Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xử lý nước thải cutting kim loại bằng phương pháp điện phân (đốt điện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.3 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khi đất nước phát triển, ngành công nghiệp đi lên, song song với điều đó thì tình
trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí,… đang ngày một gia tăng đến mức báo
động. Nhưng nền công nghiệp của nước ta mới phát triển nên chưa có quy hoạch tổng thể
và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý chất thải. Một phần, vì nghĩ đến chi phí lợi nhuận
nên các cơ sở xí nghiệp, nhà máy thải thẳng ra môi trường.
Một trong những ngành gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải nói đến là
ngành cơ khí, cắt gọt kim loại. Trong nước thải của ngành này, gồm có một lượng kiml
loại, dầu, chất hoạt động bề mặt, hàm lượng COD cao gấp hàng nghìn lần vượt xa
ngưỡng cho phép.
Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải này, nhưng chưa đạt yêu cầu thải ra môi
trường. Trong bài tiểu luận này chúng tôi tìm hiểu thêm một quá trình xử lý nước thải cắt
gọt kim loại bằng phương pháp Điện phân để bổ sung thêm vào các phương pháp xửa lý
để có thêm nhiều lựa chọn quy trình xử lý.

1


CHƯƠNG I – TỔNG QUAN
1.1. Dầu cắt gọt kim loại
1.1.1 Định nghĩa
Dầu cắt gọt kim loại (tên tiếng Anh: Metalworking fluid hay Cutting fluid) là
loại chất lỏng được sử dung trong gia công kim loại, nhằm làm mát và bôi trơn vị trí kim
loại được gia công. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm sạch những mảnh vụn kim loại
xuất hiện trong quá trình gia công khỏi bề mặt chi tiết. Những năm gần đây, việc dùng
dầu cắt mà thành phần chủ yếu là nước trở nên nhiều, nên người ta cũng gọi dầu cắt là
dung dịch cắt.
1.1.2 Phân loại
Dầu cắt gọt gồm hai loại chính:
- Dầu không pha: là những dầu khi sử dụng không cần pha thêm dung môi. Chúng
thường được sử dụng trong những giai đoạn gia công phát sinh ít nhiệt hoặc cần bôi trơn


tốt.
- Dầu pha: là những loại dầu khi sử dụng cần pha thêm dung môi (nước) để tạo thành
dạng nhũ tương. Loại này thường được sử dụng trong các giai đoạn gia công phát sinh
nhiệt lớn và cần mức độ bôi trơn thấp. Tùy theo yêu công công việc mà tỷ lệ dầu: nước
có thể thay đổi.
1.2 Tổng quan về điên phân
1.2.1 Điện phân
1.2.1.1 Định nghĩa
Điện phân là quá trình thực hiện các phản ứng oxy hóa khử theo hướng ngược lại với
hướng tự diễn biến nhiệt động học, bằng năng lượng điện.

Trong quá trình điện phân, lượng electron nhường từ anot đúng bằng lượng electron
nhận được ở catot.

2


Bình điện phân gồm điện cực anod, catod, dung dịch điện phân.
Các giai đoạn của phản ứng điện hóa: có 3 giai đoạn
- Cấu tử di chuyển từ lòng dung dịch đến điện cực, với vận tộc di chuyển V dch
- Quá trình phóng điện (trao đổi e), với vận tốc Vpđ
- Quá trình tạo sản phẩm (rắn, loãng, khí), với vận tốc Vsp
Hai giai đoạn đầu thường khống chế quá trình.
Phản ứng trên các điện cực:
Anod (+) : kh1 – n1e → ox1 , φcbA
Catod (-) : ox2 + n2e → kh2 , φcbC
φcbA, φcbC: điện thế cân bằng anod, catod (V)
Thế cân bằng điện cưc:
RT


[ox]a

φox/kh = φoox/kh + ( nF )ln( [kh]b )[H+]m
Ở T = 298 oK thì :

