Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

NHỮNG bí QUYẾT XIN VIỆC và các kĩ NĂNG cần có của SINH VIÊN mới RA TRƯỜNG, SV năm CUỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.39 KB, 23 trang )

5 SAI LẦM LỚN CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
Theo một số chuyên gia tuyển dụng uy tín tại Mỹ, dưới đây là 5
sai lầm lớn nhưng rất phổ biến mà các sinh viên mới ra trường
thường mắc phải.
1. Nhờ cha mẹ gây ảnh hưởng với nhà tuyển dụng.
Nếu cha mẹ bạn thường xuyên can thiệp vào mọi khía cạnh trong
đời sống của bạn thì lúc bạn tìm việc làm là lúc họ dừng sự can
thiệp đó lại. Ivey, một chuyên gia tuyển dụng nói: ―Nhà tuyển
dụng sẽ đánh giá bạn là chưa trưởng thành và không chuyên
nghiệp nếu bạn nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ.‖
2. Sai lầm trong sử dụng Internet.
Một số sinh viên bày tỏ thái độ đối với một công việc, một công ty
hay một nhân vật nào đó mà họ không ưa trên blog hoặc mạng xã
hội ảo MySpace. Điều này khá nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ sử
dụng Google để tìm kiếm thông tin về bạn. Tốt nhất là bạn nên
chắc chắn là những thông tin trên mạng có liên quan đến bạn đừng
xúc phạm đến ai.
3. Không biết cách tìm việc thông qua người quen.
Giám đốc một công ty tuyển dụng uy tín nói: ―Nhiều khi, bạn
không nghĩ tới kết quả mà những mối quan hệ của bạn có thể đem
lại. Nếu bạn ngồi xuống và viết một danh sách những người mà
bạn biết, bạn sẽ nhận ra mạng lưới quan hệ xã hội của bạn thật
rộng lớn. Và những người trong mạng lưới đó lại có mạng lưới
của riêng họ.‖ Do vậy, bạn nên để mọi người biết là bạn đang tìm
việc và công việc mà bạn mong muốn. Sau đó, bạn nên sử dụng
bất kỳ thông tin tuyển dụng nào mà mạng lưới quan hệ của bạn
cung cấp.
4. Không biết nói “Cảm ơn.”


Viết một email ngắn để cảm ơn người đã giúp đỡ mình không phải


là một việc khó khăn. Thế nhưng, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp
chưa làm được điều này.
5. Trả lời điện thoại chưa đúng cách.
Một số nhà tuyển dụng cho biết, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp
thậm chí sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với họ. Nếu nhà tuyển
dụng gọi điện cho bạn khi bạn đang ở một nơi mà việc nói chuyện
qua điện thoại gặp khó khăn, chẳng hạn khi bạn đang đi trên
đường hay ở trong sân vận động, tốt nhất bạn nên xin lỗi và hẹn
gọi lại họ vài phút sau để có thời gian đi tới một địa điểm thích
hợp. Ngoài ra, bạn nên có thái độ bình tĩnh, lịch sự và sử dụng
ngôn từ của một người trưởng thành khi trò chuyện.
9 điều sinh viên năm cuối cần có
1.Một tấm bằng đại học “chuẩn” nhất có thể
Đây là hành trang đầu tiên, quan trọng và tiên quyết, dù bạn đang
theo học ngành nghề gì, lĩnh vực nào thì bạn phải giỏi trong ngành
nghề, lĩnh vực đó. Kiến thức mà các bạn thu nhận được từ trường
đại học chủ yếu là lý thuyết, nhưng đó lại là điều cơ bản, bạn phải
nắm vững lý thuyết thì sau này khi đi làm mới có thể thực hành tốt
được. Vì vậy trước hết bạn cần phải cố gắng học tốt các môn học
được đào tạo ở trường với một ―bảng điểm đẹp‖ để gây được ấn
tượng tốt cho nhà tuyển dụng sau này nhé.
2.Một sức khỏe tốt
Sức khỏe là yếu tố khá quan trọng để bạn có thể làm việc tốt, giữ
được phong độ làm việc trong môi trường áp lực, có những đòi hỏi
khá khắt khe và cũng là yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
đấy. Bạn sẽ không có cơ hội nếu không có một sức khỏe tốt và
suốt ngày xin ngỉ vì … ốm. Chính vì vậy hãy nâng cao sức khỏe
và khả năng chịu áp lực công việc của mình bằng cách ăn uống đủ



chất, tập luyện thể thao hàng ngày và rèn luyện khả năng chịu
đựng thật dẻo dai nhé.
3.Chứng chỉ ngoại ngữ và tin học
Ít nhất là bạn phải có chứng chỉ B ngoại ngữ và chứng chỉ tin học
Văn phòng (tương đương bằng A) nhưng đó chỉ là yêu cầu thấp
nhất, tối thiểu nhất để bạn hoàn tất hồ sơ xin việc. Tuy nhiên về
thực lực bạn phải khá lưu loát một ngoại ngữ phổ cập hiện nay, có
thể giao tiếp được, chủ yếu là tiếng anh và sử dụng thành thạo vi
tính văn phòng. Khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là điều kiện giúp bạn
có cơ hội tìm được công việc tốt ở các công ty liên doanh hoặc
công ty có vốn đầu tư của nước ngoài với mức lương và chế độ đãi
ngộ khá tốt đấy nhé.
4.Các chứng chỉ chứng nhận các kỹ năng mềm mà bạn có
Thật ra các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến các chứng chỉ này nhiều
hơn tấm bằng đại học của bạn đấy, vì thực tế đã chứng minh
những người có càng nhiều kỹ năng mềm thì càng làm việc tốt và
hiệu quả, các kỹ năng ấy có thể là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức công
việc hiệu quả, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sử dụng máy
móc công nghệ, kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng lập kế
hoạch … những kỹ năng này sẽ giúp các bạn sinh viên mới ra
trường gây ấn tượng và thuyết phục được nhà tuyển dụng trong
khi chưa có kinh nghiệm làm việc nào. Vậy còn chần chừ gì nữa,
hãy chọn những kỹ năng cần thiết phù hợp với ngành nghề của
bạn để đăng ký học ngay thôi.
5.Những thói quen tốt
Sẽ góp phần giúp bạn định hình tính cách và phản xạ xử lý công
việc hiệu quả hơn. Đó có thể là tính thói quen gọn gàng — ngăn
nắp, thói quen làm việc đúng giờ, thói quen ăn mặc lịch sự, thói
quen không buôn chuyện trong giờ làm việc,… do đó hãy tự rèn



