Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG THI sát HẠCH kĩ sư CNTT của NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.06 KB, 11 trang )

Đề cương thi sát hạch kỹ sư CNTT
( Phần bắt buộc đối với tất cả các kỹ sư phần mềm, phần cứng,
hệ thống, viễn thông )
1. Cách biểu diễn dữ liệu và lôgic
 Cơ số đếm
 Cách biểu diễn dữ liệu số (BCD, packed, unpacked,
dấu phảy động, dấu phảy tĩnh) và ký tự (ASCII,
EBCDIC, Unicode)
 Các phép toán và độ chính xác (dịch bit, AND, OR,
NOT, XOR, tràn số, …)
2. Phần cứng thiết bị CNTT và kiến trúc máy tính
 Các vấn đề liên quan tới các thiết bị chính của máy tính
 Phương thức giao tiếp giữa các thiết bị máy tính
 Một số thiết bị liên quan (máy in, máy quét, UPS, tape,
…)
3. Kiến thức căn bản về hệ điều hành
 Kiến thức căn bản về các chức năng chính của hệ điều
hành; các khái niệm đa xử lý, phân tán, thời gian thực,
cluster, …
 Kiến thức căn bản về các hệ điều hành phổ biến như
Windows và Unix (tập trung vào Windows Server 2003
và Windows XP)
4. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
 Các cấu trúc dữ liệu nguyên thủy của máy tính (số
thực, số nguyên, ký tự, boolean)
 Các cấu trúc dữ liệu nâng cao (ví dụ như mảng, bản
ghi, ngăn xếp, hàng đợi, …)
 Các thuật toán đơn giản và mối liên hệ với các cấu trúc
dữ liệu



5. Kiến thức căn bản về mạng và truyền thông
 Kiến trúc và các kiểu nối mạng căn bản
 Mô hình OSI và bộ giao thức TCP/IP
 Khái niệm về những thiết bị mạng như switch, hub, …
 Kiến thức căn bản về Internet
6. Kiến thức căn bản về lưu trữ, phục hồi dữ liệu và HA
 Kiến thức căn bản về các phương pháp đảm bảo độ sẵn
sàng cao cho hệ thống (RAID, cluster, …)
 Kiến thức căn bản về các phương thức lưu trữ dữ liệu
(tape, disk, full backup, differential backup, …)
7. Kiến thức căn bản về an toàn bảo mật
 Nguyên lý và các hình thức kiểm soát bảo mật
 Hiểu tác dụng của các quy định bảo mật
 Hiểu tác dụng của các thuật toán mã hóa chính
8. Một số vấn đề căn bản về ứng dụng CNTT trong ngân hàng
nói chung và Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng
 Quản lý tài khoản tập trung, phân quyền và kiểm soát
giao dịch
 Các hình thức xử lý dữ liệu (tức thời và theo lô)
 Phân biệt các hệ thống xử lý thông tin OLTP và OLAP
Lưu ý: Mặc dù đề cương này tương đối rộng nhưng khi ra đề
TTCNTT sẽ chỉ dùng những câu hỏi: a) ở mức khái niệm (yêu cầu
người làm bài phân biệt đúng/sai); b) liên quan đến thực tế công
việc và không thiên về lý thuyết.


Đề cương thi sát hạch kỹ sư phần cứng
( Phần tự chọn theo chuyên đề )
1. Kiến thức về máy tính (phần cứng, hệ điều hành), hệ thống
máy tính

a. Kiến thức cơ bản về cấu trúc máy tính, các linh kiện và
thành phần cơ bản, nguyên lý hoạt động, các giao tiếp
giữa các thành phần
b. Mạch logic
c. Bộ xử lý: tốc độ xử lý, đơn xử lý, đa xử lý, ngắt, lệnh
d. Bộ lưu trữ: Thiết bị lưu trữ trong, lưu trữ song
song/tuần tự, thiết bị lưu trữ ngoài. Các loại thiết bị lưu
trữ thông dụng trong CNTT: đĩa từ, đĩa quang, tape,..
e. Vận hành và bảo trì hệ thống
f. Thiết bị, hệ thống truyền thông: các thành phần và khái
niệm cơ bản, thiết bị truyền thông
g. Hệ điều hành: các khái niệm cơ sở, cấu hình hệ thống
2. Phần trang thiết bị.
a. Chipset của các loại máy tính GX260, 270,280, 520,
745 (các khối chipset và chức năng của từng khối)
b. Chipset các loại máy chủ S28; S29; Dell 6800; 4475
(Các khối chipset và chức năng của từng khối)
c. Card Raid (Sơ đồ khối theo tiêu chuẩn của intel), cách
tạo RAID 0,1, 5. các lỗi liên quan.
d. Máy in dòng P5205B (sơ đồ khối của mạch điều khiển )
so sánh tính năng với P7205, máy in lazer nguyên lý và
các lỗi thường gặp.
e. Windows XP, windows Server 2003, vista (cấu hình tối
thiểu yêu cầu, các lỗi liên quan đến thiết bị, quản trị)


