Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ HSG văn 9 cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.4 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ THI DỰ BỊ

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề thi có 01 trang)

I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời câu 1 và câu 2
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
( Trích Nói với con- Y Phương)
Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Câu 3: Viết đoạn văn 10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về một bộ phận người tỏ thái
độ chê bai quê hương đất nước mình.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông họa
sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều
làm cho ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi


hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều
suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác
trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về
anh trong truyện ngắn.
---------Hết--------

Họ và tên thí sinh:……………………...Số báo danh……………………………………
Người coi thi số 1……………………...Người coi thi số 2……………………..............


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Phần
I

Câu
1

2

3

4
II
1

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS

NĂM HỌC 2015-2016
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
( Đề thi có 03 trang)

NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
- Người kể chuyện trong đoạn văn thuộc ngôi thứ
nhất, xưng tôi
- Tác dụng của ngôi kể: Câu chuyện trở nên chân
thực, gần gũi, sinh động
-Trong những câu văn: Có một đám mây…ngày
càng nhanh, tác giả sử dụng câu văn dài, ngắn
khác nhau; nghệ thuật tăng tiến
- Ý nghĩa:
+Tạo nhịp điệu dồn dập, hối hả,
+Tái hiện bầu trời cứ mỗi thời khắc qua đi, mây
đen kéo đến càng nhiều, báo hiệu cơn dông đang
đến rất nhanh
Dòng hồi tưởng về quá khứ nơi quê hương Hà
Nội yêu dấu có tác dụng:
- Hoàn chỉnh hơn vẻ đẹp tâm hồn Phương Định:
yêu tha thiết quê hương mình
- Với việc tạo không khí truyện: câu chuyện viết
về thời bom đạn chống Mĩ ác liệt trở nên mềm
lại, dịu bớt những căng thẳng
Nêu quan niệm của cá nhân em về tình yêu Tổ
quốc: lập trường đúng đắn, tình cảm chân thành,
sâu sắc
LÀM VĂN

Từ câu chuyện Chiếc hộp giấy vàng, thí sinh
vào vai người kể từng chứng kiến toàn bộ sự
việc trên để tâm sự với người cha ấy dưới hình
thức một bức thư hoặc viết một bài văn nghị
luận bày tỏ suy nghĩ về người cha đó.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Bài văn nghị luận: có đủ 3 phần ( mở bài, thân
bài, kết bài)

Điểm
3,0
0,25
0,25
0,5

0,5

0,5
0,5
0,5

7,0
0,5


- Với bài viết dưới hình thức một bức thư: đủ
kết cấu hình thức bức thư
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

2


Thí sinh đọc câu chuyện; tập trung xem xét cách
hành xử của người cha qua thái độ, cử chỉ với
con gái bé bỏng để rút ra vấn đề nghị luận
Ví dụ:
Trong cuộc sống, trước khi phán xét một ai, hay
một sự việc nào đó cần có cách nhìn thấu đáo,
sâu sắc.
Hoặc: Trong cuộc sống gia đình cha mẹ không
nên quá coi trọng giá trị vật chất mà bỏ qua
nguyện ước chính đáng của con trẻ
....
* Lưu ý: Cần trân trọng các bài làm mà thí sinh
rút ra vấn đề khác nhưng hợp lí…
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận
điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức
và hành động…
Phân tích các chi tiết, hình ảnh của câu chuyện,
rút ra vấn đề bàn bạc cần hợp lí
Bàn luận: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình về
vấn đề đã rút ra bằng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp,
có sức thuyết phục
Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học
phù hợp cho bản thân
d. Sáng tạo
- Diễn đạt: Lối văn giàu hình ảnh, cảm xúc…
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ…
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
- Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

- Sai 03 lỗi
- Sai từ 04 lỗi trở lên
Qua mỗi tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ bao
giờ cũng ghi lại một điều gì mới mẻ đồng thời
gửi vào đó một lời nhắn nhủ với đời sống.
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm

0,5

4,5
0,5
3,0
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,0
10,0


sáng tỏ qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Bài văn nghị luận: có đủ 3 phần (mở bài, thân
bài, kết bài)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Hiểu đúng ý kiến: Ở mỗi tác phẩm văn học,
người nghệ sĩ bao giờ cũng ghi lại điều gì mới
mẻ đồng thời gửi gắm một lời nhắn nhủ với cuộc

đời
- Nguyễn Duy:
+ Ghi lại điều mới mẻ đối diện với vầng trăng để
sám hối, tự thú phần khuất tối trong con người
mình
+ Lời nhắn nhủ với cuộc đời: Luôn trân trọng
đạo lí dân tộc Uống nước nhớ nguồn
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận
điểm
Giới thiệu vấn đề nghị luận
Giải thích các từ, cụm từ: Tác phẩm văn học,
điều gì mới mẻ, nhắn nhủ với cuộc đời => khái
quát nội dung ý kiến: Đề cao tài năng sáng tạo và
điều tâm huyết với đời của nhà văn
Phân tích bài thơ Ánh trăng- Nguyễn Duy làm
sáng tỏ vấn đề:
- Trăng là đề tài muôn thuở của thơ ca, Nguyễn
Duy đã gặp lại các nhà thơ trước đó: Trăng là tri
kỉ của con người
- Điểm mới của Nguyễn Duy: Tác giả tạo dựng
tình huống đặc biệt để người lính năm xưa đối
diện với vầng trăng. Anh nhận ra lỗi lầm của
mình, tự nhận mình là kẻ vô tình, bạc bẽo với
quá khứ
- Lời nhắn nhủ của nhà thơ với cuộc đời: Trăng
là hiện tượng thiên nhiên, tươi mát, bình dị; là
hiện thân cho quá khứ, cho truyền thống dân tộc;
từ đó nhà thơ thức tỉnh mọi người trân trọng đạo
lí uống nước nhớ nguồn
- Nghệ thuật thể hiện: Thể thơ năm chữ; bút pháp

nhân hóa, đối lập; yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố

0,5
0,5

7,5
0,5
1,0

0,5
3,0

1,5

0,5


trữ tình, trong đó yếu tố trữ tình là chính;…
Đánh giá chung: Người nghệ sĩ chân chính luôn
tìm tòi, sáng tạo không ngừng, có trách nhiệm
với cuộc đời để cho ra đời tác phẩm nghệ thuật
thật sự có giá trị,…
d. Sáng tạo
- Diễn đạt: Lối văn giàu hình ảnh, cảm xúc…
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ…
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
- Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
- Sai 03 lỗi
- Sai từ 04 lỗi trở lên
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 20,00 điểm


0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,0

* Lưu ý:
Đáp án trên đây chỉ đưa ra một phương án chấm. Giám khảo cần vận dụng linh
hoạt đáp án vào bài làm của học sinh để cho điểm chính xác. Điểm chia thấp nhát đến
0,25 điểm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×