luyện cho mình những thói quen tốt để tạo nên cho bản thân
những lực bẩy giá trị bạn nhé.
6.Một tinh thần cầu tiến, dám ước mơ, dám thực hiện
Đây là một tính cách khá quan trọng mà các bạn cần phải có, bởi
vì thành công chỉ thực sự đến với những người luôn biết cố gắng
vươn lên và có một tinh thần cầu tiến không ngừng trong mọi hoàn
cảnh. Chính tinh thần ấy sẽ giúp bạn vượt qua được những khó
khăn, thử thách trong thời gian đầu mới ra trường, dần dần tích lũy
kinh nghiệm, kỹ năng để ngày một hoàn thiện hơn, thành công
hơn.
7.Sự tự tin
Tin vào khả năng, thế mạnh của bản thân mình, sự tự tin sẽ giúp bạn
phát huy được những thế mạnh vốn có để nổi bật và tỏa sáng. Tuy nhiên
cần phân biệt giữa tự tin và tự cao, tự đại bạn nhé, chúng chỉ cách nhau
bằng một ranh giới mỏng manh nhưng hậu quả thì vô cùng khác xa nhau
đây.
8.Trang phục lịch sự
Khi bạn còn là học sinh, sinh viên bạn có thể mặc gì tùy thích
nhưng khi đi làm rồi trang phục đóng một vai trò rất quan trọng.
Ngay từ năm cuối đại học, hãy thay đổi phong cách ăn mặc của
mình theo hướng phù hợp với yêu cầu thời trang công sở cho quen
dần, chứ đừng để đến khi chuẩn bị phỏng vấn xin việc mới may
may sắm sắm, lúc đó khi thay đổi 180ocách ăn mặc sẽ khiến bạn
hơi có cảm giác khập khiễng và mất tự tin đấy.
9.Chuẩn bị hồ sơ xin việc
Và cuối cùng hãy trang bị cho mình những kỹ năng về việc chuẩn
bị một hồ sơ xin việc sao cho hoàn chỉnh nhất, đơn xin việc phải
viết sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, sơ yếu lý lịch tự

thuật thế nào để thể hiện được thế mạnh của bản thân, … tất cả
bạn cần phải tìm hiểu, học hỏi và tự trang bị cho mình hết đấy.


Chính vì thế, các bạn sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại
học hãy khởi động ngay kế hoạch chuẩn bị những hành trang cần
thiết cho bản thân mình trước khi tốt nghiệp. Những công việc này
không chỉ giúp các bạn có được những cơ hội tốt, mà sẽ cho các
bạn những năm tháng sinh viên ý nghĩa khi bạn biết rằng mình
đang đi đúng hướng. Chúc các bạn thành công!

14 BÍ QUYẾT DÀNH CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
1. Thay đổi cách ăn mặc
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã
đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông
khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ
quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng
động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng
cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của
bạn.
2. Tạo ấn tượng đầu tiên với mọi người
Khi lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt
hướng tới. Với một vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè,
run rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng bạn là
người thiếu tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì vậy, hãy ăn mặc
thật đẹp (không màu mè và quá hở hang), tự tin, thân thiện và lịch
sự đối với tất cả mọi người bạn gặp.
,/h3>
3. Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp
,/h3>

Thói quen nhai kẹo cao su được coi là không chuyên nghiệp và hấp
dẫn khi bạn tiếp xúc với khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp.
Nếu bạn có có một vài thói quen thiếu chuyên nghiệp như sờ vào


mũi, vuốt tóc hoặc gõ bút chì, thì hãy cố gắng sửa nếu bạn muốn
mình chuyên nghiệp hơn.
4. Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một
trong những sai lầm lớn nhất của những sinh viên mới ra trường
trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn không rõ vấn đề
gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh
những sai lầm đáng tiếc.
5. Sẵn sàng pha cà phê
Mặc dù, việc này không nằm trong danh sách mô tả công việc bạn
phải làm, bạn cũng nên học và làm việc này một cách thường xuyên.
Đây có thể được coi là phương pháp đầu tiên để nói chuyện và kết
thân với những đồng nghiệp mới. Thực tế cho thấy phương pháp
này rất hiệu quả.
6. Luôn đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ trong mọi hoàn cảnh. Nếu cuộc họp bắt đầu lúc
10g, bạn nên đến sớm hơn. Dù tắc đường hay do thời tiết xấu, bạn
cũng không nên đến muộn. Bạn nên đến sớm hơn mọi người và ra
về muộn hơn mọi người.
7. Đừng lề mề, chậm chạp
Cũng dễ hiểu khi mọi người thường thấy nản chí khi phải đối mặt
với những nhiệm vụ phức tạp. Nhưng nếu bạn chần chừ, do dự có
nghĩa là bạn đang tốn thời gian để kết thúc dự án hay bạn đang làm
một việc vô dụng. Khi phải đối mặt vói những khó khăn, hãy chia
nhỏ thời gian để hoàn thành từng phần công việc. Và nếu công việc

vượt quá khả năng, hỏi là một chiêu thức bạn nên sử dụng trong
trường hợp này.
8. Hoàn thành công việc nhanh chóng
Nếu bạn nói với sếp bạn sẽ nộp báo cáo vào thứ sáu trong khi thứ
năm bạn vẫn chưa làm xong, chắn chắn bản báo cáo sẽ không tốt, tệ
hơn bạn có thẻ lỡ hẹn với sếp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hoàn thành
sớm và dành nhiều thời gian để xem xét lại.
<,,,/h3>
9. Đọc và sửa tất cả các tài liệu


