Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Khóa luận ý nghĩa biểu tượng muối và gừng trong ca dao người Việt SV Quách Thị Diệu Hiền Sp Văn K12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.91 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS.
Buôn Krông Tuyết Nhung, Trưởng Bộ môn Ngữ Văn - Khoa Sư phạm - Trường
Đại học Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình học tập
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Nhân đây em cũng chân thành cảm ơn quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn,
tổ bộ môn Ngôn ngữ giảng dạy tại Trường Đại học Tây Nguyên cùng các bạn sinh
viên lớp Sư phạm Ngữ văn K12 đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Đây là lần đầu bản thân tiến hành nghiên cứu khoa học nên không thể tránh
khỏi những hạn chế cũng như thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Quách Thị Diệu Hiền

i


MỤC LỤC

ii


PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Ca dao là một bộ phận quan trọng của thơ ca dân gian, đã gắn liền với biết bao
nhiêu thế hệ người Việt từ ngàn xưa và đã để lại trong tâm hồn mỗi chúng ta những
dấu ấn khó phai mờ. Những vấn đề xoay quanh thể loại ca dao cho đến ngày nay
vẫn còn nguyên vẹn sức hút đối với những nhà nghiên cứu văn học cũng như phần


lớn các độc giả đam mê khám phá văn học dân gian, đặc biệt là vấn đề về biểu
tượng văn học - văn hóa trong ca dao.
Biểu tượng văn học - văn hóa trong ca dao từ ca dao than thân, ca dao tình yêu
lứa đôi hay ca dao về tình yêu thiên nhiên đất nước...đều hết sức sinh động, phong
phú và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Ở đó có những biểu tượng mang tính chất
nhân văn sâu sắc như biểu tượng “con cò” nói về thân phận “chân lấm tay bùn” của
những kiếp người “thấp cổ bé họng”; biểu tượng “cây cầu” bắc nhịp tình cảm cho
những đôi lứa yêu nhau; hay biểu tượng “con trâu” thể hiện sự cần cù, chịu khó,
của người nhà nông...
Bên cạnh những biểu tượng trên, với văn học dân gian mà cụ thể là ca dao,
chúng ta không thể không nhắc đến biểu tượng “muối” và “gừng” - những biểu
tượng thấm đẫm tình người của ca dao Việt Nam.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng biểu tượng “muối” và “gừng” không chỉ
mang ý nghĩa về đời sống cá nhân nói riêng mà nó còn mang nhiều tầng nghĩa có
liên quan đến đời sống xã hội con người Việt Nam nói chung. Đặc biệt trong
chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông, ca dao chiếm một mảng quan
trọng. Ngoài ra, ca dao còn có sự tác động ảnh hưởng đến các sáng tác nghệ thuật
của nhiều tác giả văn học trung đại cũng như đương đại.
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Ý nghĩa biểu tượng “muối”
và “gừng” trong ca dao người Việt” làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát ý nghĩa biểu tượng “muối” và “gừng”
trong ca dao người Việt một cách có hệ thống, để từ đó thấy rõ quan niệm về đạo
đức, tình cảm và quan niệm nghệ thuật của người lao động được thể hiện trong ca
dao.
1


PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Ca dao là một thể loại phong phú và đặc sắc, thu hút được sự quan tâm của

đông đảo độc giả trong và ngoài nước, đồng thời là nguồn đề tài vô tận đối với các
nhà nghiên cứu và các nhà phê bình văn học. Việc nghiên cứu, đánh giá đã đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều phương diện và còn hứa hẹn nhiều khám
phá mới lạ. Có thể nhắc đến một số công trình tiêu biểu như sau:
Trước hết, ca dao là một thể loại xuất hiện từ lâu đời chủ yếu được lưu truyền
bằng phương thức truyền miệng, thế nên trước hết phải kể đến những công trình
khoa học dựa trên việc sưu tầm, biên soạn và phân loại. Cụ thể như sau:
Giáo sư Đinh Gia Khánh đã sưu tầm và biên soạn cuốn Ca dao Việt Nam [4]
trong đó đã phân loại thành tám nội dung chính với dụng ý phản ánh những nét
chính về cuộc đời con người và bộ mặt xã hội cũ ở nước ta.
Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Vũ Ngọc Phan rất tâm huyết khi sưu tầm
và biên soạn cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam [10] với việc phân loại rõ ràng
và sắc nét dựa trên nội dung và hình thức của ca dao. Đồng thời còn quan tâm đến
vấn đề khái niệm cũng như quá trình xuất hiện của thể loại này.
Nhà phê bình nghiên cứu văn học Nguyễn Quốc Tăng đã dày công sưu tầm và
biên soạn cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam [11] dưới góc độ đối xứng và bổ sung
qua lại giữa tục ngữ và ca dao trong văn học dân gian. Tác giả giới thiệu cuốn sách
nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc gìn giữ, bảo tồn nét đẹp của văn học dân
gian Việt Nam.
Công trình Ca dao Việt Nam [3] được tác giả Bích Hằng tuyển chọn được xuất
bản bởi nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin lại khác với những công trình trên, với
cách phân loại ca dao thành ba phần: ca dao cổ bao gồm những nội dung về văn
hóa xã hội, phong tục tập quán; tình yêu đôi lứa; tình cảm gia đình, tình yêu quê
hương đất nước; kinh nghiệm sản xuất; ca dao trào phúng; ca dao kháng chiến và
ca dao về Bác Hồ.
Tác giả Nguyễn Xuân Kính đã tiến hành nghiên cứu ca dao trên phương diện
thi pháp với chuyên luận có tên là “Thi pháp ca dao”. Đây là công trình nghiên cứu
chuyên sâu, toàn diện và công phu về thi pháp ca dao từ trước đến nay. Chuyên
luận có kết cấu chặt chẽ gồm tám chương, chủ yếu nói về những vấn đề liên quan
2



