Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2016 - 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.47 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT CÀ MAU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN 11
THỜI GIAN: 90 PHÚT

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Tìm thành ngữ được dùng trong các câu sau và phân tích giá trị nghệ thuật của
chúng:
a) …Nó còn mê mình thì nó nói hươu nói vượn, lấy nó rồi, nó lại chán ngay đấy.
(Nguyễn Đình Thi, Vỡ bờ)
b) Pha kể đầu đuôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho anh rể nghe. (Nguyễn
Công Hoan, Bước đường cùng)
c) Ba mày và tao chí thú tới vậy, bây giờ đầu hai thứ tóc vẫn sống nhờ đất nước,
ông bà. (Phan Tứ, Mẫn và tôi)
d) Công tiếc công cốc mò cò ăn, đi chơi nhởi làm chi, mặt trắng phủi tay như mặt
nạ. (Nguyễn Du, Văn tế sống Trường Lưu nữ sĩ)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3 điểm)
Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Ôxtơrôpxki: “Tình bạn trước hết phải chân
thành, phải phê bình sai lầm của bạn, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai
lầm”.
2. Nghị luận văn học (4 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
……………HẾT………………



ĐÁP ÁN
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Tìm thành ngữ được dùng trong các câu sau và phân tích giá trị nghệ thuật của
chúng
Trả lời đúng mỗi thành ngữ 0,5 điểm/câu và phân tích giá trị nghệ thuật 1,0 điểm
a/ Nói hươu nói vượn: (0,5 điểm)
b/ Tai bay vạ gió: (0,5 điểm)
c/ Đầu hai thứ tóc: (0,5 điểm)
d/ Cốc mò cò ăn: (0,5 điểm)
- Nói nhiều và toàn chuyện ba hoa, không có thật
Trong câu ý nói khi yêu, anh chàng này hay nói những điều hay ho, nhưng khoác lác,
không đâu vào đâu.
- Tai vạ xảy ra bất ngờ, không lường được
- Không còn trẻ nữa, trên đầu đã có tóc bạc xen tóc đen
- Uổng phí công lao, làm ra để kẻ khác hưởng
=> So với cách dùng từ ngữ thông thường thì việc dùng thành ngữ các câu trên đều có
một giá trị nghệ thuật nhất định, rõ nhất là tính hình tượng. Nếu dùng tuổi già ở vị trí
đầu hai thứ tóc thì nghĩa cơ bản của câu không khác nhau nhưng mất đi giá trị hình
tượng (1.0 điểm).
II. LÀM VĂN (7 điểm)
1. Nghị luận xã hội (3 điểm)
a. Mở bài: (0,5đ)
Giới thiệu vấn đề
Dẫn câu nói của nhà văn nhà văn Ôxtơrôpxki: “Tình bạn trước hết phải chân thành,
phải phê bình sai lầm của bạn, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm”.
b. Thân bài: (2đ)
* Giải thích khái niệm: (0,5đ)
Tình bạn: Tình cảm giữa người với người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi
nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt
động

