Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề cương chi tiết học phần Luật dân sự và tố tụng dân sự (đại học Lạc Hồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.48 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: LUẬT KINH TẾ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
MÃ SỐ: LK075
SỐ TC: 04
NGƯỜI PHỤ TRÁCH:
-

ThS NGUYỄN PHÚC LƯU

BỘ MÔN PHỤ TRÁCH: Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế, Trường ĐH Lạc Hồng
I.

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT: Sinh viên đã học và tích lũy kiến thức các môn
khoa học Mác – Lênin và Pháp luật đại cương

II.

MÔ TẢ MÔN HỌC

-


Trình bày hệ thống các khái niệm khoa học pháp lý của 02 ngành luật: Luật
dân sự và Tố tụng dân sự.

-

Hệ thống chế định pháp luật thực định của ngành Luật dân sự và Tố tụng dân
sự.

-

Phương pháp tiếp cận, nắm chắc và vận dụng các quy định của hai ngành luật
này trong hoạt động thực tiễn.

III.

MỤC TIÊU, YÊU CẦU MÔN HỌC:

1. Mục tiêu:
-

Kiến thức: sinh viên nắm được hệ thống các khái niệm khoa học pháp lý của
02 ngành luật: Luật dân sự và Tố tụng dân sự; Hệ thống chế định pháp luật thực định
của ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự.

-

Kỹ năng: Phương pháp tiếp cận, nắm chắc và vận dụng các quy định của hai
ngành luật này trong hoạt động thực tiễn về: tư vấn pháp luật; thủ tục và tiến trình tố
tụng khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động; làm đại diện cho cơ quan tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân

1/14


sự…tiếp cận, cập nhật và tra cứu để nắm bắt kịp thời những thay đổi, bổ sung về
pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.
2. Yêu cầu:
Sinh viên tham gia đầy đủ các giờ giảng và làm bài tập cá nhân, nhóm.
3. Cụ thể:
-

Tổng số tiết:

78

tiết

-

Số tiết giảng:

60

tiết

-

Thảo luận, làm bài tập, tham dự phiên tòa thực tiễn:18 tiết

Chương


Nội dung

I

KHÁI NIỆM
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
CHỦ THỂ
QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
GIAO DỊCH DÂN SỰ
ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU
QUYỀN SỞ HỮU
THỪA KẾ TÀI SẢN
NGHĨA VỤ DÂN SỰ
VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
KHÁI NIỆM
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
THẨM QUYỀN TỐ TỤNG
CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP
CHỨNG CỨ
VÀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN DÂN SỰ
TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
THEO TRÌNH TỰ PHÚC THẨM, GIÁM
ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

II
III

IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII

Tổng cộng
IV.

Tổng

Giảng Hướng dẫn tự

Thi

số tiết

bài

học và bài tập

(KT)

4

4


1

5

5

1

5

4

1

10
7

6
5

1
1

KT

12

8


2

KT

5

5

1

5

5

1

5

4

1

5

5

1

10


5

4

5

5

2

78

60

18

NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC.

PHẦN THỨ NHẤT: LUẬT DÂN SỰ
Chương 1
KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
I. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
1. Đối tượng điều chỉnh
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
II. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự
1. Nhiệm vụ của Luật dân sự
2/14


2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự

III. Nguồn của Luật dân sự - Quy phạm pháp luật dân sự
1. Khái niệm nguồn của Luật dân sự
2. Các loại nguồn của Luật dân sự
3. Quy phạm pháp luật dân sự
Câu hỏi/ Bài tập:
 Về nhà: Tìm hiểu về các loại nguồn của Luật dân sự Việt Nam(văn bản qui phạm
pháp luật do các cơ quan sau đây ban hành: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Địa chỉ trang Web
để tìm, truy cập và download nội dung văn bản:

Chương 2
CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
I. Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự
1. Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật dân sự
2. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự
3. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
II. Cá nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
3. Nơi cư trú của cá nhân
4. Giám hộ
5. Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với cá nhân
III. Pháp nhân - Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
1. Khái niệm pháp nhân
2. Phân loại pháp nhân
3. Năng lực chủ thể của pháp nhân
IV. Các chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự
1. Hộ gia đình
2. Tổ hợp tác
3. Nhà nước Việt Nam

Câu hỏi/ Bài tập:
 Làm trên lớp: Năng lực chủ thể của pháp nhân dựa trên cơ sở nào? Người đại
diện của pháp nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được đại diện cho pháp
nhân hay không?
 Về nhà: có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo qui định của
pháp luật dân sự Việt Nam không? Những quan hệ pháp luật dân sự nào pháp
nhân có quốc tịch nước ngoài không được tham gia hoặc bị hạn chế tham gia?

