Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kinh nghiệm tổ chức cho thiếu nhi vui chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.62 KB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
“Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt đông
vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Ngân Sơn”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I, Lý do chọn đề tài.
Với tuổi thơ vui chơi là học tập. Thông qua vui chơi , trí tuệ của các em
được phát triển hình thành khả năng phân tích , phát hiện và cảm nhận thế giới
xung quanh. Trong khi vui chơi các em thả sức suy nghĩ, tìm tòi và tưởng
tượng. Các em hoạt động sôi nổi, hết mình và chủ động bộc lộ những khả năng
tiềm ẩn . Chính vì lẽ đó việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi ở cộng đồng có một
ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi trước hết đó là môi trường, phương tiện giao
lưu chuyển giao giữa các thế hệ. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về
tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực, trang bị các phương pháp, kỹ năng
ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát triển
tình cảm, thói quen đức tính tốt đẹp của con người. Mục tiêu nói trên chính là
mục đích đưa hoạt động Đội vào bậc học phổ thông nói chung và bậc học tiểu
học nói riêng.
Cùng với các môn học chính khoá thì công tác Đội là một hoạt động quan
trọng không thể thiếu được trong các trường phổ thông và nó mang tính giáo
dục toàn diện. Trong hoạt động Đội thì việc tổ chức hoạt động vui chơi cho
thiếu nhi có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ
thơ. Vì hoạt động vui chơi là một hoạt động nhằm đưa các em hoà nhập cộng
đồng, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bổ ích và thoải mái sau những giờ học
căng thẳng, mệt mỏi. Hoạt động vui chơi đã tạo ra khí thế sôi nổi “Học mà chơi,
chơi mà học”. Thông qua hoạt động này thiếu nhi được trang bị một hệ thống
kiến thức cơ bản về nhận thức, điều đó cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao
động. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động vui chơi sẽ phát huy tốt trí tưởng
tượng, các kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động vui chơi các em sẽ học tốt các môn
học khác. Thông qua hoạt động vui chơi các em sẽ tích luỹ được những kinh
nghiệm để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để áp dụng một cách thành
thạo các kiến thức vào cuộc sống cũng như sáng tạo trong học tập ở các bậc học


sau.
Cùng với các kiến thức của các hoạt động khác thì việc tổ chức hoạt động
vui chơi nhằm giúp cho các em nắm bắt được một số khái niệm, cách tổ chức
vui chơi và bước đầu làm quen với các trò chơi đơn giản, mang tính giáo dục
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 1
Sáng kiến kinh nghiệm
cao. Thông qua hoạt động vui chơi giúp cho các em có được tính sáng tạo,
thông minh và nhanh nhẹn. Ngoài ra, còn giúp cho các em phát triển một cách
toàn diện về thể lực và ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách con người.
Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi ở bậc tiểu học theo nguyên
tắc đồng tâm. Tổ chức hoạt động ở lớp sau dựa trên cơ sở hoạt động của lớp
trước và tử nhỏ đến lớp, từ đơn giản đến phức tạp, số lượng trò chơi sẽ tăng
dần.