φox/kh = φoox/kh + (

[ox]a
0.059
) lg( [kh]b )[H+]m
n

φoox/kh : thế oxh-khử tiêu chuẩn (V)
Từ phương trình có những nhận xét sau:
- Thế của hệ phụ thuộc vào các giá trị thê oxh-khử tiêu chuẩn Eoox/kh, nồng độ chất
oxh [ox], nồng độ chất khử, nồng độ ion H+ và nhiệt độ.
- E tăng lên cùng với sự tăng nhiệt độ, vì hệ số δ = RT/F tăng lên khi nhiệt độ tăng.
- Trong trường hợp các ion hidro tham gia vào phản ứng, E tăng lên cùng với sự tăng
hoạt độ ion hidro.
- Nếu thêm các ion hydro vào hệ oxh-khử không kèm theo sự tạo phức của chất oxi
hóa với các phối tử được đưa vào cùng với ion hidro, thế thực của hệ tăng lên cùng với sự
tăng nồng độ axit. Do đó, bằng cách thay đổi pH của dung dịch, ta có thể đưa chiều của
quá trình oxh-khử về chiều cần thiết.
1.2.1.2 Định luật Faraday
Lượng chất được hình hành ở anot hoặc catot tỉ lệ với điện lượng dùng để điện phân
3


m=
Trong đó:

I: cường độ dòng điện (A)
m: lượng chất được hình thành (gam)
M: khối lượng phân tử (gam)
n: hệ số tỉ lượng trao đổi electron trong phương trình oxy hóa hoặc khử ở điện cực F:
1 Faraday: điện tích của một mol electon = 96500 C (culong)
1.2.1.3 Điện áp điện phân
Nếu gọi điện áp điện phân U là hiệu điện thế áp vào hai cực để phản ứng xãy ra trong
bình điện phân, thì U phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt động, động học và tính chất dẫn điện
của hệ điện phân. Xét một bình điện phân:

4


Hình 1: Sơ đồ bình điện phân (a), đường cong phân cực (b)
Ở anot: có một cặp Redox 1 thực hiện phản ứng:
Red1 → Ox1 + ne
Ở catot: có một cặp Redox 2 thực hiện phản ứng:
Ox2 + ne → Red2.
- Nếu áp vào anot điện áp φ 1 (Hình 1 b) cao hơn điện thế cân bằng của cặp Redox 1,
φ1cb (φ1 = φ1cb + η1, η1 quá thế anot) thì phản ứng điện cực ở anot sẽ xảy ra với tốc độ
tương ứng với mật độ dòng i1.
- Ở catot, ứng với điện áp φ 2 nhỏ hơn (âm hơn) φ2cb của cặp Redox2, (φ2 = φ2cb + η2, η2
quá thế canot), phản ứng xảy ra với mật độ dòng catot i2.

5


Trong trường hợp này, anot và catot đều là phản ứng chậm, cần phải có một quá thế
tối thiểu ηm1, ηm2 thì sự điện phân mới bắt đầu xảy ra ứng với điện áp Umin
Umin = (φ1cb – φ2cb) + (ηm1- ηm2)

Ngoài ra, còn có sụt thế do điện trở r của bình điện phân: r.I (I cường độ dòng điện).
Tóm lại, điện áp cân bằng:
U = (φ1cb – φ2cb) + (ηm1- ηm2) + r.I
U = φ1 – φ2 + r.I
Trong đó: φ1= φ1cb + ηm1
φ2= φ2cb + ηm2
Tóm lại: Điện áp điện phân phụ thuộc vào:
- Cường độ dòng điện.
- Nhiệt độ, bản chất và nồng độ các cấu tử của dung dịch điện phân.
- Cấu tạo bình điện phân: khoảng cách điện cực, kích thước điện cực, điều kiện thoát
khí, dạng hình học…
1.2.1.4 Quá thế
Sự khác biệt giữa điện thế φ áp vào điện cực và điện thế cân bằng của điện cực φ cb
được gọi là quá thế ký hiệu η.
Như vậy quá thế của điện cực là dương , φ>φ cb thì điện cực là anot (phản ứng oxy
hóa). η > 0 tạo ra dòng anot.
Khi quá thế âm , φ<φcb thì điện cực là catot (phản ứng khử), dòng điện đi qua là dòng
catot.
η = │ηA│ + │ηC│+ I.Rcell + I.Rcircuit
η = η e + ηC + ηR
- ηe : quá thế hoạt hóa, do cấu tử phóng điện chậm để tạo sản phẩm.
- ηe(khí)>> ηe(lỏng)>> ηe(rắn)
- ηC : quá thế do phân cực nồng độ tại lòng dung dịch và bề mặt điện cực. Phương
pháp làm giảm phân cực nồng độ là khuấy trộn dung dịch.
ηR : quá thế do điện trở của bình điện phân và điện trở của mạng dây dẫn.

