Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

KỊCH BẢN DIỄN ÁN HỒ SƠ HÌNH SỰ SỐ 05 PHAN VĂN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.52 KB, 20 trang )

DIỄN BIẾN PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
PHẦN I
THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA
*Cảnh sát tư pháp:
Dẫn giải các bị cáo đến ngồi ghế xếp sẵn phía sau vành móng ngựa và trực tiếp
bảo vệ phiênTòa.
*Thư ký: Yêu cầu mọi người trong phòng xử án giữ trật tự. Trước khi hội đồng
xét xử làm việc.
Mời những người được triệu tập ngồi lên hàng ghế đầu.
Yêu cầu cảnh sát tư pháp dẫn giải bị cáo bước lên trước vành móng ngựa.
Yêu cầu bị cáo, những người được triệu tập xuất trình CMND. Yêu cầu luật sư
bào chữa/ bảo vệ xuất trình giấy chứng nhận.
Tôi Trần Thị Linh, thư ký phiên tòa sẽ phổ biến nội quy và đề nghị mọi người
chấp hành.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NỘI QUY PHIÊN TÒA
Mọi người trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét
xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Mọi người ở
trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi
được hỏi và khi tuyên án.
Đương sự và tất cả mọi người trong phòng xử án phải để điện thoại di
động ở chế độ rung. Cấm mang vũ khí, các chất gây cháy nổ vào phòng xử án.
Những người được Tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến và
người nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do
sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày.
Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp
được Tòa án triệu tập để xét hỏi.
Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp cụ thể bị Chủ
tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xét xử hoặc bị bắt giữ.


Mời hội đồng xét xử vào phòng xử án, đề nghị mọi người trong phòng xử án
đứng dậy.
*Chủ toạ: Hôm nay vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 22 tháng 10 năm 2012, Tòa án
nhân dân huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định đưa ra xét xử công khai vụ án hình sự sơ
thẩm về tội “tham ô tài sản” theo quy định tại điều 278 BLHS, tôi thay mặt Hội đồng
xét xử (HĐXX) tôi tuyên bố khai mạc phiên toà, sau đây tôi công bố quyết định đưa vụ
án ra xét xử (QĐXX), mời mọi người trong phòng xử án ngồi xuống trừ bị cáo.
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
AN NHƠN
VIỆT NAM
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 11/(x+1)/ HSST -QĐ
---------------&--------------An Nhơn, ngày 14 tháng 4 năm (x+1).
QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ
(Thay quyết định đưa vụ án ra xét xử số 06/(x+1)/HSST - QĐ ngày 11/4/
(x+1))
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH


- Căn cứ vào các điều 39, 176 và điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm đã thụ lý số 06/(x+1)/HSST
ngày 6/3/(x+1).
QUYẾT ĐỊNH
I. Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo:
Phan Văn Toàn - Sinh ngày: 30/3/(x-43).
Trú tại: Số nhà 17 Trần An Tư, Lý Thường Kiệt, thành phố Quy Nhơn, Bình
Định.
Nghề nghiệp: Công nhân viên chức.

Bị Viện kiểm sát nhân dân huyện An Nhơn truy tố về tội: “Tham ô tài sản”
Theo khoản 1 điều 278 Bộ luật hình sự.
Thời gian mở phiên toà: 7 giờ 30 ngày 26 tháng 4 năm (x+1).
Địa điểm mở phiên toà: Trụ sở Toà án nhân dân huyện An Nhơn.
Vụ án được xét xử công khai.
II. Những người tiến hành tố tụng:
- Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: ông Nguyễn Ngọc Ẩn.
- Hội thẩm nhân dân: 1. Ông Nguyễn Toàn Thắng
2. Ông Lưu Thanh Phong
- Thư ký toà án:
Trần Thị Linh
- Kiểm sát viên tham gia phiên toà: bà Trần Minh Thư
III. Những người tham gia tố tụng:
* Bị can Phan Văn Toàn
Sinh ngày: 30 tháng 3 năm (x-42)
* Đại diện cho cơ quan bị hại Ông Trương Thanh Bình - Phó Giám đốc
* Người làm chứng:
1. Lê Thị Mai – Sinh năm :(x-44)
Trú tại: Phú Sơn – Nhơn Hoà – An Nhơn - Bình Định.
2. Phạm Đông – Sinh năm: 1965
Trú tại: Hoà Hội, Cát Hanh, Phù Cát - Bình Định
3. Hà Kim Phê – Sinh năm: (x-28)
Trú tại: Luật Chánh - Phước Hiệp - Tuy Phước.
4. Phan Ngọc Thắng - Sinh ngày: 19 tháng 2 năm (x-47)
Trú tại: Phú Sơn - Nhơn Hoà - An Nhơn - Bình Định
5. Trần Thị Mai - Sinh ngày: 20 tháng 10 năm (x-42)
Trú tại: An Dõng - Bình Thành - Tây Sơn - Bình Định
Luật sư bảo vệ: ông Lê Văn Phúc - VP LS Sông Hậu- Đoàn Luật sư TP.Cần
Thơ,
Luật sư bào chữa: ông Nguyễn Văn Nuôi - Đoàn Luật sư Cần Thơ

IV. Vật chứng đưa ra xem xét tại phiên toà: Không
Nơi nhận:
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN AN NHƠN
VKS
PHÓ CHÁNH ÁN
huyện;
Nguyễn Đảm (đã ký và đóng dấu)
Bị cáo;
Đương sự;
Lưu.
Cho bị cáo ngồi xuống.


*Chủ tọa: Yêu cầu thư ký báo cáo danh sách những người tham gia tố tụng
được Toà án triệu tập đến dự phiên toà hôm nay.
Thư ký: Những người tham gia tố tụng được Tòa triệu tập có mặt tại phiên tòa
bao gồm:
Bị cáo Phan Văn Toàn (có mặt)
Nguyên đơn dân sự: Ông Trương Thanh Bình - Phó Giám đốc phụ
trách làm đại diện (có mặt)
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Lê Thị Mai (kế toán) (có mặt)
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Phạm Đông (thủ kho kiêm thủ
quỹ) (có mặt)
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Hà Kim Phê (kế toán viên) (có
mặt)
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Phan Ngọc Thắng (bảo vệ) (có
mặt)
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Trần Thị Mai (Mua bán hạt
điều, vỏ hạt điều tự do) (có mặt)
Luật sư bảo vệ: Lê Văn Phúc (có mặt)

Luật sư bào chữa Nguyễn Văn Nuôi (có mặt)
Đem CM thư và giấy tờ có liên quan xuất trình lên chủ toạ
*Chủ tọa: ngồi
Tiến hành kiểm tra căn cước, phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham
gia tố tụng.

Chủ tọa: Sau đây tôi giải thích quyền - nghĩa vụ của các bị cáo và bị
hại: (Chủ tọa yêu cầu các bị cáo và bị hại đứng lên)
1. Quyền:
-Quyền thay đổi thành phần HĐXX và người tiến hành tố tụng khác.
(Nếu xét thấy một trong những thành viên của HĐXX hay người THTT vụ án
xét xử không được công bằng, khách quan thì một trong hai bên có quyền yêu
cầu thay đổi thành viên đó; việc thay đổi do HĐXX quyết định).
-Quyền tự mình hay nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa (đói với bị
cáo), bảo vệ quyền lợi ích hợp phápcủa mình (đối với bị hại).
-Quyền cung cấp thêm chứng cứ, xét thêm chứng cứ và đề xuất những
yêu cầu.
-Quyền tranh luận tại phiên tòa.
-Đối với bị cáo có quyền nói lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án.
-Quyền kháng cáo bản án. (Nếu các bị cáo và bị hại xét thấy quyết định
của Tôà án chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của mình thì có quyền làm đơn
kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đơn kháng cáo nộp
tại Tòa án cấp sơ thẩm)
2 .Nghĩa vụ:
-Phải tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa và HĐXX, không được
cải vã gây mất trật tự phiên tòa.
-Không được dung lời lẻ nhục mạ, xúc phạm nhau.
-Trả lời những câu hỏi của HĐXX đặt ra.
-Chấp hành nội quy phòng xử án.
-Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.



* Chủ tọa
Hỏi: Đại diện KSV có ý kiến gì về phần thủ tục không? Hay có yêu cầu HĐXX
triệu tập thêm người làm chứng hoặc đưa ra tài liệu, chứng cứ gì khác để xem xét tại
phiên toà không?
Đáp: VKS không có yêu cầu.
Đáp: Bị cáo không có yêu cầu thay đổi.
Hỏi: Phía bị cáo, bị hại và những người được triệu tập tại phiên tòa có ai có ý
kiến gì hay có đề nghị thay đổi ai không?
Đáp: tôi không có ý kiến gì.
Hỏi: Các vị luật sư có ý kiến gì về phần thủ tục không?
Đáp: thưa HĐXX, chúng tôi không có ý kiến gì.
*Chủ tọa: Nếu như không có ai có ý kiến gì về phần thủ tục phiên toà Tôi
tuyên bố kết thúc phần thủ tục, chuyển sang phần xét hỏi.
PHẦN II
PHẦN XÉT HỎI VÀ THẨM VẤN CÔNG KHAI TẠI PHIÊN TÒA
* Chủ tọa: Yêu cầu KSV công bố bản cáo trạng.
Bị cáo đứng dậy!
*Kiểm sát viên: tôi, Trần Minh Thư, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, công bố bản cáo trạng số: 38/KSĐT -TA ngày 2 tháng
3 năm (x+1) của Viện Kiểm sát nhân dân huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
VKSND TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN
NAM
AN NHƠN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 38/KSĐT -TA
---------------&--------------An Nhơn, ngày 2 tháng 3 năm (x+1).

