Tải bản đầy đủ (.pdf) (405 trang)

văn minh vật chất của người việt (phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.96 MB, 405 trang )

Phan Cẩm Thượng

s

Văn minh vật chat
của người Việt
(Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa)

Nhà xuất bản Tri Thức

2011


T ác giả cuốn sách xin gửi ĩời cảm ơn tới:
- U ỳ ba» toàn (Ịuếc cá c hội Liên biệp Văn học N ỹbệ tbtíật vờ b à Vũ Giánỹ Hương đ ã có
những giúp ẩd to lớn cho cuốn sách được ra đời.
- N h à văn Nguyễn N g ọc, boạ sỹ - nhà pbê bm b Nguyễn Quân, boạ s ỹ Phan B ảo, nhà
vãn H oàng Giá, tiến sỹ H án Nôm Nguyễn Xuân Diện, đạo điễn Lương Tử Đức, (Ịiáo sư
Cbu H ào đ ã theo ảõi suot ¿Ịuá trình biên soạn sách, đ ọc bấn thào và có những ỹóp ý sâu sắc.
- N hà nỷhim cứu M ỹ tbuật Nguyễn Anh Tuấn đ ã đi chụp ảnb cá c tư liệtí minb họa trong
suốt 6 năm cỊưa. H oạ sỹ Vũ Hiếu đ ã cho phép sử ảụtĩỹ tư ¡têu tại B ảo tàng Không gian Văn
h oá M ườnỷ và có cung cấp nhiều kiến thức về đời sống dân gian T â y Bắc. H oạ sỹ B à i H o ài
M a i cho pbép nghiên cứu tại tư g ia của ông. H ọa sỹ T bành Chương đã cho pbểp nghiên cứu
tại Việt phủ. H oạ sỹ Trịnh Q uang Vũ và tiến sỹ .Đ oàn T hị Twfc đã gợi ý nbữný kiến thức
về phục ựanỷ cổ.
- C ác bảo tàng D ẩn tộc bọc và ÒÌ\(Ị Nỹuỵễn Văn H uỵ, B ảo tànỷ Lịcb sử V7ệf NtJw tại H à
N ội và T P H ề Chí' M inh, B ảo tànỹ M ỹ thuật Việt N am , B ảo tằng Cung ề n h Huế, B ảo
tàng Lịch sử Quân đội Việt N am , B ảo tàng H à Nam, B ảo tàng N am Địnb, B ảo tàng T hanh
H oá, B ảo tàncỊ Quàng Ninh, B ảo tàng H ả i Phòng, B ảo tàný H ải Dương, B ảo \ànỷ Hưnỷ
Yên, B ảo tàng B ắ c Ninh, B ả o tàng B ắ c Giang, B ảo tànỷ C ổ vật Cbàm Đ à N ằng, Bấữ tàng
Q uảng N gãi đ ã tạo điều kiện cho chúng tôi tổi nghiên cứu và chụp ảnb. W íbsite:


belỉỉmảocbini.jree.frt N b à xuất bản T h ế giới và cô & T hanh tiươný đ ã cho pbép sử ảụnỹ
nhũng tư ỉiệu cịuý về văn h oá đời sống Việt N am đầu tbế kỷ 20.
- H oạ sỹ Vương Lợi (Trung Q uốc) đã giúp ẩd tìm tồi tibữnỷ tư liệu nông nghiệp truyền thếng
Trung Quốc, ỉịch sừ P bụ c trang và g iáp trụ, ỉịch sử hàný hải Trung Q uéc. Tiến sỹ Pbạm
Thị Thu Giang và bảo tàng D ân tục N ara (N h ật B ản ) đã (Ịiúp đd nbiều tư liệu cịưý về nông
nghiệp và nông cụ cổ truyền N h ậ t Bản. Ông bà Jo bn và J u ắ y D a y ẩ õ dành nhiều thời ỷiarỉ
giúp đõ nghiền cứu tại B ảo tàtĩ(Ị Lịcb sử Tự nhiên N rn York. (M ỹ). Ô ng Tira Vanichtheeranont
(T h ái L an ) ầã cunỹ cấp nhiều tài liệu ặu ý về văn hóa nghệ thuật Việt Nam.
- N h à điêư khắc Đ à o Châu H ải, hoạ sỹ Lương Xuân Đ oàn, hoạ sỹ L i Thiết Cươnỷ, nbà
báo Vũ Lãm, bọa sỹL ư ơn ỷ T hị M in h Giang, họa s ỹ Nguyễn Linh, hoạ s ỹ Đ a o Vũ, họa s ỹ
Q u ách N ỷọc An, họa sỹ Lê Thư, nhà sưu tập Trần H ậu Tuấn đ ã giúp ẩ d tíbiều mặt trong
cỊuá írì» í) nýhibt cứu. Cô Phạm Tâm Hiếu ằ ã đành thời gian đọc và chữa chính tả.

V Ă N M IN H V Ậ T C H Ấ T C Ù A N G Ư Ồ Ỉ V ĨỆ T
C bịw trácb nbiệm xuất bản:
T á c giả biên soạn:
B ích

tập:

Design:

Cbu H ảo - Giám đắc N h à xuất bàn Tri Thức.
Phan Cẩm Thượnỷ.
Chu H ảo.
N tỊuỵẫ 1 Anh Tuấn.

Ảnh:

Nguyền Anh Tuấn.


K ỹ thuật vi tínk:

Nguyễn Anh Tuần - Nguyễn T hị Phượng.

M inh họa:

P han Câm Thượng.

V ĩb ìữ :

Trần Vũ.

Sửa bản itt:

Pham Tâm Hiếu.

© T á c g iả Pbatì Cầm Thượng giữ bản (Ịuỵền xuất bàn cịuỵầĩ sách này.


Mục lục

Lời giới thiệu 1.

7

Lời giới thiệu 2.

11


Lời nói đầu.

19

Lời dẫnẳ

23

Chương Một. Những mặt cắt lịch sử

29

1. Một ngày của người Việt.

31

2. Sống và chết trên con thuyền.

43

3. Đường đi lối lại. Giao thông đường thủy và đường bộ.

49

4. Xe cộ và thuyền bè.

65

5. Những mặt cắt lịch sử.


93

Chương hai. Từ bàn iay đếrí công cụ

135

6. Đồ vật quay tròn.

