Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương chi tiết học phần Luật hành chính (đại học Lạc Hồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.1 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
MÃ SỐ: 7208
SỐ TC: 03
NGƯỜI PHỤ TRÁCH: Th.s – GVC Nguyễn Thị Nhàn
BỘ MÔN PHỤ TRÁCH:
Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế, Trường ĐH Lạc Hồng
I.

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

Sinh viên phải học xong các môn cơ sở như Triết học; Kinh tế chính trị; Pháp
luật; Luật Hiến pháp.
II.

MÔ TẢ MÔN HỌC
Là hệ thống tất cả những chế định pháp luật hành chính; được chia làm 3 đơn vị
học trình, gồm:
 Khái quát chung về Luật hành chính : (Đặc điểm quản lý hành
chính nhà nước; Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính


nhà nước; Các hình thức quản lý hành chính nhà nước ; Các phương
pháp quản lý hành chính nhà nước; Quyết định quản lý hành chính
nhà nước; Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính; Phương pháp
điều chỉnh của Luật hành chính )
 Chủ thể Luật hành chính Việt Nam: (Cơ quan HCNN; Cán bộ, công
chức nhà nước; Tổ chức xã hội; Cá nhân)
 Trách nhiệm hành chính : (Vi phạm hành chính; Các hình thức xử
phạt hành chính; Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ;Thủ tục
xử phạt vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt …)

III.

MỤC TIÊU, YÊU CẦU MÔN HỌC:


1. Về kiến thức, kỹ năng
a. Về kiến thức
- Nắm vững những kiến thức lý luận cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và
Luật hành chính như: Chủ thể, khách thể quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc
quản lý hành chính nhà nước; hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà
nước; quyết định hành chính; đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của
Luật hành chính; quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính;
các biện pháp bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà nước.
- Sinh viên được trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết như: địa vị pháp
lý của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, tổ chức xã hội
và cá nhân, vi phạm hành chính và cưỡng chế hành chính; thủ tục hành
chính....Đồng thời, môn học cũng giúp cho sinh viên có những kiến thức cần thiết
để vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý hành chính nhà nước sau này .
b. Về kỹ năng
- Sinh viên có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác, phân tích, đánh giá

những văn bản pháp luật về quản lý hành chính nhà nước
- Có khả năng vận dụng pháp luật hành chính vào thực tiễn quản lý hành chính
nhà nước.
- Có khả năng đưa ra chính kiến, nhận xét của cá nhân về các hoạt động quản
lý hành chính nhà nước đang diễn ra trên thực tế
- Đề xuất giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém đang tồn tại trong
công tác quản lý hành chính nhà nước.
- Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật hành chính
2. Yêu cầu:
Sinh viên tham gia đầy đủ các giờ giảng , trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm bài
tập cá nhân, nhóm.
3. Cụ thể:
-

Tổng số tiết

:

45 tiết

-

Số tiết giảng

:

30 tiết

-


Thảo luận, làm bài tập :

15 tiết
Tổng

Chương
I

Nội dung

số

Luật hành chính là ngành luật
về quản lý hành chính nhà
nước
2

tiết
6

Giản
g bi
4

Hướng dẫn

Thi

tự học v bi


(KT)

tập
2

/15


III

Quy phạm pháp luật hành
chính
Quan hệ pháp luật hành chính
Nguyên tắc quản lý hành chính
nhà nước

IV

Hình thức và phương pháp
quản lý hành chính nhà nước

II

6

4

2

2


2

0

2

1

1

Quy chế pháp lý hành chính
V

của cơ quan hành chính nh

6

4

2

VI

nước
Quy chế pháp lý hành chính
của cán bộ, công chức

9


6

3

VII

Quy chế pháp lý hành chính
của tổ chức xã hội và công dân

2

0

2

9

6

3

3

2

0

45

30


15

VIII
IX

Trch nhiệm hành chính
Quyết định quản lý nhà nước
Tổng cộng

IV.

1

NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC.