Đọc và sửa tất cả các email, tài liệu, bản ghi chú trước khi gửi đi.
Kiểm tra lại cho thật chính xác, sửa lỗi chính tả. Sự không cẩn thận
sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng và có khi là rất buồn cười nữa
đấy.
10. “Chuyên-nghiệp” khi dự tiệc ở công ty
Đúng vậy, cùng là tiệc nhưng chúng lại rất khác nhau. Trong các
bữa tiệc văn phòng, bạn vẫn sẽ bị quan sát rất kỹ vì vẫn mang tính
chất công việc. Vì vậy, bạn hãy ăn mặc chuyên nghiệp, đến đúng
giờ, thân thiện, lịch sự.
11. Nhiệt tình với các đồng nghiệp
Luôn có mặt trong mọi sự kiện. Hãy thể hiện sự quan tâm đến các
đồng nghiệp bằng cách chúc mừng họ khi họ có chuyện vui và chia
buồn với họ khi họ gắp những mất mát trong cuộc sống. Hãy cố
gắng đến dự các buổi tiệc cưới, lễ đính hôn, sinh nhật hay đầy tháng
con của các đồng nghiệp trong công ty.
12. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm
Trong những ngày đầu tiên đi làm, bạn rất nhiệt tình, rất yêu thích
công việc, thân thiện và háo hức những thử thách mới. Tuy nhiên,
không sớm thì muộn cảm giác này cũng nhạt phai. Điều này rất

bình thường, dễ hiểu. Nhưng đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và
khó khăn như thể nào để nhận được công việc này. Vì vậy, hãy luôn
cố gắng thể hiện một thái độ làm việc nghiêm túc và nhiệt tình.
13. Biết nói “không” khi cần thiết
Từ chối ai đó có thể là một việc rất khó khăn. Khó khăn hơn khi đó
là đồng nghiệp hay sếp của bạn. Tuy nhiên, nói không là cần thiết,
một khi đã vượt qua giới hạn. Vì vậy, khi phải đối mặt với những
tình huống khó xử, hãy xem xét các sự lựa chọn, nắm bắt thực tế,
suy nghĩ và quyết định.
14. Luôn mang theo danh thiếp
Bạn không thể biết khi nào bạn gặp khách hàng hay đối tác. Do đó,
hãy luôn để danh thiếp trong ví hoặc túi của bạn. Như vậy, dù có
chẳng may gặp khách hàng hay một người nào đó quan trọng trong
siêu thị, bạn cũng không cảm thấy lúng túng khi nhận được cdanh
thiếp của họ.


Bằng cấp và kinh nghiệm, cái nào quan trọng hơn?
Thực tế dễ dàng thấy, kiếm một tấm bằng khá giỏi bây giờ có rất
nhiều cách , rất nhiều con đường , cả tốt và xấu , cả minh bạch và
không minh bạch . Nhiều bạn bỏ bê học hành , không đi học , học
hành lớt phớt nhưng bằng vẫn đẹp, điểm vẫn cao , nhiều bạn học lực
trung bình nhưng khi ra trường lại cầm trên tay tấm bằng lại khá giỏi
, các bạn đó có thể do quay cóp trong thi cử , đi thày để qua môn ....
Đây chính là điều bức xúc của nền giáo dục nước ta , là những vấn
đề còn tồn tại trước mắt mà chưa có cách giải quyết trệt để . Tấm
bằng không đánh giá đúng được năng lực thực sự của người học.
Ngoài ra, kinh tế đi xuống trong mấy năm gần đây, các doanh
nghiệp phải co hẹp quỹ lương trong khi lượng sinh viên ra trường
mỗi năm đều rất đông nên sẽ xuất hiện hiện tượng chọn lọc và đào

thải, khiến chuyện tìm việc làm trở nên khó khăn đối với các tân cử
nhân. Trong khi đó nhiều bạn chỉ học trung cấp lại được trọng dụng
và làm được việc , những bạn đó hành trang vào đời chỉ là tấm bằng
trung cấp không có nhiều "giá trị" nhưng bù lại , các bạn lại có
nguồn kinh nghiệm dồi dào do được làm việc va chạm sớm . Bằng
cấp và kinh nghiệm , có thể nói , đều quan trọng , nhưng tai thời
điểm hiện tại , kinh nghiệm có thể coi là quan trọng hơn khi làm việc
.
Xác định được giá trị của 2 yếu tố trên, các bạn sinh viên có thể thấy
được các bạn đang thiếu về thứ gì. Bằng đẹp có thể dễ kiếm nhưng
kinh nghiệm của riêng bản thân mình thì không phải là chuyện giản
đơn. Đó là cần sự phấn đấu cao, quyết tâm theo đuổi điều mình đam
mê ở các bạn. Tại sao bạn yêu thích nghề bếp lại ngậm ngùi đi học
ngành kinh tế, yêu sư phạm mầm non lại đi học kế toán, trong khi