137

7. Chầy và cối.

153

8. Công cụ hay là vũ khí.

157

9ềTừ bàn tay đến công cụ.

163

10. Công cụ thông thường của nhà nông.

173

11. Đồ dùng mây tre đan.

201


12. Đồ gỗ gia dụng.

209

13. Đồ gốm và đồ kim khí trong đời sống thường nhật.

217

Chương baếCơm tẻ là mẹ ruột

241

14. Cơm tẻ là mẹ ruột.

243

15. Ngô khoai sắn và cơm độn.

265

16. Bữa cơm hàng ngày. .

'

17- Cỗ bàn thịnh soạn.

271
281

5



18. Nước chấm.

287

19. Ản quà sáng và tối ở thành thị.

291

20. Bánh nếp, bánh tẻ và chè lam bánh khảo.

297

21. Chằn nuôi gia súc và đánh bắt cá.

309

22. Cây cối, hoa quả và vườn tược.

323

Chương bốn. sống dầu đèn chết kèn trống

.341

23. Mộ táng. Từ con thuyền đến ngôi mộ.

343


24. Đồ thờ tự đơn sơ và sang trọng.

351

25. Đồ frang sức.

363

26. Tấm áo manh quần.

373

27. Thập bát ban vũ nghệ.

405

28. Giấy bút sách vở, nghề in khắc sách.

423

29. Phường bát âm và nhạc khí.

435

Chương năm. Nghệ thuật và hành vi

449

30. Công nghệ kiến trúc.


451

31. Điêu khắc Phật giáo, phù điêu đình làng và tranh dân gian.

495

32. Cử chỉ thông thường của người Việt

521

33. Lời ăn tiếng nói liên quan đến đời sống vật chất.

535

34. Tổng quan về đời sống vật chất của người Vỉệt hiện đại.

553

Phần kết

583

35. Những điều rút ra từ các mô hình sống.

583

36. Thay lời cuối sách. Quá khứ đã chết, quá khứ thay đổi và

599


quá khứ tiếp tục.

617

37. Phụ lục 1. Niên biểu lịch sử văn minh vật chất Việt Nam.

635

38. Phụ lục 2. Góp ý cho cuốn Văn minh vật chất của người Việt
của họa sỹ Phan Bảo.

661

39. Tài liệu tham khảo.

6


Lời giới thiệu 1
Một
• cuốn sách lạ.


T

rên tay chúng ta ỉà m ộ t cuốn sá ch lạ. Trong thư mục trước
tác của các tác giả Việt Nam tôi chưa thấy một cuốn nào cùng
loại. 'Van minh vật chất của người Việt' là một chủ đề quá

rộng dù tác giả đã giới hạn nó trong thời đại 'tiền công nghiệp'. Song


chủ đề này cũng thật giản dị. Nó ỉà câu chuyện của các đồ vật do con
người ỉàm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy ỉàm nên cái thế giới vật chắt
nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó và cùng tiến hóa với nó. Quan
hệ người với thiên nhiên, người với người được bàn luận, khảo cứu,
nghiền ngẫm rất nhiều nhưng quan hệ tương tác người với đồ vật thì
thường được coi là hiển nhiên đơn giản. Song cũng hiển nhiên là cái nhà
vệ sinh, đồ vật ta dùng tắm rửa, trang điểm... không phải là quá nhỏ
nhặt mà chừng mực nào đó chúng đánh dấu những cột mốc vãn minh
nhân loại. Trong những đóng góp cửa người Việt vào văn hóa thế giới
tôi cho rằng nhất định cố những cái bát, cái bình, cái lọ, cái thạp... gốm
thời Lý-Trần. Sự phát minh và mỗi bước cải tiến của cái cầy hay các công
cụ cấp thoát nước cho ruộng ỉúa rõ ràng ỉà quyết định đối với nền văn
minh lúa nước v.v và v.v... Ở Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội khản giả
thích thú học hỏi được bao điều từ các đồ vật của con người Việt Nam.
Bộ bách khoa bằng hình ảnh Technique du peuple Annamỉte ảo H.Oger
chủ biên và các nghệ sĩ Việt Nam minh họa thật quý giá về mặt nghiên

7


cứu và nghệ thuật. Phan cẩm Thượng không dừng ờ việc trình bày một
lát cắt thời gian, một toàn cảnh đương đại của thế giới đồ vật mà xem
xét vô vần đồ vật và công việc 'của người Việt' cả theo chiều ỉịch đại, bổ
dọc lịch sử, nhằm cho thấy sự tiến hóa của thế giới ấy, và của cộng đồng
chủ nhắn thế giới ấy, chủ yếu từ cái nôi của nó ỉà đằng bằng sông Hồng
vào tới bắc Trung bộ, từ thời tiền, sơ sử tới thế kỷ 19. Làm một công việc
đằ sộ, khảo cứu một diện tư liệu mênh mông quá sức một cá nhẵn chính
ông bộc bạch : "Khi viết như được dẫn dắt hởi một người xưa nào đó, đọc
cho chép, và viết theo cảm hứng, chứ nghiên cứu ở đâu ra được ngần ấy

thứ..." (E-maiỉ gửi Nguyễn Quân, 29/ 6/2010)
Đó ỉà một cái may để tôi và quý độc giả được cầm trên tay m ộ t cuốn
sá ch hay. Nhờ phương pháp khảo cứu và phong cách viết đặc sắc của
riềng nền người viết mới bao quát được diện rộng, sắp xếp ngăn nắp,
mạch lạc cấc chủ đề tưởng như sẽ quá dàn trải đồng thời tùy hứng đi
sâu vào những chủ đề mình đặc biệt quan tâm, những lập ỉuận mình đặc
biệt cam kết, những chi tiết mình đặc biệt hứng thú. Vãn phong ỉinh hoạt
pha trộn cả cách làm nghiên cửu, tư biện, chuyên nghiệp lẫn cách viết
tản văn sinh động; ngẫu hứng. Các tư tưởng uyên thâm trừu tượng; có
khi khá cực đoan thách thức; chung sống với những tự sự trần trụi tươi
sống và những cảm hứng nghệ sĩ vỗ cánh bay lên. Nhờ sự pha trộn khéo
léo, tự nhiên ẩy mà mấy trãm trang sách rất hay, nhẹ nhàng 'đễ đọc',
'không khô khan giáo huấn.
Cuốn sách dầy với lượng minh họa ỉớn và đẹp là một món quà trí
tuệ quý giá: Ta biết rất nhiều về thế giới vật chắt mà ông cha, tổ tiên ta
,chính chúng ta đã và đang tạo ra, sử dụng, hưởng thụ. Thế giới vật
chất ấy ỉàm ta thành văn minh và tạo nên một phần quan trọng của