CÁO TRẠNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN AN NHƠN
Căn cứ các điều 36, 166, 167 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số 38 và quyết định khởi tố bị
can số 44 cùng ngày 5/12/(x) của Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện
An Nhơn.
Đối với: Phan Văn Toàn.
Về tội: “Tham ô tài sản” theo quy định tại điều 278 Bộ luật hình sự.
Trên cơ sở kết quả điều tra đã xác định được như sau;
Ngày 26/6/(x-4), Xí nghiệp khai thác chế biến đá và lâm sản xuất khẩu Bình
Định (đóng trên địa bàn xã Nhơn Hoà, huyện An Nhơn, Bình Định), ký kết hợp đồng
lao động với Phan Văn Toàn về công tác phòng kế hoạch; sau đó, Xí nghiệp trực thuộc
Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn.
Ngày 19/2/(x-3) Công ty quyết định Phan Văn Toàn giữ chức vụ Phó Giám đốc
Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu. Trong quá trình giữ
cương vị Phó Giám đốc Xí nghiệp Phan Văn Toàn đã chỉ đạo kế toán, thủ quỹ bán vỏ
đào thu tiền bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp, để tham ô tài sản nhà nước như sau:
- Khoảng tháng 7/(x-3) ông Võ Văn Có - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Lam
Sơn đau, đang điều trị tại bệnh viện đa khoa thành phố Quy Nhơn, Phan Văn Toàn chỉ
đạo Lê Thị Mai kế toán, Phạm Đông thủ quỹ, chi tiền quỹ Xí nghiệp (Tạm ứng không
chứng từ) 2.200.000 đồng đi thăm ông Có.


- Tháng 11/(x-3), Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai kế toán, Phạm Đông thủ
quỹ, chi tiền quỹ Xí nghiệp (không chứng từ) 2.800.000 đồng mua 2 con bò phục vụ
cho cán bộ, nhân viên Xí nghiệp ăn tết. Sau đó, tháng 11/(x-3), Toàn chỉ đạo Mai và
Đông bán 03 xe vỏ hạt đào thu được 3.096.000 đồng, bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp, để trả
lại quỹ tiền tạm ứng trên, rồi lập bản kê theo dõi riêng.
- Khoảng ngày 24 hay 25/12/(x-3) (âm lịch), Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai
kế toán và Pham Đông thủ quỹ, chi tiền quỹ Xí nghiệp (không chứng từ) 10.000.000

đồng cho Phan Văn Toàn nhận mua quà tết cho cán bộ Công ty xuất nhập khẩu Lam
Sơn. Sau khi đã nhận được tiền, Toàn đã chi tiêu cho cá nhân hết ố tiền trên. Sau đó,
năm (x-2) Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai và Phạm Đông bán tiếp 10 xe vỏ hạt đào
thu được 11.912.000 đồng bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp để khấu trừ tiền Toàn đã chiếm
đoạt rồi đưa vào bản kê theo dõi riêng (BL số 50+51+132...)
- Ngày 3/4/(x-1) Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn kiểm tra tình hình hoạt động
kinh doanh của Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu đã phát
hiện ra Xí nghiệp bán 13 xe vỏ hạt đào bỏ ngoài quỹ, đã làm công văn báo cáo phòng
cảnh sát điều tra công an kinh tế và chức vụ tỉnh Bình Định, xác minh, kết luận xử lý
đối với Toàn. Trong quá trình phòng cảnh sát điều tra kinh tế và chức vụ làm việc với
Phan Văn Toàn khai nhận đã chiếm đoạt tài sản của Xí nghiệp, tự nguyện nộp lại cho
Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn 10.000.000 đồng (BL số 26).
Từ những tình tiết và chứng cứ nêu trên;
KẾT LUẬN
Hành vi nêu trên của Phan Văn Toàn đã trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu
và hoạt động đúng đắn của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài sản và quản lý tài
chính. Phan Văn Toàn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo cho kế toán, thủ quỹ Xí
nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu bán 13 xe vỏ hạt đào, thu tiền
bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp, để Toàn chiếm đoạt cá nhân 10.000.000 đồng.
Hành vi trên của Phan Văn Toàn đã phạm tội tham ô tài sản nên cần phải xử lý
nghiêm theo pháp luật hình sự.
Như vậy có đủ căn cứ để kết luận bị can có lý lịch sau đây phạm tội như sau:
Họ và tên: Phan Văn Toàn
Sinh ngày 30/3/(x-43)
Sinh quán: Xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nơi đăng ký NKTT và chỗ ở: Số nhà 17 Trần An Từ, Lý Thường Kiệt,, thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không.
Trình độ văn hoá: 12/12; Trình độ chuyên môn: Đại học kinh tế.
Chức vụ: Nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng

sản xuất khẩu. Hiện nay làm công nhân Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Bình Định, Phó
văn phòng đại diện Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Bình Định, cơ quan tại Đà Nẵng.
Con ông: Phan Cải – sinh năm : (x-84) (chết);
Con bà: Đặng Thị Thân – sinh năm : (x-84) (chết).
Anh ruột: 7 người.
Vợ: Đinh Thị Cũng – Sinh năm (x-42), hiện công tác tại Công ty thực phẩm
xuất nhập khẩu Lam Sơn, Bình Định.
Con : 2 đứa: Lớn: 15 tuổi, nhỏ 9 tuổi.
Tiền án, tiền sự: chưa.
Phan Văn Toàn bị khởi tố vào ngày 5/12/(x) đang tại ngoại.
Hành vi nêu trên của Phan Văn Toàn đã phạm tội : “Tham ô tài sản” quy định tại
khoản 1 điều 278 Bộ luật hình sự.


Tại khoản 1 điều 278 Bộ luật hình sự về tội: “Tham ô tài sản” quy định.
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đâu thì bị phạt tù
từ hai năm đến 7 năm.
Gây hậu quả nghiêm trọng.
Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Đã bị kết án.......”
Đối với Lê Thị Mai kế toán và Phạm Đông thủ quỹ Xí nghiệp khai thác chế biến
nông lâm khoáng sản xuất khẩu đã có hành vi trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng
đắn của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính. Song Lê Thị Mai và Phạm Đông
không có mục đích chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, không vụ lợi cá nhân, nên cơ quan
cảnh sát điều tra công an huyện An Nhơn xem xét không truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với Mai và Đông là phù hợp với pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH

Truy tố ra trước Toà án nhân dân huyện An Nhơn để xét xử bị can Phan Văn
Toàn về tội: “Tham ô tài sản” theo khoản 1 điều 278 Bộ luật hình sự đã viện dẫn trên.
Kèm theo cáo trạng là hồ sơ vụ án được đánh số bút lục từ 1 đến 159 tờ.
Nơi nhận:
VIỆN TRƯỞNG
VKSND tỉnh B.Định
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(P1)
HUYỆN AN NHƠN
CQĐT huyện;
Lê Phi Hoàng
Bị can (tống đạt);
(đã ký và đóng dấu)
TAND huyện (để xét xử)
HS- KSĐT;
Lưu.
Chủ tọa (Nguyễn Ngọc Ẩn) hỏi bị cáo Phan Văn Toàn:
Hỏi: Bị cáo đã nghe rõ nội dung bản cáo trạng mà vị đại diện viện kiểm sát
vừa công bố hay chưa?
Đáp: Thưa toà, bị cáo đã nghe rõ ạ!
* Hỏi: Bị cáo cho biết trong thời gian làm Phó giám đốc phụ trách xí nghiệp
chỉ đạo trong việc bán vỏ điều phế phẩm như thế nào? Khách hàng bao gồm
những ai, ở đâu?.
Đáp: Sau khi Giám đốc Công ty Thực phẩm xuất nhậu khẩu Lam Sơn ký hợp
đồng mua bán vỏ điều phế phẩm với bà: Trần Thị Mai ở Bình Thành, Tây Sơn, Bình
Định, tôi giao cho Phòng kế hoạch cử anh Võ Thanh Giang và anh Nguyễn Thanh Sơn;
Phòng kế toán cử anh Hà Kim Phê và anh Nguyễn Thành Thạo (chết) trực tiếp đo lấy
định mức ban đầu; đo 1m vỏ điều cân quy đổi bằng 316 kg/1 m . Sau đó bà Mai đưa xe
81K - 0518 đến hốt vỏ điều thì tiến hành đo thùng xe để lấy thể tích là 18,144 m x 316
kg/m = 5.733,504 kg.

