Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tài liệu Đề tài "Hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.26 KB, 17 trang )

LễỉI Mễ ẹAU
1. Tớnh cp thit ca ti
Trong iu kiờn hi nhp kinh t quc t v thng mi ton cu nh hin
nay, vn giao thng quc t v hot ng xut khu ngy cng tr nờn ph
bin v khụng ngng phỏt trin. iu ny to nờn nhiu c hi vg thỏch thc
cho cỏc nh xut khu, thc t so vi vic trao i hng húa ni a thỡ thuc
hin bỏn hng ra th trng th gii mang li rt nhiu li ớch v li nhun, th
trng m rng, cú ngun ngoi t di do. i vi Chớnh ph õy c xem l
mt trong nhng mi nhn kinh t then cht trong chin lc phỏt trin quc gia.
Tuy nhiờn cựng vi nhng li ớch mang li t giao thng quc t thỡ khụng
trỏnh khi s cnh tranh gay gt trờn mt th trng rng ln ũi hi cỏc nh
xut khu phi tỡm kim mt s h tr rt ln v mt ti chớnh cng nh v mat
kinh t t cỏc ngõn hng thng mi, bo m hn ch nhng ri ro cú th xy ra
trong quỏ trỡnh thanh toỏn i vi doanh nghip xut khu, nhng nguy c ri ro
trong thc hin giao dch, khong cỏch a lý, v loi tin thanh toỏn v nhng
bin ng t giỏ hi oỏi
Vi thc t nh trờn, cú th núi ngõn hng trong vic ti tr ngoi thng
ng vai trũ rt quan trng i vi hot ng xut khu ca cỏc doanh nghip
Vit Nam. Do ú tụi ó la chn ti: HOT NG TI TR XUT
KHU CA NGN HNG THNG MI nhm lm rừ vai trũ cng nh
nhng tỏc ng cu ngõn hng i vi hot ng xut khu ca cỏc doanh
nghip, mt khỏc núi lờn c nhng li ớch m ngõn hng cú c trong hot
ng ti tr cu mỡnh.
2. i tng v phm vi nghiờn cu.
- Nhng vn c bn trong ti tr xut khu ca ngõn hng
- Nghiờn cu hỡnh thuc ti tr xut khu ca NHTM
1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu: làm rõ những ảnh hưởng của ngân hàng đối với hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp như thế nào, đồng thời nêu lên những lợi ích
mà ngân hàng có được khi tài trợ xuất khẩu


- Để đạt được mục tiêu trên đề tài tập trung giải quyết nhiệm vụ chủ yếu sau: +
Những hình thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thưong mại
+ Thực tế hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHTM hiện nay.
4. Bố cục.
Đề tài được chia làm 3 phần:
Phần một: Cơ sở lý luận
Phần hai: Những hình thức tài trợ xuất khẩu.
Phần ba: Thực tế trong tài trợ xuất khẩu của NHTM
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Kim Oanh
2
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I.1 Khái niệm tài trợ xuất khẩu.
Tài trợ xuất khẩu là một bộ phận trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng.
Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tính chất tài trợ cảu ngân
hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của
các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trinh giao dich ngoại
thương.
I.2 Đối tượng được tài trợ xuất khẩu.
Là những nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt của khách hàng trong quá trình kinh
doanh xuất khẩu (quá trình thu gom hàng cũng như chế biến hàng hóa chuẩn bị
xuất khẩu), nhất là đối với khách hàng là các tổ chức xuất khẩu lớn và uy tín, có
nhứng hợp đống xuất khẩu liên tục.
 Điều kiện để nhận được tài trợ:
 Doanh nghiệp phải đượcpháep kinh doanh xuất khẩu
 Nếu doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh xuất khẩu thì phải có hợp
đồng ủy thác xuất khẩu.
 Dự án phải có hiệu quả kinh tế, xác định được nguồn trả nợ, kết quả kinh
doanh của khách hàng không bị lỗ, không có nợ quá hạn ngân hàng.
I.3 Vai trò tài trợ xuất khẩu của NHTM