Nhằm đảm bảo ý nghĩa, mục đích và nội dung của việc tổ chức vui chơi
cho thiếu nhi ở bậc tiểu học. Bên cạnh các trò chơi nhỏ, các bài múa, các bài
hát Mà các tài liệu, sách báo đưa ra thì phương pháp để tổ chức thành công
các hoạt động vui chơi nói trên là một điều quan trọng nhất. Có người cho rằng
cần gì phải quan tâm đến vấn đề vui chơi cho thiếu nhi. Theo cách nghĩ của họ
thì nhiều thế hệ lớn tuổi từ xưa không được ai quan tâm tổ chức hoạt động vui
chơi nhưng họ vẫn thành người. Quan điểm ấy đúng hay sai ? Có cần phải tổ
chức vui chơi hay không ? Theo Karin Edenhmman (Nhà tâm lý học Đức) và
Chrin-stina Wakhend ( Nhà giáo dục) thì “Cũng giống như cuộc sống và tình
yêu, vui chơi là một khái niệm không thể định nghĩa được vì nó là một quá
trình, mà là một quá trình thì nó luôn luôn sống động, luôn luôn đổi thay và
phát triển” .Còn Huizinga lại miêu tả như sau: “Vui chơi là một chức năng văn
hóa, là một trong những nền tảng của nền văn minh, có tính chất toàn cầu và
hòa nhập trong cuộc sốngcủa con người cũng như loài vật. Vì vây, vui chơi
trọng tâm không phải cho trẻ em mà còn cho cả người lớn và cả xã hội mà ta
đang sống”. Tuy không có một định nghĩa hoàn thiện, nhưng các nhà Tâm lý
học, giáo dục Việt Nam thừa nhận rằng vui chơi là một dạng hoạt động nhằm

thỏa mãn nhu cầu, sở thích hứng thú phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm
của cá nhân . Cùng với các hoạt động xã hội, học tập … Vui chơi là một hoạt
động giải trí, giao lưu xã hội đặc biệt phát triển tính cộng đồng, tình thương yêu
đồng loại. Vui chơi hợp lý , khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
thời gian nhàn rỗi của các em. Từ thực trạng tổ chức vui chơi ở Liên đội
Trường tiểu học Võ Thị Sáu, việc tổ chức vui chơi thành công đã góp phần
không nhỏ vào kết quả giáo dục của Nhà trường và thành tích của Liên đội.
Trong thực tế vẫn còn không ít anh chị phụ trách còn lúng túng khi tổ chức vui
chơi cho các em, thậm chí gây ra sự nhàm chán cho các em khi tham gia vui
chơi.
Từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm trong việc tổ
chức hoạt đông vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Ngân Sơn”. Trên cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn với dụng ý đưa ra một số ý kiến bổ sung, đóng góp
cũng như đưa ra cấu trúc nội dung và phương pháp tổ chức vui chơi. Thông qua
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 2
Sáng kiến kinh nghiệm
đề tài này sẽ giúp cho các anh chị phụ trách và các em thiếu nhi tổ chức vui
chơi đạt kết quả tốt hơn.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi
tại cộng đồng để tìm hiểu cấu trúc và nội dung hoạt động vui chơi.
- Nghiên cứu những điều phụ trách thiếu nhi cần biết về mô hình hoạt
động cho thiếu nhi để nghiên cứu về các phương pháp chính để tổ chức vui
chơi, phát huy được những ưu điểm, khắc phục và cải tiến những tồn tại.
- Tìm hiểu nghiên cứu kỹ năng công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh.
- Nghiên cứu các hoạt động vui chơi để tìm ra tồn tại .
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1,Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu dựa trên nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động vui

chơi cho các em thiếu nhi như : Trò chơi nhỏ, các bài múa, các bài hát tập thể
Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm trong việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi ở
trường tiểu học Võ Thị Sáu.
2. Khách thể nghiên cứu:
Qúa trình tổ chức hoạt động vui chơi của 24 anh, chị phụ trách cho 430
em thiếu nhi ở trường tiểu học Võ Thị Sáu.
IV. Giả thuyết khoa học:
Nếu trong cuộc sống nói chung và trong quá trình dạy học nói riêng,
không có những giây phút thư giãn, những giây phút vui chơi sau thời gan lao
động, học tập mệt mỏi thì có thể con người sẽ trở nên căng thẳng và kết quả lao
động, học tập chắc chắn không cao. Còn việc tổ chức vui chơi, thư giãn như thế
nào để đạt hiệu quả thiết thực thì đòi hỏi người tổ chức cần có những kinh
nghiệm và phương pháp tổ chức khoa học .