Chương 1.
Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước
1.1. Quản lý hành chính nhà nước
1.1.1. Khái niệm, các yếu tố chi phối quán trình quản lý xã hội
1.1.2. Khái niệm,đặc điểm quản lý hành chính nhà nước
1.1.3. Chủ thể, khách thể quản lý hành chính nhà nước
1.2. Ngành luật hành chính
1.2.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính
1.2.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
1.3. Khoa học Luật hành chính
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Câu hỏi/ Bài tập:
3


/15


* Làm trên lớp:


Anh ( chị) hãy lý giải sự đúng (sai) của các nhận định sau đây:

1. Quan hệ giữa UBND huyện và Phòng tư pháp về việc UBND huyện lãnh
đạo hoạt động của Phòng tư pháp là đối tượng điều chỉnh của Luật hành
chính
2. Trong qu trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cơ quan
hành chính nhà nước không chỉ thiết lập quan hệ với các cơ quan trong cùng
bộ máy hành chính
3. Quan hệ giửa Thanh tra viên môi trường và công dân A về việc Thanh tra
viên môi trường xử phạt hành chính công dân A là đối tượng điều chỉnh của
Luật hành chính.
4. Quan hệ giữa công dân A và Hội nông dân về việc công dân A xin gia nhập
Hội nông dân là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
5. Các bên tham gia quan hệ quản lý không phải bao giờ cũng có sự phụ thuộc
về mặt tổ chức.
6. Chủ thể quản lý HCNN không chỉ là cơ quan hành chính nhà nước
7. Quan hệ giữa công dân B thực hiện hành vi phá rừng và Chi cục trưởng Chi
cục kiểm lâm về việc Chi cục trưởng xử phạt công dân đó là đối tượng điều
chỉnh của Luật hành chính
8. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính luơn là những quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động chấp hành - điều hành của cơ quan hành chính
nhà nước.
9. Luật hành chính không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân.
10. Công dân là chủ thể QLHCNN.
11. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính luơn là phương pháp mệnh
lệnh
4

/15


12. Quan hệ giữa Toà án nhân dân và công dân vi phạm pháp luật không phải
bao giờ cũng do Luật hành chính điều chỉnh
*Về nhà:
Giải thích tại sao nhóm 1 là nhóm đối tượng điều chỉnh quan trọng nhất của
Luật hành chính
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Đại học Luật Hà nội, 2008

Chương 2.
Quy phạm pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính
2.1. Quy phạm pháp luật hành chính
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính
2.1.2. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính
2.1.3. Cấu thành quy phạm pháp luật hành chính
2.1.4. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính
2.1.5. Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính
2.1.6. Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
2.1.7. Nguồn của Luật hành chính Việt nam
2.2. Quan hệ pháp luật hành chính
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính

2.2.2 Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
2.2.3. Chủ thể, khách thể quan hệ pháp luật hành chính
2.2.4. Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Câu hỏi/ Bài tập:
* Làm trên lớp:
Anh chị hãy giải thích các nhận định đúng, sai sau đây:
1. Sự kiện pháp lý hành chính luơn là sự kiện pháp lý hành chính hợp pháp
2. QPLHC do cơ quan nhà nước ở TW ban hành không phải bao giờ cũng có
hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
3. VBQPLHC không chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
4. Nghị quyết của ĐCSVN nếu được áp dụng trực tiếp vào các lĩnh vực
QLHCNN thì được coi là nguồn của luật hành chính .
5. Chủ thể luật hành chính bao giờ cũng là chủ thể QHLHC.
6. Chủ thể QHLHC bao giờ cũng là chủ thể luật hành chính
7. Chấp hành QPPLHC không phải bao giờ cũng thể hiện ở dạng hành động.
5

/15


8. QPPLHC không chỉ được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước.
9. Giữa 2 công dân không thể phát sinh QHPLHC.
10. Công dân là chủ thể áp dụng quy phạm luật hành chính
11. Quan hệ luật hành chính có thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham
gia quan hệ
12. Chấp hành quy phạm luật hành chính không phải bao giờ cũng là những
hành vi hợp pháp
* Về nhà:
Phân biệt chấp hành và áp dụng QPPLHC. Nêu mối quan hệ giữa 2 hình thức
này?