Từ định mức trên làm chuẩn bán vỏ điều cho bà Mai về sau mà không cần đo
đếm lại. Nhưng mỗi lần xe vào hốt vỏ điều phòng kế hoạch vẫn cử người ra kiểm tra
theo định mức ban đầu, kiểm tra xong, phòng kế hoạch vào lập phiếu nghiệm thu, vào
sổ theo dõi, đưa phiếu nghiệm thu cho người mua vỏ điều, sang phòng kế toán để làm
phiếu thu tiền. Người mua vỏ điều nộp tiền cho thủ quỹ xong cầm phiếu thu ra trình
cho tổ bảo vệ trực cổng, ghi vào sổ theo dõi và cho xe ra cổng.
3

3

3

3


Hỏi: bị cáo cho biết sổ theo dõi nghiệm thu vỏ điều phế phẩm để bán cho
khách hàng từ năm (x-3) đến nay ai giữ?
Đáp : Việc nghiệm thu theo dõi bán vỏ điều phế phẩm cho khách hàng năm (x-3)
và (x-2), tôi giao cho anh Võ Thanh Giang – Phòng kế hoạch, đến tháng 4/(x-1) anh
Giang xin nghỉ việc, tôi giao cho anh Nguyễn Thanh Sơn tiếp tục theo dõi sổ sách và
lập phiếu nghiệm thu bán vỏ điều cho khách hàng. Khi anh Giang nghỉ việc, có bàn
giao sổ sách lại cho anh Sơn hoặc phòng kế hoạch của Xí nghiệp không tôi không nắm
được và các quyển sổ theo dõi nghiệm thu bán vỏ điều cho khách hàng từ năm (x-3)
đến nay tôi không cất giữ. Theo tôi nghĩ anh Giang hoặc anh Sơn cất giữ hoặc phòng
kế hoạch cất giữ.
Hỏi: bị cáo cho biết từ trước đến nay việc bán vỏ điều phế phẩm tại Xí
nghiệp có gây thất thoát, hoặc không hạch toán vào sổ sách hay không?
Đáp:Trong thời gian tôi được bổ nhiệm phó Giám đốc phụ trách Xí nghiệp từ
ngày 1/2/(x-3) đến tháng 11/(x-1), trong thời gian này về hoạt động sản xuất kinh doanh
cho Xí nghiệp cũng như quan hệ giao dịch với khách hàng cần nhiều khoản phải chi

phí, nhưng kinh phí Công ty cho phép thì quá hạn hẹp. Hơn nữa trong gia công hạt điều
cho Công ty Toàn Lợi ở Bình Dương tôi cân đối thấy đạt hiệu quả cao nên tôi Toàn có
trao đổi với chị Mai kế toán ứng tiền quỹ trước để chi phí giao dịch và phục vụ tết năm
(x-2) rồi sau đó bán vỏ điều để ngoài sổ sách trừ dần gồm:
Chi cho anh Đông và anh Đàm đi mua hai con bò cho anh em công nhân ăn tết:
2.800.000 đồng
Chi thăm anh Có - Giám đốc ốm: 2.200.000 đồng
Chị Mai chi cho tôi
10.000.000 đồng.
Số tiền mười triệu này tôi nói với chị Mai kế toán là để tôi chi quà tết cho anh
em trên Công ty nhưng thực tế là tôi dùng để chi phí giao dịch với khách hàng, vì lúc
đó rất cần giao dịch mới có khách hàng để có nguồn hàng phục vụ cho hợp đồng gia
công của Xí nghiệp.
Hỏi: bị cáo cho biết việc bỏ ngoài sổ sách 13 xe vỏ điều phế phẩm, số tiền:
15.008.000 đồng anh có chỉ đạo hay không? Ai thực hiện?
Đáp: Việc bỏ tiền bán vỏ điều phế phẩm ngoài sổ sách 13 xe với số tiền
15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng) là vào khoảng cuối năm (x-3), tôi có trao đổi
trực tiếp với bà Lê Thị Mai – kế toán trưởng của Xí nghiệp như sau:
Lần thứ nhất vào khoảng tháng 12/(x-3), tôi có trao đổi với chị Mai là tạm ứng
quỹ để mua hai con bò nhằm phục vụ ăn tết cho anh em công nhân tại Xí nghiệp một
con và một con tặng cho Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn, rồi sau này lấy
tiền bán vỏ điều phế phẩm trừ dần vào quỹ. Sau đó chị Mai trao đổi lại với anh Phạm
Đông (thủ quỹ) để chi tạm ứng tiền, anh Đông gọi anh Trương Thanh Đàm - tổ phó tổ
sản xuất một của phân xưởng chế biến hạt điều cùng đi mua hai con bò với số tiền là:
2.800.000 đồng.
Lần thứ hai, tôi nói với chị Mai đến quỹ tạm ứng tiền để đi thăm anh Có - Giám
đốc Công ty bệnh đang nằm tại bệnh viện đa khoa tỉnh, chị Mai đến anh Đông thủ quỹ
ứng tiền bỏ phong bì số tiền 2.000.000 đồng và mua nấm Linh chi 200.000 đồng. Tổng
cộng là 2.200.000 đồng đi thăm anh Có bệnh gồm: Tôi chị Mai - kế toán, anh Bình quản đốc phân xưởng, anh Bình – công đoàn của Xí nghiệp, anh Thịnh – phòng kế
hoạch và anh đào lái xe. Tất cả số người trên cùng đi nhưng việc bỏ phong bì 2.000.000

đồng chỉ có tôi, chị Mai và anh Đông thủ quỹ biết.
Lần thứ ba, tôi cũng trao đổi với chị Mai đến anh Đông thủ quỹ ứng cho tôi
10.000.000 đồng để chi quà tết cho Công ty. Chị Mai ứng tiền và đưa cho tôi
10.000.000 đồng. Số tiền này tôi nói với chị Mai lag chi quà tết cho Công ty và nhờ chị


Đinh Thị Cũng lo phong bì để gửi. Nhưng thực tế là tôi dùng để chi phí giao dịch với
Công ty Toàn Lợi ở Bình Dương là khách hàng gia công hạt điều của Xí nghiệp chứ
không có chi phong bì tết cho anh em ở Công ty.
Tổng cộng ba lần tạm ứng quỹ nêu trên là 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu
đồng), số tiền này tôi Toàn thống nhất với chị Mai là trừ dần vào việc bán vỏ điều phế
phẩm không vào sổ sách.
Hỏi: bị cáo nhận số tiền từ chị Mai 10.000.000 đồng dùng để chi phí giao
dịch với Công ty Toàn Lợi là chi cho ai? Tại đâu? Ai là những người biết việc này?
Đáp: Việc tôi dùng số tiền 10.000.000 đồng để chi phí giao dịch với Công ty
Toàn Lợi gồm:
Khoảng giữa tháng 4/(x-3), Công ty Toàn Lợi là đơn vị ký hợp đồng với Công ty
giao hàng để Xí nghiệp gia công chế biến hạt điều, có cử anh Trần Văn Sương – là cán
bộ kỹ thuật của Công ty Toàn Lợi ra tại Xí nghiệp để giám sát việc gia công chế biến
hạt điều của Xí nghiệp vì anh Sương là người quê ở Bình Định , có cha mẹ ở tại Phú
Tài và chiều về lại Phú Tài, thời gian khoảng hơn 10 ngày nên tôi Toàn có đưa đón anh
Sương ăn cơm, uống cà phê và thỉnh thoảng về Quy Nhơn có chiêu đãi ăn, uống bia hết
khoảng 3.500.000 đồng. Việc giao dịch này thỉnh thoảng có anh Thục - Giám đốc Công
ty, anh Quang - trưởng phòng kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn biết.
Trong quá trình gia công chế biến hạt điều cho Công ty Toàn Lợi, về mặt kỹ
thuật của Xí nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, cho nên tôi cùng anh Dũng – phó quản đốc
phân xưởng chế biến hạt điều phụ trách kỹ thuật trực tiếp vào Công ty Toàn Lợi tại
Bình Dương (kết hợp nhận nguyên liệu điều) để học tập về kỹ thuật chế biến. Trong
thời gian này tôi có mời anh Tám Đức - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Toàn Lợi
cùng Ban Giám đốc Công ty và các phòng ban nghiệp vụ để chiêu đãi hết khoảng

2.500.000 đồng. Việc này tôi và anh Dũng biết.
Để ký tiếp hợp đồng gia công chế biến hạt điều năm (x-2), tôi, chị Mai - kế toán,
anh Giang – Phòng kế hoạch Xí nghiệp và anh Đào lái xe vào Công ty Toàn Lợi để bàn
bạc cho việc ký kết hợp đồng. Đợt này tôi chi hết khoảng 3.000.000 đồng.
Tổng cộng ba lần chi nêu trên hết 9.000.000 đồng, còn lại 1.000.000 đồng tôi
chi mừng đám cưới cho anh em công nhân của Xí nghiệp.
Hỏi: bị cáo dùng số tiền 10.000.000 đồng để anh chi phí có các vấn đề như
anh nêu trên, anh có báo cáo cho những người cùng tham gia biết là tiền bán vỏ
điều để ngoài sổ sách không ?
Đáp:Toàn bộ số tiền 10.000.000 đồng tôi dùng để chi cho các nội dung mà tôi đã
trình bày trên, tôi không có nói cho những người cùng tham gia biết, coi như số tiền đó
là của tôi và tôi tự chiêu đãi và không thanh toán lại với Xí nghiệp.
Hỏi: chi phí giao dịch khách hàng tại sao không đưa vào chi phiếu cho xí
nghiệp mà phải lấy tiền bán vỏ điều bỏ ngoài sổ sách?
Đáp: Vì việc chi phí giao dịch Công ty cho phép không đáp ứng được theo yêu
cầu phát sinh. Nếu đưa vào chi phí giao dịch tiếp khách thì số tiền tăng cao, Công ty
không đồng ý nên tôi Toàn tự vận dụng số tiền 10.000.000 đồng như tôi đã trình bày
trên để chi phí.
Hỏi: việc anh dùng khoản tiền 10.000.000 đồng trong việc bán vỏ điều bỏ
ngoài sổ sách để chi phí cho cá nhân trong quan hệ giao dịch anh thấy về trách
nhiệm như thế nào?
Đáp: Việc tôi hướng cho chị Mai bán vỏ điều bỏ ngoài sổ sách để lấy tiền chi
phí không thông qua tập thể Xí nghiệp là một việc làm hoàn toàn sai trong nguyên tắc
kế toán tài chính và việc sử dụng lại càng sai nên tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc
làm của mình trong số tiền bán vỏ điều bỏ ngoài sổ sách như tôi đã trình bày trên.