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thực tế, tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, việc tổ chức vui chơi cho thiếu
nhi của các anh chị phụ trách còn nhiều vướng mắc về nội dung cũng như
phương pháp tổ chức truyền thụ kiến thức trong một trò chơi nhỏ, một bài
múa Phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của việc tổ chức vui chơi.
Với thực trạng đó, nhiệm vụ ngay sau khi nghiên cứu là đưa ra các yếu điểm về
phương pháp tổ chức vui chơi. Bên cạnh đó nghiên cứu phương pháp cải tiến để
đưa ra một số phương pháp phù hợp với thực trạng thiếu nhi nói chung và thiếu
nhi Liên đội Trường tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 3
Sáng kiến kinh nghiệm
VI. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu nội dung, kiến thức cụ thể để truyền thụ cho thiếu nhi thông
qua các trò chơi, các bài múa, các bài hát tập thể
- Nghiên cứu các ví dụ minh hoạ.
- Nghiên cứu cấu trúc vui chơi, từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để

có hướng khắc phục.
2. Nghiên cứu thực trạng:
- Nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi thiếu nhi.
- Kiểm tra kết quả, thăm dò ý kiến sau khi tổ chức hoạt động vui chơi.
3.Nghiên cứu thông qua ý kiến đồng nghiệp:
- Học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp lâu năm trong việc tổ chức vui
chơi về: Những điểm hợp lý và chưa hợp lý.
- Cùng với các anh chị phụ trách trong Liên đội đưa ra những phương
pháp cải tiến và khắc phục những yếu điểm khi tổ chức vui chơi cho thiếu nhi.
VII. Phạm vi nghiên cứu .
1. Nghiên cứu dựa trên tài liệu :
Tài liệu đưa ra những kiến thức, nội dung cần cung cấp cho học sinh khi
vui chơi. Tài liệu là cái giúp cho người phụ trách định hướng được mục tiêu cần
truyền thụ cho thiếu nhi. Từ đó, giúp cho các anh chị phụ trách chuẩn bị tốt hơn
một trò chơi, một bài múa Tài liệu là sự tích luỹ từ thực tiễn, được sắp xếp
thông qua tổ chức lại, truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi. Bằng các phương
pháp các anh chị phụ trách truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi và sau khi tiếp thu
thiếu nhi sẽ tự tổ chức hoạt động vui chơi cho riêng mình. Thực tiễn chính là
nơi kiểm chứng quá trình sắp xếp nội dung của tài liệu và kiểm chứng quá trình
truyền thụ kiến thức cho thiếu nhi.
2. Nghiên cứu dựa trên quá trình tổ chức vui chơi cho thiếu nhi.
Dựa trên nền móng của nội dung và các phương pháp thông qua tài liệu
hướng dẫn bằng lời nói hành động của mình để đưa các em đến luồng thông tin
về kiến thức. Nếu phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi ngắn gọn, súc tích,
dễ hiểu, dễ nhớ thì kết quả tiếp thu của các em sẽ cao hơn và ngược lại. Như
vậy giữa hoạt động và nhận thức luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 4
Sáng kiến kinh nghiệm
B. NỘI DUNG CƠ BẢN
Chương I : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định: Cuộc sống của con người được tạo
thành bởi các hoạt động, nói cách khác hoạt động chính là phương thức tồn tại
của con người. Thông qua hoạt động con người với tư cách là chủ thể nhận
thức, tác động đến thế giới xung quanh đồng thời chịu sự tác động trở lại của
thế giới xung quanh.
Trước đây, ở trường tôi đang công tác có một số anh chị phụ trách có
quan niệm rằng : Tổ chức vui cho các em chỉ cần hát cho các em nghe một bài
hát, tập cho các em một bài múa,bày cho các em chơi một trò chơi theo sách
thể dục thế là xong . Quan niệm đó, chỉ phù hợp với thời điểm xã hội chưa phát
triển. Còn ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi của con
người nói chung và các em thiếu nhi nỏi riêng cần phải đa dạng và phong phú
hơn. Không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ xem người khác hoạt động mà mọi người
cần phải được tổ chức và tham gia hoạt động. Đặc biệt các trò chơi trên truyền
hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác đang được các em thiếu nhi
quan tâm . Nếu các em được tham gia các trò chơi đó ở ngay tại Liên đội thì kết
quả giáo dục toàn diện sẽ rất cao.
