Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kinh Nghiệm Tổ Chức Cho Học Sinh Lớp 4, 5 Tham Gia Giải Toán Qua Mạng Internet Ở Trường Tiểu Học Thị Trấn Hát Lót

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 16 trang )

PHÒNG GD & ĐT MAI SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN HÁT LÓT
--------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THAM GIA GIẢI TOÁN
QUA MẠNG INTERNET Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN HÁT LÓT

*****
***
*

Người thực hiện: Hoàng Minh Tú

Giáo viên:

Trường tiểu học thị trấn Hát Lót


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

A- PHẦN MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong nhà trường, môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa
học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con
người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức
thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả
năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp
suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu


tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng
minh. Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung
thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng
tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp
cho con người lao động trong thời đại mới.
Từ năm học 2008 – 2009, lần đầu Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức cuộc thi
giải Toán qua mạng Internet trên trang cho học sinh tiểu học
và học sinh THCS đã được đông đảo học sinh các nhà trường trong toàn quốc
tham gia. Đến năm học 2011 – 2012, Cuộc thi giải toán qua mạng Internet đã trở
thành một phần không thể thiếu trong kế hoạch - nhiệm vụ năm học của nhiều nhà
trường. Đây là một sân chơi thực sự bổ ích cho học sinh, giáo viên các nhà trường
ở tiểu học và THCS trong việc giúp học sinh ôn luyện môn toán, bồi dưỡng học
sinh giỏi toán của nhà trường, rèn luyện khả năng tư duy độc lập, kĩ năng về tin
học, sử dụng máy vi tính trong học tập...
Kinh nghiệm thực tế qua những năm tổ chức cho học sinh khối 4, 5 tham
gia giải toán qua mạng Internet tôi thấy rất thiết thực cho học sinh trong việc ôn
luyện kiến thức toán đã được học, gắn với thực tiễn thực hành, thay đổi môi
trường và cách học. Kết hợp rèn kĩ năng sử dụng máy vi tính và khai thác mạng
Internet vào học tập. Được đông đảo học sinh và giáo viên đón nhận và tham gia,
chất lượng học tập bộ môn toán trong nhà trường của học sinh tiến bộ rõ rệt. Đó
cũng là một môi trường rất tốt hỗ trợ nhà trường trong việc bồi dưỡng học sinh
giỏi toán. Qua một thời gian tổ chức có kết quả, tôi xin đúc rút ra “Một số kinh
nghiệm tổ chức cho học sinh lớp 4, 5 giải toán qua mạng Internet ở trường TH
TT Hát Lót”.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
1. Tìm hiểu về việc tổ chức cho HS tham gia cuộc thi giải toán qua mạng
Internetdo Bộ GD&ĐT tổ chức.
2. Những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho HS tham gia giải toán qua mạng
Internet. Những điều kiện cơ sở vật chất cụ thể và cần thiết để tổ chức cho HS tham gia
giải Toán qua mạng Internet.

3. Hiệu quả, tác dụng đem lại từ việc tổ chức cho HS khối 4, 5 của nhà trường
tham gia giải toán qua mạng Internet.
2


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

III- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Việc tổ chức cho HS khối 4, 5 tham gia Giải toán qua mạng Internet của nhà
trường trong năm học 2011 - 2012.
- Các Vòng giải toán trên mạng Internet.
- Đặc điểm nhận thức, hứng thú, tâm lý của học sinh khối 4, 5 khi tham gia Giải
toán qua mạng Internet trong nhà trường.
- Các điều kiện cần thiết để tổ chức Cuộc thi Giải toán qua mạng Internet trong
trường tiểu học.
IV- CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
- Việc tổ chức cho HS khối 4, 5 tham Giải toán qua mạng Internet là giúp HS
được ôn luyện bỏ xung kiến thức về toán đã được học trong chương trình. Có những kĩ
năng, kiến thức cần thiết trong việc sử dụng máy tính, khai thác mạng Internet vào học
tập.
- Giúp học sinh hứng thú, say mê hơn trong học toán. Yêu mến gắn bó với trường
lớp hơn, thích được tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Góp phần trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi toán của nhà trường.
V- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Những quy định trong Chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 đối với bậc tiểu học. Quy định của Bộ GD&ĐT trong
việc “Đẩy mạnh Ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học”.
2. Thực trạng của việc tổ chức cho HS khối 4, 5 tham gia Giải toán qua mạng
Internet trong những năm qua của nhà trường.
3. Một số kinh nghiệm tổ chức cho học sinh khối 4, 5 của nhà trường tham gia