đến thi pháp ca dao như ngôn ngữ, thể thơ, không gian và thời gian nghệ thuật...
Trong đó, tác giả đã giành trọn một chương để nghiên cứu về một số biểu tượng
thường xuất hiện trong ca dao như: cây trúc, cây mai, con cò, con trâu, mận, đào
hoa nhài... Qua đó nêu rõ những biểu hiện về ý nghĩa và nội dung, được thể hiện
trong sự đối sánh với văn học thành văn.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu đặc sắc trên còn có những bài viết về ca
dao được in trên các tạp chí, báo mạng như bài “Con cò - một biểu tượng về thân
phận Việt” của nhà báo Chữ Thu Hằng (Văn nghệ Tiền Giang online, tháng 11/2012),
hay bài “Điều kì diệu của đôi dải yếm” của Trần Thị Trâm (Tuyển tập mười năm Tạp
chí văn học (2003), NXB Giáo dục)...
Một số khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp của các sinh viên chuyên ngành của
trường Đại học Tây Nguyên cũng chọn đề tài ca dao làm vấn đề nghiên cứu như
khóa luận “Ý nghĩa biểu tượng cá trong ca dao người Việt” của sinh viên Nguyễn
Thị Cúc (Sư phạm Ngữ văn K11), hay khóa luận “Biểu tượng cây cầu trong ca dao
trữ tình người Việt” của sinh viên Hứa Thị Sang (Sư phạm Ngữ văn K11)...
Nhìn một cách tổng thể, phần lớn các bài nghiên cứu trên đều có chung một
khẳng định: ca dao đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc, đồng
thời ý nghĩa biểu tượng trong ca dao cũng mang đậm dấu ấn nhân văn của con
người Việt Nam.
Đối với vấn đề biểu tượng “muối” và “gừng” trong ca dao người Việt, đã có
một số công trình đi trước tiến hành nghiên cứu như công trình “Một biểu tượng kép
về sự thuỷ chung trong ca dao: Muối mặn - Gừng cay” của ThS. Triều Nguyên - thành
viên thuộc Hội VNDG Thừa Thiên Huế. Với công trình này, ThS. Triều Nguyên cho rằng
đây là một biểu tượng kép nói về sự thủy chung của đôi lứa yêu nhau, đồng thời tác giả
cũng đã sưu tầm, khảo sát được một số câu ca dao chứa đựng biểu tượng này. Qua đó tác
giả đã chỉ ra được những thủ pháp nghệ thuật góp phần hình thành nên biểu tượng kép
“Muối mặn - Gừng cay”.


Song, xét trên khía cạnh riêng lẻ thì vấn đề “Ý nghĩa biểu tượng “muối” và
“gừng” trong ca dao người Việt” vẫn chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và
toàn diện. Từ việc tiếp thu ý kiến của những người đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn
đưa ra một hướng nghiên cứu mới là: “Ý nghĩa biểu tượng “muối” và “gừng” trong
ca dao người Việt”. Trên cơ sở tiếp thu những nhận xét đánh giá quý báu của
những công trình trước, chúng tôi xác lập cho mình hướng nghiên cứu mới, khảo
3


sát nhũng câu ca dao Việt Nam đã được các tác giả sưu tầm và biên soạn. Từ đó
làm nổi bật vai trò, ý nghĩa cũng như giá trị của biểu tượng “muối” và “gừng”
trong đời sống tình cảm xã hội của con người Việt Nam, cũng như tầm quan trọng
mà ca dao đóng góp cho nền văn học nước nhà.

4


PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ý nghĩa biểu tượng “muối” và “gừng” trong ca dao người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát ở một số tài liệu cụ thể như sau:
- Tập Ca dao Việt Nam (GS. Đinh Gia Khánh (1995), Ca dao Việt Nam, NXB
Đồng Tháp).
- Tập Tục ngữ ca dao Việt Nam (Nguyễn Quốc Tăng (2000), Tục ngữ ca dao
Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế).
- Tập Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan (2007), Tục ngữ ca dao
dân ca Việt Nam, NXB Văn học, TP Hồ Chí Minh).
3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về nguồn gốc của biểu tượng “muối”
và “gừng” trong ca dao người Việt.
- Phân tích đặc điểm về mặt kết cấu cũng như mặt nội dung, ý nghĩa của biểu
tượng “muối” và “gừng”.
- Đồng thời phát hiện ra một số nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong ca dao.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thống kê phân loại
Thống kê biểu tượng “muối” và “gừng” trong ca dao người Việt xét trong
phạm vi nghiên cứu và phân loại theo từng nội dung cụ thể.
3.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Để có được cái nhìn và cách đánh giá vừa cụ thể, vừa khái quát về đề tài này,
người viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Đây là phương pháp căn bản
của khóa luận. Người viết sẽ đi vào phân tích những nét đặc trưng về biểu tượng
“muối” và “gừng” trong ca dao Việt Nam. Từ đó khái quát nên nét đặc trưng của
biểu tượng “muối” và “gừng” dưới góc độ mĩ học của biểu tượng văn học.
3.4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để làm rõ nội dung của đề tài, đồng thời thấy được nét đặc sắc, độc đáo mang
tính đặc trưng của biểu tượng “muối” và “gừng” trong ca dao người Việt; người
5


viết tiến hành so sánh với các biểu tượng khác trong ca dao, đặc biệt là so sánh với
biểu tượng “muối” và “gừng” được sử dụng trong tục ngữ. Đồng thời người viết
cũng so sánh biểu tượng “muối” và “gừng” theo từng vùng miền khác nhau để thấy
được sự khác biệt giữa các vùng.
Người viết đã tiến hành đối chiếu biểu tượng “muối” và “gừng” trong văn học
với “muối” và “gừng” trong thực tế để thấy được giá trị của biểu tượng cũng như
những sáng tạo độc đáo của cha ông ta để lại.
Trong quá trình triển khai đề tài, người viết sử dụng các phương pháp trên
trong mối liên quan bổ trợ lẫn nhau. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số

phương pháp khác: phương pháp phân tích, bình giảng tác phẩm văn học, phân tích
nhân vật - hình tượng văn học, cùng một số phương pháp khảo sát thực tế cụ thể
khi cần thiết.