Cho bị cáo Toàn ngồi xuống.
(chủ toạ) mời đại diện bên bị hạn anh Trương Thanh Bình đứng dậy!
Hỏi: Trong thời gian (x-3) cho đến (x-1) tại Xí nghiệp khai thác chế biến

nông lâm khoáng sản xuất khẩu ai là lãnh đạo? Lúc đó anh đang giữ chức vụ gì?
Đáp: Trong thời gian từ (x-3) đến (x-1) tại Xí nghiệp khai thác chế biến nông
lâm khoáng sản xuất khẩu thuộc Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn Ban
Giám đốc chỉ có mình anh Phan Văn Toàn là Phó Giám đốc phụ trách Xí nghiệp không
có ai nữa. Lúc này tôi làm quản đốc phân xưởng chế biến hạt điều của Xí nghiệp.
Đến tháng 12/(x-1) Phan Văn Toàn chuyển công tác đơn vị khác. Lúc này bổ
nhiệm anh Kiều Đức Quang - quyền Giám đốc đến tháng 11/(x) anh Quang thôi giữ
chức quyền Giám đốc và bổ nhiệm tôi phó Giám đốc Xí nghiệp phụ trách chung. Hiện
này tại Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu trong Ban Giám
đốc chỉ có mình tôi, không có ai nữa.
Hỏi: Trong việc sai phạm của Toàn thì cho đến nay Toàn đã khắc phục hậu
quả đó chưa? Anh có biết không?
Đáp: Việc vi phạm của Phan Văn Toàn đến nay tôi biết được anh Toàn đã mang
số tiền là 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) đem đến Công ty Thực phẩm xuất nhập
khẩu Lam Sơn nạp vào tháng 6/(x) cho đến nay.
Hỏi: Anh đại diện cho Cơ quan bị hại, anh có yêu cầu và đề nghị gì việc
trên?
Đáp: Qua sự việc Phan Văn Toàn vi phạm đến nay Toàn đã thấy được sai trái, tự
nguyện khắc phục hậu quả, đem số tiền đó giao nộp cho Công ty tôi không có yêu cầu
và đề nghị gì nữa. Xí nghiệp là đơn vị hạch toán báo sổ cho Công ty nên việc Toàn nộp
10 triệu đồng đó vào cho Công ty thì Xí nghiệp cũng không có còn đề nghị gì nữa.
Mời anh Bình ngồi xuống!
Mời các vị hội thẩm tham gia đặt câu hỏi.
Hội thẩm nhân dân (Nguyễn Toàn Thắng) hỏi
Mời chị Lê Thị Mai đứng dậy!
Hỏi: Chị vào làm công tác ở Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng
sản xuất khẩu từ thời gian nào cho đến nay?
Đáp: Tôi vào làm ở ở Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất
khẩu từ tháng 11/1984 cho đến nay. Khi mới vào Xí nghiệp làm kế toán viên đến năm
(x-13) là kế toán tổng hợp, cho đến tháng 2 /(x-3) - phụ trách phòng kế toán của Xí

nghiệp, cho đến tháng 4/(x-1) có quyết định của Giám đốc Công ty phân công là kế
toán trưởng, cho đến tháng 6/(x-1) bãi nhiệm kế toán trưởng và từ đó cho đến nay làm
kế toán tổng hợp của Xí nghiệp.
Hỏi: Chị cho biết lý do gì mà Xí nghiệp bị phát hiện để ngoài sổ sách 13 xe
vỏ hạt điều.
Đáp: Năm (x-1) tháng 4 Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn ra quyết
định thành lập tổ kiểm tra về Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất
khẩu kiểm tra quyết toán tài chính của Xí nghiệp năm (x-2). Từ đó đã phát hiện Xí
nghiệp bỏ 13 xe bán vỏ hạt điều để ngoài sổ sách chi cho các khoản.
Hỏi: Chị cho biết số tiền 10.000.000 đồng mà anh Toàn bảo chi mượn để chi
quà tết cho văn phòng Công ty, việc này thực tế anh Toàn có chi hay không?
Đáp: Như tôi đã trình bày trên, số tiền 10.000.000 đồng mượn quỹ của Xí nghiệp
đưa cho anh Toàn để mua quà tết cho văn phòng Công ty, sau khi anh Toàn nhận số
tiền đó tôi cứ nghĩ là anh Toàn đã chi quà tết cho cán bộ văn phòng Công ty, tôi cũng
không có hỏi anh Toàn việc đó đã chi hay chưa.
Mời chị Mai ngồi xuống!


Mời anh Phạm Đông đứng dậy!
Hỏi: từ khi anh là thủ quỹ cho đến nay, có khi nào chi tiền quỹ mà không có
chứng từ được phê duyệt của Giám đốc không?
Đáp: Khi tôi chi tiền từ quỹ của Xí nghiệp thì phải có chứng từ được Giám đốc
Xí nghiệp phê duyệt. Chỉ có cho chị Lê Thị Mai - Kế toán trưởng mượn khoảng ba lần
vào cuối năm (x-3) đầu năm (x-2) vì tôi nghe chị Mai nói với tôi là mượn theo ý kiến
của anh Toàn - phó Giám đốc Xí nghiệp.
Hỏi: anh trình bày rõ việc anh cho chị Mai mượn tiền quỹ, có chứng từ
được Giám đốc Xí nghiệp phê duyệt hay không?
Đáp:Tôi cho chị Mai mượn tiền quỹ không có chứng từ của Giám đốc phê duyệt
cho mượn, không ghi vào sổ quỹ mà tôi chỉ ghi vào tờ giấy để theo dõi và chị Mai cũng
không có ký nhận tiền.

Mời anh Đông ngồi xuống!
Mời anh Hà Kim Phê đứng dậy!
Hỏi: anh vào làm việc tại Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng
sản xuất khẩu từ thời gian nào cho đến nay và được phân công làm nhiệm vụ gì?
Đáp: Tôi làm việc tại Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất
khẩu từ khoảng giữa năm (x-4). Tôi được phân công theo dõi kế toán vật tư, lập phiếu
thu chi.
Hỏi: anh biết cách đo của Xí nghiệp đối với thùng xe của bà Trần Thị Mai - xe
81K - 0518 vào năm (x-3) như thế nào để xác định khối lượng khi bán vỏ điều.
Đáp: Vào thời gian trong năm (x-3), chị Lê Thị Mai yêu cầu tôi đi đo xe vỏ điều
của bà Trần Thị Mai vào mua vỏ điều. Tôi bận công việc không đo xe và không ký vào
biên bản đo xe. Bàn công việc làm kế toán nhập khẩu vật tư tại phòng. Tôi không đi
nên không biết có biên bản đo xe hay không?
Hội thẩm nhân dân (Lưu Thanh Phong) hỏi
Mời anh Phan Ngọc Thắng đứng dậy!
Hỏi: Anh làm bảo vệ ở Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất
khẩu từ bao giờ cho đến nay?
Đáp : Tôi làm bảo vệ ở Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất
khẩu từ (x-8) cho đến nay. Trong giai đoạn từ năm (x-3) - (x-1) tổ bảo vệ Xí nghiệp
gồm có 3 người : Tôi, anh Thành là người làm bảo vệ từ đó cho đến nay. Trong đó anh
Anh và Phúc cũng có làm bảo vệ và được thay đổi. Hiện nay tổ bảo vệ của Xí nghiệp
gồm có tôi, Thành và Dung.
Hỏi: Anh cho biết về nguyên tắc tổ bảo vệ trực cổng của Xí nghiệp thì khách
hàng vào Xí nghiệp mua hàng ra vô cổng như thế nào ?
Đáp: Hàng ngày trong giờ làm việc, nếu khách đến Xí nghiệp mua hàng, khi
khách hàng vào cổng của Xí nghiệp thì bảo vệ ghi vào sổ trực hàng ngày khách đó đi xe
loại gì vào cổng, biển số xe là gì, bảo vệ cho xe vào cổng của Xí nghiệp. Sau khi vào Xí
nghiệp nhận hàng xong, khách hàng ra cổng trình cho bảo vệ phiếu thu do bộ phận tài
vụ viết, bảo vệ kiểm tra phiếu thu đó với hàng trên xe đúng thì bảo vệ cho xe ra cổng,
phiếu thu đó khách hàng giữ, bảo vệ không được giữ. Đôi khi khách hàng đưa phiếu thu

cho bảo vệ kiểm tra, khi xe hàng được ra khỏi cổng của Xí nghiệp có khi khách hàng
nhận lại phiếu thu, có khi khách hàng không nhận lại phiếu thu nên có 1 số phiếu thu
được lưu tại phòng của bảo vệ. Còn đối với trường hợp là ngày nghỉ trong tuần hoặc
ngày lễ Xí nghiệp không có làm việc. Khi có khách hàng đến nhận hàng tại Xí nghiệp
thì bộ phận tài vụ lên trực tiếp gặp bảo vệ Xí nghiệp nói bằng miệng hoặc viết giấy để
bảo vệ cho xe vào nhận hàng rồi ngày làm việc kế toán viết phiếu thu, khi xe vào và ra
cổng bảo vệ vẫn ghi biển số xe vào cổng nhận hàng và ra cổng khi nhận hàng xong. Về


