VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TẠI VIỆT NAM
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Quyết đònh số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh:
tp Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vónh Phúc, Bắc Ninh.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm sẽ đạt 1,3 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,25 lần (giai
đoạn 2011-2020) so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước
tăng từ 21% (năm 2005) lên 23-24% (năm 2010) và 28-29% (năm 2020). Giá trò xuất khẩu bình quân đầu
người/năm từ 447 USD (năm 2005) lên 1.200 USD (năm 2010) và 9.200 USD (năm 2020). Đạt tốc độ đổi mới
công nghệ bình quân 20-25%/năm. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2010. Giảm tỷ
lệ hộ nghèo xuống 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào
năm 2010, dưới 0,8% vào năm 2020.
Để đạt được những mục tiêu trên, phải tập trung phát triển các ngành kỹ thuật cao thành ngành công nghiệp
mũi nhọn như công nghiệp phần mềm, thiết bò tin học, sản xuất các thiết bò tự động hoá, rô bốt, sản xuất vật
liệu mới, thép chất lượng cao và phát triển công nghệ đóng tàu, cơ khí chế tạo… Ngoài ra cũng phải phát triển
các ngành công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh như các ngành cơ khí chế tạo thiết bò và phụ tùng ôtô, xe
máy, sản xuất thiết bò điện và linh kiện điện tử, động cơ nổ, động cơ điện.
Cơ cấu sản phẩm: Chủ lực là các sản phẩm giá trò lớn, chứa hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh đó đặc biệt
quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững, các làng nghề …
Lónh vực dòch vụ: Tập trung phát triển toàn diện, đặc biệt là dòch vụ chất lượng cao trong lónh vực tài chính,
ngân hàng, thương mại, du lòch, khoa học- công nghệ, viễn thông, vận tải hàng không, vận tải hàng hải. Các thò
trường như bất động sản, vốn, thò trường chứng khoán cũng được ưu tiên phát triển…
Cơ cấu nông nghiệp: Chuyển dòch theo hướng sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt chú
ý phát triển nông nghiệp sạch, gắn phát triển nông nghiệp với việc xây dựng kinh tế trang trại hộ gia đình.
Giao thông: Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển,
đường sông và hàng không, đặc biệt là xây dựng cảng nước sâu, mạng lưới đường cao tốc, hệ thống giao thông
nội đô Hà Nội… nâng công suất sân bay Nội Bài lên 6 triệu hành khách/năm (năm 2005) và 8-10 triệu hành
khách (năm 2010), hiện đại hoá sân bay Cát Bi. Các tuyến đường sắt cũng sẽ được hiện đại hoá và nâng cấp…
Ngoài việc cải tiến cơ chế còn phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển, thực hiện đổi
mới cơ cấu đầu tư theo hướng: khuyến khích có 50-55% đầu tư xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh; 9-
10% đầu tư xã hội cho phát triển nguồn nhân lực; 35-36% vốn đầu tư giao thông vận tải cho phát triển đường
loại I, loại II và đường cao tốc…
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Quyết đònh số 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của
khu vực miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, gồm 5 tỉnh TP trực thuộc trung ương là Đà
nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đònh.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của vùng sẽ tăng từ khoảng 1,2 lần giai đoạn 2006-2010
lên 1,25 lần giai đoạn 2011-2020 so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tăng giá trò xuất khẩu bình
quân đầu người từ 149 USD năm 2005 lên 375 USD vào năm 2010 và 2.530 USD năm 2020.
Các trung tâm du lòch Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, và vùng phụ cận miền Trung và Tây Nguyên sẽ dần hình
thành cùng với các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận góp phần
thực hiện hành lang Đông-Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên
giới 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia.
Thành phố Đà nẵng sẽ trở thành trung tâm của miền Trung có dân số từ 1 triệu người vào năm 2010, gần 2
triệu người vào năm 2020 với các cảng biển, sân bay quốc tế xuyên Việt, xuyên Á. Đà Nẵng sẽ là đầu mối
giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung, Tây Nguyên và các nước khu vực
sông Mê Kông. Tại đây sẽ xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công
nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp), các trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bưu chính viễn thông
của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học công
nghệ miền Trung…
Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) sẽ phát triển theo mô hình "khu trong khu". Đây cũng là khu kinh tế
mở duy nhất được xây dựng và phát triển để thử nghiệm thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù
hợp với các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Sân bay
Chu Lai sẽ được đầu tư phục hồi và nâng cấp giai đoạn 1 phục vụ nửa triệu lượt hành khách và khoảng 500 tấn
hàng hoá/năm. Về lâu dài đây sẽ là sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và của khu vực. Đồng thời tiếp tục
đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng sân bay Đà Nẵng.
Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ phát triển thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính
sách ưu đãi, khuyến khích ổn đònh lâu dài. Tại đây sẽ tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu-hoá dầu-hoá
chất, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sữa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi
măng, sản xuất container…bên cạnh đó sẽ phát triển hệ thống giao thông liên khu với 10 bến cảng dầu khí, khu
cảng tổng hợp, đê chắn sóng, đê chắn cát…
Khu kinh tế- thương mại Chân Mây (Thừa Thiên Huế), trước mắt phát triển cảng Chân Mây. Trong giai
đoạn 2006-2010 xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dòch vụ thương mại, du lòch, tài chính,
ngân hàng, và các ngành nghề khác.
Giao thông cảng biển sẽ là huyết mạch: Trước mắt, nâng cấp cảng Tiên Sa, đưa năng lực thông qua trên 4
triệu tấn/năm vào năm 2010, cùng với việc xây dựng cảng nước sâu Liên Chiểu có công suất 2 triệu tấn/năm
(giai đoạn 1) và 8,5 triệu tấn/năm (giai đoạn 2), đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cảng Dung Quất, Kỳ
Hà, Quy Nhơn. Theo dự báo đến năm 2010, số lượng bến bãi sẽ tăng thêm để bảo đảm lượng hàng thông qua
vào khoảng 4 triệu tấn/năm.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Theo Quyết đònh số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục tiêu phát triển chủ yếu của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và
1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tỷ lệ đóng góp trong GDP cả
nước tăng từ 36% hiện nay lên 40-41% vào năm 2010 và 43-44% vào năm 2020, đồng thời giá trò xuất khẩu
bình quân đầu người /năm cũng tăng từ 1.493 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà-Ròa-Vũng Tàu, Bình
Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, sẽ trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có
tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước.
Dự kiến thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm dòch vụ chất lượng cao về các mặt viễn thông,
dòch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lòch của cả nước và có tầm quốc tế. Đến năm 2010, công nghiệp điện
tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, hướng xuất khẩu từng bước phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm,
trong đó ưu tiên phát triển phần mềm đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm mạnh về sản
xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005, giá trò sản xuất
phần mềm tại đây sẽ tăng lên khoảng 1.800 tỷ đồng (tương đương 150-160 triệu USD).
Tiếp tục hoàn thành nâng cấp quốc lộ 50, 20, 22B, tuyến N2…sớm đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành
phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ; hiện đại hoá ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; năm 2010 hoàn thành phương
án di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội thành. Từng bước đầu tư xây dựng cảng Thò Vải, cảng Cái Mép để đảm bảo
nhu cầu vận tải của các khu vực phía Nam và là cửa ngõ ra biển của đường xuyên Á.
Giai đoạn 2006-2010, các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu sẽ được xây dựng cùng
với việc xây dựng hệ thống đường sắt kết nối cảng biển với các khu công nghiệp trên hành lang đường 51,
thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Hình thành các khu đô thò mới có quy mô dân số khoảng 70-100 vạn dân ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải
(Bà Ròa-Vũng Tàu), Dó An-Tân Uyên (Bình Dương), Tam Phước, Nhơn trạch (Đồng Nai), Khu đô thò mới tại
vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.
(Tổng hợp từ Công báo số 35 tháng 8/2004, Thời báo kinh tế ngày 1/9/2004)
MIỀN ĐẤT HỨA CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Nếu như trong trung tâm đô thò là bức tranh sinh động về các hoạt động thương mại, dòch vụ... thì chung
quanh thành phố Hồ Chí Minh là một “vành đai” các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập
trung. Một trong những khu công nghiệp hoạt động có hiệu quả là khu công nghiệp Tân Tạo. Tính từ khi hoạt
động đến nay, Khu công nghiệp Tân Tạo đã thu hút được gần 4.500 tỷ đồng và hơn 118 triệu USD với 215 nhà
đầu tư, trong đó có 36 nhà đầu tư nước ngoài và 179 nhà đầu tư trong nước. Đây là khu công nghiệp dẫn đầu về
số lượng nhà máy đi vào hoạt động tại thành phố. Đến cuối tháng 1.2005, đã có 138 nhà máy hoạt động và 22
nhà máy đang triển khai xây dựng.
Khu Công nghiệp Tân Tạo-TP Hồ Chí Minh
Nguồn:
SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất gạo lớn thứ 2 thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức Lương Nông
Liên hợp quốc (FAO), ở châu Á, ngoài Thái Lan còn 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam
về xuất khẩu gạo là Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Trung Quốc. Ở Việt Nam, nông nghiệp nói chung và sản xuất
lúa nói riêng tăng trưởng khá nhanh, nhưng vẫn còn không ít vấn đề cần có giải pháp thích hợp để giữ
vững vò thế của mình.