3/14


Chương 3
GIAO DỊCH DÂN SỰ, ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU
I. Giao dịch dân sự
1. Khái niệm và đặc điểm của giao dịch dân sự
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
3. Vấn đề giải thích GDDS
4. Giao dịch dân sự vô hiệu
II. Đại diện
1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ đại diện
2. Phân loại đại diện
3. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện
4. Chấm dứt đại diện
III. Thời hạn
1. Khái niệm và các loại thời hạn
2. Cách tính thời hạn
IV. Thời hiệu
1. Khái niệm, phân loại và cách tính thời hiệu
2. Không tính thời hiệu và bắt đầu tính lại thời hiệu khởi kiện
Câu hỏi/ Bài tập:

 Làm trên lớp: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm người đại diện
trong những trường hợp nào?
 Về nhà: Tìm hiểu và xác định thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản đối với trường
hợp chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp
luật?
Chương 4
QUYỀN SỞ HỮU
I. Sở hữu và quyền sở hữu
1. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu
2. Chủ thể quyền sở hữu
3. Khách thể quyền sở hữu
4. Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu
5. Nội dung quyền sở hữu
II. Các hình thức sở hữu
1. Sở hữu nhà nước
2. Sở hữu tập thể
3. Sở hữu tư nhân
4/14


4. Sở hữu chung
5. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
6. Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp
III. Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu
1. Xác lập quyền sở hữu
2.Chấ m dứt quyền sở hữu
IV. Bảo vệ quyền sở hữu
1. Khái niệm và nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

V. Những quy định khác về quyền sở hữu
1. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết
2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường
3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
4. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản
5. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản
6. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
7. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề
8. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa
9. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải
10. Hạn chế quyền trổ cửa
11. Quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề
12. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
13. Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
14. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
15. Quyền mắc dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề
16. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
17. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
18. Chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
Câu hỏi/ Bài tập:
 Tham dự phiên tòa sơ thẩm dân sự: Tiếp cận thực tiễn hoạt động của Tòa án,
tìm hiểu nghi thức phiên tòa sơ thẩm dân sự, vị trí của những người tiến hành tố
tụng và những người tham gia tố tụng?

5/14


 Về nhà: ông A và ông B là hàng xóm với nhau, ông A có nhà và đất ở mặt tiền
đường đi, ông B nhà ở sau nên phải đi nhờ qua đất của ông A để ra đường. Ông A
dành cho ông B lối đi nhờ để ra đường chính rộng 3 m. Năm 2009 giá nhà đất

thay đổi theo hướng tăng lên nên ông A trao đổi với ông B là sẽ thu hẹp lối đi
nhờ dành cho ông B từ 3m xuống còn 1,5m nhưng ông B không đồng ý.
Hỏi: a) Ông A có quyền thu hẹp lối đi như trên không?
b) Căn cứ qui định của Bộ luật dân sự để chỉ ra các quyền của A và B trong
việc giải quyết lối đi qua bất động sản liền kề?
Chương 5
THỪA KẾ TÀI SẢN
I . Những vấn đề chung về thừa kế và tài sản thừa kế

1. Khái niệm về thừa kế và tài sản thừa kế
2. Người thừa kế và hàng thừa kế
3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
4. Từ chối nhận di sản, người không được hưởng di sản
2. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
II. Thừa kế theo di chúc
1. Di chúc
2. Hình thức của di chúc
3. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
4. Gửi giữ di chúc
5. Hiệu lực pháp luật của di chúc
6. Công bố di chúc, giải thích nội dung di chúc
III. Thừa kế theo pháp luật
1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2. Người thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật
3. Thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi
4. Thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
5. Thừa kế trong trường hợp đặc biệt khác
IV. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
1. Nguyên tắc phân chia di sản.
2. Phân chia di sản theo di chúc

6/14


3. Phân chia di sản theo pháp luật
4. Hạn chế phân chia di sản
5. Phân chia di sản trong các trường hợp đặc biệt
Câu hỏi/ Bài tập:
 Làm trên lớp: xác định hàng thừa kế theo pháp luật của một vụ việc cụ thể.
Về nhà: Ông Đặng H và bà P kết hôn với nhau từ năm 1990, có 02 con chung đã
thành niên, tài sản chung hai vợ chồng tạo lập được gồm:
- 01 xe ô tô trị giá 500.000.000 đồng
- 01 căn nhà trị giá 500.000.000 đồng
- 01 sổ tiết kiệm trị giá 500.000.000 đồng
Năm 2008 ông H chết. Năm 2009 bà P kết hôn với người khác. Do lo sợ chồng sau
của bà P tìm cách chiếm đoạt tài sản của cha mình để lại nên cả 02 người con khởi kiện
yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ Bộ luật dân sự 2005, xác định: khoản tiền mỗi người con của ông P được
hưởng khi chia thừa kế( giả sử rằng ông T vẫn còn mẹ già và 02 người em ruột).
Chương 6
N G HĨ A V Ụ D Â N S Ự V À H Ợ P Đ Ồ N G D Â N S Ự
I. Nghĩa vụ dân sự
1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự
2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
3. Các hình thức thực hiện nghĩa vụ dân sự
4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
II. Hợp đồng dân sự
1. Khái niệm, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
2. Thay đổi, huỷ bỏ, rút lại, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
3. Sửa đổi, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
4. Hình thức hợp đồng dân sự