bạn có thể học ngay một khóa trung cấp sư phạm mầm non để trở
thành một cô giáo dạy trẻ…
Vậy bằng cấp hay kinh nghiệm ? cái nào quan trọng và cần thiết hơn
? đây là câu hỏi được rất nhiều bạn sinh viên và cả những nhà tuyển
dụng đặt ra . Trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay , thật
khó để có thể trong thời gian ngắn mà chúng ta vừa có thể có bằng
cấp vừa có thể có kinh nghiệm . Những bạn có bằng cấp trong tay
đều phải trải qua 4 năm dài đằng đẵng mài đũng quần trên ghế nhà
trường , còn những bạn đi làm bươn trải từ sớm thì hầu như lại
không có bằng cấp .
Ngoài lý do mất cân bằng cung – cầu trên thị trường lao động,
nguyên nhân khiến nhiều tân cử nhân có bằng đẹp, thậm chí thủ
khoa , á khoa , bằng giỏi không tìm được công việc tốt là bởi họ
chưa tự đánh giá được chính bản thân mình đang ở nấc thang nào

của sự nghiệp và ―hét‖ mức lương rất cao. Trong khi đó, các doanh
nghiệp cần người có thể hoàn thành công việc với chi phí tiền lương
hợp lý . 1 số ngành đặc thù như giáo viên mầm non thì thậm chí
không cần bằng cấp quá cao , chỉ cần bằng trung cấp mầm non là có
thể làm được việc ngay .
Bằng cấp là quan trọng , nhưng kinh nghiệm làm việc , cách xử lý
công việc cũng là yêu cầu không thể thiếu cho hành trang để các bạn
lập nghiệp , hãy tự cân bằng và sáng suốt trên con đường đi của bản
thân .


5 bí quyết phát triển nghề nghiệp
5 bí quyết phát triển nghề nghiệp cho người mới đi làm.
Đa phần các bạn mới đi làm đều rụt rè, sợ hãi trước thử thách, các
bạn không tự tin rằng tuy mình trẻ nhưng mình có thể phát triển
nghề nghiệp và thăng tiến nhanh chóng. Hãy nhớ thế mạnh của
bạn là trẻ tuổi và năng động, kiến thức của bạn tốt và mới hơn
những người kì cựu khác; do đó hãy tận dụng sự khát khao của
tuổi trẻ để phát triển nghề nghiệp và thành công trong cuộc sống
của bản thân mình.
Bí quyết phát triển nghề nghiệp cho người mới đi làm
Mình xin được giới thiệu đến các bạn nhân viên trẻ mới đi làm 5
bí quyết giúp bạn phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong sự
nghiệp.
5 bí quyết phát triển nghề nghiệp hiệu quả:
Bí quyết phát triển nghề nghiệp 1: Hiểu và biết sếp bạn mong muốn
gì.
Hãy quan sát học hỏi phong cách sếp làm việc, tính cách của sếp
bạn, thói quen trong công việc của sếp để điều chỉnh phong thái
của bạn để bạn có thể tương tác làm việc với sếp tốt hơn. 1 người

thăng tiến nhanh trong sự nghiệp là người luôn hiểu rõ sếp mong
muốn gì ở bản thân bạn, sếp kỳ vọng điều gì ở bạn. Một khi đã
hiểu sếp bạn muốn gì ở nhân viên hãy có gắng hoàn thành tốt và
tốt hơn nữa để cơ hội phát triển nghề nghiệp bản thân luôn mở
rộng với bạn.
Bí quyết phát triển nghề nghiệp: Nâng cao năng lực chuyên môn.


Không ngừng quan sát học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước,
song song đó bạn nên tham khảo đọc tài liệu chuyên ngành, tham
gia các khoá đào tạo để nâng cao kỹ năng của mình hơn nữa.
Không ngừng học hỏi để phát triển nghề nghiệp đến thành công
Không ngừng học hỏi để phát triển nghề nghiệp đến thành công
Nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân là bí quyết để bạn
phát triển nghề nghiệp và thăng tiến nhanh hơn.
Bí quyết phát triển nghề nghiệp: Giao tiếp nơi công sở.
Hãy mạnh dạn giao lưu và thân thiện với tất cả mọi người công ty,
hãy tập cho mình phong cách chuyên nghiệp, ứng xử lịch lãm để
tạo mối quan hệ với tất cả mọi người. Sẵn sàng giúp đỡ đồng
nghiệp trong công việc, tích cực hỗ trợ mà không vụ lợi. Sếp rất
thích nhân viên nhiệt tình và hoà nhã với đồng nghiệp đấy!.
Bí quyết phát triển nghề nghiệp: Chuyên nghiệp và hoàn thành tốt
công việc.
1 lỗi cơ bản mà các bạn trẻ hay mắc phải chính là rất chủ quan và
không thích làm những công việc nhỏ nhặt. Công việc tuy nhỏ
nhưng thành tích đóng góp của nó vào công việc chung lại rất lớn.
Dù bất kỳ công việc nào cũng hãy hoàn thành thật tốt và bạn sẽ
ghi điểm trong mắt sếp. Hãy là người trẻ nhưng có phong các làm
việc chuyên nghiệp, đừng bao giờ đi làm trễ và về sớm hơn tất cả
mọi người. Hãy chuyên nghiệp và làm tốt công việc để phát triển

nghề nghiệp Hãy chuyên nghiệp và làm tốt công việc để phát triển
nghề nghiệp Hãy chuyên nghiệp và làm tốt nhiệm vụ được giao
giúp bạn phát triển nghề nghiệp tương lai rất tốt.
Bí quyết phát triển nghề nghiệp: Đừng tiếc lời khen.
Nếu được các đồng nghiệp khác hỗ trợ giúp đỡ trong công việc thì
bạn đừng nên tiếc lời cảm ơn, khen ngợi họ với các đồng nghiệp
khác và sếp của bạn. Bạn sẽ nhận lại được kho báu quý giá nhất là
niềm tin của người khác.