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Đại học Luật Hà nội, 2008

Chương 3.
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
3.1. Khái niệm, đặc điểm các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
3.2. Hệ thống các nguyên tắc
3.2.1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
3.2.2.Nguyên tắc thu hút nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước
3.2.3.Nguyên tắc tập trung dân chủ
3.2.4.Nguyên tắc pháp chế XHCN
3.2.5.Nguyên tắcđoàn kết, bình đẳng dân tộc
3.2.6.Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo địa phương
3.2.7.Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo chức năng
Câu hỏi/ Bài tập:
* Làm trên lớp
Anh chị hãy lý giải các nhận định đúng, sai sau đây:
1. Đảng lãnh đạo cơ quan HCNN bằng cả 2 phương pháp thuyết phục và
cưỡng chế.
2. Lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra là hình thức lãnh đạo quan trọng nhất
của Đảng đối với cơ quan hành chính nhà nước.
3. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đều mang tính pháp lý
4. Không phải chỉ có cơ quan hành chính nhà nước hoạt dộng theo nguyên tắc
tập trung dân chủ.
5. Pháp chế XHCN trong quản lý HCNN không chỉ là sự thực hiện nghiêm
chỉnh pháp luật hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

6

/15



6. Trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành- điều hành cơ quan HCNN
không chỉ phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước về mặt hoạt động
7. Trong lĩnh vực lập quy, các văn bản quy phạm luật hành chính được ban
hành chỉ đúng thẩm quyền về nội dung cũng không có hiệu lực thi hành.
8. Không phải tất cả các cơ quan HCNN đều tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc trực thuộc 2 chiều.
* Về nhà
Liên hệ thực tế của việc thực hiện các nguyên tắc: tập trung dân chủ, pháp
chế XHCN, Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Đại học Luật Hà nội, 2008

Chương 4.
Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước
4.1. Hình thức quản lý hành chính nhà nước
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm hình thức quản lý hành chính nhà nước
4.1.2. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước
a) Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
b) Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
c) Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp
d) Những hoạt động mang tính pháp lý khác
e) Những tác động về nghiệp vụ- kỹ thuật
4.2. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
4.2.1. Khái niệm, đặc điểm phương pháp quản lý hành chính nhà nước
4.2.2. Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước
a) Phương pháp thuyết phục
b) Phương pháp cưỡng chế nhà nước
c) Phương pháp hành chính

d) Phương pháp kinh tế
Câu hỏi/Bài tập
* Trên lớp
Phân biệt hình thức hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
hình thức hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
* Về nhà
+ Liên hệ thực tế của việc sử dụng các hình thức và phương pháp quản lý
hành chính
+ Nêu mối quan hệ giữa hình thức và phương pháp quản lý hành chính
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Đại học Luật Hà nội, 2008
7

/15


Chương 5.
Quy chế pháp lý hành chính của cơ quan hành chính NN
5.1. Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước
5.2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
5.3. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
5.3.1. Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương
a) Chính phủ
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ
c) Cơ quan thuộc Chính phủ
5.3.2. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
a) UBND các cấp
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
5.3.3. Hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy hành chính
Câu hỏi/ Bài tập

Anh (chị) hãy lý giải các nhận định đúng, sai sau đây:
1. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có đơn vị cơ sở trực thuộc.
2. Đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước không chỉ là các đơn
vị sự nghiệp.
3. Phòng kinh tế là cơ quan chuyên môn được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành
chính cấp huyện.
4. Các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh
đạo.
5. Không phải tất cả các thành viên Chính phủ đều do Quốc hội bầu ra trong
kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Quốc hội.
6. Chính phủ không phải chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
7. Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất
8. Phiên họp thường kỳ của UBND là hình thức hoạt động quan trọng nhất của
UBND.
9. Văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh
đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện thuộc thẩm quyền ban
hành của Bộ trưởng.
10. Chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về cải cách hành chính thuộc thẩm quyền của PhòngVăn hoá và Thông
tin.
*Về nhà
+ Phân tích vị trí, tính chất pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chung
+ Anh chị hiểu như thế nào về cơ quan hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo
và chế độ thủ trưởng.
Tài liệu tham khảo
8

/15



1.
2.
3.
4.

