UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề chính thức
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Khóa ngày: 10/3/2009
MÔN : NGỮ VĂN
PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)
1
Thời gian làm bài: 130 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi (phần I) có 01 trang, gồm 01 câu.
__________________________________________________________________________
Cảm nhận của em về bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của nhà thơ Hồ Chí
Minh:
Bản dịch thơ:
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Tham khảo bản phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lí dư đồ cố miện gian.)
(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD. 2004, trang 39)
Từ ý nghĩa của bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc học tập hiện nay của
bản thân ?
--------------------------------------------------HÊ
́
T--------------------------------------------------
1
LƯU Ý: Giám thị chỉ giao trước đề PHẦN I cho thí sinh, sau khi hết giờ làm bài (130 phút),
tiếp tục giao đề PHẦN II.
UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề chính thức
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Khóa ngày: 10/3/2009
MÔN : NGỮ VĂN
PHẦN II: trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
2
Thời gian làm bài: 20 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi (phần II) có 02 trang, gồm 12 câu.
[Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
___________________________________________________________________
1. “Trời xanh càng rộng càng cao, Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” (Khi con tu hú, Tố
Hữu). Nội dung hai câu thơ này trực tiếp miêu tả:
A. khung cảnh bầu trời tự do, khoáng đạt.
B. tâm trạng khao khát tự do của nhà thơ.
C. tình yêu cuộc sống thiết tha của tác giả.
D. tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ.
2. Bản dịch thơ bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt – Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 8 tập
hai, NXBGD 2004) có gì khác với bản phiên âm (chỉ riêng ở hai câu thơ cuối)?
A. Làm mất đi sự hài hòa về thanh điệu của hai câu thơ.
B. Vẫn đảm bảo hiệu quả nghệ thuật của bản phiên âm.
C. Làm thay đổi sự sắp xếp vị trí của các từ ngữ trong câu.
D. Làm tăng thêm sức truyền cảm của cả bài thơ.
3. “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của
đế vương muôn đời”. Câu văn này được trích trong văn bản nào dưới đây?
A. Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.
B. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
C. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
D. Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.
4. Từ ngữ nào đúng nhất để điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh câu văn cuối cùng trong
bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi …. ta.”?
A. “hiểu bụng”.
B. “biết bụng”.
C. “hiểu lòng”.
D. “biết lòng”.
2
LƯU Ý:Thí sinh viết bài làm PHẦN II vào ngay sau bài làm PHẦN I.
2
5. Câu nói của Vũ Nương: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi
thất” (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) chứng tỏ đấy là một người phụ
nữ:
A. rất mực yêu thương chồng, con.
B. có nhiều đức tính cao quý.
C. chịu nhiều bất hạnh, đau khổ.
D. khao khát hạnh phúc gia đình.
6. Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái thuộc thể loại nào dưới đây?
A. Tùy bút.
B. Truyện ngắn.
C. Truyền thuyết lịch sử.
D. Tiểu thuyết lịch sử.
7. Trong các tác giả đã học, ai đã sáng tác 3 tập thơ chữ Hán với gần 250 bài?
A. Nguyễn Du.
B. Nguyễn Đình Chiểu.
C. Bà Huyện Thanh Quan.
D. Nguyễn Trãi.
8. Về đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều, Nguyễn Du) có tác giả đã viết: “Nhà thơ
đã cực tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa, để rồi sau đó
Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái bóng làm tôn sắc đẹp của Thúy Kiều”.
Câu văn này nhằm:
A. so sánh sắc đẹp của Thúy Kiều với Thúy Vân.
B. đề cao sắc đẹp của Thúy Kiều so với Thúy Vân.
C. đề cập đến nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.
D. ca ngợi sắc đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.
9. Trong câu thơ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” (Đoàn thuyền đánh cá) nhà thơ Huy Cận
đã sử dụng biện pháp tu từ:
A. nhân hóa.
B. đối ngữ.
C. ẩn dụ.
D. hoán dụ.
10. Dòng nào dưới đây thể hiện được luận điểm chủ yếu của văn bản Bàn về đọc sách
(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD 2005)?
A. … sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
B. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
C. Lịch sử càng tiến lên… đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
D. Các thành quả đó… không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
11. Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho
nhỏ của Thanh Hải?
A. Đảo ngữ.
B. Liệt kê.
C. Nhân hóa.
D. Câu hỏi tu từ.
12. Chép lại bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
________________________________
HẾT
_______________________________________
3
UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Khóa ngày 10/3/2009
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: trắc nghiệm tự luận (14,0 điểm)
I. YÊU CẦU :
1. Thể hiện khả năng cảm thụ, năng lực phân tích, lập luận và kĩ năng diễn đạt chắc chắn, chính xác.
2. Thí sinh làm bài dựa trên bản dịch thơ của bài thơ; biết khai thác bài thơ theo kết cấu khai,
thừa, chuyển, hợp và có đối chiếu với bản phiên âm.
3. Nêu được các nội dung chủ yếu sau:
3.1. Cảm nhận về bài thơ:
Câu 1,2: Nỗi khó khăn, gian lao chồng chất, triền miên của việc đi đường núi cũng như của
con đường cách mạng, con đường đời.
Câu 3,4: Niềm vui sướng, hạnh phúc của con người đã vượt qua chặng đường dài gian nan,
được làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước...
Nét đặc sắc trong nghệ thuật: vừa bình dị, vừa sâu sắc…
3.2. Phát biểu suy nghĩ về việc học tập hiện nay của bản thân:
So sánh việc học tập với việc “Đi đường”:
Bộc lộ quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, niềm tin vào thắng lợi.
• Thí sinh có thể nêu những ý khác nhau miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
II. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
Điểm 13,14 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Kết cấu bài văn hợp lí, chặt chẽ. Phân tích tinh tế, phát biểu chân thành, sâu sắc.
- Văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục, sai sót không đáng kể.
- Bài làm có biểu hiện tính độc lập, sáng tạo.
Điểm 11,12: - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích tinh tế, phát biểu chân thành, hợp lí.
- Diễn đạt tốt, có cảm xúc, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
Điểm 9,10: - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích khá. Diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
Điểm 7,8,: - Phương pháp phân tích còn lúng túng.
- Bài còn sơ lược nhưng tỏ ra hiểu đúng nội dung bài thơ. Phần phát biểu có liên
quan đến ý nghĩa bài thơ nhưng còn sơ sài.
- Diễn đạt tạm được. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 05,06: - Hiểu chưa thật đúng bài thơ, bài làm còn sơ lược.
- Diễn đạt yếu nhưng không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 03,04: - Chưa hiểu đúng bài thơ. Phân tích còn yếu. Diễn đạt kém.
Điểm 00 : - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
GHI CHÚ : Giám khảo dựa vào các tiêu chuẩn trên để cho những bậc điểm còn lại (Tỉ lệ điểm:
Mục 3.1.: 10,0 điểm; mục 3.2.: 04,0 điểm) .
PHẦN II : trắc nghiệm khách quan (Mỗi câu đúng: 0,5 điểm)
CÂU
1
CÂU
2
CÂU
3
CÂU
4
CÂU
5
CÂU
6
CÂU
7
CÂU
8
CÂU
9
CÂU
10
CÂU
11
CÂU
12
4
A C A B D D A C C B B X
5