1 - Thực trạng thời kỳ 2001 - 2005
Lúa là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của trên 10 triệu hộ nông dân cả nước. Trong 20 năm đổi
mới, sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa
chỉ có 5,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 28,1 tạ/héc-ta/vụ và sản lượng 16,87 triệu tấn, đến năm 2005 ba
con số tương ứng đã lên tới 7,3 triệu héc-ta; 48,9 tạ/héc-ta và 35,8 triệu tấn. Tính chung 20 năm qua, sản lượng
lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn 2 lần, bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn, hơn 5%.
Theo Nghò quyết số 09/2000-CP của Chính phủ ngày 15-6-2000 về một số chủ trương và chính sách chuyển
dòch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong những năm tới ổn đònh 4 triệu héc-ta đất lúa có
tưới tiêu chủ động và chuyển một phần đất lúa năng suất thấp, không ăn chắc sang trồng các cây khác hoặc
nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn, như: đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển
chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đất lúa ven đô thò chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả. Mục tiêu đặt ra cho
năm 2010 là đạt 40 triệu tấn lương thực có hạt, trong đó sản lượng lúa 33 triệu tấn, ngô từ 5 - 6 triệu tấn/năm để
chế biến thức ăn chăn nuôi.
Sản xuất lúa: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, bắt đầu từ năm 2001, các đòa phương, trước hết là các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuyển 174 nghìn héc-ta, bằng 1,7% (cả nước giảm từ 7,6663
triệu héc-ta năm 2000 xuống 7,4927 triệu héc-ta năm 2001) đất lúa vùng ven biển, vùng khô hạn, thiếu nước
năng suất thấp và không ổn đònh sang nuôi trồng thủy sản hoặc các cây trồng có hiệu quả kinh tế. Các đòa
phương chuyển đổi nhiều và nhanh trong năm 2001 là Cà Mau chuyển trên 117 nghìn héc-ta, Bạc Liêu chuyển
39 nghìn héc-ta, Sóc Trăng chuyển 22 nghìn héc-ta, Long An 12 nghìn héc-ta. Các vùng khác, xu hướng phổ
biến là chuyển đất lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, điển hình là ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH): Thái Bình, Nam Đònh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Vónh Phúc, Hà Nội.
Xu hướng giảm diện tích gieo trồng lúa cả nước liên tục trong các năm tiếp theo với quy mô và tốc độ khác
nhau, hình thức đa dạng, chủ yếu là tự phát. Vì vậy, sản xuất lúa của cả nước xuất hiện xu hướng giảm diện tích
gieo cấy lúa vụ 3 và vụ mùa năng suất thấp, đồng thời tăng đầu tư thâm canh bằng sử dụng giống mới năng
suất cao, chất lượng tốt để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu với giá cao hơn. Tuy năng suất lúa tăng cao, nhưng
sản lượng lúa tăng chậm hơn các thời kỳ trước đó. Năng suất lúa năm 2005 đạt 48,9 tạ/héc-ta tăng 6 tạ/héc-
ta/vụ, sản lượng đạt 35,83 triệu tấn tăng 3,7 triệu so với năm 2001.
Không chỉ tăng năng suất, sản lượng, sản xuất lúa Việt Nam thời kỳ này còn có nhiều tiến bộ về chất lượng
sản phẩm gạo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của thò trường trong nước và xuất khẩu. Xu hướng
tăng năng suất bằng mọi giá đã dần dần chuyển sang tăng chất lượng và hiệu quả để tăng giá trò thu nhập trên
mỗi đơn vò diện tích. Chất lượng gạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu thò trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gạo
là nét mới đáng ghi nhận của sản xuất lương thực Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005.
Do diện tích đất lúa chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu là diện tích chỉ gieo cấy 1 vụ lúa mùa năng suất
bấp bênh nên cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng diện tích lúa hè thu và lúa đông xuân,
giảm tỷ trọng diện tích lúa mùa. Trong 5 năm, diện tích lúa mùa giảm gần 200 nghìn héc-ta, lúa hè thu tăng
138 nghìn héc-ta và diện tích lúa đông xuân ổn đònh. Không chỉ tăng diện tích, năng suất lúa hè thu cũng tăng
nhanh từ 37,7 tạ/héc-ta năm 2001 lên 43,4 tạ/héc-ta năm 2004 và 44,4 tạ/héc-ta năm 2005. Cũng trong thời
gian đó, diện tích lúa đông xuân về cơ bản đã ổn đònh ở mức trên dưới 3 triệu héc-ta/năm, nhưng năng suất tăng
nhanh từ 50,6 tạ/héc-ta năm 2001 lên 58,9 tạ/héc-ta năm 2005.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nhiều đòa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo
hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng cao nhằm đáp ứng thò trường trong nước và nước
ngoài. Các tỉnh vùng ĐBSCL đã chú trọng tăng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, như:
An Giang 90%, Tiền Giang 70%, Đồng Tháp 60%. Các tỉnh vùng ĐBSH đã bước đầu hình thành những vùng
sản xuất lúa đặc sản: tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng tại các vùng Nam Đònh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải
Dương...