Giải toán qua mạng Internet.
VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận:
Tìm hiểu về Kế hoạch của Bộ GD&ĐT trong tổ chức Cuộc thi Giải toán qua
mạng Internet năm học 2011 – 2012. Các quy định và những Điều cần biết Cuộc thi giải
toán qua mạng Internet được đăng tải trên trang />2. Nghiên cứu thực trạng, điều tra, tổ chức cho học sinh tham gia Cuộc thi Giải
toán qua mạng Internet trong năm học.
3. Phương pháp tổ chức, quan sát, phỏng vấn, tham khảo tài liệu, phân tích, đánh
giá, tổng kết kinh nghiệm.

3


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

B- PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THAM
GIA CUỘC THI GIẢI TOÁN QUA MẠNG INTERNET

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường.
Trong những năm qua, Cuộc thi giải toán qua mạng Internet dành cho học sinh ở
bậc Tiểu học và bậc Trung học Cơ sở đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và
triển khai rộng rãi đến từng trường học hầu hết trên cả nước. Đây là cuộc thi nhằm
tích cực hưởng ứng chủ đề của năm học trong những năm qua là: Đẩy mạnh Ứng
dụng CNTT vào quản lý và dạy học, triển khai phong trào xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực; tạo sân chơi trí tuệ trực tuyến với một số môn học;

giúp học sinh làm quen với Internet, nâng cao chất lượng và tạo thêm hứng thú
cho học sinh học tập môn Toán; tạo môi trường thân thiện để học sinh giao lưu
học tập tích cực; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các học sinh có khả
năng về môn toán.
Việc tổ chức kì thi giải toán qua mạng Internet đã có tác dụng rất cao trong
việc thúc đẩy phong trào tự học của Thầy, cô giáo nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn, năng lực sư phạm, thể hiện tình yêu nghề, sự tận tuỵ say mê trong công việc.
Cuộc thi còn giúp công tác bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở các nhà trường
đạt kết quả tốt hơn. Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong giáo viên
và học sinh của mỗi nhà trường. Kết quả cũng như thành tích của mỗi học sinh,
mỗi nhà trường khi tham gia cuộc thi thường xuyên được cập nhật trên trang
là niềm vinh dự, tự hào của mỗi nhà trường càng góp phần
thúc đẩy phong trào thi đua trong dạy và học.
II- THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC GIẢI TOÁN QUA MẠNG INTERNET
CHO HS LỚP 4, 5 TRONG THỜI GIAN QUA.

Nói về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi giải toán qua mạng Internet
bậc Tiểu học nói chung và lớp 4, 5 nói riêng, trên thực tế còn gặp những thuận lợt
và nhiều khó khăn như sau:
a) Thuận lợi:
- Cuộc thi Giải toán qua mạng Internet đã được nhà trường tích cực hưởng
ứng và tham gia từ năm đầu khi Bộ GD&ĐT tổ chức và triển khai, 3 năm qua, nhà
trường cũng đã có những kinh nghiệm nhất định, thu hút được đông đảo sự quan
tâm của GV, HS, PHHS tham gia cuộc thi này.
- Nhà trường có phòng học tin học với số lượng trên 30 máy vi tính được
nối mạng LAN và kết nối Internet. Năm học 2011 – 2012, nhà trường có biên chế
4


