Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.87 KB, 11 trang )

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MỌI MẶT CỦA VIỆT NAM TỪ KHI TIẾN HÀNH CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI TRONG 30 NĂM QUA
Ba mươi năm qua, đặc biệt là từ sau năm 1986 khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghóa lòch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: kinh tế tăng trưởng ở
mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trò và xã hội ổn đònh, quan
hệ đối ngoại được mở rộng và vò thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong nhiều năm liên tục
(đứng thứ hai châu Á). Trong vòng 10 năm từ 1991 đến 2000, GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, với tỷ lệ tăng
bình quân hàng năm là 7,5%. Từ năm 2001 đến nay, GDP tăng trưởng trung bình trên 7%/năm. Riêng năm 2004,
GDP tăng 7,6% so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dòch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp và
dòch vụ trong GDP tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần: nông, lâm thủy sản giảm từ 40,2% năm 1985 xuống
còn 21,76% năm 2004; tương ứng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng đã tăng từ 27,4% lên 40,09%, nhóm ngành
dòch vụ đã tăng từ 32,5% lên 38,15%..
Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng. Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam
cùng hàng loạt các văn bản pháp luật khác từng bước tạo lập một hệ thống pháp luật minh bạch và hấp dẫn đối
với các doanh nghiệp nước ngoài. Tính đến hết tháng 11/năm 2004, có hơn 5.100 dự án đầu tư nước ngoài còn
hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 45,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực
hiện trên 26 tỷ USD. Riêng năm 2004, Việt Nam thu hút được 4,1 tỷ USD FDI trong đó 2,3 tỷ USD là dự án mới
còn 1,8 tỷ là vốn bổ sung. Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 15% GDP, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất
khẩu, đóng góp 4,9% tổng thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hàng vạn công ăn việc làm.
Xuất khẩu Việt Nam cũng tăng liên tục trong nhiều năm, đạt 26 tỷ USD năm 2004, tăng 30% so với 2003.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê,
hồ tiêu… Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD là dầu thô, hàng dệt may, giày dép. Có hai
mặt hàng mới của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là đồ gỗ và hàng điện tử máy tính. Kim
ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt khoảng 31,5 tỷ USD tăng 25% so với 2003. Nhập siêu ước đạt 5,5 tỷ USD, bằng
21,2% kim ngạch xuất khẩu.
Riêng trong lónh vực kinh tế, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 4 năm trước đây, hơn 75 nghìn doanh nghiệp tư
nhân đã ra đời, đóng góp khoảng 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giải quyết việc làm
cho gần 6 triệu lao động.
Khu vực kinh tế nhà nước được sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp nhà nước
đã giảm từ hơn 12.000 xuống còn khoảng trên 4.700, trong đó gần 1000 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá. Mục