5. Nội dung của hợp đồng dân sự
6. Giải thích hợp đồng dân sự
7. Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng dân sự
8. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự
II. Các loại hợp đồng dân sự thông dụng
1. Hợp đồng mua bán tài sản
2. Hợp đồng mua bán nhà ở
3. Hợp đồng trao đổi tài sản
4. Hợp đồng tặng cho tài sản
5. Hợp đồng vay tài sản
7/14


6. Họ, hụi, biêu, phường
7. Hợp đồng thuê tài sản
8. Hợp đồng thuê nhà ở
9. Hợp đồng thuê khoán tài sản
10. Hợp đồng mượn tài sản
11. Hợp đồng dịch vụ
12. Hợp đồng vận chuyển hành khách
13. Hợp đồng vận chuyển tài sản
14. Hợp đồng gia công
15. Hợp đồng gửi giữ tài sản
16. Hợp đồng bảo hiểm
17. Hợp đồng uỷ quyền
Câu hỏi/ Bài tập:
 Làm trên lớp(Cụ thể nội dung từng câu hỏi hiểu bài hoặc bài tập làm tại lớp):
Hậu quả pháp lý của Hợp đồng mua bán tài sản mà các điều khoản trong phần nội
dung của hợp đồng được soạn thảo sơ sài: đối tượng ghi không rõ ràng, giá cả ghi
không đúng giá thực tế, đồng tiền, địa điểm và thời hạn thanh toán ghi không

thống nhất?
 Về nhà: Soạn thảo Hợp đồng mua bán cà phê giữa bên A và bên B theo các dữ
kiện giả định. Yêu cầu: đảm bảo đầy đủ các điều khoản cơ bản, chặt chẽ và rõ
ràng về ngôn ngữ.
Chương 7
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
I. Khái niệm, đối tượng và nội dung quyền sở hữu trí tuệ
1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
2. Đối tượng và nội dung quyền sở hữu trí tuệ
II. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
1. Chuyển giao quyền tác giả
2. Chuyển giao quyền liên quan
3. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
Câu hỏi/ Bài tập:

8/14


 Làm trên lớp: chỉ ra những tình huống thực tiễn người vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ trong đời sống hàng ngày.
PHẦN THỨ HAI: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Chương 8
KHÁI NIỆM LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Quan hệ pháp luật TTDS – đối tượng điều chỉnh của Luật TTDS
II. Nguồn của luật tố tụng dân sự
1. Khái niệm nguồn
2. Các loại nguồn
III. Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự

Câu hỏi/ Bài tập:
 Tham dự phiên tòa: tham dự phiên tòa dân sự sơ thẩm(tìm hiểu các hoạt động
diễn ra tại phiên tòa, bao gồm: xét hỏi, tranh luận giữa các đương sự, nghị án và
tuyên án sơ thẩm)
 Về nhà: Tìm hiểu các loại nguồn của luật tố tụng dân sự(văn bản do các cơ quan
sau đây ban hành: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao)
Chương 9
THẨM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP
I. Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự
3. Các tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình
4. Các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại
5. Các tranh chấp, yêu cầu về lao động
II. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án các cấp
1. Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện
2. Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh
3. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
4. Thẩm quyền của Toà án theo lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
9/14


5. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, nhập hoặc tách vụ án
Câu hỏi/ Bài tập:
 Tham dự phiên tòa hình sự sơ thẩm
So sánh thủ tục khai mạc phiên tòa dân sự sơ thẩm và thủ tục khai mạc phiên tòa
hình sự sơ thẩm(xác định những điểm giống nhau và khác nhau).

Chương 10


CHỨNG CỨ VÀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. Chứng cứ
1. Khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ
2. Xác định và thu thập chứng cứ
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
4. Bảo quản, công bố, sử dụng và đánh giá chứng cứ
I. Chứng minh trong TTDS
1. Khái niệm chứng minh và những vấn đề cần chứng minh
2. Nghĩa vụ chứng minh
3.
4. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
Câu hỏi/ Bài tập:
 Tham dự phiên tòa sơ thẩm: Tìm hiểu về phương pháp chứng minh của các
đương sự tại phiên tòa.