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót


giáo viên tin học. Về trình độ của cán bộ giáo viên nhà trường: 80% có khả năng
sử dụng máy vi tính thành thạo và biết khai thác mạng Internet.
- Nhà trường đóng tại thị trấn Hát Lót (là trung tâm hành chính, chính trị
và kinh tế - xã hội của huyện) nên gia đình nhiều học sinh có điều kiện kinh tế khá
giả.
- Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phát động chủ đề của năm học là
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học”. Điều đó đã được Ngành GD
Mai Sơn triển khai và được nhà trường cụ thể hóa bằng nhiệm vụ năm học.
b) Khó khăn:
- Bên cạnh đó, việc tổ chức cho học sinh khối 4, 5 tham gia Cuộc thi Giải
toán qua mạng Internet còn gặp một số khó khăn, có rất nhiều lý do, mà nguyên
nhân khá phổ biến là:
- Yêu cầu học sinh phải có kĩ năng sử dụng máy vi tính tương đối thành
thạo mà học sinh Tiểu học thì không phải em nào gia đình cũng có máy vi tính và
nhất là cần được nối mạng.
- Yêu cầu về nội dung chương trình thi của một vòng thi thì nhiều mà thời
gian giải toán cho một vòng thi là rất ngắn (60 phút/vòng thi, bao gồm ba bài thi
với khoảng 50 bài toán) mà nội dung các bài toán rất khó đối với học sinh, thường
là các bài nâng cao và dành cho học sinh giỏi trong chương trình toán, cá biệt có
một số bài, một số dạng toán ngoài chương trình học. Điều đó làm các em rất lúng
túng và thiếu tự tin khi dự thi trên máy vi tính. Đồng thời công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi của giáo viên chưa đầu tư cao, việc bồi dưỡng chỉ thực hiện ở những giờ
quy định theo thời khoá biểu. Nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng chưa tâm huyết,
quan tâm tới việc hướng dẫn, việc học sinh của lớp tham gia giải toán trên mạng,
cũng như chưa đầu tư, tìm tòi với các dạng toán mới được thể hiện trong cuộc thi.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh còn hạn chế, đồng thời nhiều học
sinh chưa có điều kiện học tập ở nhà (máy vi tính và đường truyền nối mạng
Internet).
- Về phía nhà trường thì phòng máy vi tính để tạo điều kiện cho các em

tham gia học môn Tin học, giải toán qua mạng Internet là đã có. Xong đường
truyền Internet thì tốc độ là chậm, không đảm bảo cho việc tham gia giải toán,
thường xuyên gây nghẽn mạng, học sinh làm bài thì có hiện tượng mạng bị treo,
học sinh không vào được bài thi, hoặc làm xong không nộp được bài hay trang chủ
không cập nhật điểm.
- Phòng GD&ĐT Mai Sơn cũng như Sở GD&ĐT Sơn La chưa tổ chức
vòng thi cấp huyện và vòng thi cấp tỉnh. Chưa tạo được động lực và hứng thú cho
học sinh tham gia. Tạo nên số lượng học sinh tham gia có lúc giảm sút so với năm
đầu tham gia (khi đó Phòng GD&ĐT có tổ chức vòng thi cấp huyện).

5


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

CHƯƠNG II:
NỘI DUNG, MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THAM
GIA GIẢI TOÁN QUA MẠNG INTERNET Ở TRƯỜNG TH TT HÁT LÓT

I- NỘI DUNG CUỘC THI GIẢI TOÁN QUA MẠNG INTERNET.

Là cuộc thi được Bộ GD&ĐT triển khai từ năm học 2008 – 2009, với nội
dung là thi giải toán trực tuyến trên mạng Internet qua trang />Cuộc thi được dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS trong toàn quốc và cả
lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Nội dung thi về môn Toán học.
Để tham gia Cuộc thi, học sinh phải Đăng ký thành viên và khi tham gia thi
thì cần đăng nhập vào hệ thống trên trang Học sinh cũng có
thể đăng ký nhiều tài khoản khác nhau để có thể ôn luyện giải nhiều lần.
Trong hệ thống Bài thi Violympic có rất nhiều dạng toán khó, mới lạ, đa
dạng so với chương trình chính khóa. Từ năm học 2011 – 2012, BTC mở 1 vòng
thi/2 tuần (những năm học trước mở 1 vòng/tuần), mỗi vòng thi có 3 bài mà HS

phải vượt qua vòng thi trong thời gian 60 phút. Thời gian cho mỗi bài là 20 phút.
Khi học sinh làm bài thì thời gian sẽ đếm ngược và hiển thị trên bài thi, điểm số và
tên của học sinh cũng được hiển thị. Học sinh vượt qua vòng thi khi đạt 75% số
điểm của vòng đó.
Trên trang htpp://Violympic.vn/ số thành viên, điểm của học sinh và các
trường được cập nhật thường xuyên và sắp xếp theo thứ hạng. Học sinh và giáo
viên có thê theo dõi và nắm bắt được những thông tin này.
II- MỘT SỐ KIỂU BÀI THI GIẢI TOÁN INTERNET