Việc giảm diện tích lúa mùa đã làm sản lượng lúa tăng chậm, đồng thời chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu
giống đã góp phần giảm bớt lượng lúa hàng hóa tồn đọng, giảm dần tình trạng cung vượt quá cầu trên thò
trường trong nước, điều chỉnh giá bán theo hướng có lợi cho người sản xuất, tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Sản
lượng lúa thời kỳ 2001 - 2005 bình quân hằng năm tăng 1,9%, thấp hơn tốc độ 5,4%/năm thời kỳ 1996 - 2000.
Trong khi đó dân số vẫn tiếp tục tăng trên một triệu người/năm, nhưng an ninh lương thực quốc gia vẫn được
giữ vững, thiếu đói giáp hạt giảm, thò trường và giá lương thực ổn đònh, không có các cơn sốt cục bộ, kể cả ở
những vùng bò thiên tai lũ lụt. Lương thực bình quân đầu người từ năm 2001 - 2005 đạt 464,6 kg/năm, tăng 52,7
kg so với bình quân 5 năm (1996 - 2000).
Xuất khẩu gạo: Do sản xuất lúa chuyển dòch theo hướng đầu tư thâm canh, tăng chất lượng gạo nên gạo
xuất khẩu cũng tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và giá cả. Lượng gạo xuất khẩu năm 2001 là 3,7 triệu
tấn, năm 2002 là 3,2 triệu tấn, năm 2003 là 3,8 triệu tấn, năm 2004 là 4,1 triệu tấn. Năm 2005, lần đầu tiên
xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,34 tỉ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn.
Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3 chỉ tiêu số lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt Nam
chính thức tham gia thò trường gạo thế giới. So với năm 2004, lượng gạo xuất khẩu tăng gần 1,2 triệu tấn (25%),
kim ngạch tăng trên 400 triệu USD (45%) và giá cả tăng 48 USD/tấn (15%). Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên
tục xuất khẩu gạo, là năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 2 đạt kim ngạch trên 1 tỉ
USD; và giữ vững vò trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (vượt qua Ấn Độ). Thành tựu không chỉ dừng lại ở
đó mà còn được nâng cao hơn khi thò trường xuất khẩu gạo tiếp tục được mở rộng nhờ chất lượng gạo xuất khẩu
Việt Nam được nâng lên đáng kể so với các năm trước. Năm 2005, gạo Việt Nam đã xâm nhập được vào các
thò trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. ở thò trường Nhật Bản, năm 2005 Việt
Nam đã xuất khẩu được 90.000 tấn gạo thơm, tăng 60% so với năm trước và giá cũng cao hơn. Những tháng
đầu năm 2007, lần thứ hai thắng thầu xuất khẩu gạo sang thò trường Nhật Bản với số lượng 28.000 tấn. Có được
kết quả đó là do chất lượng gạo Việt Nam đã đạt 579 tiêu chuẩn khắt khe thay cho 250 tiêu chuẩn trước đây.
Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2005 đạt 275 USD/tấn so với 232 USD/tấn năm 2004 và 188,2 USD/tấn năm
2003.
Nét đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo Việt Nam thời kỳ 2001-
2005 là, tính ổn đònh cao trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thò trường thế giới, và năm sau cao hơn
trước. Lượng gạo xuất khẩu bình quân trong thời kỳ này là 3.706 nghìn tấn/năm, so với 1.734 nghìn tấn/năm
thời kỳ 1991-1995 và 3.663 nghìn tấn thời kỳ 1996-2000. Năm 2005 so với năm 1989, lượng gạo xuất khẩu gấp
3,57 lần, giá gạo tăng 63 USD/tấn (267-204 USD) và kim ngạch tăng gấp 7 lần (1.340/189 triệu USD). Kết quả
đó đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Khác với các nước trong khu vực, sản xuất nông nghiệp nói chung
và lúa nói riêng ở Việt Nam phát triển ổn đònh và tăng trưởng nhanh. Kết quả sản xuất và xuất khẩu gạo còn
có tác dụng tăng thu nhập của nông dân trồng lúa hàng hóa do giá gạo trong nước tăng cao.
Bên cạnh những kết quả và các nhân tố tích cực, tình hình sản xuất lúa của Việt Nam 5 năm qua và hiện nay
vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức. Hạn chế trong sản xuất lúa nước ta là chưa gắn với chế biến và
thò trường, nhất là thò trường thế giới trong bối cảnh hội nhập. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng
chưa cao, chưa tương xứng với vò trí và tiềm năng đất đai, nguồn nước, lao động trồng lúa của các vùng. Sản