Với 5 bí quyết phát triển nghề nghiệp trên mình hi vọng các bạn trẻ mới
bước chân vào thế giới công sở sẽ tự tin hơn, chuyên nghiệp hơn và
thành công trong cuộc sống trong thời gian ngắn. Bạn có thể tham khảo
thêm bài viết: Muốn phát triển nghề nghiệp hãy tránh xa 6 điều cơ bản
sau.

Làm cách nào để viết một sơ yếu lí lịch chuyên nghiệp
Định nghĩa:
Sơ yếu lý lịch (CV) cung cấp thông tin tổng quan về kinh nghiệm và
trình độ của một người. Nói cách khác, CV là một đơn xin việc có đầy
đủ các thông tin quan trọng và phẩm chất nhà tuyển dụng yêu cầu. CV là
một công cụ cho người tìm việc để tự tiếp thị bản thân. Một CV ấn
tượng sẽ gây sự chú ý từ nhà tuyển dụng.


Cấu trúc CV
CV phải bao gồm thông tin cơ bản như sau:
Thông tin cá nhân
Bạn phải trình bày những thông tin cá nhân của mình, bao gồm: tên, địa
chỉ, ngày sinh, số điện thoại và email và đặt chúng ngay trên đầu trang.

Học vấn
Ngành học vấn bạn nên tập trung đề cập các điểm theo thứ tự sau:
1. Mức độ, chứng chỉ hoặc chương trình mà bạn đã học và hoàn thành và
chuyên môn chính của bạn
2. Các trường đại học bạn đã học và vị trí
3. Ngày hoàn thành chương trình
4. Điểm trung bình của bạn
Kỹ năng:
Mỗi công việc khác nhau đều yêu cầu một kỹ năng cụ thể. Bạn nên xác
định và ghi ra danh sách các kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc của
bạn để viết trên CV bằng cách đọc một cách cẩn thận mô tả công việc và
quảng cáo.
Trình độ tin học:
Trong cuộc sống hiện đại, người ta sử dụng máy tính hầu như là mỗi
ngày. Do đó, biết dùng vi tính là điều cơ bản trong cuộc sống. Tại nơi
làm việc, nếu bạn biết dùng máy tính, thì bạn có khả năng sử dụng
Internet, viết email hoặc sử dụng các ứng dụng văn phòng, chẳng hạn
như Microsoft Words, hay Excel ... Bạn không cần phải biết tất cả các
chức năng của chương trình, quen dùng là đã đủ rồi.
Ngôn ngữ:
Đề cập đến việc bạn có thể nói lưu loát được bao nhiêu ngôn ngữ. Biết
được nhiều ngôn ngữ chính là một lợi thế cho bạn khi nộp đơn vào
những công ty đa quốc gia


Việc làm:
Trong cuộc sống đại học của bạn, bạn đã làm việc bán thời gian hoặc
toàn thời gian. Hãy liệt kê ra các việc bạn từng làm cho dù là công việc
không được trả lương hoặc không liên quan đến công việc tìm kiếm hiện
tại của bạn. Phần này có thể được gọi là "kinh nghiệm làm việc". Các

thông tin trong phần này bao gồm:
1. Tiêu đề, bao gồm cả công việc bán thời gian công việc và ngày làm
việc (thông thường nó được trình bày ở bên phải và song song với chức
danh công việc để nhìn dễ hơn)
2. Trách nhiệm và thành tựu đạt được khi làm công việc này
Hoạt động ngoại khóa:
Nhà tuyển dụng thường quan tâm nhiều hơn đến các ứng cử viên tích
cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, vì họ nghĩ rằng những người
này có thể giao tiếp được với những người khác và hoạt động theo nhóm
hiệu quả. Ứng viên có các hoạt động ngoại khóa có nhiều khả năng được
xem xét hơn là những cá nhân có tài năng đặc biệt nhưng khó giao tiếp
với các đồng nghiệp.
Thông tin bao gồm:
1. Vị trí của bạn
2. Tên của nhóm/ tổ chức
Danh hiệu / giải thưởng:
Nếu trường đại học / cấp trên/ đồng nghiệp của bạn đã trao thành tích
cho bạn, bạn nên nhắc đến nó trong CV, điều này có thể làm bạn nổi bật
so với những người khác. Một số ví dụ về danh hiệu/ giải thưởng như:
lãnh đạo nhóm dự án, nhân viên / sinh viên của tháng, ...
Thư giới thiệu:
Đây là lá thư được viết bởi các giáo viên, nhà tuyển dụng, người giám
sát và thành viên cấp cao của nhóm/ tổ chức về phẩm chất chuyên


nghiệp của bạn. Thư giới thiệu nên được trình bày tách biệt ở một tờ
giấy khác chứ không bao gồm trong CV.
Trình bày CV:
Bullet point:
Trong hồ sơ của bạn, bạn nên sử dụng các Bullet point để nhấn mạnh sự

chú ý của nhà tuyển dụng về những điểm then chốt.
Lỗi:
CV không nên có lỗi chính tả, ngữ pháp, hoặc lỗi chấm câu. Khi viết sơ
yếu lý lịch, tốt hơn là sử dụng Microsoft Word với chức năng kiểm tra
lỗi chính tả có sẵn. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc giáo viên kiểm tra lại và
đưa ra lời nhận xét để cải thiện hơn.
Cấu trúc:
• Thông tin cá nhân
• Giáo dục
• Kỹ năng
• Việc làm
• Tổ chức và hoạt động
• Giải thưởng
Đây là mẫu CV điển hình và cũng có nhiều cách để bạn định dạng CV.
Khi bạn có được nhiều kinh nghiệm, cách thức trình bày CV của bạn
cũng thay đổi. Bạn có thể nghĩ đến cách viết CV của riêng bạn miễn là
không quá phản cảm.
Tóm tắt:
Viết ngắn gọn CV bạn. Nhà tuyển dụng thường rất bận rộn khi phải đọc
hàng loạt các sơ yếu lí lịch cho chỉ 1 vị trí. Như vậy, họ thường chỉ đọc
lướt thôi chứ không đọc kĩ. Do đó, CV nên được viết tóm gọn trong
vòng 1 trang, hoặc tối đa là 2.
Từ ngữ:


CV của bạn nên sử dụng các từ ngữ mang màu sắc biểu cảm mạnh mẽ
để nói về những thành tựu bạn đạt được. Sử dụng động từ hành động sẽ
tạo cho bạn sự tự tin, năng động và nổi bật hơn.

4 lý do khiến bạn nhanh chóng bị loại khi xin việc

Trong quá trình tìm kiếm việc làm không ít người vì những lí do
rất nhỏ đã vô tình loại mình ra khỏi công việc, và có thể là những
lí do dưới đây:
Cần làm gì trước buổi phỏng vấn
1.Thiếu thực tế
Hoàng, nam 25 tuổi, chuyên ngành kỹ thuật, vị trí mong muốn: kỹ
sư máy.
Đã tham gia trên dưới 10 cuộc phỏng vấn. Trong lần phỏng vấn
gần đây nhất, khi nói đến vấn đề tiền lương, Hoàng thấy trong tình
hình kinh tế khó khăn hiện nay tìm được việc đã là rất may mắn,
vì vậy khi được hỏi với thái độ trả lời không mấy quan tâm của
Hoàng khiến nhà tuyển dụng không mấy hài lòng và cơ hội làm
việc cũng biến mất.
Nhận xét: Tiền lương là tiêu chuẩn đánh giá năng lực của bạn, với
người không mấy quan tâm đến sức lao động của mình thì liệu anh
ta có nỗ lực vì công ty hay không?
2. Thiếu tự tin
Lệ Nguyên, nữ 24 tuổi, chuyên ngành pháp luật- pháp lý, vị trí
mong muốn: tư vấn khách hàng.


Cuộc phỏng vấn tại một công ty đầu tư thương mại nước ngoài mà
Nguyên tham gia.
Nhà tuyển dụng hỏi: ―Công ty chúng tôi tuyển dụng sinh viên
chuyên ngành, bạn là sinh viên tốt nghiệp đại học, tại sao lại tham
gia vị trí này?‖.
Nguyên ấp úng: ―Em thấy công ty rất tốt và thích hợp với chuyên
ngành của em‖.
―Công ty tốt chỗ nào? Áp lực công việc lớn, thường xuyên thêm
giờ, em có thể thích ứng không? Thời gian thử việc lương là 1

triệu rưỡi, không có tiền thưởng.‖
Sau khi Nguyên phỏng vấn, nhà tuyển dụng cười với cô: ―Lần sau
nếu đi phỏng vấn em hãy tự tin hơn nhé ‖.
Nhận xét: Thiếu tự tin dễ khiến người khác cho rằng bạn có năng
lực thấp, và không được nhà tuyển dụng lựa chọn.
3. Muốn nổi bật
Lễ, nam 23 tuổi, chuyên ngành thương mại điện tử, vị trí mong
muốn phòng nhân viên kinh doanh.
Khi tham gia phỏng vấn công khai của một công ty nổi tiếng trong
nước tại trường, Lễ nghĩ rằng nếu mình biểu hiện tốt hơn người
khác thì cơ hội sẽ đến với mình vì vậy anh thể hiện rất tích cực.
Khi phỏng vấn, người khác chưa kịp nói, Lễ đã cướp lời, và có
đến 2/3 câu hỏi được trả lời bởi anh. Sau một tuần có kết quả, Lễ
sẽ không được tham dự buổi phỏng vấn tiếp theo của công ty.
Nhận xét: Tự tin và ngạo mạn khiến ta dễ bị sai lầm, sự ngạo mạn
khiến người ta không có tinh thần đoàn kết và nhà tuyển dụng
thường không thích người muốn làm việc mà không có tinh thần
tập thể.
4. Thiếu tự lập


Lan, nữ 23 tuổi, chuyên ngành kế toán-kiểm toán, vị trí mong
muốn: làm việc hành chính- văn phòng
Tuần trước Lan nhận được thông báo phỏng vấn của doanh nghiệp
mà mình ưng ý từ lâu. Khi phỏng vấn, Lan được hỏi: ― Dựa vào
tính cách của bạn, nếu chúng tôi sắp xếp bạn tại vị trí mà bạn
mong muốn nhưng khách hàng cần bạn tự tìm kiếm‖. Sau khi suy
nghĩ, Lan trả lời: ―Vậy hãy để tôi thương lượng với bố‖. Nhà
tuyển dụng im lặng một lúc và bảo Lan: ―Sau này khi tham gia
phỏng vấn, bạn đừng nói cần thương lượng với bố, như vậy sẽ thể

hiện bạn là người không có chủ kiến‖.
Nhận xét: Hãy thể hiện mình có đủ khả năng và kỹ năng để tự
quyết định công việc và có chủ kiến riêng của mình.