6


Văn Minh Việt rất đáng tự hào. Qua cách nhìn từ nhiều khía. cạnh, cả
cái yếu và cái mạnh, cái hay và cái dở, cái 'tốt' và cái 'xấu', cái kém cỏi
và cái giỏi giang, cái cấp tiến và cái hủ ĩậu v.v và v.v... của dấn mình, ta
dường như tự nhìn lại mình và dân tộc mình rõ ràng hơn, âu yếm hơn.
Một cuốn sách khó xếp gọn vào hạng mục ỉịch sử văn hóa, văn hóa học
hay dân tộc học, xã hội học... nhưng đạt tới m ộ t ch iều k íc h n ghiên
cứu đ á n g n ể trọng.
Ba điều cảm nhận về cuốn sách cũng ỉà ba điều cảm nhận về tác giả
Phan Cẩm Thượng.

Xin cảm ơn và chúc mừng ỉ
Nguyễn Quân
Tp Hồ Chí Minh
Tháng ? năm 2010

9


Từ trên xuống-. Bình đất nung thời Đ ông Sơn, mầm
bồng [gốm Sa H uỳnh) và ấm men trắng thời Lý. V ẽ
ìại từ hiện vật B ảo tàng Lịcb sủ Việt N am tại H à Nội.
M inh họa: Phan c ẩ m Thượng.

10


Lời giới thiệu 2
Ngôn ngữ của đồ vật

T

ừ làu tôi có nhận xét hình như trong những người làm văn học nghệ
thuật, hay cả những người ỉàm văn hóa nói chung, thường thấy các
họa sĩ có kiến văn rộng và tốt hơn, hoặc ít ra quan tâm đến những

điều đó nhiều hơn. Chắc rồi phải tìm cách cắt nghĩa, và những người làm văn

hóa nghệ thuật thuộc các ngành khác -kể cả tôi đương nhiên - cũng nên ngẫm
nghĩ để mà soi ỉại mình. Cũng chính các họa sĩ là những người thường quan
tâm, hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ nhất đời sống thực của nhân dân, không phải

nhân dân nói chung mà là những người ỉao động, đặc biệt ỉao động thủ công,
cách thức lao động; sản phẩm ỉao động của họ, cặn kẽ và sâu sắc đến ý nghĩa
từng động tác ỉao động của những người vô danh ấy, ý nghĩa tiềm ẩn đến mức
có thể chứa đựng trong ấy hàng nghìn năm ỉịch sử không chỉ của nghề nghiệp,
mà cả ỉịch sử của xã hội, của đất nước, của con người, phổ biến toàn nhắn loại,
đồng thời ỉại đặc thù của từng dân tộc, dân tộc ta... mà ta chỉ có thể thật sự yêu
đến thiết tha khi thấu hiểu tới tận cùng qua chính ỉao động và những sản phẩm
ỉao động đó. Tôi thường để ý thấy các họa sĩ rất yêu các đồ vậtÉđặc biệt các đồ
vật thủ công, càng thô sơ càng quý. Họ nâng niu, ân cần gìn giữ chúng như
những bảo vật trưng bày ở những chỗ đẹp nỉĩất, cao quý nhất trong nhà. Trong
khi các đại gia và quan chức thì giành những vị trí ấy cho những chai rượu
ngoại thượng hạng hay những của ỉạ mang từ bên tây bên Mỹ về. Cũng là hai
thứ văn hóa vậy.

11


Trong các họa sĩ quen biết, tôi may mắn có một người bạn thân, một họa sĩ
và là một nhà văn hóa thật độc đáo và đặc sắc: anh Phan cẩm Thượng.
Cuốn sách các bạn đang cẩm trong tay đây là công trình mới nhất của anh:
Văn minh vật chất của người Việt. Hẳn có thể có nhiều cách hiểu thế nào là "văn
minh vật chất". Thôi thì ở đây chắc không có gì trở ngại ỉắm khi ta tạm đồng ý với
cách hiểu của Phan cẩm Thượng: cái cách con người, trong khi tất yếu phải va
chạm với tự nhiên, đã ỉàm ra các công cụ để mà tồn tại, từ tồn tại vật chất cho đến
tồn tại về tinh thần, và cũng chính qua đó mà hình thành, phát triển các mối quan
hệ với nhau, giữa con người vói con người. Ở phương Tầy có một thứ chủ nghĩa
gọi ỉà "chủ nghĩa, đồ vật" (chosisme), tôi không hiầi ĩắm về cái chủ nghĩa đó, nhưng
hóa ra có thể đọc ỉịch sử của loài người qua những đồ vật do con người làm ra, 'và
có thể đó ỉà lịch sử khách quan và chính xác nhất. Ai cũng biết có nhiều thứ lịch
sử: lịch sử của cấc triều đại, ỉịch sử của cấc vị vua, ỉịch sử của các tướng lĩnh ỉừng

danh, lịch sử của cấc anh hùng, ỉich sử của các danh nhân đủ loại, ỉịch sử của các
chế độ, ỉịch sử của những biến động xã hội..., ỉịch sử được viết nên bởi cuộc đời,
hành tung của các nhân vật ỉớn ỉao và bởi các sự kiện vang đội đó. Nhưng thử
nghĩ lại mà xem: tất cả những thứ ỉkh sử to tát và oai phong ấy đều bắt đầu, đều
ảo, đều được quyết định, biến đổi, phát triển, nảy nở, tàn lụi... bởi cải công cụ bàn
tay con người ỉàm ra, sử dụng, cách con người sử dụng chúng. Hơn nữa tất cả
những thứ ụch sử trên kia đều ảo con người viết sau khi chúng đã diễn ra, mà
con người thì bao giờ cũng được (hay bị) những động cơ riêng, hoặc chủ quan
hoặc khách quan thúc đẩy, họ viết vì một cái gì đó, cho một cái gì hay một ai đó.
Cho nên, nói cho cùng và nói thế này hẳn cũng ỉà không quá đáng đâu, tất cả cắc
thứ ỉkh sử ấy đều không thật hoàn toàn đáng tin. Chúng đều vị lợi. Duy chỉ có
những đồ vật do con người làm ra trong khi đối mặt với tự nhiên để tồn tại, và từ
đó để sử dụng trong gmo tiếp với nhau, là "trung thực" hơn cả, chúng cho ta một
ỉịch sử khách quan và chính Xắc nhất về con người, đương nhiên nếu ta biết cách