tiêu của Việt Nam năm 2005 sẽ cổ phần hoá hơn 2000 doanh nghiệp nữa. Hiện Việt Nam đang xây dựng Luật
cạnh tranh cùng với việc hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,
phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Cải cách tài chính - ngân hàng là lónh vực được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Những thành tựu trong lónh vực
này đã góp phần ổn đònh kinh tế vó mô, hạn chế bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát, bảo đảm tính minh bạch
của tài chính nhà nước, xoá bỏ dần bao cấp qua tín dụng, áp dụng tỷ giá và lãi suất phù hợp với cung cầu thò
trường, gia tăng huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên hình thành và dần phát triển các loại thò trường chứng khoán, thò trường tài chính,
thò trường lao động, thò trường bất động sản…
Đi đôi với tập trung phát triển kinh tế, Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, dành hơn
1/3 tổng vốn đầu tư của toàn xã hội cho các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục -
đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá... Đời sống mọi mặt của người dân Việt Nam từ nông thôn đến
thành thò, từ đồng bằng đến miền núi đã được cải thiện nhanh chóng. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển xã hội đều
đạt và vượt kế hoạch: tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động, thu nhập GDP theo đầu người đã tăng gấp đôi
trong giai đoạn từ 1995-2003. Trong vòng 10 năm từ 1993 đến 2002, Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo chung theo
chuẩn quốc tế từ mức 58% xuống còn 28,9% dân số, tương đương với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnh
nghèo đói và được Liên Hợp Quốc đánh giá là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thành tích xóa đói giảm
nghèo.
Các quyền công dân ghi trong Hiến pháp, kể cả quyền tự do tín ngưỡng và quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp
ở Việt Nam được tôn trọng. Số lượng tín đồ, các nhà tu hành cũng như các cơ sở tôn giáo tại Việt Nam ngày càng
tăng. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân hưởng thụ". Hệ thống pháp luật không ngừng được hoàn thiện nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,
do dân và vì dân
Chính sách đối ngoại của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước” đã đem lại những
kết quả rất tích cực. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 168 nước trên thế giới và quan hệ thương mại
với 165 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và
khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM... Việt Nam cũng đang tiến gần đến việc gia nhập WTO.
Bên cạnh những thành tựu to lớn và cơ bản đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam vẫn còn
những mặt yếu kém: tốc độ tăng trưởng kinh tế chung còn ở mức thấp so với kế hoạch đề ra. Chất lượng tăng
trưởng, tính bền vững và độ đồng đều chưa cao (ví dụ như trong các ngành sản xuất và dòch vụ.) Trong công

nghiệp giá trò sản xuất tăng 16% nhưng giá trò tăng thêm chỉ tăng 10,7%. Giá hàng hóa, dòch vụ trong nước tăng
cao. Tính cạnh tranh của hàng hóa còn thấp
Các chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam năm 2005 là: GDP tăng 8,5 %; giá trò sản xuất công nghiệp và xây dựng
tăng 16%, giá trò tăng thêm tăng 11%; giá trò sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng 5,2%; giá trò tăng thêm tăng
3,8%; giá trò tăng thêm của các ngành dòch vụ tăng 8,2%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, chỉ số giá tiêu
dùng không tăng quá 6,5%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%, tạo thêm 1,6 triệu việc làm…

VIỆT NAM ĐI ĐẦU TRONG VIỆC GIẢM NGHÈO
Theo Tạp chí Anh (The Banker), tỉ lệ nghèo đói ngày càng giảm của Việt Nam hiện nay đạt được là do nước
này đã có chính sách phát triển đồng đều cho mọi người. Trong 15 năm qua, Việt Nam đã là một trong những
nước đạt được tốc độ giảm nghèo nhanh nhất trên thế giới.
“Việt Nam đi đầu trong việc giảm nghèo” là tên một bài viết của ông Ajay Chhibber, Giám đốc Ngân hàng
Thế giới tại Việt Nam đăng trên tạp chí The Banker (một tạp chí của Thời báo Kinh tế Anh) số ra tháng 2/2008.
Theo ông Ajay Chhibber, tỉ lệ nghèo đói ngày càng giảm của Việt Nam hiện nay đạt được là do nước này đã
có chính sách phát triển đồng đều cho mọi người.
Trong 15 năm qua, Việt Nam đã là một trong những nước đạt được tốc độ giảm nghèo nhanh nhất trên thế
giới. Tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam – tính bằng số người sống dưới mức 1 USD một ngày – đã giảm từ khoảng
58% năm 1993 xuống 16% năm 2006, với khoảng 34 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói. Tăng trưởng nhanh và
liên tục, với tốc độ khoảng 7% đến 8% mỗi năm, là một yếu tố quan trọng trong việc giảm nghèo. “Nhưng điều
làm cho Việt Nam khác với những nền kinh tế mới nổi khác – như Trung Quốc hay Ấn Độ - là việc tăng trưởng
kinh tế nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng”, ông Ajay Chhibber nhận xét và phân
tích: Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,36 năm 2006 – thấp
hơn các nền kinh tế mới nổi khác – đã giải thích tốc độ giảm nghèo mạnh. Độ sâu của nghèo đói, tính bằng tỉ lệ
người nghèo nằm gần ngưỡng nghèo đói, đã giảm xuống, và chúng ta có thể hy vọng thêm nhiều người nữa sẽ
thoát khỏi đói nghèo trong tương lai gần.
Bí mật của thành công
Vậy Việt Nam đã thành công như thế nào? Đầu tiên, không giống như các nước đang phát triển khác, tăng
trưởng và giảm nghèo đã diễn ra đồng đều cả ở khu vực thành thò và nông thôn. Trong khi tỉ lệ nghèo đô thò thấp
– khoảng 4% tổng số dân đô thò năm 2006 – thì tỉ lệ này ở khu vực nông thôn cũng đang giảm nhanh. Năm 1993,
khoảng 2/3 dân số nông thôn bò coi là nghèo, nay con số này xuống còn 1/5.