6


η phụ thuộc vào : bản chất của điện cực, mật độ dòng, thành phần của dung dịch điện

phân, dạng sản phẩm sinh ra ở bề mặt điện cực (rắn, lỏng, khí), và các yếu tố khác.
1.2.1.5 Mật độ điện
Trong điện hóa, người ta thường sử dụng đại lượng mật độ dòng điện:
Trong đó:
i: mật độ dòng điện (A/m2);
I: cường độ dòng điện (I)
S: diện tích bề mặt điện cực (m2).
i là đại lượng đặc trưng cho tốc độ phản ứng điện hóa. Do đó, khi nghiên cứu động
học các phản ứng điện hóa, người ta thường xác định các đường cong biểu diễn quan hệ
φ= f(i), gọi là đường cong phân cực hay đường cong dòng - thế.
- Khi điện phân không có màng ngăn, tốc độ phản ứng điện phân phụ thuộc vào:
+ Trở lực của dung dịch điện phân – điều kiện khuếch tán của các ion.
+ Thế áp đặt – sự khác biệt điện thế giữa các điện cực.

CHƯƠNG II– XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẤT LỎNG CẮT GỌT KIM LOẠI
2.1 Giới thiệu về nước thải chất lỏng cắt gọt kim loại
Chất lỏng cắt gọt kim loại được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp kim
loại, chẳng hạn như: nhà máy cán, tiện và rèn kim loại; và các xưởng cơ khí, bởi vì các
chất lỏng cung cấp kết hợp làm mát và bôi trơn theo yêu cầu của hoạt động gia công kim
loại khác nhau. Chất lỏng cắt gọt kim loại còn được sử dụng để cuốn trôi đi phoi, mùn
được bào mỏng và tinh luyện trong hoạt động sản xuất gia công và cắt gọt kim loại. Chất
7


lỏng cắt gọt kim loại thường chứa dầu khoáng, hỗn hợp chất hoạt động bề mặt, trong một
số trường hợp còn sử dụng nước và các chất phụ gia, có để đáp ứng được các thông số kỹ
thuật thương mại như là chống vi khuẩn phát triển và khả năng chống ăn mòn xuống mức
thấp nhất. Hàm lượng nước thay đổi tùy thuộc vào nơi sản xuất, nhưng dầu trong nhóm
này thường chứa từ 3 đến 60% nước. Nhiều loại nước bị ô nhiễm dầu và nhũ tương đã
qua sử dụng ("nước trắng") có chứa tới 15% dầu khoáng hoặc sự kết hợp của các loại dầu

khoáng vật, thực vật hoặc động vật. Vấn đề chính với chất lỏng cắt gọt kim loại là nó trở
nên bị ô nhiễm trong quá trình sử dụng, mất đi các tính chất, công dụng và không còn
hiệu quả, nó được thay thế bằng những chất mới, do đó lượng chất thải của chất lỏng cắt
gọt kim loại có COD, TOC và độ đục cao. Lượng chất thải của chất lỏng cắt gọt kim loại
tạo ra từ hoạt động gia công kim loại tăng lên hàng năm, tạo thành một mối nguy hiểm
nghiêm trọng cho môi trường do lượng chất hoạt động bề mặt và lượng chất hữu cơ gây ô
nhiễm cao. Những chất lỏng cần được nghiên cứu trước khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả cống
thoát nước ở vùng đó, phải tuân theo các điều luật, tiêu chuẩn của địa phương và đất
nước đó, trong đó có các phương pháp xử lý khác nhau được sử dụng để xử lý nước thải
cắt gọt kim loại, như vi lọc, siêu lọc, hấp phụ, dùng hóa chất để đông tụ và phương pháp
sinh học (quá trình hiếu khí và kỵ khí). Gần đây, đã có sự quan tâm đáng kể trong việc
xác định công nghệ mới có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xử lý nghiêm ngặt hơn. Với mục
đích này, đốt điện có một vai trò nổi bật hơn trong xử lý nước thải cắt gọt kim loại vì nó
cung cấp một số lợi thế đáng kể như trang thiết bị nhỏ gọn, hoạt động khá dễ dàng và tự
động hóa, không có hóa chất, thời gian lưu ngắn hơn, vận tốc lắng cao, dễ dàng tách nước
và giảm lượng bùn do hàm lượng nước thấp hơn. Nó cũng có thể ngăn chặn việc phát
sinh ra các sản phẩm phụ không mong muốn.
2.2 Mô tả quá trình điện phân
Điện phân là quá trình với phản ứng (hoặc hòa tan) anode (điện cực sắt hoặc điện cực
nhôm). Các hoạt động của dòng điện giữa hai điện cực cho phép sự hình thành của các
ion kim loại (Al3+ hoặc Fe3+ ) bởi quá trình oxy hóa anode.
Các phản ứng chính tại các điện cực Al và Fe là:
Phản ứng anode: Al(s) → Al(aq)3+ + 3e- (1)
8