2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu:
Các nhà khoa học đã phân chia hoạt động ra làm 3 loại: Vui chơi, học tập
và lao động. ở mỗi lứa tuổi cụ thể lại có những hoạt động chủ đạo riêng, đặc
trưng cho lứa tuổi đó. Ví dụ: Thiếu nhi, cùng với học tập, giao lưu - trong đó có
rất nhiều hình thức vui chơi giải trí lành mạnh - cũng là hoạt động chủ đạo.
Qua hoạt động này, các thuộc tính nhân cách của các em được hình
thành, bộc lộ, các em có cơ hội tự đánh giá mình. Lứa tuổi thiếu nhi có những
bậc phát triển cơ bản về tư duy, tưởng tượng, tri giác Tổ chức vui chơi có
khoa học, hợp lý cho thiếu nhi còn có ý nghĩa về mặt xã hội vì trẻ em hiếu
động, thiếu hiểu biết, hay bắt trước nếu không tổ chức vui chơi cho các em thì
các em sẽ tự phát vui chơi. Việc tự phát, tự do vui chơi ngoài việc ảnh hướng
đến sức khoẻ, đến thời gian học tập Sẽ không trách khỏi tai nạn, va vấp và sự
cám dỗ thiếu lành mạnh. Ví dụ: Rượu chè, cờ bạc, đua xe

Các hoạt động mạng tính tập thể được các em hưởng ứng nhiệt tình vì ở
đó có các em được giao lưu, gắn bó với tập thể, nhóm bạn ưa thích của mình.Ví
dụ: Cắm trại, giã ngoại, du lịch
3. Vị trí, vai trò của vấn đề ngiên cứu:
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có một vị trí hết sức quan
trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Vì hoạt động vui chơi là một hoạt
động nhằm đưa các em hoà nhập cộng đồng, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, bổ
ích và thoải mái sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi.
Kết quả nghiên cứu và thực tế tổ chức hoạt động vui chơi cho thấy nếu
biết tận dụng sự nhiệt tình tham gia của các thế hệ lớn tuổi có tâm huyết và
trình độ thì nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho thiếu nhi có những ích lợi
không nhỏ cho xã hội. Tận dụng được thời gian nhàn rỗi của mọi người và hoạt
động bổ ích, xây dựng được môi trường, quan hệ xã hội lành mạnh.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Chương II : Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu :
Liên đội Trường tiểu học Võ Thị Sáu nằm cách trung tâm Huyện Đăk Hà
khoảng 03km về phía Bắc. Liên đội chỉ có một cấp học đó là tiểu học, 80%
thiếu nhi là con em người kinh, địa bàn tương đối rộng, kinh tế phát triển chậm
và không đồng đều. Từ thực trạn đó liên đội còn gặp một số khó khăn sau:
- Tài liệu, sách báo còn thiếu thốn.
- Trường được chia làm 2 điểm, điểm chính gồm 11 lớp và điểm thôn
cách trường chính 3 km có 05 lớp 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số.
- Số lượng thiếu nhi khá đông: 430 thiếu nhi được học ở 16 lớp.
- Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn cho nên một số phụ huynh
chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và vui chơi của con em mình.
- Đội ngũ phụ trách đa số là nữ, đã có gia đình, con còn nhỏ lại hay đau

yếu cho nên hoạt động ngoài giờ chỉ mang tính đối phó và cầm chừng.