Sau đây là một số dạng cơ bản hay gặp trong giải toán trên mạng
Violympic:
1. Kiểu bài “Sắp thứ tự”.
Màn hình kiểu bài thi này như sau:

- Mục đích: Giúp HS rèn việc sắp xếp thứ tự (các số TN, phân số, số thập
phân, đơn vị đo,...). Rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng sử dụng máy tính nhanh
tay, nhanh mắt.
6


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

- Yêu cầu: Xóa các số trong bảng bằng cách nhấn lần lượt vào các ô số
trong bảng theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Cách làm: Dùng chuột nhấn vào các ô lựa chọn mà em cho là đúng. Nếu
lựa chọn và thao tác là đúng thì ô số đó sẽ bị xóa đi. Nếu lựa chọn là sai thì ô số
không bị xóa và nếu lựa chọn sai quá 3 lần thì bài thi kết thúc.
Bài hoàn thành khi HS đã xóa đúng hết các ô số trong bảng, hoặc hết thời
gian làm bài hoặc số lần làm sai của HS vượt quá số lần quy định.
2. Kiểu bài “Cặp đồng nhất – bằng nhau”.

Màn hình kiểu bài thi này như sau:

- Mục đích: Giúp HS rèn kĩ năng tính toán và so sánh giá trị của toán học.
- Yêu cầu: Xóa các ô số trong bảng bằng ấn lần lượt vào 2 ô có giá trị bằng
nhau.
- Cách làm: Dùng chuột nhấn liên tiếp vào 2 ô có giá trị bằng nhau. HS
tính toán, so sánh và tìm 2 ô số có giá trị bằng nhau thì bấm chuột liên tiếp vào 2 ô
số đó. Nếu lựa chọn là đúng thì cặp ô số đó bị xóa đi. Nếu lựa chọn là sai thì ô số
không bị xóa và nếu lựa chọn sai quá 3 lần thì bài thi kết thúc.
Bài thi kết thúc khi HS đã xóa đúng hết các ô số của bảng và điểm được
tính, hoặc hết thời gian làm bài hoặc khi số lần sai của HS đã vượt quá số lần quy
định.
3. Kiểu bài “Thỏ tìm cà - rốt”.
Màn hình kiểu bài thi này như sau:

7


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

- Mục đích: Giúp HS tò mò giải các bài toán và tìm đường đi cho thỏ đến
cà – rốt bằng vượt qua các bài toán.
- Yêu cầu: Tìm đường đi thuận tiện cho thỏ tới củ cà rốt.
- Cách làm: Dùng chuột nhấn chọn đường đi trong mê cung cho thỏ đến cà
rốt. Ô có dấu ? là vật cản, bấm vào dấu ? em sẽ giải một bài toán. Nếu giải
đúng, em sẽ giúp thỏ vượt qua vật cản này và đưa thỏ đến với cà rốt. Bài kiểu này
thường phải giải qua từ 4 – 6 bài toán (dấu ? ).
Bài thi kết thúc khi thỏ đã lấy được cà rốt hoặc hết thời gian làm bài hoặc
HS không còn cách nào để hoàn thành bài.
4. Kiểu bài “Vượt chướng ngại vật”.