f. UPS 5 KVA (sơ đồ khối,…..) so sánh UPS ONLINE,
OFFLINE.
g. Thông báo lỗi với máy in sổ, so sánh PR2, PR2E, ...
Một số thông báo lỗi của UPS 5KVA, Một số thông báo

lỗi của Máy chủ, một số thông báo lỗi của máy PC .
h. Cấu hình phần cứng PIX 525. Router 1751 , 1841,
2600 , 2800
i. Lỗi mạng LAN. SW L2, L3.
j. Các loại nguồn sử dụng cho thiết bị CNTT. Nguyên lý,
công suất, vào/ra, nguồn dự phòng.
k. Phần mềm điều khiển thiết bị các loại hiện có NHCT,
Phần mềm BIOS và những điểm lưu ý khi cập nhật
nâng cấp.
l. Tính toán công suất thiết kế cho dự án công nghệ thông
tin. (UPS, Mạng máy tính, thiết bị bảo mật truyền
thông, ...) cho Phòng học lớn hoặc toà nhà trụ sở.
m. Nghiên cứu đề xuất giải pháp về cơ sở hạ tầng CNTT
phù hợp với qui mô của cấp chi nhánh, Sở giao dịch,
Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.


Đề cương thi sát hạch kỹ sư hệ thống
( Phần tự chọn theo chuyên đề )
1. Kiến thức về HĐH
a. Kiến thức cơ bản về HĐH Windows Server, Unix.
b. Cài đặt, cấu hình và triển khai Windows 2003 Server.
c. Các lệnh hệ thống để quản trị.
d. Các kiến thức liên quan đến việc quản trị hệ thống hiện
tại của NHCTVN.
2. Kiến thức về CSDL:
a. Khái niệm, kiến thức cơ bản về CSDL: Liên quan đến
Oracle, MySql, MS Sql
b. Kiến thức cơ bản về backup/restore CSDL;
c. Các kiến thức liên quan đến CSDL hiện tại của

NHCTVN.
3. Hệ thống
a. Kiến thức cơ bản về các hệ thống hiện tại của
NHCTVN như: AD, Email Exchange, MOM, SMS.
b. Kiến thức cơ bản về firewall, SSL, VPN, IP Sec.
c. Hiểu biết cơ bản về storage; redundancy; high
availability, DR.


Đề cương thi sát hạch kỹ sư phần mềm
( Phần tự chọn theo chuyên đề )
1. Lập trình
a. Phân tích, thiết kế chương trình đơn giản
b. Sử dụng các kiểu dữ liệu: ôn tập các kiểu dữ liệu chuẩn
như: mảng, chuỗi, dấu phẩy động, dấu phẩy tĩnh, số
nguyên, ký tự, tập hợp…
c. Kiểu truyền tham số cho hàm, thủ tục: bao gồm 2 kiểu
triền tham số tham biến hoặc tham trị. Ý nghĩ của các
kiểu này, sự khác nhau khi sử dụng.
d. Cấu trúc dữ liệu: các cấu trúc lặp (repeat..until,
do..while, for…), các cấu trúc rẽ nhánh (if..then..else,
case..). Ý nghĩa, cách sử dụng, sự khác nhau…
e. Giải thuật: các giải thuật cơ bản như tìm kiếm, sắp xếp,
đệ quy, giải đệ quy
f. Các thuật toán mã hóa cơ bản: không cần trình bầy
thuật toán, chỉ cần biết khái niệm, ý nghĩa. Ví dụ như
thế nào là thuật toán mã hóa, mã hóa một chiều hay 2
chiều, khóa công khai, khóa bí mật…
g. Các kiểu lập trình hướng sự kiện, hướng đối tượng:
khái niệm, định nghĩa, ưu nhược điểm

h. Các khái niệm về một số ngôn ngữ lập trình thông dụng
như C, C++, Java, .NET VB6…Sử dụng các kiểu dữ
liệu, cấu trúc dữ liệu, kiểu truyền tham số cho hàm, thủ
tục.
2. CSDL:
a. Các biểu đồ dữ liệu, thiết lập CSDL quan hệ