Những câu hỏi tình huống thường gặp trong phỏng vấn
Việc xử lý những tì nh huống trong lúc phỏng vấn không phải là dễ. Bạn
sẽ bị áp lực về tâm lý, về thời gian. Do đó, bạn khó có thể giải quyết
hoàn chỉnh vấn đề trong lúc này. Nhưng nếu biết trước một vài tì nh
huống trước buổi phỏng vấn, chắc rằng bạn sẽ dễ dàng vượt qua và
thuyết phục được nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số tì nh huống được
xem là ―đắt‖ nhất trong buổi phỏng vấn.
Trong phỏng vấn những câu trả lời mập mờ là vô nghĩa.
1. Bạn có bao giờ phải cùng lúc phải đảm nhiệm nhiều công việc/
kế hoạch với cùng một thời hạn hoàn thành? Nếu có thì bạn giải
quyết nó bằng cách nào? Câu hỏi này nhằm đánh giá sự tận tâm,
khả năng giải quyết tình huống và khả năng tổ chức công việc,


quản lý thời gian của ứng viên. Hoặc đôi khi, nhà tuyển dụng cũng
muốn thử xem ứng viên đó có khả năng chị u áp lực được không ?
2. Bạn đã bao giờ không hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa ? Đó
là khi nào? Câu hỏi này với mục đích đánh giá xem ứng viên đối
phó thế nào khi gặp tình huống bất lợi, cũng là để xem xét sự chân
thực của ứng viên. Vậy nên bạn cần thẳng thắng và đưa ra cách
giải quyết thông minh cho câu hỏi này để lấy lòng tin của nhà
tuyển dụng.
3. Nếu khách hàng đang giận dữ, bạn sẽ xử lý thế nào? Câu này sẽ
đánh giá kỹ năng về dịch vụ khách hàng của ứng viên, xem xét kỹ
năng giải quyết tì nh huống của ứng viên thế nào.
4. Nếu có 2 công việc hấp dẫn cùng chào đón bạn thì sự lựa chọn

của bạn sẽ thế nào? Đánh giá mức độ quyết đoán và cách ứng viên
đưa ra quyết định. Ngoài ra cũng xem xét sự quan tâm của ứng
viên là gì , họ có hợp với công ty không.
5. Vấn đề gần đây nhất mà bạn và người sếp cũ bất đồng là gì?
Bạn đã giải quyết việc đó như thế nào? Câu này sẽ nhằm đánh giá
khả năng quản lý của ứng viên và xem người ấy có tài đàm phán,
truyền đạt ý tưởng hay không.
6. Nếu tôi là một khách hàng của bạn thì bạn sẽ thuyết phục thế
nào để tôi đồng ý mua sản phẩm của bạn? Đánh giá khả năng
thuyết phục, thuyết trình và kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Đồng
thời, nhà tuyển dụng cũng muốn xem xét khả năng sáng tạo trong
cách dẫn dắt vấn đề của ứng viên thế nào.
7. Đối với công việc cũ, điều gì bạn không thích nhất và điều gì
bạn hài lòng nhất? Nhằm đánh giá động lực làm việc và tính tình
của ứng viên. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tí nh tì nh ứng viên
có phù hợp với môi trường công ty hay không trước khi đưa ra
quyết đị nh tuyển dụng.


8. Làm cách nào bạn xử lý công việc khi có yêu cầu thay đổi vào
phút chót? Đánh giá xem ứng viên có linh hoạt và có khả năng
ứng phó nhanh chóng hay không.
9. Khi thất bại trong công việc bạn làm gì để vượt qua nó? Câu
này nhằm đánh giá tính kiên cường và thái độ của ứng viên trước
rủi ro gặp phải.

Bí quyết 'săn việc' khi chưa tốt nghiệp
―May mắn sẽ tới khi cơ hội gặp gỡ sự chuẩn bị‖ là câu nói đầy trí
tuệ của nhà bác học Thomas Edison. Đối với những bạn tân cử
nhân, tân kỹ sư tương lai thì câu nói này thật đúng. Có bao giờ các

bạn nghĩ sau khi ra trường các bạn sẽ mất bao lâu để tìm được một
việc làm phù hợp chưa?
Trong những ngày ngắn ngủi trước khi rời giảng đường đại học,
các bạn hãy chuẩn bị thật tốt để có thể tìm được việc làm trong
thời gian ngắn nhất ngày khi ra trường nhé!
Tham khảo thêm: 10 mẹo tìm việc cơ bản cho sinh viên mới tốt nghiệp
1-Đánh bóng hình ảnh trên mạng Internet của bạn
Bạn hãy hình dung nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm thêm thông tin về
bạn trên Internet. Do đó, hãy dọn dẹp những ―rác rưởi‖ của bạn
còn rải rác đâu đó trên các trang mạng xã hội như Facebook,
Twitter hay blog. Theo đó, bạn hãy xóa bỏ những nội dung gây
ngờ vực cho người đọc và thiết lập lại các cài đặt bảo mật cá nhân.
2. Chia sẻ rộng rãi nhu cầu tìm việc của bản thân