Màn hình kiểu bài thi này như sau:

- Mục đích: Giúp HS củng cố về các dạng toán trong chương trình được
học trên lớp.
- Yêu cầu: Trả lời chính xác hoặc cho kết quả đúng của bài toán thật nhanh
để xe vượt chướng ngại vật và về đích nhanh nhất.
- Cách làm: Trên đường đi, ô tô gặp một số chướng ngại vật, với mỗi
chướng ngại vật HS phải trả lời hoặc cho kết quả của bài toán. Nếu làm đúng thì ô
tô tiếp tục chạy, nếu làm sai chương trình đưa ra 1 bài toán khác để làm lại. Ô tô
sẽ không chạy tiếp nếu HS làm sai 3 lần ở một chướng ngại vật.
Bài thi kết thúc khi ô tô đã về đích hoặc hết thời gian làm bài, hoặc HS đã
làm sai 3 lần ở một chướng ngại vật.
5. Kiểu bài “Điền phương án thích hợp”.
- Mục đích: Giúp HS rèn kĩ năng tính toán với các phép tính nhanh, các
biểu thức, so sánh...
- Yêu cầu: Tính toán rồi điền các số, các dấu >, <, = thích hợp vào chỗ (...)
- Cách làm: Dùng chuột nhấn vào ô (...) rồi điền kết quả trả lời vào đó. HS
có thể làm bài nào trước cũng được. Sau khi làm xong tất cả các bài, HS nhấn nút
“Nộp bài” để kết thúc bài thi.
Bài thi kết thúc khi HS nộp bài hoặc hết thời gian thi. Điểm đạt được tính
theo số bài HS làm đúng.
8


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

Màn hình kiểu bài thi này như sau:

III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HS THAM GIA GIẢI TOÁN INTERNET CÓ
HIỆU QUẢ.


1. Tham mưu với BGH nhà trường lập Kế hoạch, thành lập BCĐ, BTC cấp
trường ngay từ đầu năm học. Tổ chức Hội thảo và Chuyên đề về tổ chức cho HS
tham gia Giải toán qua mạng Internet cho GVCN các lớp và các bộ phận trong nhà
trường cùng phối hợp tổ chức thực hiện (như Ban HĐNGLL, GV tin học, TPT
Đội, kế toán và hành chính nhà trường...).
2. Thông báo về tổ chức Cuộc thi rộng rãi tới các lớp, HS, tới GVCN, GV
tin học, PHHS.
Thường học sinh khối 4, 5, các em đã tham gia giải toán từ lớp dưới. Nên
ngay từ đầu năm học, cần hướng dẫn để các em sửa đổi thông tin của mình để sử
dụng tài khoản đã đăng ký và chuyển thành lớp mới. Với những học sinh mới và
học sinh chưa tham gia giải toán ở lớp dưới thì cần hướng dẫn các em cách đăng
ký và cách vào thi để làm bài.
Việc PHHS tạo điều kiện cho học sinh có đủ mọi điều kiện (máy tính, nối
mạng Internet ở nhà) để tham gia Giải toán mạng là điều hết sức quan trọng, vì
phần lớn là học sinh tham gia Giải toán ở nhà. Cần tuyên truyền cho PHHS hiểu
được đây là một hình thức cho con em họ được học tập, ôn luyện và mở rộng kiến
thức về toán, đồng thời giúp các em có những kĩ năng khi sử dụng máy tính, biết
khai thác mạng Internet, cũng là một hình thức học mà chơi, chơi mà học. Nhưng
PHHS cũng cần định hướng và sát sao, để tránh hiện tượng trẻ sử dụng máy tính ở
nhà cho việc chơi game.
Thường xuyên thông báo kết quả tham gia cuộc thi của học sinh trước buổi
Chào cờ, tiết sinh hoạt lớp để động viên, tạo không khí thi đua của học sinh tham
gia vào Cuộc thi.
3. Phối hợp với GVCN, GV tin học trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc
thi, điều cần biết về cuộc thi: như thời gian mở các vòng thi, luật chơi, các kiểu
9