- Không những hỗ trợ về mặt tài chính (cấp tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ
thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại mà còn hỗ trợ về mặt kỹ
thuật, bảo đảm các quá trình thanh toán cho những hoạt động chu chuyển với
nước ngoài, đồng thời đảm nhận những rủi ro gắn liền với những hoạt động đó.
- Với những hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn và vừa, vốn lưu động của khách
hàng (các doanh nghiệp) thường là không đủ để thực hiện hợp đồng, họ sẽ nhờ
đến nguồn vốn của ngân hàng thồn qua tài trợ. Ngân hàng lúc này vừa đóng vai
trò là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, vừa là ngân hàng tài trợ cho việc thực
hiện hợp đồng, đồng thời với quá trình tài trợ, để bảo đảm nguồn vốn được tài
3
trợ đúng mục đích, quản lý được nguồn thu, ngân hàng sẽ tham gia thanh toán
quốc tế với vai trò là ngân hàng thương lượng, ngân hàng nhờ thu.
- Thúc đẩy việc xuất khaủa hàng hóa, mang lại nguồn thu nhập lớn cho quốc
gia, tạo điềukiện cho sự phát triển kinh tế.
4
PHẦN HAI: CÁC HÌNH THỨC
TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
2.1 Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở.
Mỗi lô hàng giao ra nước ngoài đều đòi hỏi một loại tài trợ nào đó trong quá
trình sản xuất và vận chuyển. Nhà xuất khẩu co thể dựa vào L/C đã mở để yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng nhằm thực hiện xuất hàng
theo các điều khoản đã quy định của L/C.
2.2 Chiết khấu hối phiếu.
Chiết khấu hối phiếu là một hình thức tín dụng của ngân hàng cấp cho khách
hàng dưới hình thức mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh toán. Chiết khấu
hối phiếu tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu nhận được tiền sớm hơn
nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn đối với khoản tín dụng cung ứng hàng ma anh ta
đã cấp cho nhà nhập khẩu. cơ sở để xác định khối lượng tín dụng này là giá trị
của hối phiếu sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng
chiết khẩu hưởng.

2.3 chiết khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ.
Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương
lượng với ngân hàng để ngân hàng thựuc hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng
trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy đối với nhà xuất khẩu
thì L/C không chỉ là công cụ bảo đảm thanh toán mà còn là công cụ bảo đảm tín
dụng.
2.4 Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu.
Hầu hết các ngân hàng sẵn sàng cấp các khoản thấu chi cho các khách hàng
xuất khẩu thực hiện các hợp đồng mà thời hạn thanh tóan lên tới 6 tháng. Khi
một ngân hàng xử lý các chứng từ gửi hàng bằng cách chuyển chứng cho một
ngân hàng đại lý ở nước ngoài để nhờ thu, ngân hàng thường sẵn sàng cung cấp
một khoản ứng trước theo một tỷ lệ phần trăm thỏa thuận tính trên các khoản nhờ
thu tồn đọng còn chưa đuợc nhận tiền. trong một số trường hợp, vật đảm bảo
5
được chấp nhận cho khoản úng trước sẽ là các chứng từ gửi hàng đem lại quyền
kiểm soát hàng hóa cùng với các tờ hối phiếuđang trong quá trình nhờ thu.
Phương thức này cũng có nhiều điểm tương tự như hình thức chiết khấu bộ
chứng từ thanh toán theo phương thức tín dung chứng từ. tuy nhiên trong trường
hợp bộ chúng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu thì một số ngân hàng sử
dụng cụm từ “ ứng trước tiền hàng xuất khẩu” và công việc thẩm định sẽ giao
cho phòng tín dụng phụ trách. Và đối với loại hình tài trợ này, vì mứuc độ rủi ro
rất cao nên lãi suất tài trợ cũng cao hơn so với các hình thứuc tài trợ khác , ngoài
ra để được tài trợ thì khách hàng cũng cần có tài sản đảm bảo.
2.5 Bao thanh toán quốc tế (Factoring quốc tế).
2.5.1 Khái niệm:
Nghiệp vụ bao thanh toán chính là hình thứuc tài trợ cho nhứng khoản thanh
toán chưa đến hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa và
dịch vụ, đó chính là hoạt động mua bán nợ.
2.5.2 Bao thanh toán quốc tế.
Là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, các

khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các nước khác nhau. Vai trò của
đơn vị bao thanh toán là thu tiền nợ nước ngoài bằng việc tiếp cận với nhà nhập
khẩu tại nước của họ, bằng ngôn ngữ của họ và tập quán kinh doanh của địa
phương.
2.5.3 Các bên tham gia trong nghiệp vụ bao thanh toán.
Đơn vị bao thanh toán (factor)
Ngưòi bán (seller)
Ngưòi mua (buyer)
- Người mua nợ hay đơn vị bao thanh toán (factor): là ngân hàng, công ty tài
chính chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến
mua bán nợ. trong nghiệp bao thanh tóan quốc tế, sẽ có hai đơn vị bao thanh
toán, một đơn vị ban thanh toán tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị
bao thanh toán tại nước của nhà nhập khẩu.
6
- Người bán nợ hay nhà xuất khẩu (client, seller): các doanh nghiệp sản xuất
hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ chưa tới hạn thanh
toán.
- Người mắc nợ hay nhà nhập khẩu (buyer, im-porter) hay còn gọi là nguời
phải trả tiền, đó chính là người mua hàng hóa hay nhận các dịch vụ cung ứng.
2.5.4 Lợi ích có được từ nghiệp vụ bao thanh toán của NHTM.
Thu được các loại phí và lệ phí, cung cấp thêm các dịch vụ kèm theo, từ đó,
góp phần tăng doanh số và lợi nhuận hoạt động. ngoài ra ngân hàng có thể tiếp
quản việc quản lý sổ cái bán hàng của khách hàng, sau đó gởi các hóa đơn và
bảo đảm nhận được tiền thanh toán. Nhờ vậy, có thể kiểm soát được khoản phải
thugiúp giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ. ngoài ra với hình thức bao thanh toán thì
ngân hàng sẽ giữ được khách hàng nhờ việc đa dạng hóa sản phẩm cũng như thu
hút thêm khách hàng mới cho các dịch vụ khác.
2.6. Quy trình tài trợ xuất khẩu.
2.6.1 Lập chính sách tài trợ xuất khẩu của NHTM
Để hoạt động tài trợ xuất khẩu mang lại hiệu quả, thì ngân hàng cần xây dựng

được chiến lược thu hút và khuyến khích tài trợ xuất khẩu cho mình. Phần quan
trọng chiến lược này cính là việc xây dựng chính sách tài trợ xuất khẩu.
- Tiêu chuẩn khách hàng được xem xét tài trợ xuất khẩu.
- Các hoạt động xuất khẩu được ngân hàng xem xét tài trợ
- Những ưu đãi mà ngân hàng dành cho khách hàng
bên cạnh các tiêu chuẩn trên, ngân hàng cần giới thiệu đến khách hàng những
thông tin khác:
- Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho hạot động xuất khẩu của doanh
nghiệp như: thông tin thị trường, thông tin khách hàng, nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.
- Các quy định cụ thể trong tài trợ xuất khẩu: tiêu chuẩn khách hàng, thời hạn
tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay…
7
2.6.2 Giám sát tài trợ xuất khẩu
Đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ của
khách hàng và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Quá trình giám sát tài trợ xuất
khẩu trước khi giao hàng được chia làm ba phần với từng công việc cụ thể, bao
gồm:
2.6.2.1.thủ tục hồ sơ
Tài trợ xuất khẩu có một số điểm tương đồng nhất định với cho vay ngắn hạn
thông thường. do đó các biểu mẫu văn bản, hồ sơ, chứng từ được in sẵn theo một
chuẩn mực nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý thông tin và ra quyết
định cho vay, các hồ sơ vay vốn chủ yếu tại các NHTM gồm:
- Tờ trình thẩm định cho vay vốn
- giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ ngắn hạn
- Hợp đồng tín dựng ngắn hạn – loại cho vay theo từng thương vụ
- Hợp đồng tín dụng – loại cho vay theo hạn mức.
2.6.2.2 Xem xét các điều kiện cần thiết trước khi giải ngân
Trước khi giải ngân, ngân hàng thường đòi hỏi nhà xuất khẩu phải chấp hành
một số điều kiện bắt buộc sau:

- Trình bản gốc đơn đặt hàng hay hợp đồng thương mại có hiệu lực hoặc L/C
(nếu đã được mở)
- Phương án đảm bảo thu gom hàng xuất khẩu hoặc mua sắm vật tư nguyên
liệu sản xuất hàng hóa từ các nhà cưng ứng.
- Giải trình về năng lực kinh doanh, sản xuất của khách hàng trong quá trình
thực hiện thương vụ xuất khẩu.
- Trình các chứng từ cần thiết như giấy phép xuất khẩu.
2.6.2.3 Giám sát quá trình sử dụng vốn.
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải giám sát việc sử dụng tiền
của khách hàng nhằm đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong giai
đoạn này cần lưư ý những giai đoạn được cho là hay phát sinh vướng mắc như:
- Khâu xác nhận đơn hàng
- Khâu thu mua vật tư hàng hóa
8
- Quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Lưu kho và bảo quản hàng hóa
- Đóng gói hàng hóa
- Vận chuyển hàng hóa đến kho và ra cảng….
- …
Nhìn chung, điều quan trọng trong quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu là
ngân hàng phải luôn cập nhật thông tin chi tiết trong từng giai đoạn của thương
vụ. để làm được điều này, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng phải báo cáo và
gửi bản sao chứng từ làm bằng chưúng cho tiến trình giải ngân. Bằng cách này,
ngân hàng có thể kiểm tra mức độ rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình tài
trợvà tìm biện pháp giải quyết.
9
PHẦN BA: THỰC TẾ TRONG TÀI TRỢ XUẤT
KHẨU CỦA NHTM.
3.1 – Tình hình xuất khẩu Việt Nam hiện nay.
Hiện nay khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đang ảnh hưỏng tới nền kinh tế thế

giới, trong cơn bão suy thoái toàn cầu, kinh tế Việt nam chịu tác động không nhỏ,
đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, nó ảnh hưởng rõ nét đến kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2008 và tiếp tục ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu ngay trong tháng đầu năm 2009.
Trong tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 3,8 tỷ USD,
giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước (tương đương với 1,2 tỷ USD) và giảm
18,6% so với tháng 12/2008.
Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu giảm do cả giá và lượng đều suy giảm.
Trong đó, giá xuất khẩu của tất cả các mặt hàng tiếp tục giảm sâu là nguyên nhân
chủ yếu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng dầu thô mặc dù lượng xuất
khẩu tăng nhưng do giá xuất khẩu giảm đã làm giảm 576 triệu USD so với cùng
kỳ.
Các mặt hàng nông sản khác như cà phê, nhân điều, chè lượng xuất khẩu
giảm khoảng từ 20-30% và giá xuất khẩu giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Các mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, da giầy, hàng điện tử linh
kiện máy tính, sản phảm gỗ, sản phẩm nhựa Kim ngạch xuất khẩu đều giảm từ 20
- 30%. So với tháng 1/2008, trong tháng đầu năm nay duy nhất có mặt hàng gạo
tăng cả về lượng và trị giá (lượng tăng 229% và trị giá tăng 254%).
10
 Nguyên nhân của sự sụt giảm trên.
Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu ngay trong tháng đầu năm 2009 giảm do
nhu cầu tiêu dùng trên thế giới giảm đã làm cho các ngành như dệt may, hàng điện
tử, sản phẩm gỗ… gặp khó khăn trong ký kết hợp đồng mới.
Thanh toán gặp khó khăn nên các doanh nghiệp thận trọng trong ký kết hợp
đồng. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới suy thoái đã khiến cho tiêu thụ các mặt hàng
nông sản xuất khẩu của Việt Nam khó khăn trong khâu tìm đầu ra.
Mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam là dầu thô nhưng giá
dầu thế giới giảm, tình hình thế giới có nhiều biến động nên việc tìm kiếm khách
hàng cũng rất khó khăn.

Giá của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu như: cà phê, chè, hạt tiêu, nhân điều,
rau quả, cao su Đều giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Mặt
hàng thuỷ sản, giá giảm kéo dài đã không khuyến khích nông dân nuôi tôm xuất
khẩu làm nguồn xuất khẩu hạn chế.
Trong khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới thu hẹp, cộng thêm với việc Nga
ngừng nhập khẩu cá tra của Việt Nam càng làm cho xuất khẩu thủy sản khó khăn
hơn.
Riêng với mặt hàng dệt may (có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu
thô), do đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm mạnh nên một số doanh nghiệp nước ngoài
tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An… phải đóng cửa. Dự kiến năm
2009, thị trường Mỹ sẽ giảm nhập khẩu trên 15% hàng dệt may; Giá hàng hóa tại
các thị trường xuất khẩu chính dự kiến giảm trên 20%.
Để tháo gỡ những khó khăn cho ngành dệt máy, vừa qua các doanh nghiệp đã
kiến nghị Chính phủ xin hỗ trợ: trích 1% kim ngạch xuất khẩu để giải quyết khó
khăn tài chính cho người lao động trong các xí nghiệp dệt may đang gặp khó khăn
và có nguy cơ đóng cửa (kiến nghị này dành cho các doanh nghiệp có thành tích
11
trong xuất khẩu); hỗ trợ doanh nghiệp từ ngân sách bằng cách bù lãi suất vay ngân
hàng; hỗ trợ trị giá khoảng 50 tỷ đồng dùng cho hoạt động quảng bá và xúc tiến
thương mại.
3.2 Thách thức lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong 2009.
9 tháng, ngành dệt may xuất khẩu 6,8 tỷ USD. Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt
may, Chủ tịch HĐQT Công ty may Sài Gòn 3, ông Phạm Xuân Hồng, cho rằng phải
rất nỗ lực mới đạt được mục tiêu 9,5 tỷ USD năm 2008.
Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Việt Nam cũng cho biết, 9 tháng ngành gỗ xuất khẩu
hơn 2 tỷ USD, mục tiêu 3 tỷ năm 2008 có khả năng đạt được, nhưng dự kiến năm
2009 cũng chỉ đạt 3 tỷ.
Ngành thủy sản xuất khẩu 3,335 tỷ USD, tăng 23,7%. Dự báo chỉ tiêu cả năm
4,2 tỷ có thể đạt được, song mục tiêu 5,3 tỷ USD của năm 2009 là khó đạt.
Hầu hết đều cho rằng phải rất nỗ lực mới đạt được mục tiêu xuất khẩu 2008.

Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu phải đạt 16,44 tỷ USD, bình quân 5,44 tỷ. Trong
tình hình kinh tế thế giới ngày càng xấu đi và trong nước vẫn chưa hết khó khăn,
con số này sẽ trở thành thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam.
“Đạt được như 2008 đã là tốt”, đại diện Hiệp hội Chế biến thủy sản nói.
“Kết quả không phấn khởi như 2008, năm 2009 sẽ càng khó khăn”, ông Hồng
nhận định.
Khó khăn bộn bề
Khủng hoảng tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ dẫn đến toàn cầu là yếu tố các
doanh nghiệp cho là nguyên nhân quan trọng đưa đến khó khăn cho xuất khẩu.
12
Hiệp hội Chế biến thủy sản cho biết, Mỹ đang thắt chặt tín dụng nên nhà
nhập khẩu phải bán xong mới trả tiền cho DN Việt Nam. Vì vậy DN Việt Nam
không có vốn để tiếp tục sản xuất.
Không chỉ Hoa Kỳ, các thị trường xuất khẩu khác như Nhật, EU, ASEAN,
châu Phi… cũng đều bị thu hẹp. Ngoài việc giảm đơn hàng, giá bán hàng bán cũng
bị giảm.
Điều này khó khăn cho DN xuất khẩu, vì giá thành sản phẩm không giảm do
giá nguyên liệu đầu vào, giá xăng dầu, vận tải, chi phí cho nhân công… vẫn không
giảm hơn trước.
Chẳng hạn ngành chế biến gỗ, 80% nguyên liệu phải nhập từ Indonesia,
Malaysia, Brazil… Trong khi đó, cước vận chuyển hàng hóa tăng đến 40%.
Theo đại diện Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Việt Nam, hiện có nguy cơ 20% DN
trong lĩnh vực này bị phá sản, 30% khó khăn, chỉ khoảng 50% trụ được.
Hoặc như dệt may, ông Hồng cho biết người Mỹ cũng đã phải tiết kiệm, chỉ
sử dụng hàng trung bình, không dùng hàng đắt tiền như trước.
Trong nước, những khó khăn nội tại cũng góp phần làm nên khó khăn cho
xuất khẩu. Tình trạng thiếu nhân công, cúp điện, ách tắc cảng, thủ tục còn nhiêu
khê… vẫn xảy ra thường xuyên.
Xăng dầu thế giới đã giảm nhưng trong nước không giảm, giá vận chuyển
vẫn còn cao, là những ngáng trở lớn.