12


đọc được ở chúng, qua chúng. Phan cẩm Thượng đã cố gắng ĩàm công việc ấy,
cuốn sách này của anh cung cấp cho ta một ỉkh sử của dân tộc và đất nước mình,
qua các đồ vật do con người từng sống, từng ỉao động để có thể sống, tồn tại, phát
hiển, thịnh vượng, suy vong, ừầm ỉuân, đau khổ và hạnh phúc... từ ngày trên
đất này có con người cho đến hôm nay. Và hóa ra đó ỉà một ỉịch sử không chỉ cụ
thể mà còn hết sức toàn diện, có ìẽ không hề thiếu mặt nào, góc độ và cấp độ nào
trong sự sống của con người Việt từ thượng cổ cho đến nay. Người ta thường gọi
thời kỳ chưa được ghi chép lại bằng chữ viết ỉà thời tiền sử; chưa hẳn đâu: đồ vật
do con người làm ra, kể từ cây gậy để ném chết con thú của người hồng hoang,
cũng ỉà lịch sử, chứ saoỉ Phan cẩm Thượng gọi đó ỉà ỉịch sử "văn minh vật chất
của người Việt". Cũng có thể gọi đó ỉà ỉịch sử văn hóa Việt. Và không chi là văn
minh, vân hóa "vật chất". Bộ mặt con người in rõ, cồ thểỉà rõ và ừung thực hơn

hết, trên cái "vật chất" được con người nhào nặn và sáng tạo ấy,
Trước hết ỉà lịch sử của thiên nhiên Việt Nam. Bằng cách nào để biết được
thiên nhiên nước ia, sông nước, núi non, đất đai, bùn ỉầy, nắng mưa, giỗ bão, lụt
lội, hạn hán, nóng ỉạnh... trên dải đất này từ khi tổ tiên xa xôi nhất của chúng ta
có mặt ở đây ĩ Bằng cách nào để biết được tổ tiên xa xưa của chúng ta đã vất vả
và can trường ỉặn lội từ đâu đến đâu, từ những vùng núi hiểm trở nơi đất rắn
như đã đến những châu thổ bủn ỉầỵ cồn chưa kịp sánh đặc, theo những con đường
khó nhọc quanh co nào? Và châu thổ bùn lầy đã được con người Việt cổ chinh
phục, thuần hóa vì con người như thế nào, từ đất bùn đẩm nước và hoặc còn mặn
chát hoặc còn nồng nặc chua phèn, đã được vắt khô dần, chỉ còn ướt át đủ độ
nước trong ỉành ra sao để có thể trồng cấy được mà sinh sống? Học giả Đào Duy
Anh đã gọi cuộc vật lộn gian nan và anh hừng của người Việt với đất đai thuở
sớ khai đó bằng mấy từ cảm động; ông gọi đó ỉà sự nghiệpààthảm đạm kinh dinh "
của tổ tiên ta... Và rồi từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã ngày càng trờ nên chật
chội, người Việt đã mở đường đi về Nam - cũng là Đào Duy Anh nói: tẮđể mở

13


rộng hy vọng cho tương lai" - trên con đường vạn dặm ấy họ đã gặp và phải tiếp
tục chinh phục không chỉ những vùng đất mới nào, mà cả những chất đất mới
chưa hề quen, vượt qua được sức kháng cự của chúng để làm ra cái ăn, cái mặc...,
những cái đầu tiên giản dị và thô sơ vậy đó mà lại ỉà cơ bản và quyết định đề xây
đựng gùrng sơn ra sao?... Hóa ra toàn bộ lịch sử cụ thể rứmt và chân thật nhất
đó, cái đây thật sự của ỉịch sử, cái nền để làm nên mọi thứ lịch sử hào nhoáng
khác của người Việt đó, ỉại có thể đọc được, và đọc được một cách đáng tin cậy
nhất chẳng hạn qua những... chiếc cày; qua cách cấu tạo và thay đổi theo thời
gian dằng dặc hình dáng, cấu tạo, cả chất ỉiệu tạo thành của những chiếc cày và
từng bộ phận của chiếc cày, từ cái cấn cày, cái điệp cày, cải lưỡi cày, cái dây buộc
và cái ách tròng vào vai cổ con


những thay đổi thoạt nhìn chẳng có gì ghê

gớm, to tát ỉắm, nhưng ỉại ghi dấu sâu hơn và thật hơn rtiọi sách vở uyên bác.
Dấu vết của những chất đất người Việt từng phải gặp và khuất phục trên suốt
cuộc trường chinh vạn dặm qua hàng nghìn mm được in rõ, rõ nhất, rõ hơn bất
cứ ở đâu khác, bằng bất cứ cấch gì khấc, trên cái công cụ tưởng chừng vô tri ấy.
Vậy đó, cái cày không hề vô trinó cũng không câm. Nó có ngôn ngữ, bản thân
nó là một ngôn ngữ, thậm chí ngôn ngữ chỉnh xác và đáng tin cậy nhất. Vì trằn
trọc nhất và ỉạỉ vô tư nhất, mặc các triều đại, mặc cấc hệ tư tưởng, các vua chúa
và các vị anh hùng. Bởi vì bất cứ ai thuộc về triều đại hay hệ tư tưởng nào, bất
cứ vua chúa hay anh hùng nào rồi cũng phải ăn cơm do cái cày được biến đổi tài
tình ấy để cày xới ỉoạỉ đất đặc biệt ấy làm ra. Hơn thế nữa, chính những triều đại
và những hệ tư tưởng ấy nói cho cùng cũng từng biến đổi, thịnh suy do chính
sự thay đổi ở cái cán, cái điệp, cái lưỡi cày ấy... Phan cẩm Thượng cho ta thấy
điều đó, cho ta nghe ngôn ngữ đó, cụ thể, sinh động. Cái cày của người Việt. Cả
cái thuổng, cải cuốc; cái bừa, cái rìu, cái rựa, con dao, cái rắ, cái ráề.v cho đến cái
bát ăn cơm, cái gáo múc nước; cái chum muối dưa, cái nồi, cái chảo; cái ông đầu
rau, cái kiềng đặt nồi trên bếp... Chúng đều nói, và không chỉ nói về đất đai của
con người; còn về trời đất của con người và của xứ Việt, về gió bấc và gió nam,