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót


bài, cách sử dụng các công cụ, phần mềm khi làm bài các nút và biểu tượng của
Violympic,...
Lấy các dạng bài, các bài trong các vòng thi để GVCN có thể hướng dẫn
HS ôn luyện và làm bài. GVCN nên đăng ký thành viên và lấy các bài để có thể
hướng dẫn học sinh cách làm các bài toán đó. Đồng thời cũng giúp giáo viên trong
việc theo dõi kết quả và xếp hạng của học sinh lớp mình.
GV tin học có trách nhiệm cài đặt phần mềm trên máy tính phù hợp với
yêu cầu của BTC (như trình duyệt Internet tốt: Chrome, Mozilla Firefox; phần
mềm hỗ trợ Adobe Flash Player; hướng dẫn HS sử dụng phần mềm máy tính bỏ
túi Calculator; sử dụng các công cụ và biểu tượng của chương trình khi tham gia
Giải toán); Sắp xếp thời gian cho học sinh được giải toán tại phòng máy của nhà
trường.
4. Tổ chức vòng thi cấp trường:
- Chọn vòng thi: căn cứ vào tình hình học tập thực tế của nhà trường, kế
hoạch tháng của nhà trường và Ban HĐNGLL để chọn vòng thi cấp trường (1
trong các vòng từ Vòng 10 – Vòng 14)
- Thông báo tới từng lớp để GV, HS chuẩn bị. Điều này giúp học sinh hoàn
thành vòng thi bắt buộc cần vượt qua trước khi đến vòng thi cấp trường (đối với
học sinh làm chậm) và yêu cầu học sinh dừng chờ vòng thi cấp trường (đối với
những học sinh làm nhanh)
- Nhà trường thành lập BCĐ và BTC Cuộc thi, theo dõi, thống kê lập danh
sách HS tham gia cuộc thi.
- Phân công từng thành viên phụ trách các công việc cụ thể trong tổ chức
Vòng thi cấp trường. Như: GV tin cần chuẩn bị phòng máy, mạng. Thành viên
BTC cần lập danh sách, lập phòng thi...
- Lập Mã số thi. Bằng cách phân công thành viên BTC cấp trường cần
đăng ký với đối tượng là giáo viên, vào phần thi các cấp/ rồi vào mục tạo mã cho
trường. Cần phân công quản lý Mã số thi, khóa mã cẩn thận, tạo mỗi mã thi riêng
cho một đợt thi.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho Buổi thi: số lượng máy tính được nối mạng
đủ cho số học sinh thi của một phòng thi. Kiểm tra về đường truyền Internet, kinh
phí và giải cho cuộc thi.
- Thống kê và xét giải. Sử dụng mã số thi để thống kê giải. Xét giải theo
quy định của Điều lệ cuộc thi và tùy thuộc vào tình hình thực tế làm bài của học
sinh. Nhưng phải đảm bảo, học sinh được xét giải phải đạt trên 70% tổng số điểm.

10


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ TỔ CHỨC ỨNG DỤNG

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh nhà trường
tham gia vào Cuộc thi Giải toán qua mạng Internet, tôi nhận thấy:
Được đông đảo giáo viên, học sinh, và PHHS nhiệt tình hưởng ứng. Học
sinh ham học nói chung và học môn toán nói riêng. Học sinh háo hức chờ mỗi lần
BTC quốc gia mở các vòng thi. Có nhiều học sinh đã đăng ký nhiều tài khoản và
tham gia giải đi, giải lại nhiều lần nhằm tự giúp mình ôn luyện kiến thức về toán.
Học sinh chăm học, ham mê tìm tòi sáng tạo tích cực, say mê hơn với môn Toán.
Kĩ năng sử dụng máy tính của các em có nhiều tiến bộ.
Trong năm học 2011 – 2012, tính đến 20/5/2012 thì tổng số học sinh nhà
trường đã có 653 lượt học sinh tham gia (tỉnh Sơn La có 1475 lượt HS tham gia,
huyện Mai Sơn có 931 lượt HS tham gia). Trong đó, khối 4 có 101 lượt HS; khối 5
có 143 lượt HS tham gia.
Kết quả HS tham gia thi Giải toán Internet cấp trường như sau:
- Khối 4 có 20 em đạt giải (4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 5 giải Ba, 3 giải KK)
- Khối 5 có 15 em đạt giải (6 giải Nhất, 4 giải Nhì, 5 giải Ba)