Và khó khăn tín dụng, lãi suất còn cao, vẫn là những vấn đề chưa gỡ được.
3.3 Những động thái của Ngân hàng đối với tài trợ xuất khẩu cho doanh
nghiệp.
13
Thứ nhất là giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với dnnhằm chia sẻ
khó khăn với DN
Ngày 31/7, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) áp dụng lãi
suất cho vay mới, lần điều chỉnh giảm thứ 2 kể từ đầu tháng 7 cho các khách hàng là
tổ chức, cá nhân đã và đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Theo đó, lãi suất
cho vay ngắn hạn bằng VND giảm 0,4%/năm, xuống còn 20,4%/năm. Đối với các
khoản vay tài trợ xuất khẩu, mức lãi suất giảm là 0,9%/năm, còn 19,5%/năm. Tuy
nhiên, DN phải có phương thức kinh doanh khả thi, khả năng trả nợ tốt, có thị
trường xuất khẩu ổn định và hợp đồng xuất khẩu đã ký (hợp đồng xuất khẩu có thời
hạn giao hàng trên 12 tháng phải có điều khoản điều chỉnh giá). Đồng thời, DN xuất
khẩu phải có thỏa thuận bán ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu cho Ngân hàng. Riêng
các tập đoàn, tổng công ty, công ty, DN thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp tạo
sản phẩm, tham gia xác lập và bình ổn thị trường như: xăng dầu, năng lượng, sắt,
than, xi măng, thuốc chữa bệnh, phân bón… BIDV áp dụng lãi suất cho vay ở mức
19,8%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD cho đối tượng khách hàng là DN
nhập khẩu thuộc nhóm 1 (phôi thép, phân bón, xăng dầu, chất dẻo, sợi, bông, hóa
chất nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng, các dự án sản xuất tân dược, vải,
nguyên phụ liệu dệt may, da, clinker, nguyên liệu dược phẩm, sản xuất hoá chất…)
giảm 1 - 1,3%/năm. Hiện lãi suất cho vay bằng USD tại BIDV đối với kỳ hạn từ 2
tháng trở xuống là 7,5%/năm; kỳ hạn 2 - 3 tháng là 7,8%/năm; kỳ hạn trên 3 tháng là
8%/năm.
Thứ hai là hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp: cụ thể là lo vốn đầu vào, tạo
nguồn đầu ra.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho DN thuộc các thành phần kinh
tế có vốn điều lệ tối đa lên đến 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động với mức
bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh. Lãnh đạo Ngân hàng Phát

triển VN cho biết, DN chỉ cần có dự án kinh doanh và không có lãi suất quá hạn tại
các ngân hàng là được xem xét bảo lãnh vay vốn - không cần tài sản thế chấp.
14
Được bảo lãnh, các DN vẫn được hưởng lãi suất ưu đãi 4% và được vay dài
hạn (trong khi Quyết định 131/QĐ-ttg chỉ cho vay ngắn hạn - dưới 12 tháng). Lãnh
đạo Ngân hàng Phát triển VN cho biết, hiện nay lãi suất là 10,8%/năm, nhưng ngân
hàng đang kiến nghị hạ xuống còn 7,2%/năm, vậy sau khi ưu đãi lãi suất 4%, DN
chỉ phải trả 3,2%/năm.
KẾT LUẬN
15
Thực tế cho thấy, sự phát triển về ngoại thương ngày càng phổ biến và mở rộng
không ngừng. tuy nhiên trong một thị trường rộng lớn, sự cạnh tranh gay gắt là
không thể tránh khỏi. Vì thế việc tìm kiếm một sự bảo đảm về mặt tài chính, an toàn
trong thanh toán là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Và điều này được
tài trợ và đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu luôn ẩn chứa các nguy
cơ dẫn đến rủi ro và thất bại chỉ có thể là NHTM.
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:
- Cơ bản nêu lên được nhận thức chung nhất về tài trợ xuất khẩu của
NHTM
- Tìm hiểu những nhận thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng.
Từ đó nêu lên được sự cần thiết của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển
của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Như vậy, rõ ràng việc nghiên cứu vai trò của ngân hàng trong việc tài trợ xuất
khẩu là một vấn đề đang được quan tâm bởi thực tế cho thấyhầu hết tổ chức tài
chính ở khắp các nước đều đặc biệt chú ý trong việc cung ứng hệ thống dịch vụ ngân
hàng quốc tế. Chính mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữa ngân hàng và các
doanh nghiệp xuất khẩu là động lực thúc đẩy hoạt động tài trợ ngày càng phát triển.
Song bản thân tác giả là sinh viên, đang trong quá trình học tập, rèn luyện thu
nhận kiến thức, lại chưa có kinh nghiệm thực tế, mọi vấn đề đưa ra trong đề tài đều
tiếp cận trên phương diện lý luận nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do

đó, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để đề tài hàon thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
16
1.CN. Trương Hồng Hà – Bài giảng môn: THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ
NGOẠI THƯƠNG.
2. TS. Nguyễn Ninh Kiều – THANH TOÁN QUỐC TẾ - NXB thống kê 2006
3. />360/Bat_mach_vai_tro_Ngan_hang_trong_lam_phat/.
4. />suat.chn
5.
6. />17

×