14


mưa phùn mùa xuân, mưa giông mùa hạ, mưa ngâu mùa thu và mưa dầm mùa
đông, lụt hiền ỉành và lủ hung dữ, về những con sông và những núi non, về các
cồn cát chan chan dằng dặc ven biển và những cánh đồng phì nhiêu nuôi nấng
hay khô cằn khắc nghiệt thách thức con người..., về tất cả những gì con người
Việt phải ứng phó, thích nghi, gìn giữ hay biến đổi kiên trì có thể qua hàng nghìn
năm miệt mài, thông minh và dũng cảm để mà trường tồn... Và cuối cùng, qua

tất cả những cái đó, tất cả những công cụ con người phải sáng tạo ra và cái cách
sáng tạo ra chúng, biến đổi chúng, hiện lên ỉồ lộ chân dung của chính con người
ấy, C01Ĩ người Việt trải suốt ỉịch sử tồn tại của mình. Khuôn mặt dãi dầu của
người Việt. Và nữa, tâm hồn họ, tâm tính của họ, thất bại và thành công của họ,
đau khổ và hạnh phúc, nỗi buồn và niềm vui, hy vọng và tuyệt vọng của họ, ước
mơ và chịu đựng của họ..:, cái nền ỉàm nên điều ta vẫn gọi là nền văn mịnh tinh
thần của họ, sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ; cả nữa đời sống tấm ỉinh của
họ, tôn giáo, tín ngưỡng và cả mê tín của họ, các vị thánh, cấc vị thần cùng ma
quỷ của họ...
Cả một thế giới Việt, có thể không thiếu bất cứ phương diện nào, và ỉại suốt
trường kỳ lịch sử. Tất nhiên là một ỉkh sử chậm chạp, chậm chạp ĩắm đến mức
không thật chăm chú thì sẽ bỏ qua mất, song có ỉẽ chính vì thế mà nó càng đáng
tin, nó được "viết ra", khác mọi thứ ỉịch sử khác, không bị, hay được, thúc đầy
bởi bất cứ động cơ nào khấc ngoài nhu cầu tồn tại và phát triển tự nhiên, thiết
yếu, không thể cưỡng ỉại của con người trên đất đai này và giữa thiên nhiên
riêng biệt này.
Cuốn sách quý này Phan cặm Thượng tặng cho chúng ta không chỉ có thế,
Còn đáng khâm phục vô cùng sự chăm chút, nâng niu, tận tụy, và cả uyên bác
nữa trong công phu của anh để có thể cung cấp cho người đọc số ỉượng hình
ảnh đồ sộ với 959 ảnh, 505 hình minh họa thật sự đặc sắc do anh say mê và kỳ

15


công sưu tầm, hoặc tự anh nghiên cứu hẳn cũng phải rất chăm chú và với rất
nhiều quý trọng cùng tình yêu để vẽ lại. Thậm chí có thể nói chỉ cần in riêng
một cuốn sách gồm toàn những hình minh họa ấy thôi cũng đã thành một bộ sử
độc đáo về "văn minh vật chất" của người Việt rồi.
Vậy mà vẫn còn chưa hết. Cuối sách còn có hai "công trình" đặc sắc: Một
niên biểu tỉ mỉ và có thể gần như hoàn chỉnh về văn minh vật chất của người

Việt từ 300.000 năm về trước, khi tổ tiên xa xôi của chứng ta sáng tạo ra những
công cụ đá thô sơ ở Núi Đọ... cho đến tận nãm 1930 khi người họa sĩ tài hoa Cát
Tường sáng tạo ra chiếc áo dài đã trở thành một trong những biểu tượng của vẻ
đẹp Việt Nam ngày my... Theo tôi, trước Phan cẩm Thượng chưa ai ỉộp được
bộ niên biểu cần thiết và nhiều ý nghĩa như thế này. Cững ỉà một bộ sử quý vậy.
Và còn một bản góp ý cho cống trình của Phan cẩm Thượng do họa sĩ Phan
Bảo viết, dài đến mấy chục trang, chi tiết, kỹ ỉưỡng, hết sức giàu hiểu biết, sâu
sắc; tận tình, nhiều tỉnh phản biện, mà Phan cẩm Thượng đã giữ nguyên, đăng
trọn. Tôi nghĩ cả hai người đều thật hay, người góp ý và người đã đăng trọn,
không cắt một dòng nào. Thêm một ỉần nữa tồi muốn nói ỉại ý đã nói tử đầu bài
viết này: quả thật trong giới nghệ thuật nói chung, các họa sĩ là những người thật
sự "có văn hóa", đắng nể, theo nghĩa thật nhất, đúng nhất của khái niệm văn hóa.
Tôi có được xem một số tranh của Phan cẩm Thượngñ
, và dù chẳng hiểu gì
mấy về hội họa tôi cũng có thể nhận ra màu chủ đạo trong tất cả các tác phẩm
của anh ỉầ màu nâu sồng của đất. Nó đem lại một cảm giác đậm đà sâu lắng đặc
biệt chỉ có đất đai của con người mói tạo nên được. Tôi cũng muốn nói thêm điều
này: hình như trong cấc nghệ sĩ thuộc cấc ngành văn học và nghệ thuật ở ta chính
cắc họa sỉ, dù họ thường rất hiện đại đi đầu trong hiện đại, ỉạị cũng thường Việt
hơn cả. Họ gần với Đất và với Việt hơn chúng ta. Và theo tôi Phan cẩm Thượng

16


là một trong những người đứng ở hàng đầu trong số đó. Cũng ỉà người ỉuôn có
những suy ngẫm trăn trở về một mối quan hệ trông chừng rất ỉạ giữa đồ vật do
con người ỉàm ra, ích dụng, sự cần thiết có ý nghĩa sinh tử của chúng cho sinh
tồn của con người trên thế gian..., và ỉạ lùng thay, với cái nguy cơ chúng có thể
trở ỉại thống trị và ỉàm băng hoại con người, khi con người trở ỉại thành nô ìệ
của những đồ vật do chính mình ỉãm ra.