6


PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1

NGUỒN GỐC BIỂU TƯỢNG
“MUỐI” VÀ “GỪNG” TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
1.1. Giới thiệu về ca dao
1.1.1. Khái niệm
Ca dao là một thể loại văn học ra đời đã lâu, gắn liền với phong tục tập quán
của người Việt Nam và được lưu truyền đạt qua nhiều thế hệ bằng phương thức
truyền miệng. Tuy nhiên việc định nghĩa ca dao vẫn là một việc làm tương đối khó
khăn, dễ nhầm lẫn giữa thể loại ca dao và dân ca.
Trong chương trình phổ thông khái niệm về ca dao được giản lược rất ngắn gọn
như sau: “Ca dao diễn tả đời sống, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong
các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,...” [8; tr.82]
Trong cuốn sách Tục ngữ - Ca dao - Dân ca [10], ngoài việc đưa ra khái niệm
về ca dao, nhà nghiên cứu và phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã so sánh, phân biệt
giữa ca dao và dân ca. Ông đã dày công sưu tầm nhiều cách lí giải cũng như cách
phân biệt giữa dân ca và ca dao dựa trên hình thức lẫn nội dung của những bậc tiền
bối đi trước như: “Ca dao là vốn là một thuật ngữ Hán Việt”. Về vấn đề này, trong
Văn học dân gian tập II (Lịch sử văn học Việt Nam), Đinh Gia Khánh có chú thích
như sau: “Trong Kinh Thi, phần Ngụy phong bài Viên hữu đào có câu: “Tâm chi
ưu hĩ, ngã ca thả dao” (lòng ta buồn, ta ca và dao). Sách Mao truyện viết: “Khúc
hợp nhạc viết ca, đô ca viết dao” (khúc hát cho nhạc đệm theo lời gọi là ca, còn hát

trơn thì gọi là ca dao). Trong sách Cổ dao ngạn, bài Phàm lệ lại phân biệt thêm:
“Ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca...”.” [10; tr.23] .
Nhưng theo ông giữa ca dao và dân ca có sự khác biệt ở chỗ : ca dao là thơ dân
gian nhưng vẫn có thể ngâm thành điệu, và một khi đã như vậy thì ca dao sẽ biến
thành dân ca vì cần phải thêm tiếng đệm. Còn dân ca ngay tự bản thân nó đã “là
câu hát đã thành khúc điệu”. Ngoài ra ca dao có thể phổ biến rộng rãi giữa các
vùng miền trên đất nước như bài ca dao:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
7


Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.” [10; tr.371]
Hoặc như bài:
“Trên trời có ông sao Tua
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành” [10; tr.376]
thì nhân dân nhiều nơi vẫn biết và thường xuyên ngâm nga. Có thể nói mức độ ảnh
hưởng của ca dao rất rộng rãi thế nhưng dân ca lại khác, bởi nó còn phụ thuộc vào
vùng miền địa phương như quan họ Bắc Ninh, hát bài chòi ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi hay như hát cải lương ở miền Nam Bộ thì chỉ nhân dân ở các địa phương nói
trên mới sử dụng và ca hát được.
Qua sự phân tích sắc sảo và xác thực của nhà nghiên cứu và phê bình văn học
Vũ Ngọc Phan, ta biết được rõ hơn về thể loại văn học mang tính chất cổ truyền.
Nhưng để cặn kẽ hơn, cần phải tìm hiểu cách định nghĩa về ca dao của ông Chu
Xuân Diên được tập hợp trong cuốn Từ điển văn học bộ mới [7]. Không chỉ định
nghĩa đơn thuần về ca dao, ông còn nói rõ về việc xuất xứ cũng như tên gọi của thể
loại này. Theo ông “Ca dao còn gọi là “phong dao”. Phong dao, ca dao không phải
là những thuật ngữ dân gian. Đó là những thuật ngữ Hán - Việt. Thuật ngữ phong
dao đầu tiên được các nhà Nho dùng ở Việt Nam để gọi bộ phận những câu thơ mà

họ quan tâm tới, đã ghi chép trong vốn ca dao và lời nói ví truyền miệng của nhân
dân. Bộ phận những câu thơ ấy phần nhiều có nội dung phản ánh phong tục, hoặc
có ý nghĩa giáo dục theo cách hiểu của nhà Nho, vì vậy được xem như là phần tinh
túy nhất của thơ ca dân gian và thơ ca dân tộc. Từ cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ
XX, đã có những sách như Nam Phong giải trào, Quốc phong thi hợp thái (Hợp
tuyển thơ quốc phong), Việt Nam phong sử (Bộ sửu phong dao Việt Nam), Đại
Nam quốc túy (Quốc túy Đại Nam), Tục ngữ phong dao...tập hợp, ghi chép thơ ca
dân gian Việt Nam theo khuynh hướng trên. So với thuật ngữ phong dao và những
thuật ngữ xuất phát từ thuật ngữ đó như phong thi, nam phong, quốc phong, phong
sử...kể trên, thì thuật ngữ ca dao có nội dung rộng hơn. Thuật ngữ này đã từng
được dùng phổ biến trong giới trí thức Hán học ở Trung Quốc nhiều thế kỷ trước.
Nó được các nhà tri thức Hán học Việt Nam dùng một cách rộng rãi từ đầu thế kỷ
XX cùng với thuật ngữ phong dao, và ngày càng được dùng một cách phổ biến cho
tới ngày nay.” [7; tr.179]. Đoạn trích trên đã sơ lược về xuất xứ của những tên gọi
8


về thể loại này trước khi có tên chính thức là ca dao, còn về khái niệm ca dao thì
ông cho rằng: “Cho nên, về sau người ta còn dùng thuật ngữ ca dao để chỉ một hình
thức thể loại của thơ ca dân tộc: những sáng tác theo thể ca dao có thể thuộc phạm
trù văn học dân gian nếu đó là những sáng tác tập thể, truyền miệng, cũng có thể
thuộc phạm trù văn học thành văn nếu đó là những sáng tác cá nhân, thành văn.”
[7; tr.179] . Khái niệm trên đã nói được hết những đặc điểm đặc trưng của thể loại
ca dao và phần nào giúp ta phân biệt với những thể loại văn học dân gian khác như
thơ sử thi, vè, câu đối...
Xét về nội dung và hình thức, nghệ thuật của ca dao rất tinh vi, tế nhị, đáp ứng mật
thiết với những nội dung phong phú mà ca dao đề cập đến. Cách dùng chữ, những lối biến
thể, những hình tượng được trừu tượng hóa, nhân cách hóa sát với thực tế biểu hiện ở nội
dung, làm cho ca dao trở nên thắm thiết về mặt trữ tình nhưng đồng thời cũng phản ánh sắc
nét về cuộc sống của nhân dân lao động.