Gio trình Luật hành chính Việt Nam
Luật tổ chức Chính phủ năm 2002
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
Nghị định 178/2007/NĐ- CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
5. Nghị định 30/2003/NĐ- CP ngày 26/11/2003 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ
6. Nghị định 13/2008/ NĐ- CP ngày 04/2/2008 quy định về các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
7. Nghị định số 14/2004/ NĐ- CP ngày 04/2/2008 quy định về các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện.
Chương 6.
Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức
6.1. Khái niệm, phạm vi phân loại cán bộ, công chức nhà nước
6.2. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức nhà nước
6.2.1. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức
6.2.2. Những việc cán bộ, công chức không được làm
6.2.3. Tuyển dụng cán bộ, công chức,
6.2.4. Nâng ngạch cán bộ, công chức
6.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
6.2.6. Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức
6.2.7. Trách nhiệm vật chất của cán bộ, cômg chức



1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Câu hỏi/ Bài tập
* Trên lớp
Anh (chị) hãy lý giải các nhận định đúng, sai sau đây:
Không phải tất cả những người tham gia cuộc họp HĐKL đều có quyền biểu
quyết hình thức kỷ luật
Nếu sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, công chức có thể không
bị áp dụng hình thức buộc thôi việc
Khi xử lý kỷ luật công chức có thể không cần thành lập HĐKL
Người chuyên trách về địa chính – xây dựng cấp xã là cán bộ chuyên trách
cấp xã
Khi xử lý công chức bằng hình thức khiển trách thì không cần thành lập
HĐKL
Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã do Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành
Trong quá trình xử lý kỷ luật công chức, HĐKL chỉ họp khi có mặt đương
sự
Thư ký HĐKL không phải là bất cứ cán bộ, công chức nào trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị
Quyền và nghĩa vụ của công chức không phải chỉ được điều chỉnh bằng
Pháp lệnh cán bộ, công chức.

9

/15


10. Nếu công chức đang bị xem xét xử lý kỷ luật mà làm đơn xin thôi việc thì
Thủ trưởng cơ quan có thể giải quyết cho công chức thôi việc.
11. Chủ tịch UBND cấp xã là công chức cấp xã
12. Viên chức sự nghiệp không phải chỉ hưởng lương từ NSNN
13. Việc xư lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã vi phạm pháp luật cũng được
căn cứ vào NĐ 35/2005/NĐ- CP ngày 17.3.2005 về việc xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức
14. Khi bị Thủ trưởng cơ quan ra quyết định xử lý kỷ luật, dù với bất cứ hình
thức nào, nếu công chức vi phạm đã khiếu nại mà không đồng ý với kết quả
giải quyết khiếu nại thì đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại TAND
có thẩm quyền
15. Người đứng đầu tổ chức Đảng, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quyền
lực nhà nước cấp xã có thể bố trí anh chị em bên vợ hoặc bên chồng của
mình vào làm các công việc: tài chính - kế toán, địa chính – xây dựng
* Về nhà
1. Nguyễn B là sinh viên tốt nghiệp đại học (cư trú tại xã X. huyện Y. tỉnh Z)
đang làm hồ sơ xin tuyển dụng vào làm việc Văn phịng Ủy ban nhân dân
huyện Y. Ngày 05/02/2007, do B thực hiện hành vi đánh bạc nhỏ nên Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã X. đã quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã
đối với B. Ngày 20/02/2007, B nộp hồ sơ xin tuyển dụng cho Phòng nội vụ
huyện Y. Phòng nội vụ cần giải quyết như thế nào trong trường hợp này?
Vì sao? Quan hệ giữa B và Chủ tịch UBND xã X có thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật hành chính không?
2. Công chức C công tác tại cơ quan X thưc hiện vi phạm kỷ luật.Trong thời
gian cơ quan đang làm thủ tục xử lý kỷ luật thì C làm đơn gửi Thủ trưởng

cơ quan X để xin thôi việc. Thủ trưởng cơ quan X có giải quyết cho C thôi
việc không? Nêu căn cứ pháp lý? nếu C không phải đang trong thời gian bị
xem xét xử lý kỷ luật và được thủ trưởng cơ quan X cho thôi việc thì quyết
định cho thôi viec có phải là văn bản thể hiện sự bình đẳng của các bên
tham gia quan hệ quản lý không? Vì sao?
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật hành chính
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (2000, 2003)
Luật cán bộ, công chức
Nghị định114/2003/NĐ- CP ngày 10.10.2003 về cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn
Nghị định115/2003/NĐ- CP ngày 10.10.2003 về chế độ công chức
dự bị)
Nghị định116/2003/NĐ- CP ngày 10.10.2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng, và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của
nhà nước
Nghị định117/2003/NĐ- CP ngày 10.10.2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng, và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
10

