Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.25 KB, 4 trang )

BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Những năm gần đây, hoạt động ngành khai thác khoáng sản đã góp phần to lớn vào công cuộc phát triển KT-
XH của đất nước. Thế nhưng, ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản đang là vấn đề hết sức bức xúc và
chưa có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục...
Cho đến nay, có khoảng hơn 5.000 điểm quặng và khoáng sản đã được tìm thấy. Một số khoáng sản đã được
phát hiện và khai thác từ rất lâu như vàng, thiếc chì, kẽm, than đá và các loại vật liệu xây dựng; số khác mới
được phát hiện và khai thác như dầu khí, sắt, đồng… Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung như than ở Quảng
Ninh, bôxit ở Tây Nguyên và apatit, đất hiếm ở miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, hoạt động khai
khoáng đã đóng góp tới 5,6% GDP; cung cấp cho thò trường 18,6 triệu tấn dầu thô và 6,6 tỷ m3 khí, khoảng 30
triệu tấn than, hàng nghìn tấn kim loại và quặng tinh kim loại…tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao
động, cải thiện kinh tế cho nhiều vùng, nhất là những vùng núi xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
đã đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với vấn đề khai thác trái phép, ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.
Điển hình, tại xã Xuân Chính – Thanh Hoá, hàng nghìn người tổ chức đào đãi vàng trái phép; tình trạng nổ mìn
phá đá tại Công ty đường bộ 718, Bình Thuận; tình trạng khai thác vàng sa khoáng huyện Tây Trà - Quảng
Ngãi... Nhìn một cách tổng thể thì bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi
trường. Nghiêm trọng nhất có lẽ là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác than,
quặng và vật liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam
đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ. Khối lượng chất thải rắn
và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng đến mức báo động như: Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả…Một số mỏ
than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác đònh sự cần thiết về
tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó môi trường đã chòu ảnh hưởng nặng
nề bởi những tác động xấu, nguồn nước bò ô nhiễm nặng bởi chất rắn lơ lửng và vi trùng, bụi không khí…Một vấn
đề cần được nhấn mạnh là tính đồng bộ và tính triệt để của các giải pháp bảo vệ môi trường chưa được coi trọng,
một số chỉ tiêu môi trường thu được tại các điểm giám sát đã nằm trong giới hạn cho phép nhưng ở quy mô tổng
thể thì lại vượt quá tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác mỏ kim loại cũng vô cùng phức tạp, mà tác động rõ nét nhất là sự tàn phá
mặt đất, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan khu vực, nhất là rừng và thảm thực vật. Hầu hết, các mỏ khai thác quặng
kim loại của nước ta đều là mỏ lộ thiên, việc khai thác các mỏ này đòi hỏi phải bóc một lượng đất, đá thải rất
lớn. Thêm nữa, các hoạt động khai thác kim loại thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm
không khí và nguồn nước do hội tụ đất đá, thải. Một vấn đề khác của ô nhiễm là bụi từ các quá trình chuyển
quặng. Nhiều công nhân làm việc ở các nhà máy đã mắc bệnh hô hấp do không có bảo hộ lao động hoặc chỉ sử


dụng các tư trang bảo hộ đơn giản trong khi môi trường làm việc rất bụi, đó là chưa kể đến nguy cơ về tia phóng
xạ. Các chất rắn lơ lửng không những làm ô nhiễm chất lượng mặt nước tại khu vực mỏ mà còn chứa nhiều kim
loại nặng, thuỷ ngân và các hoá chất độc hại khác ảnh hưởng đến các vùng lân cận và hạ nguồn các con sông.
Tại các mỏ khai thác quặng sulfua như pirit, chanco-pirit, còn dẫn đến nguy cơ tạo ra các dòng thải axit mỏ là
không tránh khỏi nếu không có giải pháp xử lý triệt để. Các mỏ đá vôi và đá xây dựng được
khai thác bằng nổ mìn và thủ công, trừ các mỏ của một số nhà máy xi măng có hệ thống xúc bốc và chế biến
đá bằng cơ giới.
Trong đợt kiểm tra vừa qua, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Phần lớn những điểm khai
thác khoáng sản chưa đúng quy trình, máy móc khai thác còn lạc hậu, không có hệ thống xử lý môi trường hoặc
bụi còn rất lớn, nhiều khi hàm lượng bụi tại nơi làm việc vượt tới chục lần so với tiêu chuẩn cho phép”. Bên cạnh
đó, việc thực hiện các quy đònh của pháp luật về bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Nhiều đòa phương triển khai
rất chậm các hoạt động quản lý và chưa hướng dẫn được các chủ đầu tư thực hiện nghóa vụ của họ về bảo vệ môi
trường theo luật đònh, một số chủ đầu tư không thực hiện nghiêm túc các nghóa vụ của mình về bảo môi trường.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước chưa kòp thời và hiệu quả.
© Copyright
Nguồn : Báo Người đại biểu nhân dân
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thò hoá. Theo kinh nghiêm
của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong
vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thò hoá
từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so
với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thò lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt
động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công
nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài
Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130
tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn
photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn

cung cấp nước sinh hoạt cho một nội đòa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái
vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn
thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên đòa bàn thành
phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn
bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156
tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thò có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà
Nội, vào nhưng năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp
Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép
khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có
đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công
nghiệp Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn
cho phép 2-4 lần.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công
nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500
tấn/ngày tức làn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại...
Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp tương đối đồng bộ và cụ thể đã
được kiến nghò nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cả trong hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến
lược, quy hoạch đến các giải pháp về công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và các biện
pháp quan trắc theo dõi, kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ thể.
Tại Hà Nội, đang thực hiện gói thầu CP7A nhằm cải thiện hệ thống thoát nước ở Hà Nội trên hệ thống sông
Tô Lòch, sông Lừ, sông Sét, tức lần thực hiện các biện pháp xử lý nước thải hữu hiệu như đã đề ra trong quy
hoạch tổng thể thoát nước của Hà Nội thì đến năm 2010 hầu hết các con sông ở Hà Nội có chỉ tiêu BOD dưới 25
mg/lít; còn nếu không có biện pháp cải thiện môi trường rõ rệt thì chỉ số BOD sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ
1992-1994 và khoảng 1,8 lần so với thời kỳ 1997-1998, trong đó sông Lừ sẽ bò ô nhiễm nặng nhất với chỉ số BOD
là 130 mg/l, khá nhất là sông Sét thì cũng là 54 mg/l; trong đó tiêu chuẩn cho phép đối với nước loại A không quá
4 mg/l, với nước loại B không quá 25 mg/l.
Hà Nội cũng đang tiến hành dự án cải tạo môi trường đối với khu công nghiệp Minh Khai – Vónh Tuy, di dời
các nhà máy ra khỏi vùng đô thò đông dân, áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Trường hợp
tính lệ phí nước thải của một xí nghiệp công nghiệp”. Thành phố Hồ Chí Minh lập dự án xây dựng các nhà máy

xử lý chất thải công nghiệp v.v...
Các giải pháp sẽ chỉ có tác dụng giảm bớt ô nhiễm môi trường nếu mọi người cùng coi trọng và bảo vệ môi
trường bằng y thức và hành động cụ thể của mỗi người.
(Khoa học và đời sống, số 20, ngày 31/3/2003)
KS. Nguyễn Đăng

NHỮNG TÁC NHÂN PHÁ HOẠI MÔI TRƯỜNG
Nguoàn aûnh:

×