Thứ hai, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã được tiến hành khắp vùng miền của Việt Nam. Mặc dù tỉ lệ nghèo
ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng thấp hơn những nơi khác, nhưng nghèo đói cũng giảm đi ở
khu vực miền núi phía bắc và Tây nguyên, nơi tỉ lệ nghèo đói có cao hơn. Không có vùng nào bò bỏ rơi. Thứ ba, tỉ
lệ nghèo ở dân tộc Kinh và Hoa có thấp hơn các dân tộc thiểu số khác. Tuy nhiên, kể cả trong các nhóm dân tộc
thiểu số, nhóm có tỉ lệ nghèo cao, thì nghèo đói cũng giảm liên tục trong 15 năm qua.
Cũng theo Giám đốc WB, có ba yếu tố dẫn tới tăng trưởng đồng đều cho mọi người ở Việt Nam – giáo dục,
thương mại và cơ sở hạ tầng. Công cuộc xóa mù chữ ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954, và phát triển mạnh vào
những năm 70 và 80 của thế kỉ trước. Đẩy mạnh giáo dục phổ thông được tiến hành vào thập kỉ 90, với các chiến
dòch xóa mù chữ từ cấp tỉnh đến cấp xã được tiến hành. Ngày nay, Việt Nam đã có tỉ lệ người biết đọc biết viết
lên tới 95%, cao hơn Trung Quốc và Ấn Độ, và đó là một yếu tố quan trọng để dẫn tới tăng trưởng cho mọi
người.
Độ mở cửa thương mại của Việt Nam – hơn 150% (là tỉ lệ thương mại tính bẳng tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu trên GDP) – nằm trong nhóm cao nhất trên thế giới cũng là một chìa khóa dẫn tới tăng trưởng cho mọi
người. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực đến tận đầu những năm 90, Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất
khẩu nông sản lớn. Những hiệp đònh thương mại song phương và với WTO có tầm nhìn xa đã đem lại nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài lớn - tới khoảng 16 tỉ USD, hơn 20% GDP năm 2007 – và làm cho nước này trở thành một
nhà xuất khẩu các sản phẩm may mặc, công nghiệp nhẹ và gỗ lớn trên thế giới với nhiều lợi ích về công ăn việc
làm cho nền kinh tế.
Cuối cùng, cơ sở hạ tầng – đặc biệt là kết nối tới vùng nông thôn, với chương trình điện khí hóa nông thôn và
giao thông nông thôn ấn tượng nhất thế giới – đã đảm bảo rằng những khu vực xa xôi nhất cũng không bò bỏ rơi.
Ngày nay, khoảng 95% hộ gia đình Việt Nam có điện lưới, so với 50% đầu những năm 90, và khoảng 90% dân số
Việt Nam sống trong khoảng cách 2km tới đường có thể đi được trong mọi điều kiện thời tiết. Điều này tạo điều
kiện liên kết giữa nông thôn và thành thò, tới các cảng và mạng lưới giao thông, và tiếp cận radio và ti vi kể cả ở
vùng sâu vùng xa.
Khi Việt Nam đang tiến tới mức thu nhập trung bình 1.000 USD/người và vò thế là nước có thu nhập trung
bình năm 2009, vấn đề đặt ra là liệu mô hình phát triển cho mọi người trong thời gian qua có còn bền vững
không. Để làm được điều này, Việt Nam phải giúp đỡ công dân của mình tiếp cận giáo dục đại học, nâng cao
năng suất lao động ở khu vực nông thôn và công nghiệp hóa mạnh hơn, cũng như đảm bảo rằng các dân tộc thiểu
số phải có cơ hội được phát triển để không bò bỏ lại phía sau. Nước này cũng cần phải xây dựng hệ thống an sinh
xã hội hiện đại cho những người có thể bò bỏ rơi, và đảm bảo rằng tăng trưởng không hủy hoại môi trường. Dù