/15



8. Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17.3.2005 của Chính phủ về việc xử
lý kỷ luật cán bộ, công chức
9. Thông tư 03/2006/TT- BNV ngày 8.2.2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
thi hành NĐ 35
10. Nghị định 118/2006/NĐ- CP ngày 10.10.2006 về xử lý trách nhiệm
vật chất của cán bộ, công chức nhà nước.

Chương 7.
Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội và công dân
7.1. Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội
7.1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức xã hội ở nước ta
7.1.2. Các loại tổ chức xã hội
7.1.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội
7.2. Quy chế pháp lý hành chính của công dân
7.2.1. Khái niệm quốc tịch và công dân
7.2.2. Các trường hợp làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa công
dân và nhà nước
7.2.3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực
Câu hỏi/ Bài tập
* Về nhà
Phân biệt đặc điểm của tổ chức xã hội với tổ chức chính trị - xã hội
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình LHC Việt Nam
2. Luật Mặt trận Tổ quốc
3. Luật Công đoàn,
4. Luật Thanh niên
Bài 8.
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
8.1. Vi phạm hành chính

8..1.1. Khái niệm, dấu hiệu vi phạm hành chính
8.1.2. Cấu thành vi phạm hành chính
8.1.3. Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm hình sự
8.2.. Trách nhiệm hành chính
8.2.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hành chính
8.2.2. So sánh trách nhiệm hành chính và một số dạng trách nhiệm pháp lý
khác.
11

/15


8.2.3. Các trường hợp không truy cứu trách nhiệm hành chính
8.2.4 .Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
8.2.5. Các biện pháp khắc phục hậu qủa
8.2.6. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính khác.
8.2.7. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
8.2.8. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
8.2.9. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
8.2.10. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Câu hỏi/ Bài tập
* Trên lớp
1. Không phải tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
đều có quyền áp dụng hình thức phạt bổ sung
2. Chủ thể quản lý HCNN đều là chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính
3. Người thực hiện vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức phạt tiền không
nhất thiết phải nộp tiền phạt tại điểm thu tiền phạt của Kho bạc nhà nước
4. Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.

5. Hành vi vi phạm hành chính không chỉ do Chính phủ quy định
6. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao giờ cũng được áp dụng kèm theo các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính
7. Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính trong tất cả các lĩnh vực
8. Người vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức phạt tiền nhất thiết phải
nộp toàn bộ số tiền phải nộp phạt chỉ trong một lần
9. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm HC trong các lĩnh vực
khác nhau thì cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt
10. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào
mức tiền phạt cụ thể được áp dụng đối với hành vi vi phạm xảy ra trên thực
tế
11. Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính trong tất cả các lĩnh vực
12. Người vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức phạt tiền nhất thiết phải
nộp toàn bộ số tiền phải nộp phạt chỉ trong một lần
13. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm HC trong các lĩnh
vực khác nhau thì cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt
14. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào
mức tiền phạt cụ thể được áp dụng đối với hành vi vi phạm xảy ra trên thực
tế
* Về nhà
1. Ông A (cư trú tại phường X,thành phố Y, tỉnh Z) đã được cấp phép kinh
doanh văn hoá phẩm từ tháng 5/2007. Ngày 10/8/2008, ông A bị Thanh tra Sở
Văn hoá – Thể thao và Du lịch lập biên bản vi phạm hành chính do thực hiện
hành vi tàng trữ văn hoá phẩm độc hại. Hãy xác định các hình thức, biện pháp
12

