 5. Sau dó mới giải
:

X:5=5
X= 5 x 5
X = 25
Hoặc :
Khi hướng dẫn một bài văn tả ngắn về biển thì tôi lại phải hướng dẫn bằng cách cho

học sinh nhắc lại những từ ngữ tả về biển chẳng hạn tả sóng: bồng bềnh, dào dạt, cuồn
cuộn, trắng xóa,… tả về mặt biển: xanh biếc, phẳng lặng,…
Sau đó lại cho phép từ ngữ đó vào thành câu văn tả về sóng biển, tả mặt biển,… Cuối
cùng mới viết thành đoạn văn ngắn.
- Giáo viên luôn tạo ra niềm vui trong học tập cho các em thông qua trò chơi để các em

tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn (vì khi đọc đã kém thường các em hay chán
nản, ít có hứng thú học tập, không chú ý nghe giảng).
VD: Có những bài toán tôi tổ chứa trò chơi “truyền điện” hoặc giờ luyện từ và câu có
những bài tìm từ có tiếng “biển” chẳng hạn.


Đối với những bài dạy trên lớp (không phải là giờ phụ đạo) tôi luôn tìm tòi biện
pháp giảng dạy thích hợp có trọng tâm như tự điều chỉnh nhịp độ giảng dạy, tổ chức việc
học tập bằng phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tổ chức hướng
dẫn dìu dắt để các em được tiếp cận, chiếm lĩnh hoàn toàn tri thức không áp đặt, các câu
hỏi được sắp đặt rõ ràng có hệ thống trong từng bài, từng đối tượng cụ thể trong những
bài soạn. Với yêu cầu vừa sức các em và nâng cao dần và không nản chí, thiếu tự tin, sốt
ruột, khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng và sự tiến bộ của học
sinh.
Trong khi giảng bài tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của những học sinh yếu để
kiểm tra kịp thời sự tiếp thu của học sinh.
VD: Khi học xong bài toán “Số có ba chữ số” với số 342 tôi tôi đặt câu hỏi “Số 342
gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? ”.
Phần hướng dẫn bài tập cần cụ thể hơn với học sinh kém. Mọi nhiệm vụ được giao
tôi kiểm tra cụ thể phân tích và sửa chữa kịp thời các sai lầm cho các em.
- Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ học sinh kém bằng cách bố trí
cho học sinh giỏi ngồi gần học sinh yếu hay đọc sai, đọc chậm, làm toán kém. Và giáo
viên thường cho những học sinh yếu đó ngồi đầu bàn để các em dễ chú ý và giáo viên
thường xuyên kiểm tra và giúp đỡ kịp thời.


- Bên cạnh đó là biện pháp làm việc với sách giáo khoa và bảng con.
Học sinh làm việc với SGK đối với lớp đầu cấp là việc hết sức quan trọng. Nên trong
giờ học tôi đã dành thời gian nhất định để các em xem hình vẽ, mô hình minh họa (cố
gắng để cả lớp có SGK).

Hoặc khi làm toán dùng bảng con làm tôi có thể kiểm tra và sửa sai cho học sinh một
cách tương đối nhiều, bao quát nhanh những học sinh yếu làm bài như thế nào để kịp thời
uốn nắn.
- Khắc phục được hiện tượng một số học sinh không làm việc trong giờ học đó là
những học sinh không có đủ đồ dùng học tập, không thích ứng với nhịp độ bài giảng.
Giáo viên cần lôi cuốn học sinh bằng cách nhắc nhở lại câu hỏi của cô hay câu trả lời của
bạn hay kết luận của giáo viên. Tránh tình trạng không cho các em tham gia hoạt động
học tập vì không được giao nhiệm vụ bằng cách giáo viên phải bao quát được lớp, nhắc
nhở thường xuyên.
Để làm tốt đòi hỏi tôi phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của những học sinh yếu vì
hầu như ở lớp tôi thường học sinh yếu lại rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
bố mẹ không có tiền mua đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập, hay không quan tâm đến sự
học tập của con cái. Vì thế, tôi lại phải nhờ đến nhà trường cho mượn sách vở và đồ dùng