Chương 11

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM
I. Khởi kiện vụ án dân sự
1. Quyền khởi kiện vụ án
2. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
3. Gửi đơn khởi kiện đến Toà án
II. Thụ lý vụ án dân sự, trả lại đơn khởi kiện
1. Thủ tục nhận đơn khởi kiện
2. Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
3. Thụ lý vụ án
4. Trả lại đơn khởi kiện
10/14



5. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
III. Hòa giải và chuẩn bị xét xử
1. Hòa giải
2. Chuẩn bị xét xử
IV. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
1. Thủ tục khai mạc phiên toà
2. Thủ tục hỏi tại phiên toà
3. Công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên tòa
4. Công bố các tài liệu của vụ án
5. Xem xét vật chứng
6. Tranh luận
7. Nghị án và tuyên án
Câu hỏi/ Bài tập:
 Làm trên lớp: thảo luận về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự sau 04 lần tham
dự phiên tòa thực tế. Đánh giá vai trò của người tiến hành tố tụng(thẩm phán, hội
thẩm nhân dân, thư ký tòa án), luật sư; bình luận về thực tiễn xét xử của Tòa án.
 Về nhà: Dựa vào các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, lập bảng thống kê về
THỜI HẠN KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM và
thẩm quyền của PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM.

Chương 12
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ THEO TRÌNH TỰ PHÚC THẨM,
GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
I. Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
1. Tính chất và phạm vi của xét xử phúc thẩm
2. Khai mạc phiên toà phúc thẩm
3. Việc hỏi tại phiên toà
4. Công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà phúc thẩm
5. Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên toà phúc thẩm
6. Tranh luận tại phiên toà phúc thẩm

7. Nghị án và tuyên án
II. Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự
1. Tính chất và phạm vi của giám đốc thẩm
11/14


2. Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
3. Thẩm quyền giám đốc thẩm
4. Phiên toà giám đốc thẩm
III. Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự
1. Tính chất của tái thẩm
2. Căn cứ và thẩm quyền để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
3. Thẩm quyền tái thẩm
Câu hỏi/ Bài tập:
 Làm trên lớp: Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, thủ tục yêu cầu cơ quan thi
hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án.
Chương 13
THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN,
QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
I. Khái niệm, ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước
ngoài
1. Khái niệm và ý nghĩa pháp lý
2. Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của TTNN
3. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án
nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài
II. Thủ tục
1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
2. Chuyển hồ sơ cho Toà án và thụ lý hồ sơ

3. Phiên họp xét đơn yêu cầu
4. Kháng cáo, kháng nghị và xét kháng cáo, kháng nghị
Câu hỏi/ Bài tập:
 Về nhà: Tìm hiểu và xác định thẩm quyền của Tòa án các cấp đối với việc công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài.
Chương 14
GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI
12/14


1. Pháp luật tố tụng Vương quốc Anh
2. Pháp luật tố tụng Mỹ
3. Pháp luật tố tụng Trung Quốc
4. Pháp luật tố tụng Nhật Bản
5. Pháp luật tố tụng Cộng hòa Pháp
Câu hỏi/ Bài tập:
 Trên lớp: Giới thiệu cách tiếp cận, tìm hiểu các vụ việc tranh chấp dân sự, nắm
tình hình thời sự pháp luật nói chung, pháp luật dân sự và tố tụng dân sự nói riêng
qua các thông tin trên mạng Internet.
 Về nhà: Tìm hiểu các vụ việc tranh chấp dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự
nước ngoài qua các thông tin trên mạng Internet
V.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

STT
Nội dung đánh giá
Trọng số
1

Kiểm tra môn học (Đ1)
0.1
2
Kiểm tra giữa môn (Đ2)
0.3
3
Thi hết môn (Đ3)
0.6
Điểm môn học = (Đ1 x 0.1) + (Đ2 x 0.3) + (Đ3 x 0.6)
VI.

Ghi chú
Kiểm tra 1 tiết
Thi 90 phút

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

-

Kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại

-

Thảo luận có hướng dẫn của giảng viên.

-

Đưa sinh viên đi dự phiên tòa thực tế để nắm bắt thực tiễn xét xử của Tòa án

-


Ngoài ra sinh viên tự nghiên cứu thảo luận, trao đổi thường xuyên với giảng
viên.

VII.

TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC

-

Bảng, phấn, bút viết.

-

Micro

-

Projector

VIII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ luật dân sự 2005, NXB chính trị quốc gia, H.2005
- Bộ luật tố tụng dân sự 2004, NXB chính trị quốc gia, H.2004
- Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, 2; NXB Công an nhân dân, H. 2007
- Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, tập 1, 2; NXB Tư pháp, H. 2007
- Trang truy cập lấy thông tin pháp luật thực định:
13/14



- Trang tìm hiểu và nắm tình hình thời sự, thực tiễn pháp lý:

14/14



×