/15



xử lý được áp dụng đối với ông A. Trong trường hợp nào thì ơng A được coi
như chưa bị xử phạt hành chính? Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được
xác định thế nào ?
2. Bà B (cư trú tại xã X. huyện Y. tỉnh Z ) thực hiện vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường. Căn cứ vào quy định của pháp luật, Thanh tra viên môi
trường đã ra quyết định xử phạt bà B số tiền 200.000 đồng. Tuy nhiên sau 15
ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, bà B vẫn chưa nộp phạt với lý
do hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa có tiền nộp phạt và xin hoãn chấp hành
quyết định xử phạt. Bà B có được hoãn nộp phạt không? Người có thẩm quyền
cần áp dụng biện pháp xử lý nào? Nêu căn cứ pháp lý?
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam
1. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (2007, 2008)
2. Nghị định 128/2008/NĐ – CP ngy 16/12/2008 của CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của PLXLVPHC
3. Các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực (tham
khảo)
Chương 9.
QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
9.1. Khái niệm, đặc điểm quyết định quản lý nhà nước. Phân loại quyết định
quản lý nhà nước
9.1.1. Khái niệm, đặc điểm quyết định quản lý nhà nước
9.1.2.Phân loại quyết định quản lý nhà nước
9.2.. Quy trình xây dựng- ban hành quyết định quản lý nhà nước
9.3. Yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý của quyết định quản lý nhà nước
9.3.1.Yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định quản lý nhà nước
9.3.2.Yêu cầu về tính hợp lý của quyết định quản lý nhà nước
Câu hỏi/ Bài tập
* Trên lớp

Trình bày hiểu biết của anh chị về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định
quản lý nhà nước.
* Về nhà
Phân biệt quyết định quản lý nhà nước mang tính quy phạm và quyết định quản lý
nhà nước mang tính áp dụng.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật hành chính Việt nam
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004
13

/15


V.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

STT
Nội dung đánh giá
Trọng số
1
Kiểm tra môn học (Đ1)
0.1
2
Kiểm tra giữa môn (Đ2)
0.3
3
Thi hết môn (Đ3)
0.6

Điểm môn học = (Đ1 x 0.1) + (Đ2 x 0.3) + (Đ3 x 0.6)
VI.

Ghi chú

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

-

Kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại

-

Thảo luận, làm bài tập có hướng dẫn của giảng viên.

VII.

TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC

-

Bảng, phấn, bút viết.

-

Micro

-

Projector


VIII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.
2.

GIÁO TRÌNH: Luật hành chính Việt nam - Đại học Luật Hà nội
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Luật tổ chức Chính phủ năm 2002
Luật tổ chức HĐND và UBND (Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 9, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 26.11.2003)
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐNDvà UBND
5. Luật Mặt trận Tổ quốc
6. Luật Thanh niên
7. Luật Công đoàn
8. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và các văn bản có liên quan
9. Pháp lệnh Cán bộ công chức 1998 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2000,
2003)
10. Nghị định 178/2007/NĐ- CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
11. Nghị định 13/2008/ NĐ- CP ngày 04/2/2008 quy định về các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
12. Nghị định số 14/2004/ NĐ- CP ngày 04/2/2008 quy định về các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện.
13. Nghị định114/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 về cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn

14. Nghị định115/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 115 về chế độ
công chức dự bị

14

/15


15. Nghị định116/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 về việc tuyển
dụng, sử dụng, và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của
nhà nước
16. Nghị định117/2003/NĐ- CP của Chính phủ ngày 10.10.2003 về việc tuyển
dụng, sử dụng, và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
17. Nghị định 35/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ
luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành
18. Nghị định 118/2006/NĐ- CP ngày 05/10/2006 của Chính phủ về xử lý trách
nhiệm vật chất của cán bộ, công chức nhà nước
 CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN TRONG CÁC TẠP CHÍ : Tổ chức
nhà nước ; Nhà nước và pháp luật; Quản lý nhà nước; Khoa học
pháp lý.
 CÁC VEBSITE
1. www.luatvietnam.com.vn
2. www.vietlaw.gov.vn
3. www.chinhphu.vn
4. www.hochiminhcity.gov.vn
5. www.caicachhanhchinh.gov.vn

15

/15




×