Hãy đọc những dòng cuối sách này của anh:
"Khi tôi viết những trang cuối cùng của cuốn sách này cũng ỉà lúc người
Việt đang sôi lên vì kiếm tiền, kiếm việc làm và mua sắm bất tận. Hàng ngày tôi
ngồi ở một quán nước trà ngoài đường và nhìn những dòng xe lúc chạy rầm
rầm đến chóng cả mặt, ỉúc chen chúc nhau đến mức người và xe ỉèn đầy đường
không thể đi được nửa trong hàng tiếng đồng hồ. Tôi tự hỏi vì sao người ta ra
đến nông nỗi này, vì sao vật chất mà ta sử dụng không còn có ý nghĩa văn minh
nữa mà chỉ là một đồ vật hữu dụng thuần túy. Xưa km người theo học thuỵết
Lão Trang thì cho rằng cơ giới sẽ sinh ra cơ tâm, càng nhiều phương tiện con
người càng xa với cái bản thể của mình. Những người theo Phật Thích Ca thì
mặc áo nột tử trên người chỉ có mỗi cái bất khất thực. Nhưng ngay cả tôn giáo
ngày nay cũng thay đổi, các nhà tu hành cũng đi ô tô, dùng vi tính và ãn mặc
rất sang trọng, thì chúng sinh tại sao ỉại phải khổ hạnh. Cái lý tưởng xã hội thời
Nghiêu Thuấn, đi ngủ không nhà nằo đóng cửa, ra đường không ai nhặt của rơi
có lẽ đã quá xa vời như quá khứ của con người vậy".
Một lời than thở, hay một cảnh báo?
Hãy cầm cuốn sách này lên, và cùng suy nghĩ.
Nguyên Ngọc
Thu 2010

1?


M õ trâu, ầao và bao ấ a o bằng g ỗ và tre. V ỉ lại từ hiện
vậi B ảo iàng K hông gian Vãn hóa Mường (H òa Bình).
M inb họa-. Phan c ầ m Thượng.

18



Lời nói đầu

T

hủa nhỏ khi sống ở Hà Tầy, tôi thường ngắm nhìn những
bà cụ bận váy sồi vuông, thắt bao tượng xanh, yếm trắng
và khoác bên ngoài áo cánh, đầu đội nón thúng, hông giắt

xà tích, mà thấy rất ấn tượng. Các bà cụ ấy như một bảo tàng nhân
học và văn hóa di động, mà mãi sau này tôi mới cảm thức được.
Không chỉ là y phục, lời ăn tiếng nói, những truyện thơ Nôm
thuộc lầu, công cụ lao động sử dụng, hành vi ứng xử... những
ngựời bà của tôi có tất cả những cái mà có thể gọi là văn minh Việt
Nam. Cúộc sống thay đổi chóng mặt trong vòng thế kỷ qua,
những dấu ấn đẹp đẽ và lạc hậu, như cách chúng ta thường gọi,
biến mất dần, nhưng trong tâm trí tôi nó đọng lại như một vết
hằn, một cuốn phim, hay một cuốn truyện tranh mà thực sự đa
phần tôi có thể vẽ ra, nhưng không cắt nghĩa được. Những cái đó
làm tôi lưu luyến với quá khứ, mỗi khi đi qua cửa hàng đồ cổ, qua
các bảo tàng dù sưu tầm rất ít ỏi, và qua những đống đồ thải mà
nhà nông không còn đoái hoài đến, đến mức tôi thường không ý
thức được mình đang sống trong quá khứ hay hiện tại, và giục
giã tôi phải đọc từ những đồ vật câm lặng đó những câu chuyện
thường ngày của người xưa. Biết là một chuyện còn viết ra được .
hay không là chuyện khác, khi quả thật tôi không có nhiều kiến
thức về làng nghề và lại chẳng bao giờ có thể biết hết ngọn nguồn
của những đồ vật mà con người đã dùng chúng.

19



Vào những năm 1990, tôi bắt đầu suy nghĩ về vấn đề này. Năm
1992, khi ra khỏi biên chế, theo kiểu "về một cục", tôi nhận được
một triệu tám, vừa lúc đó có người bạn bảo tôi nên mua cuốn sách
Tam tài đồ hội, tại triển lãm sách Trung Quốc giá hơn một triệu
đồng. Cuốn sách rất đắt, so với đời sống bấy giờ, nhưng lại tụ họp
những kiến thức bằng hình vẽ về trời đất và con người, từ thời cổ
cho đến thời đại nhà Minh, thế kỷ 15, trong đó tôi tìm thấy vô số
nông cụ cầy bừa, guồng nước tương tự như ở nước ta. Tôi nói
những băn khoăn của mình với cụ Hữu Ngọc, người mà đến nay
đã 90 tuổi vẫn đi làm bình thường, về việc nên viết cuốn sách như
thế nào. Cụ bảo ở Pháp có ông Fernand Braudel ngồi tù mấy chục
nãm, không một chút tài liệu trong tay, viết cuốn Văn minh vật
chất, kỉnh tế và chủ nghĩa tư bản thế kỷ 15-18, vô cùng giá trị. Cuốn
sách đã được xuất bản ở nước ta với cái tên cấ u trúc vật chất trong
đời sống sinh hoạt thường ngày đã gợi ý cho tôi rất nhiều điều về
phương pháp luận. Nhưng cuốn sách đó cũng gây cho tôi không
ít mặc cảm, đại loại tác giả viết rằng: vào một căn nhà của một gia
đình châu Phi ở một bộ ỉạc gần như không có gì có thể gọi ỉà vật chất, hay
người Trung Hoa không biết chăn nuôi ngựa, và bữa ăn ở phương Đông
gần như không biết thịt là gì. Dưới góc độ của người phương lầy,
người phương Đông và người châu Phi rất ít sáng tạo và rất nghèo
nàn về đời sống vật chất. Tôi nghĩ rằng ít sáng tạo thì có thể,
nhưng nghèo về vật chất hẳn không phải, nếu không muốn nói
là trái lại. Loanh quanh gần hai chục nãm, tôi mới viết thử được
vài bài ngắn như Cái bát, Cái ghế và bây giờ tập trung san định lại
những gì mình biết và theo đuổi suy nghĩ. Qua những vật chất
thường dùng, để thấy người Việt đã sinh sống như thế nào, và các
đồ dùng có mối tương quan, gợi ý cho nhau ra đời như thế nào,