Phản ứng cathode: 3H2O + 3e- → (3/2) H2 ↑ + 3OH- (2)
Al3+ và OH- ion được tạo ra bởi các phản ứng điện cực (1) và (2) phản ứng để tạo
thành các monome khác nhau như Al(OH) 2+, Al(OH)2+, Al(OH)24+, và Al(OH )4- các
polyme như Al6(OH)153+, Al7(OH)174+, Al8(OH)204+, Al13O4(OH)247+ và Al13(OH)345+, chuyển

đổi hình thức cuối cùng vào Al(OH)3 theo động học kết tủa phức tạp. Một vài cơ chế
tương tác có thể xảy ra giữa các phân tử hữu cơ và các sản phẩm thủy phân, và tỷ lệ này
phụ thuộc vào độ pH của môi trường và các loại ion hiện nay. Hai cơ chế tương tác lớn
đã được xem xét trong những năm gần đây: lượng kết tủa (pH 4,0-5,0 đói với monome Al
và pH 5,0-6,0 đối với polyme Al) và hấp phụ, mỗi một phương án được đề xuất cho một
phạm vi pH riêng biệt. Keo tụ trong khoảng pH thấp được giải thích như kết tủa, trong
khi đó ở khoảng pH cao (> 6.5) được giải thích như hấp phụ. Tại giá trị pH cao trên 9.0,
Al(OH)4- cũng được dùng trong phương pháp. Al(OH) 3 mới được hình thành dưới dạng
vô định hình, có diện tích bề mặt lớn, có lợi cho hấp việc thụ nhanh chóng của các hợp
chất hữu cơ hòa tan và thu hồi các hạt keo. Những flocs polymerize như Al n(OH)3n được
loại bỏ một cách dễ dàng từ môi trường nước bởi những cặn lắng xuống và H2 nổi lên.
Các phản ứng chính sau đây xảy ra trong điện phân khi sử dụng điện cực Fe tại các
giá trị pH khác nhau:
Phản ứng anode: Fe(s) → Fe(aq)2+ + 2e- (3)
Fe(s) → Fe(aq)3+ + 3e- (4)
Phản ứng cathode: 3H2O + 3e- → (3/2)H2 ↑ + 3OH- (5)
Tương tự như vậy, các ion sắt được tạo ra bởi quá trình oxy hóa điện hóa của điện cực
sắt có thể hình thành loài monome (Fe(OH)2+, Fe (OH)2+, Fe(OH)63+, Fe(H2O)5OH2+,
Fe(H2O)4OH2+, Fe(OH)3 và Fe(OH)4-), và các polymer (Fe2(H2O)8OH24+, Fe2(H2O)6OH42+),
tùy thuộc vào độ pH của môi trường nước trong quá trình điện phân. Các phức chất
polymer (sản phẩm thủy phân) có xu hướng hình thành điện tích âm ở pH 3,5-7,0. Trong
điều kiện có tính axit (pH <2,0), Fe(OH) 63+ vẫn còn trong dung dịch, nhưng độ pH hay
hàm lượng chất kết tủa, quá trình thủy phân vẫn xảy ra để tạo thành Fe(OH) 3(s). Khi sử
dụng điện cực Fe, lượng các sản phẩm thủy phân được tạo thành bởi quá trình anot hòa
tan phụ thuộc đáng kể vào thời gian điện phân. Các kim loại dẫn polyme hydroxide có
9


cấu trúc vô định hình với bề mặt rất lớn và mang điện tích dương. Chúng kỵ nước, nên
chúng hấp phụ lên bề mặt hạt anion hữu cơ và trở nên không hòa tan. Sắt có khuynh