Việc học sinh lớp 4, 5 tham gia vào cuộc thi đã được các GVCN khối 4, 5
đánh giá là có những tác dụng và hiệu quả tích cực đối với hứng thú và học lực
môn toán của học sinh. Điều này được thể hiện cụ thể qua kết quả học lực môn
toán cuối năm học của học sinh khối 4, 5 với tỉ lệ học sinh giỏi môn Toán tăng
cao. Kết quả học sinh Giỏi các cấp ở môn toán cũng có tiến bộ rõ rệt.
- Khối lớp 5 có 12 học sinh tham gia thi học sinh giỏi huyện đạt giải 11 em
(trong đó có 7 em đạt giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 1 giải KK).
Trong đó có 8 em được chọn trong đội tuyển HSG của huyện tham dự kì
thi giao lưu học sinh Giỏi của tỉnh đều đạt giải (Trong đó có: 5 giải Nhất, 3 giải
Nhì)
Nhà trường vinh dự được Sở GD&ĐT Sơn La chọn 3 học sinh lớp 5 tham
gia đội tuyển của tỉnh tham dự Kỳ thi Giao lưu Olympic Toán tuổi thơ tại Cà Mau
vào tháng 6/2012.

11


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

C- PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kinh nghiệm qua thời gian tổ chức cho học sinh khối 4, 5 của nhà trường
tham gia cuộc thi Giải toán qua mạng Internet. Tôi nhận thấy, đây thật sự là cuộc
thi bổ ích và lý thú cho học sinh tiểu học. Giúp học sinh tiểu học được học mà
chơi, chơi mà học. Là môi trường thuận lợi để góp phần bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đồng thời thông qua Cuộc thi, học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo tích cực, sự tìm
tòi và khám phá. Rèn luyện tư duy, kĩ năng sử dụng máy vi tính và mạng Internet
phục vụ học tập. Đồng thời Cuộc thi còn hưởng ứng tích cực vào chủ đề “Đẩy
mạnh ứng dụng CNNT vào quản lý và dạy học”; Góp phần xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực.
Tuy nhiên, để có những kết quả mong đợi, cần được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của Ngành, của BGH, Ban HĐGDNGLL của nhà trường, các tổ chuyên
môn, của GVCN, cũng như cần được sự ủng hộ của PHHS. Đặc biệt cần được đầu
tư phòng máy vi tính có kết nối đường truyền Internet tốt, có kế hoạch tổ chức dạy
bộ môn Tin học, nhà trường cần được học 2 buổi/ngày. Giáo viên chủ nhiệm cần
tâm huyết và nhiệt tình.
Để Cuộc thi Giải toán trên mạng Internet những năm học tiếp theo phát
huy tác dụng, được triển khai tới nhiều đối tượng học sinh, thu hút đông đảo số
lượng học sinh tham, tôi xin kiến nghị một số việc sau đây:
Ngành giáo dục các cấp, các nhà trường cần xây dựng việc tổ chức cho học
sinh tham gia Giải toán mạng vào nhiệm vụ năm học của nhà trường. Các trường
cần được đầu tư, nâng cấp phòng máy tính, hệ thống mạng LAN, Internet phù hợp
với cuộc thi.
Giáo viên cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, nhất là
kĩ năng sử dụng máy vi tính, khai thác mạng Internet.
Phòng GD&ĐT nên tổ chức thi Cấp Huyện và Sở GD&ĐT nên tổ chức thi
cấp tỉnh để động viên, khuyến khích học sinh tham gia vào cuộc thi đông hơn, có
chất lượng hơn.
Qua thực trạng việc tổ chức cho học sinh khối 4, 5 của nhà trường tham gia
cuộc thi Giải toán qua mạng Internet trong thời gian qua, bản thân tôi đã rút ra
được những kinh nghiệm và bài học bổ ích. Tôi rất mong có được sự chia sẻ, góp
ý, rút kinh nghiệm của BGH, các tổ khối chuyên môn, các đoàn thể, đồng nghiệp
trong nhà trường. Hy vọng rằng cuộc thi này ngày càng trở nên thiết thực trong
nhà trường và góp phần tích cực để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn !
Mai Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Người viết

Hoàng Minh Tú

12


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁC CẤP
HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG TIỂU HỌC T.T HÁT LÓT
(Xét duyệt)

13


Kinh nghiệm tổ chức cho HS lớp 4, 5 tham gia giải toán qua mạng Internet ở trường TH TT Hát Lót

14



×