1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại ca dao như theo thời gian lịch sử, theo nội dung hay theo
hình thức. Sau đây là một số cách phân loại mà những nhà nghiên cứu đi trước đã đề cập
đến như:
Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Chu Xuân Diên đã gọi ca dao là ca dao dân gian
nhằm phân biệt với những bài ca dao hiện nay do cá nhân sáng tác, và những bài ca dao
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì được gọi là ca dao cổ truyền.
Về mặt nội dung ca dao cổ truyền phản ánh sâu rộng các mặt của đời sống con người
cũng như xã hội lúc bấy giờ với các chủ đề đặc trưng, trước hết là tình yêu nam nữ, bên
cạnh đó là những chủ đề khác về đời sống lao động, thiên nhiên, triết lý sống...
Về hình thức, ca dao cổ truyền thường dùng các thể thơ dân tộc như lục bát hay song
thất lục bát. Theo Chu Xuân Diên thì: “ Sáng tác ca dao có thể dài ngắn khác nhau,

nhưng nhìn chung có thể phân làm hai loại: loại những câu ca dao là những sáng
tác chỉ gồm một khổ lục bát hoặc song thất lục bát, và loại những bài ca dao có số
khổ thơ nhiều hơn.” [7; tr.180] Ngoài ra ca dao còn sử dụng những lối cấu tứ, biện
pháp nghệ thuật để hình tượng hóa trong ca dao trở nên sống động, dễ tiếp nhận
bởi ca dao vốn là những câu chữ gần gũi với đời sống hàng ngày. Nhờ những vần
điệu mang sự thanh thoát, dễ ghi nhớ tạo nên những nhịp điệu mà ca dao được
dùng như lời ca tiếng hát đối đáp, bên cạnh đó ca dao còn được sử dụng trong lời
nói sinh hoạt hàng ngày. Có thể nói ca dao đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp trực tiếp
9


trong cả hai lĩnh vực trên.
Về nội dung của ca dao, Vũ Ngọc Phan đã chia thành: “tình yêu của nhân dân
Việt Nam trong ca dao”, “ý thức lao động và sản xuất của nhân dân Việt Nam trong
ca dao và dân ca” và “tình yêu nhân đạo chủ nghĩa của ca dao và dân ca” [10 ;
tr.33]. Thơ ca như một nguồn cảm hứng, như là nơi khởi đầu của biết bao nỗi niềm
tâm sự của người dân lao động trước thế sự của cuộc đời, và ca dao chính là

phương tiện thích hợp nhất tạo nên sự đồng cảm giữa người với người vì đặc trưng
cơ bản của nó là tính truyền miệng. Những tình cảm, tình yêu và tâm sự thầm kín
đó được biểu hiện trong ca dao thông qua nhiều mặt, giữa những mối quan hệ với
nhau như giữa những con người trong gia đình, xóm làng; giữa đôi bên trai gái hay
lớn hơn nữa là tình cảm đối với ruộng đồng, quê hương; với đất nước; với thiên
nhiên hay cao cả hơn là tình yêu đồng loại, yêu hòa bình. Bên cạnh đó ca dao còn
thể hiện tư tưởng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác của nhân dân Việt Nam và dần
dần điều đó được hoàn thiện qua các thời kì lịch sử. Do cảm xúc cấu tứ nên lời ca ,
vì vậy những tư tưởng tình cảm của nhân dân Việt Nam được bộc lộ qua ca dao
mang lại sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người, đồng thời còn thể hiện được
những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Tình yêu của nhân dân Việt
Nam được thể hiện trong ca dao trước hết là tình yêu giữa nam nữ dưới thời phong
kiến. Một mặt ca dao khẳng định tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đôi lứa
yêu nhau nhưng mặt khác cũng phản ánh xã hội phong kiến với những ràng buộc
độc đoán đã phá vỡ không biết bao nhiêu mối tình đẹp, hay hệ lụy của việc “cha
mẹ đặt đâu con ngồi đó” được thể hiện ẩn ý qua câu ca dao sau:
“Lấy chồng chẳng biết mặt chồng,
Đêm nằm mơ tưởng, nghĩ ông láng giềng.” [10; tr.229]
Hay:
“Chồng lớn vợ bé thì xinh
Chồng bé vợ lớn ra tình chị em” [10; tr.229]
Đa số những bài về tình yêu về nam nữ vẫn nhiều hơn cả, nó đã thể hiện được
những cung bậc cảm xúc như nỗi nhớ nhung khi xa cách, sự lo lắng bảo vệ cho tình
yêu, nỗi đau thương khi phải chia lìa bởi lễ giáo phong kiến, cũng như sự khổ cực,
những bất công trong cuộc sống vợ chồng do hủ tục phong kiến mà người chịu
thiệt nhiều hơn cả vẫn là người phụ nữ... Những điều đó đã làm cho ca dao có tính
10


chất trữ tình sâu sắc, điển hình như :

“Cá buồn cá lội thung thăng,
Người buồn, người biết đãi đằng cùng ai?
Phương Đông chưa rạng sao mai,
Đồng hồ chưa cạn, biết lấy ai bạn cùng?” [10; tr.177]
Bên cạnh đó là những câu ca dao thể hiện tình yêu quê hương đất nước, nơi
“chôn nhau cắt rốn” đậm đà, nhưng phần nhiều những tình cảm đó được thể hiện
lồng ghép qua những hình ảnh dân dã, giản dị như khung cảnh đồng ruộng bao la,
cảnh chợ búa, cây cầu con đò... Qua đó, nhân dân nói lên những đặc trưng phong
phú của từng vùng miền, những hình ảnh hùng vĩ của núi sông, của thác, của
ghềnh... Không chỉ vậy tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta phần nào
cũng được thể hiện qua những câu ca và những hình ảnh ấy.
Có thể kể đến hình ảnh đèo Hải Vân bát ngát qua đôi câu ca dao sau:
“Hải Vân bát ngát ngàn trùng,
Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn.” [10; tr.35]
Qua việc giới thiệu quê hương, đất nước, ca dao còn giới thiệu những đặc sản
của vùng quê ấy như:
“Một ngày mấy lượt trèo non,
Lấy gì làm đẹp, làm giòn hở anh.
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi, đứng lại mà trông,
Kì núi Thành Lạng, nọ sông Tam Cờ...” [3; tr.362]
Hay:
“Ví dù đấy có lòng yêu,
Bảo ta gánh ta Đông Triều cũng đi,
Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi,
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh.” [3; tr.365]
Ý thức lao động và sản xuất của nhân dân Việt Nam được thể hiện rõ trong ca