hướng mạnh tạo thành phức chất không hòa tan với một số các phối tử, đặc biệt là với các
phân tử phân cực và với các nhóm chức chứa oxy như các nhóm hydroxyl hoặc cacboxyl,
tại đó nó cung cấp một điện tích âm phản ứng với các cation sắt. Khi bình ác quy sạc điện
tới trung hòa sẽ dẫn đến mất ổn định dung dịch keo với một lượng kết tủa hậu quả của
các cation sắt và các anion hữu cơ. Điều này gây ra khả năng tạo thành các bông keo tụ,
sự hấp thụ và chuyển tiếp làm cho chúng đông tụ vào nhau của cả hai chất rắn hữu cơ và
vô cơ tạo thành các dạng hạt lớn, các bông keo tụ vô định hình. Các hợp chất hữu cơ hòa
tan được loại bỏ hết chất hấp phụ lên bề mặt bằng hydroxit
Xử lý nước thải bằng qua trình điện phân đã được thực hiện ở đầu thế kỷ 20. Trong
suốt 20 năm, quá trình điện đã chậm lại do chi phí đầu tư cao và cạnh tranh với các quy
trình xử lý hóa học khác. Trong những năm gần đây, xử lý nước thải bằng quá trình điện
phân bắt đầu lấy lại tầm quan trọng cùng với sự tiến bộ của các quá trình điện hóa và sự
gia tăng các hạn chế của môi trường về vấn đề nước thải nước. Qua trình điện phân là
tiềm năng cho sự lựa chọn về kinh tế và môi trường cho việc xử lý nước thải và các vấn
đề quản lý nước khác có liên quan. Quá trình điện phân đã được áp dụng để xử lý nước
thải dệt nhuộm, nước thải nhà hàng, nước thải chất bán dẫn, nước thải nhà máy chưng cất
rượu, nước thải thuộc da, nước thải sữa, nước thải lò mổ gia cầm, nước thải nhà máy sản
xuất dầu ô liu, nước thải sản xuất khoai tây chiên, nước thải mạ điện, nước thải đánh
bóng cơ khí hóa học,...
Một vài tài liệu nghiên cứu có sẵn dành cho việc xử lý các chất lỏng cắt gọt kim loại
tổng hợp của quá trình điện phân. Trong nghiên cứu này, các hiệu suất xử lý và chi phí
vận hành của việc xử lý COD và TOC trong nước thải cắt gọt kim loại bởi quá trình điện
phân được nghiên cứu với các điều kiện khác nhau như thay đổi pH (3,0-8,0), mật độ
dòng(20-100 A/m2) và thời gian (5-30 phút). Các kết quả được đánh giá để xử lý tại các
hệ thống thoát nước thải tiêu chuẩn ở các xưởng, nhà máy sản xuất động cơ oto, xưởng
cơ khí.
2.3 Thực nghiệm
10



2.3.1. Các nước thải chất lỏng cắt kim loại
Nước thải chất lỏng cắt gọt kim loại thu được từ một công ty sản xuất kim loại nặng
sản xuất các linh kiện, động cơ ô tô. Mỗi tháng thải ra khoảng hai mét khối nước thải chất
lỏng cắt gọt kim loại. Các đặc tính của nước thải cắt gọt kim loại được sử dụng trong
nghiên cứu này được đưa ra trong Bảng 1.

Bảng 1: Đặc tính của nước thải cắt gọt kim loại
2.3.2 Thiết bị và dụng cụ
Các thiết bị dùng để điện phân bao gồm một bình điện phân được thể hiện trong Hình
1. Số 1 là bình phản ứng điện hóa Plexiglas, có kích thước 120mm x 110mm x 110mm.
Nó được trang bị với một máy ổn nhiệt, để kiểm soát nhiệt độ. Tấm đúc nhôm và sắt (45
mm × 53 mm × 3 mm) được chọn làm điện cực anode / cực âm và các điện cực được nằm
cách nhau 1cm. Bốn điện cực được dùng trong các bình điện phân cho tất cả chạy thử
nghiệm. Các điện cực được nhúng trong các bình phản ứng điện hóa đến độ sâu 80 mm,
đạt tổng diện tích bề mặt điện cực 143cm 2. Các điện cực được kết nối với một ngồn cung
cấp điện (120V, 18A) và hoạt động ở chế độ Galvanostatic.