Có một sự thật trong câu nói, ―việc bạn bạn biết gì không quan
trọng, quan trọng là bạn biết ai‖. Nhưng tất nhiên mọi người sẽ
chẳng thể giúp gì được bạn nếu họ không biết các mục tiêu nghề
nghiệp của bạn. Do đó, đừng chờ đợi tới khi có được tấm bằng
trong tay rồi mới nói ra điều đó. Hãy trò chuyện với tất cả những
ai có thể, các thành viên trong gia đình lớn, bạn bè, hàng xóm, các
chuyên gia tư vấn và thậm chí là một ai đó thân thiện ngồi cạnh
bạn ở một điểm công cộng nào đó về chuyện tìm kiếm việc làm
của bạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết ai sẽ đưa tới cho bạn những
thông tin quý báu và giá trị cho sự nghiệp của mình.
3. Tiếp cận các công ty cung cấp nhân sự
Các chuyên gia cung cấp nhân sự thường biết rất rõ những vị trí
cần tuyển dụng không được công bố rộng rãi và tất nhiên, bạn
cũng sẽ chẳng bao giờ được nghe nhắc tới. Họ có thể giúp bạn
định hướng chính xác nỗ lực tìm việc với các cơ hội nhiều hứa

hẹn, giúp bạn tăng cường khả năng tiếp thị bản thân và kỹ năng
chuẩn bị cho phỏng vấn. Hơn nữa, họ cũng có thể mách bạn những
công việc tạm thời để tích lũy thêm kinh nghiệm nghề nghiệp và
thiết lập các mối quan hệ trọng yếu để bạn tìm kiếm một vị trí
vững chắc về sau.
4. Dành thời gian cho giao lưu, gặp gỡ
Mặc dù Internet giúp chúng ta có được cách thức liên hệ với người
khác rất dễ dàng nhưng những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp theo
truyền thống vẫn rất quan trọng. Bạn hãy tham gia các cuộc hội
họp trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, các tổ chức doanh
nghiệp chung ở thành phố và các nhóm, hội trong trường. Hãy coi
đó là những cách giúp bạn rèn luyện và phát triển không chỉ
những kiến thức nghề nghiệp nền tảng mà còn là những thành tựu
và mối quan tâm tới sự nghiệp của bạn.
5. Tìm kiếm những người ủng hộ bạn


Các nhà tuyển dụng tận tâm có thể sẽ muốn có thêm những nguồn
thông tin tham khảo về ứng viên của họ. Bạn đừng chờ tới phút
cuối mới cuống cuồng đi tìm người giúp mình trong việc này, hãy
lên kế hoạch và thực hiện ngay từ lúc chưa ra trường. Hãy chọn ra
từ 3 đến 5 người có thể nói những điều họ hiểu biết và đầy thiện
chí về bạn, về những ưu điểm của bạn. Đó có thể là người từng
quản lý bạn trong công việc part-time hay trong những công việc
bạn đã tham gia trại hè, một nhà điều phối thực tập sinh, một nhà
quản lý ở trường đại học hay một giáo sư bạn có quan hệ tốt. Nếu
họ ưng thuận, bạn có thể gửi họ một bản sao hồ sơ xin việc và cho
họ biết vị trí công việc cũng như công ty bạn đang hướng tới. Hãy
nhớ thường xuyên thông báo cho những người đó về quá trình tìm
việc của bạn sau khi ra trường.

6. Hãy biết cảm ơn
Cuối cùng, bạn hãy đầu tư một hộp lớn gồm những tấm thiệp cảm
ơn và gửi đi khi cần thiết. Biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành với
những người giúp bạn trong sự nghiệp là một thái độ cho thấy sự
lịch thiệp của bạn. Thêm nữa, trong một thời đại người ta chỉ quen
với email và tin nhắn, một tấm thiệp viết tay đầy ý nghĩa sẽ tạo
nên ấn tượng rất tích cực. Và khi ai đó cảm thấy họ được trân
trọng, họ sẽ tiếp tục muốn giúp đỡ bạn nhiều hơn.
7.Bí quyết có việc khi chưa tốt nghiệp
Ngoài chuẩn bị thật tốt, bạn cũng cần thực sự nỗ lực và có một
chút khéo léo. Những bí quyết sau đây sẽ hỗ trợ cho bạn:
Thứ nhất, lên kế hoạch từ sớm: Ngay từ những ngày đầu khi mới
bước chân vào giảng đường đại học, bạn nên lập kế hoạch cho sự
nghiệp của mình dựa trên sở thích và những dự định tương lai.
Hãy liệt kê một danh sách những công việc mà bạn yêu thích,
cùng một danh sách khác những lĩnh vực ngành nghề giàu tiềm
năng. Qua đó, bạn chỉ việc tìm ra mẫu số chung của hai bản danh
sách này.


Thứ hai, phấn đấu học thật tốt: Lúc đầu khi mới bước chân vào đại
học, bạn sẽ cảm thấy không còn chịu quá nhiều áp lực như khi còn
học phổ thông, vì vậy có không ít bạn vì tự dễ dãi với bản thân mà
để cho điểm số giảm sút. Hãy nỗ lực và nghiêm khắc với chính
mình ngay từ năm thứ nhất để hoàn thành tấm bằng đại học với
một ―bảng điểm đẹp‖, bởi nó đồng nghĩa với một công việc tốt và
mức lương cao cho bạn sau này.
Thứ ba, xây dựng một bản lý lịch tốt: Hồ sơ cá nhân là thứ nói
thay cho bạn tất cả những gì nhà tuyển dụng quan tâm. Đừng
phóng đại hay nói dối về những thành tích mà bạn đã đạt được.

Nên nhớ một bản lý lịch ―đẹp‖ phải gây được thiện cảm và khiến
cho người đọc mong muốn được tìm hiểu thêm về bạn.
Thứ tư, tham dự các hội chợ việc làm: Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia
những hội chợ hay hội thảo hướng nghiệp ở địa phương. Đó là dịp
tốt nhất để bạn quan sát thị trường tuyển dụng, nắm rõ những công
ty hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Thứ năm, luyện tập kỹ năng phỏng vấn: Hãy chuẩn bị tốt cho
vòng phỏng vấn của bạn bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty
hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp
đảm nhận. Đừng quên luyện tập những kỹ năng trả lời phỏng vấn
cần có. Phỏng vấn thường là vòng cuối cùng trước khi đến với
công việc tương lai, vì vậy đừng để bị loại một cách đáng tiếc.



×