dao ở mặt thực tiễn, như dùng để phổ biến kinh nghiệm sản xuất:
11


“Dưa gang một chạp thì trồng
Chiêm cấy trước Tết thì lòng đỡ lo
Tháng hai đi tậu trâu bò
Cày đất cho ải, mạ mùa ta gieo” [3; tr.389]
Hay:
“Khó thay công việc nhà quê,
Quanh năm khó nhọc, dám hề khoan thai.
Tháng chạp thì mắc trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà,
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư bắc mạ, thuận hòa mọi nơi.” [3; tr.391]
mà còn biểu hiện ý thức lao động qua những bài ca ngợi lao động, khích lệ tinh
thần lao động, làm nảy sinh trong họ tình yêu nghề nghiệp. Hơn nữa đó còn là tình
yêu mến ruộng đồng, núi rừng và không ngại khốn khó, nguy hiểm khi lên rừng
xuống bể. Chẳng hạn như:
“Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi! Đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.” [3; tr.390]
Ngoài ra đó còn là tình cảm yêu mến đối với công cụ sản xuất, với con vật được
xem là biểu tượng của nghề nông như hình ảnh con trâu đã được người nông dân chăm
sóc ân cần, thân thương:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cày cấy giữ nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công?
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.” [3; tr.392]
Chính những tình cảm, tư tưởng đồng cảm sâu sắc đó đã biến những thứ đồ vật
vô tri vô giác như cái chày, cái cối... và những con vật rất đỗi bình thường và quen
12


thuộc như con trâu, cái cò cái vạc, con gà, con chó... thành những người bạn tâm
tình, người cùng cảnh ngộ mà nhiều khi còn được xem như là người thân giữa cảnh
neo đơn. Chẳng hạn như:
“Giã ơn cái cối cái chày,
Nửa đêm gà gáy, có mày, có tao.
Giã ơn cái cọc cầu ao,
Nửa đêm gà gáy, có tao, có mày.” [10; tr.37]
Và tính chất nhân đạo trong ca dao khác hẳn với văn chương bác học. Ca dao với vai
trò đặc trưng cho văn học bình dân nên đã cất lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống, đấu
tranh không chỉ với thiên nhiên khắc nghiệt mà còn đấu tranh với xã hội bất công. Điều
đó đã nâng ca dao lên một tầm cao mới, đó là tinh thần nhân đạo thấm đẫm tình người.
Trong xã hội phong kiến, quyền sống của con người bị chà đạp, đặc biệt là thân phận
người phụ nữ. Vì vậy trong ca dao người lên tiếng tố cáo, chống đối và thể hiện sự chán
ghét hầu hết là tiếng nói của những người phụ nữ. Điển hình là tình cảnh chồng chung
chua chát được thể hiện qua đôi câu ca dao sau:
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay,
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công.
Đến tối chị giữ lấy chồng,
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.
Đến sáng chị gọi: Bớ Hai,
Trở dậy, nấu cám, thái khoai, băm bèo.

Vì chưng bác mẹ tôi nghèo,
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.” [3; tr.412]
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khi phân chia nội dung ca dao trên những
phương diện tiêu biểu như trên phần nào đã đáp ứng được khả năng thể hiện tư
tưởng, tình cảm của nhân dân Việt Nam thông qua ca dao.
Về hình thức, những bài ca dao thường ngắn gọn và hàm chứa ý tứ sâu xa từ
hai, bốn, sáu hay tám câu. Số lượng câu tuy không bắt buộc nhưng hầu hết đều giữ
được trọn vẹn những chủ đề tư tưởng và tính chất mộc mạc vốn có của ca dao. Đặc
điểm nổi bật nhất về hình thức của ca dao là vần, vừa sát lại vừa thanh thoát, không
gò ép mà giản dị và rất tươi tắn. Dường như đó là những câu nói cửa miệng của
người nông dân nhưng đã được chải chuốt, gọn gàng hơn nhằm biểu hiện những
13


tình cảm, ý tứ sâu sắc.
Ca dao có nhiều thể mà nhiều hơn cả đó là thể sáu tám (tức là thể thơ lục bát
truyền thống), thể bốn chữ và thể hai bảy sáu tám cũng có nhưng ít hơn. Chẳng hạn
thể ca dao bốn chữ ta có bài than thân sau:
“Bèo than thân bèo,
Nằm trên mặt nước,
Bạc than thân bạc,
Đeo chiếc bông tai,
Khoai than thân khoai,
Đào lên bới xuống,
Muống than thân muống,
Bứt đọt nấu canh,
Anh than thân anh,
Vợ con chưa có,
Người nói lòng nọ,
Kẻ nói lòng kia,

Liều mình như súng bắn bia,
Biết làm răng cho đặng sớm khuya cùng nàng!” [10; tr.199]
Để hình ảnh, cấu tứ ý nghĩa của câu trở nên đặc sắc và sống động hơn, ca dao thường
sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, hoán dụ, nói giảm nói tránh, từ cùng
trường nghĩa, sử dụng hình ảnh tượng trưng ước lệ...

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp ca dao và chia theo
nội dung ca dao thành những tiểu loại như sau:
Đầu tiên là ca dao than thân - lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
xưa. Thân phận của họ thường bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội,
giá trị phẩm chất của học không được người ta biết đến và trân trọng. Thân phận ấy
thường được so sánh với những hình ảnh như: tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau
khô, cái giếng...:
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.” [10; tr.222]
Hay:
“Thân em như miếng cau khô,
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.” [10; tr.225]
Thứ hai là ca dao yêu thương, tình nghĩa thường đề cập đến tình yêu quê
hương đất nước, tình yêu cuộc sống, yêu lao động, tình bạn cao đẹp, tình yêu đối
14


lứa (với những cung bậc tình cảm phong phú như nhớ thương, hờn giận, rung
động, tương tư...), tình cảm gia đình (tình anh em, tình cảm của cha mẹ đối với con
cái và ngược lại...), tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống,...
Tình cảm gia đình là mảng ca dao thường gặp gắn liền với những bài học dạy
làm người hay những bài học về tình người trong hiện thực đời sống như:
“Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy

Ai về tôi gửi đôi giầy
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.” [6; tr.66]
Đa phần ca dao yêu thương thường gắn với những biểu tượng như cái khăn, chiếc
cầu,...vì đây là những vật, những nơi mà nam nữ thường có nhiều kỉ niệm. Khăn là kỉ
vật luôn đi cùng người con gái còn chiếc cầu là nơi nam nữ hẹn hò tâm sự:
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm, để chàng sang chơi!” [3; tr.175]
Hay:
“Khăn đào vắt ngọn cành mơ,
Mình xuôi đằng ấy, bao giờ mình lên.
Em xuôi, em lại ngược ngay
Sầu riêng em để trên này cho anh.” [3; tr.179]
Ca dao tình nghĩa còn thường sử dụng những ước lệ như cây đa, bến nước, con
thuyền, gừng cay, muối mặn... Vì đó là những hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc
với người bình dân vừa là biểu tượng cho sự chia li, chờ đợi hay cho những ước
muốn, khát khao về sự thủy chung tình nghĩa của con người.
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát,
Em ghé thuyền vào đỗ sát thuyền anh.
Dừng chèo muốn ngỏ tâm tình,
Sông bao nhiêu nước, thương mình bấy nhiêu.” [3; tr.182]
Và cuối cùng là ca dao hài hước với tiếng cười tự trào, tiếng cười hóm hỉnh,
hồn nhiên vô tư nhằm “thi vị hóa” cuộc sống nghèo khổ của người dân lao động.
Đó là tiếng cười tiếp sức để con người vượt lên hoàn cảnh. Trong khi đó tiếng cười
phê phán xã hội lại có mục đích đấu tranh xã hội mạnh mẽ hơn, nó hướng vào
những thói hư tật xấu trong nội bộ hoặc lên án giai cấp thống trị ti tiện, tham lam,...
15


Tiếng cười phê phán có nhiều mức độ: nhắc nhở, giễu cợt, đả kích, phủ nhận,...
Tiêu biểu là:

“Làm trai đã đáng nên trai,
Ăn cơm với vợ, lại nài vét niêu.
Con vợ nó cũng biết điều,
Thắt lưng con cón cạy niêu với chồng.” [10; tr.261]
Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đã xếp loại một số nhóm ca dao theo
những thủ pháp nghệ thuật hay dùng như lặp lại các mô-típ mở đầu (thân em, ước
gì,...), sử dụng nhiều mô-típ biểu tượng (cây cầu, dải yếm, muối mặn - gừng cay...).
Việc phân loại theo những mô-típ đó thể hiện những nội dung thường lặp lại, chẳng
hạn với mô-típ “thân em” thì hầu hết đều nói về thân phận trong sạch bị chà đạp
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
“Cau non khéo bổ cũng dày
Dầu thương cho mấy cơ hội này cũng ra
Bây giờ hỏi thiệt anh Ba
Còn thương như cũ hay là hết thương?
Ban ngày dãi nắng tối lại dầm sương
Thân em lao khổ, mình có thương hỡi mình?” [3; tr.240]
Ngoài ra còn nhiều cách phân chia khác, nhưng hầu hết đều dựa trên nội dung
và hình thức của ca dao là chính.
1.2. Nguồn gốc biểu tượng “muối” và “gừng”
1.2.1. Nguồn gốc
Trong ca dao, có những hình tượng thường được xuất hiện với tần suất dày đặc
và mang ý nghĩa đặc trưng, nhưng ý nghĩa đó phải được hầu hết mọi người tán
thành, đồng thuận thì sẽ hình thành một biểu tượng được sử dụng thường xuyên.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên của Nhà xuất
bản Giáo dục thì biểu tượng được hiểu là:
“Biểu tượng symbol dt. Cái được dùng để tượng trưng cho điều gì đó. Chim bồ
câu là biểu tượng của hòa bình; tổ chức thi vẽ biểu tượng cho thế vận hội sắp tới.”
[14; tr.68]
Ban đầu đó chỉ là những hình ảnh ước lệ nhằm thể hiện những tình cảm sâu
sắc, nhưng dần dần trở thành một biểu tượng mang ý nghĩa cố định. Chẳng hạn như

16


biểu tượng cây cầu có ý nghĩa tượng trưng cho sự qua lại giữa hai bờ bên này và bờ
bên kia, từ đó hình thành nên những lớp ý nghĩa của sự chuyển giao. Ví như sự
chuyển giao giữa cõi trần thế và cõi âm tà được diễn ra trên cây cầu Nại Hà bắc
qua con sông cùng tên theo truyền thuyết dân gian. Và biểu tượng này xuất hiện
trong ca dao còn mang ý nghĩa đại diện cho sự giao duyên giữa tình yêu nam nữ và
được sử dụng nhằm bộc lộ không gian tâm trạng của đôi lứa yêu nhau. Điển hình
như:
“Thương thương, nhớ nhớ sầu sầu
Một ngày ba bận ra cầu đứng trông
Thấy người nam, bắc, tây, đông
Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng.” [6; tr.132]
Hay:
“Qua cầu dừng bước trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu.” [6; tr.126]
Hay như biểu tượng dải yếm thường được sử dụng để tượng trưng cho hình
ảnh người phụ nữ đẹp, đồng thời còn thể hiện những khát khao, ước muốn đến
cháy lòng về những tình cảm đôi lứa. Ví như:
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.” [6; tr.126]
Vì vậy, nếu đã xác định hình ảnh “muối” và “gừng” là một biểu tượng có trong
ca dao bên cạnh những biểu tượng khác như cây cầu, dải yếm...thì hình ảnh “muối”
và “gừng” đó phải tượng trưng cho một ý nghĩa nào đó của ca dao. Trước hết, xét
về nghĩa thông dụng theo Từ điển tiếng Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ
biên, gừng có những nét nghĩa như sau:
“Gừng ginger dt. 1. Cây có củ ngầm giống như củ nghệ nhưng có vị cay,
thường dùng làm thuốc. trồng gừng. 2. Củ gừng và các sản phẩm của nó. gừng cay
muối mặn; mứt gừng.” [15; tr.310]

Còn “Muối salt; pickle (in brine) I. dt. Hạt bột trắng, vị mặn, tách ra từ nước
biển, dùng để làm thức ăn. canh nhạt muối; bỏ thêm chút muối nữa. II. Đgt. Cho
muối vào ướp các loại thực phẩm để giữ được lâu hoặc làm thức ăn chua. muối
dưa; muối cà; trứng muối; muối thịt để dành.” [15; tr.459]
Trên đây là những nét nghĩa chỉ tính chất, đặc trưng vật lí của “muối” và
17