nguyên tắc này thì người bảo vệ nào trực hàng ngày đều phải thực hiện nguyên tắc trên.
Về ban đêm nguyên tắc Xí nghiệp không có xuất hàng ra khỏi Xí nghiệp nên tổ bảo vệ
phải chấp hành nguyên tắc trên.
Mời anh Phan Ngọc Thắng ngồi xuống!
Mời chị Trần Thị Mai đứng dậy!
Hỏi: Chị cho biết trong trường hợp nào chị biết được Công ty Thực phẩm xuất
nhập khẩu Lam Sơn có bán vỏ hạt điều mà chị mua vỏ?
Đáp: Tôi bán hạt đào cho Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản
xuất khẩu thuộc Công ty Thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn thời kỳ anh Thục là
Giám đốc. Từ đó tôi mới quen biết Xí nghiệp đó. Đến năm (x-3) anh Phan Văn Toàn
làm phó Giám đốc Xí nghiệp cho gọi tôi đến Xí nghiệp để làm hợp đồng mua bán vỏ
hạt điều giữa tôi với Xí nghiệp nhưng thực tế ký hợp đồng kinh tế mua bán vỏ hạt điều
là giữa Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn với bản thân tôi.
Chị cho biết trong 3 năm từ (x-3) đến (x-1) thì chị đã mua của Xí nghiệp
theo 2 hợp đồng trên là bao nhiêu xe vỏ hạt điều?
Đáp: Theo sổ sách theo dõi thì từ năm (x-3) đến (x-1) thì tôi đã mua của Xí
nghiệp Khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu thuộc Công ty Thực phẩm
xuất nhập khẩu Lam Sơn, tổng số là 199 xe.
Trong đó:
Năm (x-3) là 85 xe, từ ngày 19/3/(x-3) (Âm lịch) đến 27/12/(x-3) (Âm lịch)
Năm (x-2) là 96 xe, từ 8/1/(x-2) (Âm lịch) đến 24/12/(x-2) (Âm lịch)

Năm (x-1): 18 xe, từ 8/1/(x-1) (Âm lịch) đến 5/6/(x-1) (Dương lịch)
Nhưng tôi đã có ký hai hợp đồng là năm (x-3) và (x-1) như tôi đã trình bày trên.
Mời chị Mai Ngồi!
(Chủ toạ) Đề nghị vị đại diện Viện kiểm sát tham gia xét hỏi.
Kiểm sát viên đề nghị HĐXX được hỏi anh Phạm Đông
(Chủ toạ) mời anh Đông đứng dậy!
Hỏi: anh cho chị Mai mượn bao nhiêu tiền, mượn vào ngày tháng năm nào?
Lý do để mượn tiền?
Đáp: Tôi cho chị Mai mượn ba lần là 15.000.000 đồng. Cụ thể như sau:
Khoảng tháng 12/(x-3) chị Mai nói với tôi là anh Toàn - phó Giám đốc bảo
mượn số tiền là 2.200.000 đồng để đi thăm đau. Tôi không biết thăm ai. Tôi cho chị
Mai mượn và ghi theo dõi bằng tờ giấy, không ghi vào sổ quỹ.
Khoảng tháng 12/(x-3), chị Mai nói với tôi là anh Toàn - phó Giám đốc bảo đi
mua hai con bò để liên hoan cuối năm (x-3), cho mượn tiền quỹ trả rồi thanh toán sau.
Tôi chưa đi thì anh Toàn nói tiếp với tôi là đi mua bò để ăn tết. Tôi nói tiền đau mua?
Anh Toàn bảo mượn tiền quỹ trả rồi thanh toán sau. Lúc này tôi rủ anh Trương Thanh
Đàm - Công nhân của Xí nghiệp về Nhơn Hoà và Nhơn Thọ (quê anh Đàm) mua 02
(Hai) con bò giá 2.800.000 đồng. Tôi về báo lại với anh Toàn - phó Giám đốc. Số tiền
này cũng mượn từ quỹ.
Khoảng tháng 12/(x-3) (âm lịch), chị Mai bảo tôi cho chị mượn quỹ 10.000.000
đồng để đưa cho anh Toàn đi mua quà tết. Tôi cũng cho chị Mai mượn số tiền
10.000.000 đồng để chị Mai đưa cho anh Toàn.
Tôi chỉ cho chị Mai mượn tất cả ba lần như tôi đã trình bày. Ngoài ra không cho
ai mượn tiền quỹ nữa cả.
Hỏi: Anh Phạm Đông cho biết ngoài 13 xe vỏ điều bán ngoài sổ sách số tiền
15.000.000 đồng còn xe nào bán mà không vào sổ nữa hay không:
Đáp: Ngoài 13 xe vỏ điều bán ngoài sổ sách số tiền 15.000.000 đồng, còn có
một xe vỏ điều bản số tiền 1.201.000 đồng, anh Toàn và chị Mai bảo đừng vào sổ để



mua gà nuôi cải thiện đời sống cho bếp ăn tập thể của Xí nghiệp. Tất cả bỏ ngoài 14 xe
như tôi đã nêu trên, ngoài ra không còn xe nào khác.
Kiểm sát viên đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi chị Trần Thị Mai
(Chủ toạ) mời anh Đông ngồi xuống.
(Chủ toạ) mời chị Mai đứng dậy!
Hỏi: Chị cho biết trong thời gian (x-3) - (x-1) chị đã ký bao nhiêu hợp đồng kinh
tế mua vỏ điều với Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn?
Đáp: Trong 2 năm (x-3) - (x-1) bản thân tôi có ký 2 hợp đồng mua bán vỏ hạt
điều với Công ty thực phấm xuất nhập khẩu Lam Sơn cụ thể như sau:
Hợp đồng số 05/(x-3) - HĐPP ký ngày 2/5/(x-3) với giá 210đ/kg, hợp đồng này
hết hạn ngày 31/12/(x-3).
Hợp đồng số 351/(x-1) HĐKT ký ngày 9/4/(x-1) với giá 230đ/kg hợp đồng này
hết hạn ngày 31/12/(x-1).
Theo như hợp đồng quy cách nguyên liệu vỏ hạt điều được tính: 316 kg/1m .
(sau đó tạo tình huống bức cung)
Kiểm sát viên đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi bị cáo Phan Văn Toàn
(Chủ toạ) mời chị Mai ngồi xuống.
(Chủ toạ) bị cáo Toàn đứng dậy!
Hỏi: ?!?!?!
Đáp: Thưa!!! Ấp úng
Hỏi: Thưa gì mà thưa?!
Hội thẩm đứng dậy
Đề nghị hội đồng xét xử yêu cầu ông kiểm sát viên không được truy bức đối
với bị cáo
Hội đồng xét xử đề nghị vị đại diện viện kiểm sát bình tĩnh. Mời vị đại diện
viện kiểm sát tiếp tục thực hiện việc xét hỏi.
Kiểm sát viên không hỏi gì thêm. Đề nghị hội đồng xét xử tiếp tục làm việc.
(Chủ toạ) cho bị cáo ngồi!
Đề nghị các vị luật sư tham gia xét hỏi.
Luật sư bào chữa Nguyễn Văn Nuôi

Luật sư đề nghị được hỏi bị cáo Phan Văn Toàn
(Chủ toạ) bị cáo Toàn đứng dậy!
Hỏi: Vào tháng 7 (x-3) bị cáo mượn số tiền 2.200.000 đồng của Lê Thị Mai, bị
cáo dùng vào việc gì?
3

Hỏi: Tại sao bị cáo không lấy tiền riêng của bị cáo chi cho việc đi thăm bệnh
ông Có mà phải mượn Mai?
Hỏi: Tháng 10 (x-3) bị cáo mượn số tiền 2.800.000đ để làm gì? Ai giao tiền cho
bị cáo? Bị cáo có nhận trực tiếp không?
Hỏi: Theo hồ sơ bị cáo khai là đã đề nghị Lê Thị Mai kêu Phạm Đông chi số
tiền 10.000.000đ đưa cho bị cáo đúng không?
Hỏi: Sau khi nhận số tiền này bị cáo làm gì? Có cho người thân hay mua sắm gì
cho bản thân bị cáo không?
Hỏi: Cho đến hôm nay bị cáo đã nộp lại số tiền 10.000.000đ cho công ty XNK
Lam Sơn chưa?


Hỏi: Tại phiên tòa hôm nay bị cáo có nhận ra sai lầm của mình không?
Luật sư đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi chị Lê Thị Mai
(Chủ toạ) cho bị cáo ngồi!
(Chủ toạ) mời chị Lê Thị Mai đứng dậy!
Hỏi: Chị cho tôi biết, số tiền 2.000.000đ và 2.800.000đ chị có đưa cho bị cáo
Toàn không? Có chứng từ chi tiền không?
Hỏi: Số tiền 10.000.000đ bị cáo Toàn mượn chị vào ngày 24 hay 25/12 (x-3)?
Số tiền này Toàn làm gì? Chị biết không?
Hỏi: Từ khi chị vào làm trong xí nghiệp đến nay chị nhận xét như thế nào về bị
cáo Toàn?
Luật sư đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi anh Phạm Đông
(Chủ toạ) mời chị Mai ngồi.