2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động vui chơi ở liên đội:
Từ những khó khăn chung của Liên đội thì việc tổ chức hoạt động vui
chơi cũng còn gặp nhiều vướng mắc, không đem lại kết quả thiết thực, tổ chức
còn rập khuôn, máy móc và không theo một quy trình . Đôi lúc còn gây cho các
em thiếu nhi nhàm chán .
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
- Vì địa bàn trường không tập trung cho nên việc tổ chức hoạt động vui
chơi không thống nhất được nội dung và không học tập được kinh nghiệm lẫn
nhau.
- Một số đồng chí phụ trách, khi tổ chức vui chơi cho các em thiếu nhi
còn lúng túng về phương pháp truyền đạt nội dung vui chơi.
- Không nắm bắt được chủ đề, chủ điểm cho nên khi tổ chức vui chơi cho
các em nội dung chưa phù hợp và không mang tính giáo dục.
- Tổ chức vui chơi còn mang tính rập khuôn, áp đặt, phương pháp tổ chức
rườm rà, khó hiểu gây nhàm chán cho các em.
- Tổ chức vui chơi chưa có tính sáng tạo , chủ yếu là các trò chơi, các bài
múa bài hát ở trong chương trình học của từng khối lớp.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Chương III : Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức vui chơi
I. Một số nội dung tổ chức hoạt động vui chơi:
1. Những trò chơi giải trí nhằm rèn luyện khả năng của các cơ quan tri
giác (mắt, tai, tay, chân, mũi, mồm ) rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, độ
mềm dẻo của các thao tác cơ bắp.
Trò chơi này tổ chức cho cả nam lẫn nữ như: Bịt mắt bắt dê, ném trúng
đích, ném vòng vào cổ trai hoặc ném bi, ném sỏi vào ống bơ, chơi rải ranh, chơi
bi, tìm vật dấu, nhảy dây, tú lơ khơ, cá ngựa Thiếu nhi có thể qua trò chơi này
tự sáng tạo kiểu trò chơi không tốn kém mà thu hút nhiều em tham gia. Loại
này có rất nhiều trò chơ truyền thống, cần khôi phục và phát triển tính cộng

đồng trong khi hoạt động, các em sẽ thoải mái, mạnh dạn, linh hoạt lên rất
nhiều .
2. Loại hoạt động vui chơi thể dục thể thao nhằm rèn luyện thể chất và
các yêu cầu giáo dục đạo đức:
Hoạt động thể dục thể thao bao gồm rất nhiều môn chơi tập thể, cá nhân
như: Chơi bóng (có bóng đá, bóng bàn, ném bóng ) các loại đá cầu, võ, vật,
bắn cung, ném lao, ném xa, ném trúng đích, bắn nỏ, chạy cự ly, thể dục dụng
cụ, cờ vua, cờ tướng
Loại hình thể dục thể thao chỉ rèn luyện thể chất mà nếu được tổ chức tập
thể, có luyện tập, có thi đấu sẽ tạo ra sự sảng khoái, giáo dục phẩm chất đạo
đức, hình thành ở thiếu nhi những tâm lý đạo đức rất quan trọng của người lao
động xã hội như: Sức mạnh, sức bền, nhạy cảm, linh hoạt, khẩn trương, nhanh
nhẹn, kế hoạch, bình tĩnh.
3. Loại hình hoạt động văn hoá nghệ thuật:
Nội dung hoạt động văn hoá nghệ thuận bao gồm: Ca nhạc, đọc truyện,
kể truyện, thơ, kịch, múa, hoạ, nặn, cắt dán
Loại hoạt động văn hoá nghệ thuật là nội dung vui chơi giải trí đòi hỏi có
sự hướng dẫn, rèn luyện của người lớn đối với các em.