“gừng”, thế nhưng khi được chuyển hóa thành hình ảnh ước lệ thì “muối” và
“gừng” chỉ giữ lại những đặc điểm nổi bật nhất là đặc điểm về sự tác động đối với
vị giác của con người, “muối” thì mang vị mặn còn “gừng” thì mang vị cay. Từ đặc
điểm nổi bật đó, người dân đã liên tưởng đến sự đắng cay, mặn chát trong đời sống
hàng ngày của con người. Bên cạnh đó nó còn thể hiện tình cảm chung thủy sắt son
trong tình yêu và hôn nhân. Tất cả những điều đó đã được ca dao chuyển hóa và
đúc kết thành những biểu tượng mang tầm khái quát.
1.2.2. Cơ sở văn hóa
Biểu tượng “muối” và “gừng” được xuất hiện với tần suất khá cao trong các
tập tài liệu như Ca dao Việt Nam [3;4] hay Tục ngữ dân ca ca dao Việt Nam [10] đã
được khảo sát, ngoài ra còn có sự xuất hiện đơn lẻ của từng biểu tượng.
Qua việc khảo sát sơ lược như trên ta đã phần nào nhận thấy sự quan trọng
không thể thiếu của hai biểu tượng trên trong việc thể hiện những nội dung và tư
tưởng của ca dao. Trong phần đầu, chúng ta đã tìm hiểu nguồn gốc của sự xuất hiện
hai biểu tượng “muối” và “gừng”. Và để xác định được nguồn gốc đó ta cần biết
được cơ sở văn hóa của sự ra đời của hai biểu tượng trên, cũng như những biểu
tượng khác trong ca dao Việt Nam.
Như đã đề cập đến ở phần khái niệm, ca dao xuất phát từ những tình cảm của
con người đối với những đồ vật, vật dụng hay những con vật quen thuộc, biến
chúng thành người bạn tri kỉ, thành người thân cùng chia sẽ nỗi niềm. Và đôi khi
những điều dân dã đó lại trở thành đặc điểm để ta nhớ về quê hương.
“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.” [3; tr.359]
Những đồ vật, vật dụng, thực phẩm và con vật quen thuộc như con trâu, cái cối
cái chày, bầu bí, rau muống, bèo... xuất hiện trong ca dao như minh chứng cho sự
quan trọng của bản thân cũng như sự gần gũi của người lao động đối với thế giới tự
nhiên xung quanh. Qua những điều quen thuộc ấy, người lao động đã gửi gắm
trong đó những ước mơ, khát vọng về một cuộc sống hiện thực bình yên, về những
tình cảm thân thuộc của con người.
“Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm.” [10; tr.81]
“Bầu ơi! Thương lấy bí cùng,
18


Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” [10; tr.81]
Đồng thời với nền văn minh lúa nước, ca dao cũng khẳng định tầm quan trọng
của những loài thực vật trong cuộc sống mà đặc biệt là thực vật làm gia vị như
gừng. Còn muối lại là gia vị thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, nếu thiếu chúng
thì con người chúng ta sẽ dễ nảy sinh bệnh tật. Hình ảnh “muối” và “gừng” ngoài
việc thể hiện sự khó khăn trong cuộc sống hiện thực của người dân lao động như:
“Rạng ngày vác cuốc ra đồng
Tay cầm mồi lửa, tay dòng thừng trâu
Ruộng đầm nước cả bùn sâu
Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa
Việc làm chẳng quản nắng mưa
Cơm ăn đắp đổi muối dưa tháng ngày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Biết công kẻ cấy người cày mấy nao!” [4; tr.39]
Hay tình cảm chung thủy trong tình yêu, hôn nhân:
“Tay cầm nắm muối quả mơ,
Mơ chua muối mặn, ta chờ đợi nhau.” [4; tr.72]

Thì nó còn biểu hiện khả năng của mình thông qua việc trở thành một vị thuốc
chữa bệnh dân gian cực kì hữu hiệu:
“Đau bụng lấy bụng mà chườm,
Ví bằng không khỏi, hoắc hương với gừng.” [3; tr.17]
Về văn hóa, người Việt Nam xưa nay vốn xem trọng những điều nhỏ nhặt xung
quanh mình và biết ơn những thứ đã nuôi sống mình, vì vậy họ đã đưa những điều
nhỏ nhặt ấy thành câu ca để ngàn đời còn nhắc nhở, còn lưu dấu công ơn. Và hơn
hết là để điều đó trở thành một đặc trưng riêng biệt không chỉ đối với nền văn học
mà còn với cả nền văn hóa của người Việt Nam.
1.3. Tiểu kết
Trong phần khái niệm, ta đã rút ra được khái niệm được xem là chuẩn mực
nhất đồng thời phân biệt được giữa hai hình thức gần như tương đồng nhưng có sự
quan hệ qua lại mật thiết, đó là ca dao và dân ca. Từ đó có được cái nhìn toàn diện
hơn về hai hình thức văn học truyền thống này. Đồng thời ta còn phân loại được
thể loại ca dao dựa trên nội dung và hình thức dưới góc nhìn của những nhà nghiên
19


cứu văn học đi trước.
Qua đó, ta đã xác định được nguồn gốc và cơ sở để lí giải cho sự xuất hiện của
những biểu tượng trong ca dao mà quan trọng nhất là biểu tượng “muối” và
“gừng”. Từ đó ta sẽ định hướng được quá trình nghiên cứu vấn đề.

20


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM BIỂU TƯỢNG “MUỐI” VÀ “GỪNG” TRONG
CA DAO NGƯỜI VIỆT
2.1. Đặc điểm kết cấu qua biểu tượng “muối” và “gừng”

2.1.1. Biểu tượng đơn
Qua khảo sát ta nhận thấy sự xuất hiện của các biểu tượng “muối” và “gừng”
đơn lẻ vẫn nhiều hơn so với khi chúng xuất hiện cùng nhau (xuất hiện 29 lần trên
tổng số tài liệu khảo sát).
Sau khi tiến hành khảo sát và thống kê về biểu tượng đơn thì sự xuất hiện của
biểu tượng “muối” (21 lần trên tổng số tài liệu khảo sát) trong các tập tài liệu đều
nhiều hơn cả so với biểu tượng “gừng” (8 lần trên tổng số tài liệu khảo sát). Một
phần có lẽ là bởi sự quan trọng của nguyên liệu đối với cuộc sống hàng ngày của
con người, là thành phần chính trong những món ăn dân dã nơi đồng quê như dưa
muối, cà muối... Còn bởi một lẽ nữa đó là biểu tượng “muối” thích hợp để diễn tả
sự khổ cực của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ cũng như sự vất vả trong
công việc nông như:
“Ngày phơi muối trắng đầy trời
Đêm nằm nghe xót, lòng người năm canh
Trời xanh, muối trắng, cát vàng
Thứ gì cũng đẹp, riêng nàng lầm than.” [11; tr.152]
Xét về biểu tượng “gừng” ta nhận thấy rằng biểu tượng này thường dùng để
diễn tả sự đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ dưới sự đày đọa của kỷ cương xã
hội phong kiến. Chẳng hạn như cảnh lấy chồng theo sự sắp đặt, mai mối khiến cho
đôi bên lỡ làng:
“Chị em ơi! Người ta trông thấy mặt chồng thì mừng,
Sao tôi trông thấy mặt chồng thì lại như gừng như vôi.” [10; tr.248]
Hoặc thể hiện tình yêu đôi lứa bị ngăn cách, chia lìa:
“Anh ra đi cay đắng như gừng,
Đường xa xôi ngàn dặm, khuyên em đừng nhớ thương.” [10; tr.164]
Khi xuất hiện đơn lẻ, những biểu tượng thường có xu hướng kết hợp với những
từ ngữ, hình ảnh khác nằm trong cùng trường nghĩa như với biểu tượng “muối”
21