học tập khi đến lớp đó cũng là tạo những ấn tượng tốt trong các em để các em có niềm tin
ở trường lớp, thầy cô, bạn bè từ đó có ý chí vươn lên.
- Ngoài những biện pháp trên (tổ chức giảng dạy đó là phần bắt buộc) tôi luôn tổ chức
trò chơi, văn nghệ, kể chuyện và những hoạt động khác để tạo dựng nơi các em lòng tin
yêu trường lớp, tha thiết học tập thích gần gũi với thầy cô, bạn bè để từ đó các em luôn
chấp hành tốt nhiệm vụ và kỷ luật của buổi học tập.
- Cuối cùng là biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình
bằng cách qua sổ liên lạc để gia đình tạo điều kiện đôn đốc các em thực hiện tốt kết
hoạch ở trường, ở nhà.
Hơn thế nữa bản thân tôi cũng đã gắn bó với học sinh thân yêu, từng thấy trách nhiệm
của mình đối với học sinh là cả một bước quan trọng không thể nhìn thấy sau mỗi giờ
học, buổi học mà nhìn thấy học sinh mình có nhiều em vẫn chưa hiểu bài nên tôi đã nghĩ
mọi phương pháp giảng dạy (như đã trình bày trên). Ngoài ra, tôi còn dành thời gian1-2
buổi/ tuần phụ đạo cho các em yếu kém.
Tóm lại, tùy và từng đối tượng để giáo viên có biện pháp cụ thể thích hợp để tổ chức

dạy học chứ không theo phương pháp cứng nhắc, áp đặt. Đó là biện pháp thiết thực nhất
để nâng cao học, hạn chế được tối đa học sinh yếu kém, không có học sinh lưu ban,


không có học sinh ngồi nhầm lớp, đẩy nhanh tiến bộ phổ cập giáo dục tiểu học mà kế
hoạch năm học đã đề ra.

V. Hiệu quả áp dụng:
Qua một thời gian tôi tự tìm tòi, nghiên cứu ra những biện pháp để thực hiện vào việc
giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu kém. . Với lòng yêu nghề, yêu trẻ với những kinh
nghiệm ít ỏi của mình tôi đã mạnh dạn áp dụng trong những năm qua. Kết quả cho thấy
rằng lớp tôi sau những đợt kiểm tra định kỳ tăng lên rõ rệt. Những học sinh từ không biết
đọc, không biết làm toán, không biết viết văn bây giờ đã tiến bộ rõ nét đáng khen ngợi.


C- KẾT LUẬN

I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
-

Những kinh nghiệm sau khi được tập hợp, phân loại và xếp vào quy trình sẽ tạo

điều kiện cho giáo viên tham khảo, áp dụng vào giảng dạy một cách dễ dàng, làm cho
việc phụ đạo HS yếu có hiệu quả hơn.
-

Sáng kiến còn là nơi để giáo viên tập hợp kinh nghiệm, giải pháp, chia sẽ với nhau

trong quá trình tổ chức phụ đạo HS yếu. Nhưng thật ra không có phương pháp nào là vạn
năng hay tối ưu chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề

nghiệp là mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chìa khóa vàng tri thức để mở ra cho
các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đây là vinh dự và trách nhiệm của
người giáo viên. Đó cũng là duyên nợ của người thầy.

II. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Do đây là hệ thống những kinh nghiệm đã được áp dụng trong thực tế nên khi ứng dụng
và triển khai rất được giáo viên đồng tình, hưởng ứng. Khi triển khai thực hiện các giải
pháp sẽ được tập hợp nhiều hơn, khi đó đề tài sẽ là kinh nghiệm chung cho tất cả giáo
viên có HS yếu.


III. Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả đạt được trong kết quả giảng dạy. Tôi tự thấy bồi dưỡng, rèn luyện
học sinh yếu kém là vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng học cho học sinh trước
hết giáo viên phải thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, phải hết lòng vì nghề nghiệp, vì học sinh
thân yêu, tìm tòi phương pháp giảng dạy thích hợp, bồi dưỡng vốn sống năng lực cho bản
thân.
- Giáo viên phải nắm từng đối tượng, từng cá nhân thật cụ thể để có phương pháp giáo
dục cụ thể.
- Giáo viên phải gần gũi giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn từ đó các em có chỗ
dựa vững chắc để vươn lên.
- Giáo viên phải kỳ công bày vẽ, từng ly từng tí cho học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần động viên, nhắc nhở kịp thời để các em cố
gắng, khắc phục kịp thời.


Trên đây là một số ý kiến nhỏ xuất phát từ tình hình dạy học thực tế tôi rút ra kinh
nghiệm và thấy cũng mang lại những dấu hiệu tốt trong quá trình phụ đạo cho những học
sinh yếu kém.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

S CH TO N 2 B

NGU
NH
-

GI O D C V

Đ OT O–Đ

Đ NH HOAN (Chủ biên)-

N NG- Đ TI N Đ T- Đ TRUNG HI U- Đ O TH I LAN
U T B N GI O D C VI T NAM

S CH TI NG VI T 2 B

GI O D C V

D C
-

Phương pháp điều tra.


-

Phương pháp thống kê.

-

Phương pháp phỏng vấn.

-

Phương pháp phân tích tổng hợp.

-

Phương pháp so sánh.

-

Phương pháp thực hành.

Đ O T O- NH

U T B N GI O



×