11


Hình 1: Sơ đồ thí nghiêm
1.Bình phản ứng điện hóa;

2.Nguồn điện

3. Máy ổn nhiệt

4. Máy khuấy từ

5.Điện cực hi sinh


6. Thanh khuấy từ

2.3.3 Tiến hành
Cho nhiệt độ ổn định là 20 oC và khuấy ở 250 rpm rồi duy trì cho tất cả chạy thử
nghiệm. Độ pH của nước thải đã được điều chỉnh đến các giá trị cần thiết với 0,1M
NaOH và 0,1M H2SO4. Mỗi lần chạy, 800cm3 nước thải cắt gọt kim loại được đưa vào
các bình phản ứng. Mật độ hiện tại được điều chỉnh đến một giá trị mong muốn và quá
trình điện phân được bắt đầu. Vào cuối của quá trình điện phân, các dung dịch được lọc
và mang đi phân tích. Cuối cùng, các điện cực được rửa kỹ bằng nước để loại bỏ tất cả
lượng dư chất cặn rắn trên bề mặt, rồi làm khô và xác định khối lượng.
2.3.4 Nghiên cứu
Nồng độ COD được đo bằng máy quang phổ, và tiến hành phân tích bởi các quy trình
được mô tả trong phương pháp chuẩn. Mức TOC được xác định thông qua
đốt các mẫu ở 680◦C sử dụng một nguồn IR không tan (Tekmar DOHRMANN
Apollo 9000). Độ đục của các mẫu được phân tích bằng một máy đo độ đục Hanna LP2000. Giá trị pH được đo bằng máy đo pH kiểu AZ 8601 và tính dẫn điện được xác định
bởi máy đo độ dẫn Lutron CD-4303 mô hình máy đo độ dẫn.

12


KẾT LUẬN

13


Điện phân là kỹ thuật được áp dụng để xử lý các nước thải dầu cắt gọt kim loại, nước
thải này đặc trưng bởi nồng độ COD và TOC cao, thải ra từ các cơ sở sản xuất kim loại
bao gồm: động cơ ô tô, xe máy; nhà máy hay xưởng cơ khí,… Những ảnh hưởng ban đầu
của pH, mật độ và thời gian hoạt động đến hiệu suất điện phân được nghiên cứu bằng

cách sử dụng Al và Fe làm điện cực hi sinh. Sau khi xử lý bằng phương pháp điện phân,
COD của nước thải cắt gọt kim loại được giảm 93% và TOC được giảm 78% cho điện
cực Al ở pH =5, mật độ dòng 60A/m 2 và thời gian thực hiên là 25 phút. Đối với điện cực
Fe, COD giảm 92% và TOC giảm 82% ở pH = 7, mật độ dòng là 60A/m 2 và thời gian
thực hiện là 25 phút. Trong điều kiện hoạt động tối ưu, chi phí thực hiện cho nghiên cứu
này được tính như 0,497 $/m3 (0,023 $/kg loại bỏ COD hoặc 0,144 $/kg loại bỏ TOC) đối
với điện cực Fe, và 0,768 $/m3 (0,036 $/kg loại bỏ COD hoặc 0,228 $/kg loại bỏ TOC)
đối với điện cực Al. Điện cực Fe được xem là hiệu quả hơn so với điện cực Al cả về
thông số cũng như hiệu quả xử lý COD và TOC và chi phí vận hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


1. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội - Ngô Thị Nga, Trần Văn Nhân.
2. Nghiên cứu phân hủy thuốc nhuộm trong nước bằng phương pháp điện hóa – tạp
trí khoa học và công nghệ - Bùi Quang Cư, Đỗ Thế Hưng, Bùi Quang Minh,
Nguyễn Văn Thạt.
3. Giáo trình hóa lý tập 3: Điện hóa học – Nhà xuất bản ĐHQG TP. HCM (2002).
4. Study on the treatment of waste metal cutting fluids using electrocoagulation - M.
Kobya, C. Ciftci, M. Bayramoglu, M.T. Sensoy .
5. H. Bataller, S. Lamaallam, J. Lachaise, A. Graciaa, C. Dicharry, Cutting fluid
emulsions produced by dilution of a cutting fluid concentrate containing a
cationic/nonionic surfactant mixture, J. Mater. Process. Technol. 152 (2004) 215–220

15




×