20


cuối cùng là cái văn minh của người Vỉệt Nam được biểu chương
ra sao trong từng cái bát, đôi đũa, và giường tủ bàn ghế. Nếu giở
các cuốn lịch sử hầu hết là lịch sử chính tn và chiến tranh, đời sống
vật chất ngày thường chẳng có giá trị gí dưới các góc độ ấy. Lịch
sử nghệ thuật cũng đã gỡ cho nhân loại mặt khác, ít nhất bến cạnh
chiến tranh còn có sáng tạo, nhưng nghệ thuật là thứ sang trọng
quá, còn hàng ngày, đời thường, dân thường cũng có vị thế nhất
đinh trong lịch sử như một văn minh sống động, mà ta không hay
nhắc tới.
Chắc chắn cuốn sách của tôi không thể hoàn thiện và có nhiều
khiếm khuyết, vì một cá nhân dù tài đến đâu cũng không thể biết
hết chiều lịch sử và chiều không gian của đời sống dân tộc. Nhớ
đến câu: Chỉ có sự im ỉặng mênh mông mới không xúc phạm chân ỉý,
trong Áo nghĩa thư (Upanisad), mà giật mình. Mình viết nhiều
thế này thì sai lầm lắm lắm. Tôi mong những nhà nghiên cứu trẻ
có thể bổ sung, mở rộng cho cuốn sách này theo cách mà các bạn
suy nghĩ, và coi cuốn sách như là của chính mình cần viết tiếp,
sửa chữa.

Phan Cẩm Thượng
2008

21


Cối x a y ihóc đan bằný ire lèn đất. V ĩ lại từ biện vật
B ảo tồuỹ Không gian Vãn hóa Mường (H òa Bình).

M inh b ọ a : P hau Cẩm Thượng.


Lời dẫn

ô n ỹ đếm cái'
Ô n (Ị tất b ể
Ồnỷ k ể sao
Ô »g đào sông
ôn cỊ trồnỹ câ y
Ô ng x â y rú
Ônỹ írụ trời
Ồng cời cuo
Ô ng ỉùa chim
Ô nỹ câu cá...
(Đồng daoJ

Đ

ời sống vật chất luôn tràn ngập bên cạnh con người, ta
sử dụng chúng theo công năng và thói quen, nhưng
thường không suy nghĩ về chúng cả. Chúng sinh ra từ

đâu, từ thiên nhiên hay nền văn hóa nào? Chúng hoàn toàn chỉ
để sử dụng rồi lại tan biến vào ừong lòng đất, hay còn ý nghĩa
tinh thần nào khác? Càng vào thời hiện đại, người ta càng lười
suy nghĩ hơn về đồ vật (hay vật chất nói chung), đồ gì cũng được,
ai sản xuất cũng được, miễn là tốt và giá rẻ, tốt hơn là hàng hiệu.
Dấu ấn dân tộc còn rất ít giá trị/ và do đó tính thần dân tộc trong
một đồ vật cúng còn rất ít giá trị.

Ở một số nền văn hóa kinh tế tiên tiến, được coi là những nơi
phát minh hay sáng tạo đồ vật, như phương Tầy và Mỹ chẳng

23


hạn, những nơi khác hoặc chỉ là nơỉ sản xuất hoặc nơi tiêu thụ.
Những nơi khác ấy theo một cách nhìn nào đó chẳng có gì, chẳng
có gì đáng gọi là vật chất. Đó là cách nói của nhiều nhà nghiên
cứu khi khảo sát đời sống của một số bộ tộc ở châu Phi. Những
bộ tộc này nghèo đến mức không chế tạo ra bất cứ sản phẩm nào,
mà tất cả dùng sẵn trong tự nhiên. Cái này ngược hoàn toàn với
xã hội Mỹ/ nơi mà vật chất mới được sinh ra hàng ngày, các kiểu
dáng khác nhau từ ngay một đồ vật liên tục xuất hiện cám dỗ túi
tiền đến mức con người có thể chết ngập trong thế giới đồ vật.
Ấy thế nhưng nơi giầu nhất và nghèo nhất, nếu có được phản
ánh bằng các mức độ vật chất, lại không phản ánh được sự phong
phú hay nghèo nàn của đời sống tâm hồn. Vật chất có mối quan
hệ hai chiều với con người/ nó sinh ra để được sử dụng và tiêu
hủy, rồi ngược lại phản chiếu sự sử dụng, người sử dụng có đủ
điều kiện hình thành một nền văn minh vật chất hay không.
Một đất nước có lịch sử lâu dài với nhiều mức độ phát triển ắt
có những lớp văn minh vật chất phong phú, trái lại nhiều dân
tộc đã trường tồn, nhưng rất ít thay đổi so với trạng thái ban đầu
bất chấp thời gian và thời đại, văn minh vật chất không phong
phú, (như các dân tộc ít người Tầy Nguyên) trong đó mỗi đồ vật
đều là tích tụ sâu sắc của tâm hồn và văn hóa. Người Việt có lịch
sử lâu dài, nếu kể cả văn minh Đông Sơn là 4000 năm, ở mặt này
vẫn là dân tộc khá nghèo về vật chất, khi phần lớn chủng loại đồ
vật đều chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc, ở mặt khác lại là

dân tộc có đời sống vật chất phong phú, không thua kém bất cứ
dân tộc dân tộc giầu có nào, khi có một nền sản xuất tự cung tự
cấp có chiều sâu. Nếu ta nhìn một phụ nữ Dao chẳng hạn, với