(Chủ toạ) mời anh Phạm Đông đứng dậy!
Hỏi: Vì sao anh lại đưa cho chị Mai mượn số tiền 2.800.000đ?
Hỏi: Số tiền 10.000.000đ anh chi ra theo yêu cầu của ai?
Hỏi: Anh biết bị cáo Toàn sử dụng số tiền 10.000.000đ vào việc gì không?
Luật sư đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi anh Trương Thanh Bình.
(Chủ toạ) mời anh Đông ngồi.
(Chủ toạ) mời anh Trương Thanh Bình đứng dậy!
Hỏi: Từ khi bị cáo Toàn được bổ nhiệm giám đốc Xí nghiệp đến trước ngày xảy
ra sai phạm tại xí nghiệp Khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu thì Phan
Văn Toàn có vi phạm nội quy hay có sai phạm nào khác không?
Hỏi: Sau khi sự việc xảy ra, bị cáo Toàn đã nộp lại số tiền 10.000.000đ cho công
ty XNK Lam Sơn chưa?
(Luật sư) Thưa HĐXX luật sư không có câu hỏi gì thêm.
(Chủ toạ) mời anh Bình ngồi.
Mời Luật sư bảo vệ Lê Văn Phúc tham gia xét hỏi
Luật sư đề nghị HĐXX được hỏi bị cáo Phan Văn Toàn
(Chủ toạ) bị cáo Toàn đứng dậy!
Hỏi: Bị cáo cho HĐXX biết, bị cáo đã từng giữ những chức vụ gì ở Xí nghiệp
khai thác chế biến nông lâm khoán sản xuất khẩu Bình Đình?ư
Đáp: Tôi đã từng giữ chức vụ Phó giám đốc từ tháng 2/X-3 đến tháng 4/X-1.
Hỏi: Bị cáo có những quyền hạn gì theo quy chế hoạt động của Xí nghiệp?
Trong thời gian ông Có giám đốc Xí nghiệp bị bệnh, bị cáo là người trực tiếp quản lý,
chỉ đạo và điều hành Xí nghiệp phải không?
Đáp: Tôi là người giúp việc cho Giám đốc, đồng thời thay mặt giám đốc điều
hành Xí nghiệp khi GĐ vắng mặt; Trong thời gian ông Có bị bệnh tôi là người trực tiếp
chỉ đạo, điều hành Xí nghiệp và có trách nhiệm báo cáo lại giám đốc.
Hỏi: Số tiền 10.000.000 đồng mà bị cáo chiếm đoạt, bị cáo sử dụng vào mục
đích gì? Có hóa đơn hay chứng từ gì không?



Đáp: Tôi mua quà tặng cho cán bộ Cty Toàn lợi hết mấy triệu nhưng không có
hóa đơn, số còn lại tôi chi xài cá nhân.
Luật sư đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi anh Trương Thanh Bình.
(Chủ toạ) cho bị cáo ngồi.
(Chủ toạ) mời anh Trương Thanh Bình đứng dậy!
Hỏi: Ông bình cho HĐXX biết, phí Xí nghiệp có yêu cầu gì thêm ngoài số tiền
bị thiệt hại đã được bồi thường trong phần trách nhiệm dân sự đối với bị cáo không?
Đáp: Số tiền mag ông Toàn làm thiệt cho xí nghiệp đã được ông Toàn tự nguyện
hoàn trả lại. Vì vậy phía Xí nghiệp không có yêu cầu bồi thường gì thêm.
Luật sư đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi bà Lê Thị Mai.
(Chủ toạ) mời anh Bình ngồi.
(Chủ toạ) mời chị Lê Thị Mai đứng dậy!
Hỏi: Bà Mai cho HĐXX biết, bà làm những công việc gì trong xí nghiệp? có
những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy chế hoạt động của Xí nghiệp?
Đáp: Tôi là kế toán của xí nghiệp. Chịu trách nhiệm về quản lý sổ sách xuất hóa
đơn chứng từ cho việc thu chi của Xí nghiệp.
Hỏi: Việc bán 13 xe vỏ đào thu tiền để ngoài sổ sách được chi cho những khoản
gì?
Đáp: Tiền đi thăm bệnh giám đốc: 2,2 triệu đồng; Tiền mua hai con bò:
2.800.000 đồng; Và đưa cho anh Toàn 10.000.000 đồng.
Hỏi: Ngày 25/12/X-3 ông Toàn yêu cầu bà với ông Đông thủ quỷ chi 10.000.000
đồng, bà có ý kiến gì không? số tiền đó là ở đâu? chi có chứng từ không?
Đáp: Tôi không có ý kiến gì; Số tiền đó là từ tiền quỷ của xí nghiệp; Việc chi
không có làm chứng từ.
Hỏi: Bà có biết ông Toàn chi vào mục đích gì không?
Đáp: Thưa tôi không biết, chỉ nghe anh Toàn nói là mua quà biếu cho Cty toàn
lợi.
Luật sư đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi anh Phạm Đông.
(Chủ toạ) mời anh Bình ngồi.
(Chủ toạ) mời anh Đông đứng dậy!

Hỏi: Ông Đông cho HĐXX biết, ông làm những công việc gì trong xí nghiệp? có
những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy chế hoạt động của Xí nghiệp ?
Đáp: Thưa tôi là thủ quỷ của Xí nghiêp chịu tách nhiệm quản lý về tiền quỷ và
chi quy theo lệnh cấp trên, cũng như các hóa đơn cần thanh toán.
Hỏi: Ngày 25/12/X-3 ông Toàn yêu cầu ông với bà Mai thư ký chi 10.000.000
đồng, ông có ý kiến gì không? số tiền đó là ở đâu? chi có chứng từ không?
Đáp: Tôi không có ý kiến gì vì có mặt anh Toàn ; Số tiền đó là từ tiền Quỷ của
xí nghiệp; Việc chi không có chứng từ chỉ ghi người nhận.
Hỏi: Ông có biết ông Toàn chi vào mục đích gì không?
Đáp: Thưa tôi không biết, chỉ nghe anh Toàn nói là mua quà biếu cho Cty toàn
lợi.
Luật sư đề nghị HĐXX được tiếp tục hỏi bà Trần Thị Mai.
(Chủ toạ) mời anh Đông ngồi.
(Chủ toạ) mời chị Trần Thị Mai đứng dậy!
Hỏi: Bà Mai cho HĐXX biết, bà là người trực tiếp thu mua vỏ hạt điều tại Xí
nghiệp phải không? Có hợp đồng không?
Đáp: Thưa đúng, tôi là người trực tiếp mua vỏ điều tại Xí nghiệp; Việc mua có
làm hợp đồng.
Hỏi: Số lượng bà đã mua tính đến thời đểm năm X-2 là bao mhiêu?


Đáp: Tổng cộng là 13 xe vỏ hạt điều, số tiền trên 15.000.000 đồng
Hỏi: Phí Xí nghiệp ai là người trực tiếp giao dịch mua bán với bà?
Đáp: Khi thu mua thì thường là cô mai và chú đông trực tiếp giao dịch với tôi.
(Luật sư) Thưa HĐXX luật sư không có câu hỏi gì thêm.
(Chủ toạ) mời chị Mai ngồi.
(chủ toạ) Thay mặt HĐXX, tôi tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang
phần tranh luận. Đề nghị vị dại diện VKS trình bài lời luận tội. Bị cáo Toàn đứng
dậy.
PHẦN III

PHẦN TRANH LUẬN
*Kiểm sát viên Trần Minh Thư phát biểu quan điểm:
Kính thưa “Hội đồng xét xử”! Phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa đã kết thúc,
trước khi chuyển sang phần tranh luận và nghị án, Tôi Trần Minh Thư, chức vụ Kiểm
Sát Viên đại diện Viện Kiểm Sát nhân dân huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, thực hành
quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm xét xử hình sự vụ án Phan Văn Toàn bị truy tố về
tội “Tham ô tài sản”. Với trách nhiệm và quyền hạn của mình, tôi phát biểu quan điểm
của Viện Kiểm Sát về vụ án như sau:
Thưa “Hội đồng xét xử” hành vi phạm tội của bị cáo Phan Văn Toàn đã được
nêu trong bản cáo trạng số: 38/KSĐT –TA ngày 2 tháng 3 năm (x+1) công bố tại phiên
tòa trước khi thẩm vấn, tôi không nhắc lại. Qua quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa
hôm nay, một lần nữa tôi khẳng định rằng bị cáo Phan Văn Toàn đã Phạm tội “Tham ô
tài sản”. Cụ thể:
Ngày 26/6/(x-4), Xí nghiệp khai thác chế biến đá và lâm sản xuất khẩu Bình
Định (đóng trên địa bàn xã Nhơn Hoà, huyện An Nhơn, Bình Định), ký kết hợp đồng
lao động với Phan Văn Toàn về công tác phòng kế hoạch; sau đó, Xí nghiệp trực thuộc
Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn.
Ngày 19/2/(x-3) Công ty quyết định Phan Văn Toàn giữ chức vụ Phó Giám đốc
Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu. Trong quá trình giữ
cương vị Phó Giám đốc Xí nghiệp Phan Văn Toàn đã chỉ đạo kế toán, thủ quỹ bán vỏ
đào thu tiền bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp, để tham ô tài sản nhà nước như sau:
- Khoảng tháng 7/(x-3) ông Võ Văn Có - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Lam
Sơn đau, đang điều trị tại bệnh viện đa khoa thành phố Quy Nhơn, Phan Văn Toàn chỉ
đạo Lê Thị Mai kế toán, Phạm Đông thủ quỹ, chi tiền quỹ Xí nghiệp (Tạm ứng không
chứng từ) 2.200.000 đồng đi thăm ông Có.
- Tháng 11/(x-3), Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai kế toán, Phạm Đông thủ
quỹ, chi tiền quỹ Xí nghiệp (không chứng từ) 2.800.000 đồng mua 2 con bò phục vụ
cho cán bộ, nhân viên Xí nghiệp ăn tết. Sau đó, tháng 11/(x-3), Toàn chỉ đạo Mai và
Đông bán 03 xe vỏ hạt đào thu được 3.096.000 đồng, bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp, để trả
lại quỹ tiền tạm ứng trên, rồi lập bản kê theo dõi riêng.

