Tự do tôn giáo
•
là quyền được thực hiện các hành vi tôn
giáo, theo đuổi một tín ngưỡng của một cá
nhân một cách tự do. Nó được nhiều
người cho là một trong những quyền tự do
căn bản của con người.
•
Liên Hiệp Quốc đề cao và bảo đảm quyền tự do
tôn giáo qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
và
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chín
h trị
. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận
quyền này trong hiến pháp và các tuyên ngôn
nhân quyền. Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of
Rights) của Hoa Kỳ nói "Quốc hội sẽ không ban
hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo,
hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng".
Hiến pháp Việt Nam 1992 (sửa đổi) ghi nhận
quyền tự do tôn giáo.
TỰ DO TÔN GIÁO
Tự do tôn giáo ở Việt Nam
•
Việt Nam là một quốc
gia đa tôn giáo, tín
ngưỡng. Người dân
Việt Nam có truyền
thống sinh hoạt, hoạt
động tín ngưỡng từ
lâu đời. Các dân tộc
trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đều
có những tín ngưỡng
riêng gắn liền với đời
sống kinh tế và tâm
linh của mình.
•
Quyền tự do tôn giáo ở
Việt Nam được ghi nhận trong
hiến pháp, ở điều 70 như sau:
•
Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào.
Các tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật.
•
Những nơi thờ tự của các tín
ngưỡng, tôn giáo được pháp
luật bảo hộ.
•
Không ai được xâm phạm tự
do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để làm trái pháp luật và chính
sách của Nhà nước.
Một số diễn biến
•
Một số chức sắc tôn giáo, trong đó một số thuộc
giáo hội chưa được phép hoạt động, bị bắt với lý
do, theo nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật
dân sự hoặc hoạt động chính trị trái phép.
•
Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights
Watch) thu thập một số báo cáo về các giáo hội
không đăng ký trên vùng Tây Nguyên bị san
bằng và một số tín đồ bị buộc từ bỏ đạo. Theo
nhà nước Việt Nam, đó là tổ chức tôn giáo hoạt
động chính trị nhằm chia rẽ đất nước.
•
Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ được ân xá ngày
31 tháng 1 năm 2005, vốn bị kết án 15 năm tù (và 2
lần giảm án 5 năm) sau khi gửi thư điều trần tới Ủy
ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế. Ông bị khởi tố
với hai tội danh: "không chấp hành quyết định quản
chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" và "phá
hoại chính sách đại đoàn kết". Lúc ra toà, ông ta đã
đạp đổ vành móng ngựa, điều đó là không đúng đối
với một con chiên. Tháng 2 năm 2006, linh mục
Nguyễn Văn Lý đã bị quản chế tại Bến Cũi, Thừa
Thiên Huế, cũng với tội danh nêu trên. Những lãnh
đạo của Giáo hội Việt Nam thống nhất, vốn không
được nhà nước thừa nhận đã bị cầm cố trong chùa
của họ suốt nhiều năm. Tuy nhiên nhà nước Việt Nam
phủ nhận việc quản thúc này.
•
Philip Taylor, một nhà nhân học ở Đại học Quốc gia Úc
và là chuyên gia về tôn giáo Việt Nam, nhận định: "Tôn
giáo phát triển ở Việt Nam ngày nay, khi xét về số lượng
tín đồ và sự đa dạng tín ngưỡng." Nếu như trong thập
niên 1980, ít ai đi dự các buổi lễ ở nhà thờ Công giáo và
Tin lành thì nay chúng chật cứng người. Năm 2001, Giáo
hội Tin lành miền Nam Việt Nam lần đầu tiên được chính
thức công nhận. Các ngôi chùa mới xuất hiện trên khắp
nước.
•
Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và
các nhân vật bất đồng chính kiến cho rằng ở Việt Nam
quyền tự do tôn giáo còn nhiều hạn chế.
•
Trong bản báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo toàn cầu
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam, cùng với Trung
Quốc, Triều Tiên và Myanma, vi phạm nặng nề tự do tôn
giáo. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ quyết định của
Hoa Kỳ và cho rằng: "Đây là một quyết định sai trái,
không phản ánh đúng tình hình tự do tôn giáo ở Việt
Nam". Và một số năm gần đây qua khảo sát đã nhận thấy
rằng Việt Nam không hề vi phạm tự do tôn giáo
Một số tín ngưỡng và tôn giáo.
•
Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên
người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông
nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ. Đối với các dân tộc
thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng
nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn
lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông-Dao; nhóm
Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me.
•
Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một
số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở
các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ
công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở
từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ thành hoàng. Tục thờ
thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam. Thần
thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể là các vị thần linh hoặc là những
nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh
hùng dân tộc có công "khai công lập quốc", chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, người
Việt còn thờ các dạng thần như thần bếp, thần thổ công…
•
Ở Việt Nam có mặt hầu hết các tôn giáo lớn với đông đảo tín đồ, chức sắc, nhà tu
hành của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay một số tôn giáo bản địa như
Cao Đài, Hòa Hảo.
Phật giáo
•
Có hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại
thừa du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ II trước
Công nguyên; Phái Tiểu thừa du nhập vào Việt
Nam thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Từ thế kỷ
thứ X, Phật giáo phát triển nhanh chóng, được
coi là quốc đạo và đạt đỉnh cao ở thời Lý-Trần.
Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng 10
triệu tín đồ, với 20.000 chùa thờ Phật, hơn
38.000 tăng ni; nhiều trung tâm đào tạo các
chức sắc tôn giáo.
Chùa Cầu Hội An – Quảng Nam
Chùa Thiên Hựu(còn gọi là chùa
Một Cột ý ạ)