24


tất cả y phục trang trí sặc sỡ và đồ dùng của cố, cô ta giống như
một bảo tàng sống động. Phần lớn những con người của sắc tộc
là như vậy, từng người một mang đủ đặc điểm văn minh của sắc
tộc đó. So với một số sắc tộc, người Kinh hay Việt không như vậy,,
họ đã tạm tách cái bản thân họ ra khỏi đời sống vật chất cụ thể.
Văn minh vật chất của họ được thể hiện bằng cả lối sống, quá
trình canh tác, chợ búa. Và điều này cũng giống như một con
người thời hiện đại, anh ta đi người không ra đường, nhưng có
rất nhiều thẻ và các trong ví để có thể huy động rất nhiều
phương tiện vật chất hỗ trợ cho cuộc sống cá nhân và công việc
của anh ta. Cái đó nói lên vai trò của cá nhân trong xã hội hiện
đại và khả năng phục vụ lại cá nhân của xã hội rộng lớn, mặt
ngược lại của nó, vật chất sẽ mất đi tính đặc thù dân tộc, chỉ còn
thuần túy là phương tiện.
Khi bà tôi đi chợ, bà bận chiếc áo cánh, quấn quanh cạp váy
cái ruột tượng xanh trong đó có bao tiền, đầu đội nón thúng rộng
vành, hông cắp cái rổ, chân đi guốc gỗ cao. Hình ảnh này là một
đời sống vật chất đặc trưng cho người đàn bà Việt khi đi ra đường,
mà mỗi đồ vật người ấy mang trên mình có tác dụng nhất định
ữong sinh hoạt, cũng như có ý nghĩa nào đó của một dân tộc. Tại
sao như vậy, có lẽ vì rất nhiều người đàn bà khác đi chợ cũng ăn
vận như vậy, cũng ngần ấy đồ dùng có cùng chức năng, và hình
dáng đồ đùng cũng cùng một khoa tạo dáng được đúc kết thành

khuôn mẫu trong văn hóa dân gian. Đấy chi là nói về một người
bình dân, mà người bình dân thì không có quá nhiều vật chất có
tính chất sang trọng hay tượng trưng lớn cho đời sống tinh thần.
Nếu xem xét hình ảnh một ông quan, hay ông vua thi vấn đề khác

25


hẳn, mọi đồ dùng của họ đều vượt lên cái thông thường, mang ý
nghĩa lớn lao của đấng bề trên, hay tượng trưng cho quyền lực
và sức mạnh của một vương triều, số lượng vật chất bám theo họ
cũng nhiều hơn, chế tác tinh tế hơn, đến mức có cả một công
xưởng thủ công của triều đình chế tạo và một đội ngũ thị tòng
mang vác đồ cho vua khi xuất cung. Nhưng sự nghèo nàn của
vật chất bình dân mang tính muôn thủa, thì sự giầu sang của một
ông vua lại mang tính nhất thời. Ý nghĩa vật chất của giai tầng
hoàn toàn khác nhau, cái muôn thủa nhìn chung lại ít giá trị nghệ
thuật, cái nhất thời thì tinh túy và diêm dúa vô cùng. Xâu chuỗi
chúng lại có thể nhìn thấy cả quá trình phân chia giầu nghèo xã
hội hay quy trình thống nhất từ giản đơn đến tinh túy của sản
xuất công nghệ.
Xưa kia khi làng Bát Tràng làm gốm, mỗi năm nhặt ra vài mươi
món đồ tiến cống dâng vua. Như vậy phần lớn bát đĩa được làm
đại trà, một số cũng hình thù như vậy được chế tác cẩn thận tinh
tế đưa vào triều đình, gọi là đồ ngự dụng. Đồ ngự dụng không
chỉ là dành những cái tốt đẹp nhất cho vua chúa, mà vì còn đấy
là nơi lưu trữ những sản vật tiêu biểu của làng nghề, nên làng
nghề cũng muốn giới thiệu những gì tốt nhất. Chiều không gian
và chiều thời gian của đời sống vật chất là cái gì đó rất thú vị.
Không gian là sự tương đồng về hoàn cảnh của tất cả các đồ vật

mà ta đồng thời sử dụngề Thời gian là lớp vật chất của thời nọ,
thời kia, mang phong cách của thời đại sinh ra nó, yà trong những
trường hợp nhất định, con người thời này dùng đồ của thời kia,
như những cổ vật hoặc như đồ củ còn hữu dụng.

26


Lời đồng dao đề từ trên cho thấy quá trình sáng tạo vật chất
của người Việt bắt đầu từ những gì lớn lao như trời đất biển cả,
cho đến những cái bé nhỏ như chim cua cá. Ý tưởng này chung
cho mọi dân tộc trong các truyền thuyết của họ không phụ thuộc
vào đó là dân tộc nhỏ hay lớn. Đẻ đất đẻ nước, rồi đến đẻ con
người. Từ con người công cụ đồ dùng và lương thực thực phẩm
sản sinh. Không phải dân tộc nào củng có thể sáng tạo ra đầy đủ
các hình thức vật chất, mà mỗi dân tộc chỉ có thể sản sinh ra một
số sản vật mà thội. Đồ gốm, công cụ lao động bằng đá bằng đồng,
đồ thờ tự thì mang tính phổ cập, nhưng xe cộ, thuyền bè, thuốc
nổ, la bàn, rồi sau này các loại máy móc chạy bằng động cơ đốt
trong hay động cơ điện thì chỉ xuất phát từ vài địa bàn như Trung
Hoa và phương Tây. Thế giới vật chất của người Việt, truớc thế
kỷ 19, hoàn toàn nằm trong sản xưất thủ công và nông nghiệp,
cũng như sinh ra từ đời sống nông nghiệp. Chúng ta xa lạ với
máy móc, các loại năng lượng đốt trong và điện và kỹ thuật của
thời đại công nghiệp. Công nghiệp là hoàn toàn học và nhập từ
phương TầyẾTuy nhiên, như trên đã nói cái tam giác vật chất - kỹ
thuật - văn minh không phụ thuộc vào trình độ phát triển của kỹ
thuật, mà phụ thuộc vào mức độ nhân văn dù cho đời sống có
nghèo nàn. Và ở mức độ như vậy sáng tạo vật chất của người Việt
hoàn toàn có thể tạo ra nền văn minh cho người Việt.



×