- Khoảng ngày 24 hay 25/12/(x-3) (âm lịch), Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai
kế toán và Pham Đông thủ quỹ, chi tiền quỹ Xí nghiệp (không chứng từ) 10.000.000
đồng cho Phan Văn Toàn nhận mua quà tết cho cán bộ Công ty xuất nhập khẩu Lam
Sơn. Sau khi đã nhận được tiền, Toàn đã chi tiêu cho cá nhân hết ố tiền trên. Sau đó,
năm (x-2) Phan Văn Toàn chỉ đạo Lê Thị Mai và Phạm Đông bán tiếp 10 xe vỏ hạt đào
thu được 11.912.000 đồng bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp để khấu trừ tiền Toàn đã chiếm
đoạt rồi đưa vào bản kê theo dõi riêng (BL số 50+51+132...)


- Ngày 3/4/(x-1) Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn kiểm tra tình hình hoạt động
kinh doanh của Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu đã phát
hiện ra Xí nghiệp bán 13 xe vỏ hạt đào bỏ ngoài quỹ, đã làm công văn báo cáo phòng
cảnh sát điều tra công an kinh tế và chức vụ tỉnh Bình Định, xác minh, kết luận xử lý
đối với Toàn. Trong quá trình phòng cảnh sát điều tra kinh tế và chức vụ làm việc với
Phan Văn Toàn khai nhận đã chiếm đoạt tài sản của Xí nghiệp, tự nguyện nộp lại cho
Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn 10.000.000 đồng (BL số 26).
Qua quá trình điều tra cho thấy hành vi của Phan Văn Toàn đã trực tiếp xâm
phạm đến quan hệ sở hữu và hoạt động đúng đắn của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý
tài sản và quản lý tài chính. Phan Văn Toàn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo cho
kế toán, thủ quỹ Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu bán 13 xe
vỏ hạt đào, thu tiền bỏ ngoài sổ sách Xí nghiệp, để Toàn chiếm đoạt cá nhân
10.000.000 đồng.
Với hành vi trên Phan Văn Toàn đã phạm tội tham ô tài sản nên cần phải xử lý
nghiêm theo pháp luật hình sự.
Như vậy có đủ căn cứ để kết luận bị can có lý lịch sau đây phạm tội như sau:
Họ và tên: Phan Văn Toàn
Sinh ngày 30/3/(x-43)
Sinh quán: Xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Nơi đăng ký NKTT và chỗ ở: Số nhà 17 Trần An Từ, Lý Thường Kiệt,, thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không.
Trình độ văn hoá: 12/12; Trình độ chuyên môn: Đại học kinh tế.
Chức vụ: Nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng
sản xuất khẩu. Hiện nay làm công nhân Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Bình Định, Phó
văn phòng đại diện Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Bình Định, cơ quan tại Đà Nẵng.
Con ông: Phan Cải – sinh năm : (x-84) (chết);
Con bà: Đặng Thị Thân – sinh năm : (x-84) (chết).
Anh ruột: 7 người.
Vợ: Đinh Thị Cũng – Sinh năm (x-42), hiện công tác tại Công ty thực phẩm
xuất nhập khẩu Lam Sơn, Bình Định.
Con : 2 đứa: Lớn: 15 tuổi, nhỏ 9 tuổi.
Tiền án, tiền sự: chưa.
Phan Văn Toàn bị khởi tố vào ngày 5/12/(x) đang tại ngoại.
Hành vi nêu trên của Phan Văn Toàn đã phạm tội : “Tham ô tài sản” quy định tại
khoản 1 điều 278 Bộ luật hình sự.
Tại khoản 1 điều 278 Bộ luật hình sự về tội: “Tham ô tài sản” quy định.
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc
dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đâu thì bị phạt tù
từ hai năm đến 7 năm.
Gây hậu quả nghiêm trọng.
Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Đã bị kết án.......”
Đối với Lê Thị Mai kế toán và Phạm Đông thủ quỹ Xí nghiệp khai thác chế biến
nông lâm khoáng sản xuất khẩu đã có hành vi trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng
đắn của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính. Song Lê Thị Mai và Phạm Đông
không có mục đích chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, không vụ lợi cá nhân, nên cơ quan


cảnh sát điều tra công an huyện An Nhơn xem xét không truy cứu trách nhiệm hình sự

đối với Mai và Đông là phù hợp với pháp luật.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Truy tố ra trước Toà án nhân dân huyện An Nhơn để xét xử bị can Phan Văn
Toàn về tội: “Tham ô tài sản” theo khoản 1 điều 278 Bộ luật hình sự đã viện dẫn trên.
Kèm theo cáo trạng là hồ sơ vụ án được đánh số bút lục từ 1 đến 159 tờ.
Trên đây là toàn bộ quan điểm của VKS nhân dân quan..về đường lối xử lý vụ
án. Đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc trong quá trình xử án
(chủ toạ) hỏi bị cáo: Bị cáo đã nghe rõ quan điểm mà vị đại diện VKS đã trình
bày hay chưa?
Bị cáo: thưa toà, bị cáo nghe rõ ạ!
(chủ toạ) Tại phiên toà này có luật sư Nguyễn Văn Nuôi bào chữa cho bị cáo,
sau khi luật sư trình bài lời bào chữa cho bị cáo, bị cáo có quyền bổ sung để tự bào
chữa cho mình. Bị cáo đã nghe rõ chưa?
Bị cáo: thưa toà, bị cáo nghe rõ ạ!
Chủ toạ: xin mời vị luật sư.
(Luật sư)
Kính thưa HĐXX, vị đại diện VKS, vị Luật sư đồng nghiệp.
Tôi – Luật sư Nguyễn Văn Nuôi – Công ty Luật TNHH Luật Sống thuộc
Đoàn luật sư tỉnh Cà Mau
Theo yêu cầu của bị cáo Phan Văn Toàn, tôi tham gia phiên tòa sơ thẩm hôm
nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Phan Văn Toàn trong vụ án “ Tham ô tài
sản”.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết hợp với diễn biến tại phiên tòa hôm nay, tôi
xin trình bày quan điểm bào chữa của tôi như sau:
Về tội danh và khung hình phạt:
Vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Xí nghiệp khai thác chế biến nông, lâm,
khoáng sản xuất khẩu thuộc công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn, do bị cáo
Phan Văn Toàn thực hiện. Nay viện kiểm sát nhân dân truy tố bị cáo Toàn theo khoản 1
Điều 278 là có cơ sở; bởi: bị cáo đã chỉ đạo kế toán, thủ quỹ bán võ đào thu tiền bỏ

ngoài sổ sách Xí nghiệp không có chứng từ hợp pháp.
Về khung hình phạt VKS vừa nêu còn quá nghiêm khắc so với hành vi mà bị cáo
thực hiện, bởi:
+ Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội:
Với số tiền mà bị cáo yêu cầu Lê Thị Mai đưa cho bị cáo mượn cũng xuất phát
từ sự lo lắng và tinh thần tôn trọng cấp dưới đối với cấp trên. Khi ông Có bệnh nằm
điều trị tại bệnh viện, lúc này do bị cáo không có tiền riêng nên có ý định mượn tiền của
Xí nghiệp thông qua chị Mai và Phạm Đông để đi thăm ông Có. Bị cáo đã tìm mọi cách
để kiếm được tiền đi thăm bệnh nhưng không có tiền nên bị cáo mới mượn số tiền
2.200.000 đồng và cùng Lê Thị Mai và một số anh em cán bộ trong Xí nghiệp mua quà
đi thăm ông Có ( Bút lục số......). Khi có được số tiền này bị cáo đã sử dụng toàn bộ số
tiền có được này mua quà và bỏ phong bì cho ông Có để ông Có điều trị bệnh.
Với hoàn cảnh trên, ý chí ban đầu của bị cáo cũng xuất phát tinh thần: “ Một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nhưng bị cáo lại “ Bần cùng sinh đạo tặc”. Vì không có một số
tiền đi thăm bệnh của ông Có nên bị cáo mới mượn kế toán chi số tiền này để làm hành
trang đi thăm bệnh sếp.
Mặc khác, với số tiền 2.800.000 đồng, bị cáo kêu Lê Thị Mai chi cho bị cáo
nhưng về hình thức là bị cáo kêu nhưng số tiền này bị cáo vẫn sử dụng với mục đích


chung là ý định mua 02 con bò về để phục vụ tết cho cán bộ Công ty và Xí nghiệp chứ
không hề có ý định là để sử dụng là phục vụ cho cá nhân bị cáo.
Đối với số tiền 10.000.000 đồng mà bị cáo có được cũng xuất phát từ ý chung,
cũng vì thấy anh Sương là cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Toàn Lợi được cử đến
Xí nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu theo dõi gia công và trong
thời gian này bị cáo thấy anh Sương giúp Xí nghiệp về mặt kỹ thuật cách tổ chức sản
xuất đem lại hiệu quả cho Xí nghiệp. Cũng vì những thể hiện lòng biết ơn của anh
Sương tạo ra những điều kiện thuận lợi mang về lợi ích cho Xí nghiệp nên bị cáo mới
mua quà tặng cho anh Sương. Mặc khác, cũng sử dụng số tiền này bị cáo đã tặng cho
Công ty Toàn Lợi và chi phí giao dịch một số cán bộ ở Công ty, và chi phí tiếp khách