thường kết hợp với “mơ”, “chanh”. Ta có “muối” mang vị mặn thì “chanh” và
“mơ” lại mang vị chua, khiến người đọc khi đọc đôi câu ca dao sẽ có thể liên tưởng
đến sự chua chát, mặn đắng của cuộc đời. Nhưng điều đáng quý là giữa khốn khó
của hiện thực con người vẫn ước mơ, khát khao sự thủy chung chờ đợi nhau trong
tình yêu và qua đó người đọc thể hiện sự đồng cảm với người dân lao động đã sáng
tạo nên câu ca dao. Chẳng hạn như:
“Tay cầm nắm muối quả mơ,
Mơ chua muối mặn, ta chờ đợi nhau.” [4; tr.72]
Bên cạnh đó, biểu tượng “muối” còn có khả năng kết hợp với những hình ảnh,
từ ngữ khác như “cà”, “vừng”, “lòng”, “ớt”, “dưa”...; hầu hết dùng để chỉ những
món ăn, những phương thức chế biến món ăn dân dã và giản dị mà giữa chúng có
sự gắn kết không thể tách rời. Chẳng hạn như món dưa muối nếu thiếu muối thì đã
chẳng thể là một món ăn, cũng như tình cảm, nỗi nhớ thương giữa anh và em là
một điều thiết yếu không thể phủ nhận được như:
“Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như Cuội nhớ Trăng.” [10; tr.47]
Vì gừng và muối là gia vị và thức ăn phổ biến đối với người Việt Nam nên
nhiều món ăn được tạo ra bởi sự kết hợp ấy. Và qua đó ngoài việc hướng dẫn,
chia sẽ kinh nghiệm nấu nướng thì nó còn thể hiện những ý nghĩa, tư tưởng sâu
sắc. Chẳng hạn như với lá gừng khi kết hợp với cá cấn tạo nên món ăn quê
hương thân thuộc, và dường như nhắc nhở những người con xa quê rằng những
ai biết nấu món này chính là đồng hương của mình, để mà yêu thương, giúp đỡ:
“Cá cấn nấu với lá gừng
Bà con mình đó, xin đừng quên nhau
Lá lốt mà nấu canh cà
Ăn vào thì mặn, nhã ra thì thèm.” [11; tr.32]
Mặc dù, biểu tượng “muối” và “gừng” khi được xác định là biểu tượng đơn thường
có sự kết hợp với những từ ngữ, hình ảnh khác nhưng tự bản thân chúng đã là một biểu
tượng mang một ý nghĩa nhất định thể hiện những sắc thái biểu cảm, thẩm mỹ sắc nét.
Vì vậy, khi là biểu tượng đơn chúng không chịu sự chi phối hay ảnh hưởng từ các biểu

tượng hay hình ảnh khác nên có được tính tập trung sắc thái nghĩa rõ rệt.

22


2.1.2. Biểu tượng kép
Tần suất xuất hiện của các biểu tượng kép ít hơn so với biểu tượng đơn (xuất
hiện 5 lần trên tổng số tài liệu khảo sát), bởi chỉ khi nào cần diễn đạt tăng cấp bậc
của nội dung, ý nghĩa thì sự xuất hiện của biểu tượng kép sẽ làm là câu ca dao trở
nên thắm thiết và sâu sắc hơn.
Tuy tần suất xuất hiện không nhiều nhưng sự đi liền giữa hai biểu tượng
“muối” và “gừng” đã trở thành một mô-típ thường gặp trong ca dao. Sự hình thành
mô-típ đó chính là căn nguyên của việc xác định hai biểu tượng này là trở thành
biểu tượng kép.
Khi hình thành biểu tượng kép thì giữa hai biểu tượng đã có sự tương đồng về
nguồn gốc cũng như ý nghĩa, vì vậy khi trở thành biểu tượng kép và đi liền với
nhau. Thay vì tập trung sắc thái nghĩa thì giữa chúng có sự giao hòa nét nghĩa, bổ
sung qua lại trong một mối quan hệ mật thiết.
Biểu tượng kép “muối - gừng” thường tăng cấp bậc của ý nghĩa mà chúng
mang lại một cách trọn vẹn nhất. Ví như để phản ánh thói xấu của những người đàn
ông muốn đa thê đa thiếp và hơn cả là phản ánh những hủ tục của chế độ phong
kiến trọng nam khinh nữ, ca dao có câu:
“Anh kia có vợ con rồi
Mà anh còn muốn hoa hồi cầm tay
Hoa hồi vừa đắng vừa cay
Vừa vặn như muối, vừa cay như gừng.” [11; tr.261]
Và cũng có những câu ca dao hài hước phê phán tình trạng “trai thì năm thê
bảy thiếp”, gái chính chuyên một chồng” :
“Chính chuyên chết cũng ra ma,
Lẳng lơ chết cũng chôn ra ngoài đồng.” [10; tr.253]

Bên cạnh đó, biểu tượng kép “muối - gừng” được sử dụng với mục đích chính
đó là khẳng định tình cảm chung thủy giữa vợ và chồng, sự thề nguyền giữa đôi lứa
yêu nhau như:
“Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.” [10; tr.201]
Ví như để thể hiện sự chung thủy nhất mực trong tình cảm hôn nhân dù cho
thời thế sự đời có đổi thay, ca dao đã diễn tả:
23


×