Chân thành: Hết sức thành thực, xuất phát từ đáy lòng


* Bình luận (bàn bạc, nhận xét, đánh giá vấn đề): Ý kiến của nhà văn là hoàn toàn
đúng.(1đ)
Trước hết, tình bạn phải chân thành vì:
- Tình cảm phải thành thật, xuất phát từ đáy lòng mới tạo nên tình bạn bền vững
- Trong cuộc sống, tình bạn chân chính không xây dựng trên sự giả dối, lừa lọc, vụ
lợi.
- Ta chân thành với bạn, ta sẽ tạo cho bạn niềm tin và ngược lại, bạn chân thành
với ta, ta sẽ tin bạn. Từ đó bạn bè tin cậy lẫn nhau.
- Từ chỗ tin tưởng nhau, khi ta có niềm vui hay nỗi buồn ta sẽ cùng chia sẻ với bạn,
niềm vui sẽ nhân lên còn nỗi buồn sẽ được san sẻ, vơi đi.
Muốn tình bạn bền vững, ta phải biết phê bình sai lầm của bạn: Không bao che
những lỗi lầm vủa bạn. Nếu ta bao che, bạn sẽ quen thói ỷ lại. Từ đó, bạn có thể tiếp
tục mắc khuyết điểm. Như vậy, bao che cho bạn nghĩa là ta đã hại bạn.
Muốn có tình bạn chân chính, ta phải nghiêm chỉnh giúp bạn sửa chữa sai lầm: Khi
bạn mắc khuyết điểm ta nhẹ nhàng phân tích, góp ý để bạn nhận ra những khuyết điểm
của mình. Ta phải lựa lời khi góp ý để bạn không tự ái, không mất lòng và nhận ra
khuyết điểm một cách thoải mái. Từ đó bạn sẽ quyết tâm sửa chữa khuyết điểm
* Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5)
- Trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều tình bạn trong sáng cao đẹp. Đó là những
tình bạn giúp đỡ nhau vượt khó. Dẫn chứng: Những bạn cõng bạn đi học nhiều năm…
- Bên cạnh những tình bạn cao đẹp, chúng ta vẫn thấy có những người chơi với
nhau gọi là tình bạn không trong sáng. “Tình bạn” của họ không được xây dựng trên
cơ sở của sự đồng cảm, của niềm tin. Họ đến với nhau để vụ lợi, dựa dẫm hoặc bao
che cho nhau nhằm thu lợi bất chính.
c. Kết thúc vấn đề: (0,5đ)
- Tình bạn cao đẹp là đáng trân trọng, phải nâng niu giữ gìn.
- Bản thân phải xây dựng tình bạn bền vững chân chính, không bao che cho bạn mà

luôn giúp đỡ để bạn mình tiến bộ.
- Tình bạn phải xuất phát từ lợi ích của những người bạn, cũng phải xuất phát từ lợi ích
của tập thể, phải hòa thuận trong sự đoàn kết của tập thể.
- Phải phê phán những tình bạn bạn thiếu trong sáng.


2. Nghị luận văn học (4 điểm)
- Đặt vấn đề: (0,5đ)
Thạch Lam là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Dẫu viết về cuộc
sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người nông dân, người thị dân nghèo hay viết về những
khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống thì những trang văn của ông cũng
chan chứa tình người.
Hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn
(1938). Hai đứa trẻ của Thạch Lam có giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Giải quyết vấn đề: (3đ)
* Giá trị nhân đạo thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả đối với những người
sống ở phố huyện nghèo: (1đ)
+ Ông xót xa trước cảnh nghèo đói của những con người ở nơi đây: Thương mấy
đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ, thương mẹ con chị Tí, thương bà cụ Thi, thương bác
phở Siêu, thương gia đình bác Xẩm, thương chị em Liên.
+ Ông cảm thương cho cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt, tù túng của những con
người nơi phố huyện nghèo.
* Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt
đẹp của những người lao động nghèo nơi phố huyện: Họ là những người cần cù, chịu
thương chịu khó, là những người giàu lòng thương yêu. (1đ)
* Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của
người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn: trân trọng những hoài niệm, mơ ước
của chị em Liên, ông muốn thức tỉnh những con người ở phố huyện nghèo, hướng họ
tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. (1đ)
- Kết thúc vấn đề: (0,5đ)

+ Giá trị nhân đạo được thể hiện thật sâu sắc trong tác phẩm: xót thương những
con người nghèo khổ, phát hiện và miêu tả được những phẩm chất tốt đẹp của người
lao động, trân trọng những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
+ Cùng với những truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ đã góp phần thể hiện sự
tài hoa, xuất sắc của Thạch Lam trong viết truyện ngắn trước CMTT 1945.
------------------------------



×