Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA THI THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.44 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÓC TRĂNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2012-2013

Đề chính thức

Môn: Địa lí - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________
HƯỚNG DẪN CHẤM
---------------------Câu 1: (3,0đ) Trình bày sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước, tập trung hơn ở các vùng đồng
bằng, trung du và duyên hải. (0,5đ)
- Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung
du. (0,5đ)
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của 30 dân tộc như:
Tày, Nùng, Thái, Mường… (0,5đ)
- Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Người Ê-đê ở
Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm
Đồng… (0,5đ)
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me…
(0,5đ)
- Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.
(0,5đ)
Câu 2: (4,0đ) Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta.
Giải thích tại sao ngành dịch vụ ở nước ta phân bố không đều?
* Đặc điểm phát triển
- Khu vực dịch vụ chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ
cấu GDP (năm 2002) (0,5đ)


- Ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để
vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế. (0,5đ)
- Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các
hoạt động dịch vụ (0,5đ)
- Việc nâng cao chất lượng dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ, lao động
lành nghề….Đây là thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước
ta. (0,5đ)
* Đặc điểm phân bố
- Phân bố dịch vụ gắn liền với phân bố dân cư (0,5đ)
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa
dạng nhất ở nước ta. (0,5đ)
Giải thích các ngành dịch vụ ở nước ta phân bố không đều:
- Các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào các đối tượng đòi hỏi dịch vụ,
trước hết là phân bố dân cư. (0,5đ)
- Phân bố dân cư và sản xuất ở nước ta không đều, do đó các hoạt động dịch vụ
phân bố không đều. (0,5đ)


Câu 3: (6,0đ)
a) Sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Diện tích rộng gần 4 triệu ha. (0,5đ)
- Đất phù sa ngọt chiếm diện tích khá lớn 1,2 triệu ha, phân bố ven sông Tiền,
sông Hậu. (0,5đ)
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn: 2,5 triệu ha. (0,5đ)
- Đất phèn phân bố thành các vùng tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên…(0,5đ)
- Đất mặn phân bố ở ven biển Đông và vịnh Thái Lan. (0,5đ)
- Các loại đất khác chiếm diện tích nhỏ. (0,5đ)
Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất phèn và đất
mặn:
- Đồng bằng thấp, có nhiều ô trũng. (0,5đ)

- Đồng bằng có 3 mặt giáp biển, bờ biển dài, mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng
chịt, cửa sông rộng nên nhiều vùng chịu tác động của biển. (0,5đ)
- Khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài. Về mùa khô mực nước sông ngòi và
nước ngầm hạ, nước biển có điều kiện xâm nhập sâu vào đồng bằng làm cho đất bị
nhiễm mặn, nhiễm phèn. Về mùa khô, nước ngầm chua, mặn bốc lên mặt. (1,0đ)
b) Việc cải tạo đất phèn, đất mặn có ý nghĩa đối với việc phát triển nông nghiệp
của vùng.
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đưa nhiều diện tích đất chưa sử dụng vào sản
xuất. (0,5đ)
- Tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, nhất là tăng năng suất lúa.
(0,5đ)
Câu 4: (7,0đ)
a) Mật độ dân số các vùng trong cả nước. (3,0đ)
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Mật độ dân số (Người/km2)
949
119
199
97
631
427

b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số của các vùng ở nước ta.

- Biểu đồ sạch đẹp, chính xác (1,0đ)
- Chú thích rõ ràng, tên biểu đồ (1,0đ)
c) Nhận xét: (2,0đ)
- Dân số tập trung đông ở các khu vực đồng bằng và ven biển (dẫn chứng).
- Mật độ dân số thấp dần ở khu vực trung du và miền núi (dẫn chứng).
--- HẾT ---



×