b. Các object: table, view, constraint, index, trigger,
stored-procedure,…
c. Các câu lệnh SQL chuẩn: select, delete, insert, update,
having, group by, order by…
d. Sử dụng các kiểu dữ liệu: date, time, number, char,
varchar…
e. Các hàm, tính năng, định nghĩa, khái niệm cơ bản của
Oracle
3. Kiến thức khác:
a. Các hệ cơ số và cách chuyển đổi.
b. Các kiến thức cơ bản về AS400 và DB2.
c. Một số khái niệm cơ bản về kiểm thử chương trình.
d. Các biểu thức logic.
e. Các công nghệ để kết nối với CSDL (DAO, ADO,
.NET, JDBC, ODBC, …)
f. Các kiến thức cơ bản về hệ điều hành.


Đề cương thi sát hạch kỹ sư viễn thông
( Phần tự chọn theo chuyên đề )
1. Các kiến thức cơ bản về lĩnh vực mạng, truyền thông:
TCP/IP, OSI, Routing (Distance vector, Link state), IP (V4,

V6, Variable Length Subnet Masking..), LAN ( các loại
cable, các chuẩn cable), WAN, Metro, IP telephony, …
2. Các kiến thức liên quan đến Switch (VLAN, STP, Trunking,
CAM, …)
3. Các kiến thức liên quan đến việc quản trị hệ thống mạng,
truyền thông NHCT (theo dõi giám sát, phân tích lưu lượng,
băng thông, phân tích xử lý lỗi trên các thiết bị, …)
4. Kiến thức cơ bản liên quan đến các trang thiết bị mạng,
truyền thông, bảo mật (Router Redundancy, Load Balacing,
routed, access-list, QoS, encapsulation, authentication,…)
5. Các kiến thức liên quan đến thiết kế hệ thống mạng truyền
thông (Campus Network, Modular Network, Design LAN,.. )

I. Giới thiệu chung


Maritimebank - Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)
Thành lập ngày 12/07/1991 tại Thành phố Cảng Hải Phòng, là một
trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên ở Việt Nam.
Với bề dày kinh nghiệm 18 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài
chính – Ngân hàng và có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp
lớn thuộc ngành Bưu chính Viễn thông, Hàng hải, Hàng không,
Bảo hiểm…
II. Yêu cầu thi tuyển & lưu ý:
Vòng 1: Loại hồ sơ
Vòng 2: Thi tuyển:
- Thi tiếng Anh - test thông thường
Xem qua dạng bài này End Course Revision
- Bài thi nghiệp vụ tín dụng, thường sẽ bao gồm 2 fần: Lý thuyết
và bài tập







Phần lý thuyết bao gồm các câu hỏi về lý thuyết tiền tệ, kinh
tế vĩ mô và vi mô.
Phần bài tập thường là dạng bài tập của Ngân hàng thương
mại ( tính nhu cầu vốn lưu động của khách hàng, tính toán
hiệu quả của dự án... ) hoặc về L/C
Chú ý học kỹ về L/C: Ý nghĩa, khái niệm, quy trình, .... về
CIF, BOP, DDP, CIR ...v..v...., Điều 23 UCP 600,...


Bài tập mẫu (Dạng 1):
1.Một công ty đề xuất phương án vay vốn với tình hình cân đối
vốn lưu động cho phương án như sau:
Tài Sản Nguồn vốn
Tiền mặt 15,500 Phải trả 18,500
Tồn kho 35,500 Khác 23,500
Phải thu 22,600 Vốn chủ sở hữu 14,000
Tài sản lưu động khác 10,400 Vay (mức C/ty đề xuất) 28,000
Tổng cộng 84,000 Tổng cộng 84,000
Giải:
Tổng tài sản lưu động 84000
VLĐ ròng phải tham gia 16800 (84000*20%)
Tài sản nợ lưu động phi ngân hàng 42000 (18500 + 23500)
Mức cho vay tối đa 25200
HMTD là 25200

Mức cho vay trên TSBĐ = TSTC*60% + TSCC
= 22000*60% +22000
= 35200
=> Duyệt cho vay
=> Theo đánh giá, đề thi IQ & Nghiệp vụ của Maritimebank không
khó, rất vừa sức. Thời gian dư dả, bạn có thể yên tâm làm bài.
Vòng 3: Phỏng vấn
- Câu hỏi phỏng vấn bình thường; tuy nhiên có người bị hỏi ít là dễ
trượt, người nào được hỏi nhiều thì sẽ có tỷ lệ đỗ cao. Maritime


đánh giá tác phong, sự chững chạc & tự tin khi nói; bạn chú ý tập
trước gương để phỏng vấn cho lưu loát nhé



×