giao dịch một số cá nhân ở Công ty.
Kính thưa HĐXX, thân chủ tôi (bị cáo Toàn) đứng trước vành móng ngựa ngày
hôm nay vì những việc mình làm. Nhưng cũng vì mục đích chung, cũng vì những lợi
ích mà thân chủ tôi muốn mang về cho Công ty Lam Sơn nói chung cũng như Xí
nghiệp khai thác chế biến nông lâm khoáng sản xuất khẩu nói riêng. Đó là khả năng đã
cố gắng hết sức của bị cáo, bị cáo đã không tự chủ được bản thân mình tự ý chi những
khoản tiền mà theo pháp luật không cho phép làm, cũng như quy định Công ty Lam
Sơn không thể nào chấp nhận. Nhưng những hành vi mà thân chủ tôi thực hiện cũng vì
nghỉ đến cái lợi ích cho Xí nghiệp, để đạt được kết quả như Xí nghiệp đã thực hiện thì
công tác tiếp xúc giao dịch là cần thiết nhưng Công ty thì chi phí tiếp khách, giao dịch
hạnh hẹp nên thân chủ tôi mới thực hiện việc chi tiền này, thân chủ tôi cũng muốn vì
cái chung của Công ty nhưng cũng vì: “ bần cùng sinh đạo tặc” thân chủ tôi phải có mặt
trong phiên tòa hôm nay.
+ Tình tiết giảm nhẹ:
- Bị cáo đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả ( điểm
b, khoản 1 Điều 46 BLHS) thể hiện tại phiếu thu số 168 ngày 22/6/(x).
- Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cãi (điểm p, khoản 1, Điều 46 BLHS)
Điều này thể hiện xuyên suốt quá trình điều tra và tại phien tòa hôm nay, cho
thấy bị cáo đã rất ăn năn, hối cãi và thùa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Kính thưa HĐXX, từ những vấn đề phân tích trên, tôi kính đề nghị HĐXX xem
xét áp dụng điểm b, p – khoản 1 Điều 46, Điều 47 và Điều 60 BLHS tuyên cho bị cáo
được hưởng án treo nhằm thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật đối với hành vi
của bị cáo.
Kính thưa HĐXX, thưa vị đại diện VKS,
Trước khi kết thúc phần bào chữa cho bị cáo Toàn, cho tôi được phân tích thêm
về Mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 27 BLHS:
“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở
thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc
sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục
người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

Điều đặc biệt về mục đích hình phạt mà tôi muốn nhấn mạnh tại phiên tòa này
đó là Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm. Bản thân bị cáo có từ trước đến nay có phẩm chất đạo đức tốt
chưa có tiền án tiền sự, đây cũng là lần phạm tội đầu tiên, bị cáo có việc làm ổn định và
nơi cư trú rõ ràng. Do đó, việc áp dụng hình phạt tù giam nhằm trừng trị, hoặc ngăn
ngừa bị cáo phạm tội mới là không thật sự cần thiết.
Do vậy, trước khi lượng hình một lần nữa tôi rất mong HĐXX lưu tâm đến phần
tranh luận của tôi, cho bị cáo Toàn được hưởng án treo theo quy định theo Điều 60
BLHS.


Chúng tôi tin tưởng vào sự công minh của quý toà. Xin cám ơn sự chú ý lắng
nghe của HĐXX cùng đại diện VKS.
Tòa mời Luật sư Lê Văn Phúc bảo vệ cho bên bị hại là Xí nghiệp khai thác
chế biến đá và lâm sản xuất khẩu Bình Định trình bày trong phần tranh luận.
Kính thưa:
- Hội đồng xét xử;
- Vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa hôm nay;
- Vị luật sư đồng nghiệp.
Tôi là Tôi là Luật sư Lê Văn Phúc, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang. Theo
yêu cầu của Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn và được quý tòa chấp nhận, tôi nhận bảo
vệ cho Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, theo dõi diễn biến phiên tòa và sự khai nhận của bị
cáo, người làm chứng cũng như những người có nghĩa vụ liên quan tôi xin được phát
biểu quan điểm của mình như sau:
Ngày 19/2/X-3, công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn quyết định bổ nhiệm Phan Văn
Toàn giữ chức vụ Phó giám đốc Xí nghiệp khai thác chế biến lâm khoáng sản xuất khẩu
Bình Định. Trong quá trình giữ chức vụ (từ tháng 7/X-3 đến tháng năm X-2) Phó giám
đốc Xí nghiệp Phan Văn Toàn đã chỉ đạo Lê Thị Mai (kế toán) và Phạm Văn Đông (thủ
quỷ) bán tổng cộng 13 xe vỏ hạt đào thu được 15.008.000 đồng, số tiền này Toàn chỉ

đạo để ngoài xổ sách và Phan Văn Toàn đã chiếm đoạt tiêu xài cá nhân 10.000.000
đồng. Nay, Phan Văn Toàn bị Viện kiểm sát nhân dân huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
truy tố về tội “Tham ô tài sản” quy định tại Điều 278 khoản 1 Bộ luật hình sự tại phiên
tòa hôm nay.
Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm truy tố của vị đại diện viện kiểm sát. Bởi
những lý lẽ sau đây:
Thứ nhất, hành vi phạm tội của Phan Văn Toàn đã trực tiếp xâm hại đến sở hữu
tài sản của nhà nước, được quy định tại Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999 và
được sữa đổi bổ sung năm 2009. Hành vi phạm tội của Phan Văn Toàn còn xâm phạm
đến hoạt động đúng đắn của Xí nghiệp, cụ thể là chiếm đoạt 10.000.000 đồng để tiêu
xài cá nhân.
Thứ hai, trong khoản thời gian Giám đốc Xí nghiệp bị bệnh, Phan Văn Toàn là
người thay Giám đốc điều hành Xí nghiệp là người có quyền hạn cao nhất ở Xí nghiệp,
lợi dụng quyền hạn đó Phan Văn Toàn đã chỉ đạo kế toán và thủ quỷ chi các khoản tiền
mà không có chứng từ sổ sách, hồng để chiếm đoạt tiêu xài cá nhân. Sau đó Phan Văn
Toàn chỉ đạo Mai và Đông bán 13 xe vỏ hạt điều thu tiền để ngoài xổ sách để bù vào
ngân quỷ của Xí nghiệp mà Toàn lấy trước đó, trong số tiền trên Phan Văn Toàn đã
chiếm đoạt 10.000.000 đồng.
Thứ ba, Phan Văn Toàn đã cố ý trực tiếp và mục đích chiếm đoạt tài sản thuộc
sở hữu nhà nước là quá rõ ràng. Phan Văn Toàn lệnh cho kế toán và thủ quỷ chi cho
mình 10.000.000 đồng, sau đó chỉ đạo hai người trên bán vỏ hạt điều và thu tiền để
ngoài sổ sách để bù vào khoản tiền mà Toàn đã chiếm dụng.
Thứ tư, theo quy chế hoạt động của Xí nghiệp tại bút lục số 81 quy định: “ Phó
giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền
phụ trách một số công việc hành ngày và thay thế Giám đốc khi Giám đốc đi vắng…”.
Như vậy, trong thời điểm này Phan Văn Toàn là người trực tiếp quản lý Xí nghiệp cho
nên hoàn toàn thỏa mãn yếu tố về chủ thể của tội phạm nêu trên.
Từ những phân tích nêu trên có thể kết luận rằng: “Hành vi chiếm đoạt tài sản
của Phan Văn Toàn đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tôi “tham ô tài sản” được quy



định tại Điều 278, khoản 1 Bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam .
Tuy số tiền tham ô là không lớn nhưng đã làm ành hưởng xấu đến dư luận, làm
ành hưởng lòng tin của nhân dân đối với các hoạt động sản xuất thuộc sở hữu nhà nước,
đồng thời để răng đe, giáo dục bị cáo và là bài học cảnh báo đối với những ai có ý định
lợi dụng quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của nhà nước mà mình đang có trách nhiệm
quản lý. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên một mức án nghiêm khắc và thích đáng
đối với hành vi phạm tội của bị cáo.
Về nghĩa vụ dân sự, do đại diện của công ty không có yêu cầu gì thêm nên Luật
sư không đề nghị tại phiên tòa hôm nay.
Chúng tôi thay mặt Công ty xuất nhập khẩu Lam Sơn, người đại diện của Xí
nghiệp cảm ơn Hội đồng xét xử, đại diện VKS và mọi người đã lắng nghe quan điểm
của Luật sư, đồng thời tin tưởng vào Hội đồng xét xử có một phán quyết đúng người
đúng tội.
Chủ tọa phiên tòa hỏi:
Bị cáo đứng dậy! Bị cáo vừa nghe luật sư trình bày lời bào chữa cho bị cáo, bị
cáo có yêu cầu thay đổi, bổ sung gì không?
Bị cáo: dạ thưa, bị cáo không có ý kiến gì thêm.
cho bị cáo ngồi.
Toà mời anh Bình, đại diện bên bị hại đứng dậy! Qua lời trình bài của luật sư
bảo vệ, anh có yêu cầu thay đổi, bổ sung gì không?
Đáp: Thưa không!
Chủ toạ: mời anh ngồi xuống.
Chưa có phần tranh luận đề nghị có thêm tranh luận
Chủ tọa: Phía luật sư bào chữa cho bị cáo còn có ý kiến đối đáp gì với quan
điểm của Luật sư bảo vệ bị hại không?
Đáp: Luật sư không có ý kiến gì thêm.
Chủ tọa: phía đại diện VKS, luật sư bảo vệ bị hại có ý kiến tranh luận gì thêm
không?

Đáp: VKS không có ý kiến gì thêm.
Đáp: Luật sư không có ý kiến gì thêm.
Nếu không ai có ý kiến gì mới, tôi tuyên bố kết thúc phần tranh luận. Trước khi
nghị án, bị cáo có thể nói lời sau cùng.
Bị cáo : …………………………………..
HĐXX vào phòng nghị án.
Có làm phần tuyên án không?!?!?!?



×