vậy thì trong quá trình giải quyết những thử thách này, Việt Nam đã để lại một bài học về phát triển cho mọi
người mà các nước khác có thể học hỏi./.(VOV)


Hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội


Chợ Bến Thành ở TP.Hồ Chí Minh

Ruộng lúa ở An Giang
Nguồn ảnh :
DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH”
Cụm từ “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X của
Đảng khẳng đònh là sáng tạo độc đáo trong việc tìm tòi một công thức thể hiện được các mục tiêu của
chủ nghóa xã hội ở Việt Nam dưới hình thức phổ thông, sinh động, dễ đi vào lòng người, dễ hiểu đối với
quần chúng nhân dân.
Đã có những quan niệm khác nhau về công thức trên. Nhiều ý kiến khẳng đònh đây là sự vận dụng sáng tạo
quan điểm Mác - Lê-nin và Hồ Chí Minh về chủ nghóa xã hội, là sự thể hiện dưới hình thức mới “6 đặc trưng”
trong Cương lónh 1991. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng với công thức này, chúng ta đã vượt thoát những khái niệm
“cổ điển” như “chủ nghóa xã hội”, “đònh hướng xã hội chủ nghóa”, “nhân dân lao động làm chủ”... Có ý kiến nói
“5 khái niệm” có thể thay thế “6 đặc trưng” của chủ nghóa xã hội trong Cương lónh 1991. Để tránh những cách
giải thích khác nhau, công tác lý luận cần góp phần xác đònh rõ nội dung của mỗi khái niệm.
1- Về khái niệm “dân giàu”.
Lần đầu tiên “dân giàu” được xem là một trong những tiêu chí của chủ nghóa xã hội. Trước đây, chúng ta
không nói “dân giàu” vì cho rằng khi chủ nghóa xã hội đã được xây dựng xong thì không còn phân biệt giàu,
nghèo; cho rằng giàu là tư hữu, là tư bản; nói “dân giàu” không đúng với chủ nghóa Mác - Lê-nin... Tuy nhiên, đó
là nhận thức nhiều tính chất cảm tính.
Thực ra, nói “dân giàu” (dưới chủ nghóa xã hội) không trái với sự phân tích khoa học của C.Mác. Theo
C.Mác, chủ nghóa xã hội chưa xóa bỏ phân biệt giàu, nghèo; chủ nghóa xã hội không “xóa giàu” mà chỉ xóa
nghèo. Trong tác phẩm Phê phán Cương lónh Gô-ta..., C.Mác chẳng đã từng nói: dưới xã hội cộng sản giai đoạn

đầu, tức chủ nghóa xã hội, vẫn không tránh khỏi “người này giàu hơn người kia” đó sao? Trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “chủ nghóa cộng sản không tước bỏ của ai cái quyền chiếm
hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghóa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dòch lao động
của người khác”
(1)
. Tuy nhiên quan niệm “giàu” dưới chủ nghóa xã hội của chúng ta ngày nay có điểm mới so

×