Những hình thức hoạt động về nội dung văn hoá nghệ thuật sẽ góp phần
hình thành tình cảm trong sáng, lành mạnh, giúp các em cảm thụ, sáng tạo cái
đẹp, làm cho cuộc sống thêm cao đẹp hơn. Qua hoạt động nghệ thuật giúp các
em hướng thiện giàu hoài bão, sẽ có ý thức giữ gìn bảo vệ giá trị văn hoá của
dân tộc. Đó là một nhu cầu giáo dục đối với thể hệ trẻ mà ngày nay cả thể giới
đang quan tâm, có đầu tư, có kế hoạch thực hiện.
4. Hoạt động thăm quan du lịch, dã ngoại:
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Hoạt động tham quan, du lịch, dã ngoại cần có sự kết hợp với các nội
dung hoạt động kể trên. Tham quan là đưa các em đi xem, quan sát thực tế các
di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, các viện bảo tàng, các công trình

kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, các phòng thí nghiệm, các xí nghiệp, các
nông lâm trường
Có người cho rằng điểm vui chơi sao lại tổ chức đi du lịch, cắm trại, dã
ngoại nhưng họ quên rằng điểm vui chơi không có nghĩa là nội dung hoạt động
chỉ diễn ra một điểm vui chơi, mà điểm vui chơi là nơi tập hợp thiếu nhi ở một
cộng đồng, còn nội dung thì không bao giờ bó gọn và tự trói buộc trên một
điểm. Cần phải có quan điểm về vui chơi hoạt động như vậy mới tạo được môi
trường vui chơi cho thiếu nhi và đáp ứng được yêu cầu giáo dục nhân cách của
con người bước vào thế kỷ XXI: Con người biết sống hội nhập vào cuộc sống
chung của nhân loại và hoà đồng với môi trường tự nhiên.
Ví dụ : ở địa bàn huyện ………… nên tổ chức đi thăm các địa danh gần
như : ………………………………., …………………………… Tổ chức đi
thăm những địa danh này vừa đỡ tốn kém, vừa không mất thời gian học tập của
các em và đáp ứng được nhu cầu vui chơi của đa số các em thiếu nhi.
Khi tổ chức đi tham quan, du lịch, dã ngoại nên tổ chức thêm một số
cuộc thi như: Tập vẽ, sáng tác theo cảm súc, cảm thụ cái đẹp, tìm hiểu lịch sử,
giao lưu văn hoá Và để đảm bảo sức khoẻ khi tổ chức khi đi tham quan, du
lịch, dã ngoại cần mang theo thức ăn, đồ uống và một số thuốc men cần thiết.
5. Những nội dung hoạt động nhằm phát triển trí tuệ, mở rộng tri thức
khoa học, hiểu biết xã hội, phát triển năng khiếu của thiếu nhi.
Nội dung hoạt động này liên quan đến kiến thức khoa học tự nhiên, xã
hội, nghề nghiệp, tri thức, vốn sống xã hội, chính trị, văn hoá truyền thống dân
tộc của nhân loại.
Điều cơ bản giữa hoạt động dạy học ở nhà trường và ở điểm vui chơi là ở
chỗ nhà trường cung cấp tri thức một cách cơ bản theo một chương trình do
Nhà nước ban hành. Còn ở điểm vui chơi thì tận dụng kiến, mở rộng, phát triển
tri thức cơ bản của các môn học. Nội dung vui chơi đa dạng, phong phú như:
Tìm hiểu, sáng tác, trưng bày, nghe nói chuyện kết hợp với hình thức và nội
dung hoạt động khác.
Ví dụ: Tổ chức các nhóm tham gia xã hội, sáng tác thơ ca, tìm hiểu danh

nhân Nên tổ chức theo chủ đề hoặc trưng bày kết quả tìm hiểu của các em. Vì
vậy nội dung hoạt động phải linh hoạt, mềm dẻo, kết hợp nhiều hình thức, nội
dung trong mỗi buổi, mỗi tuần, mỗi tháng. Cần có một chương trình hoạt động
theo chủ đề tháng dựa trên kế hoạch của nhà trường và tổ chức chính trị khác.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ:
- Tháng 1: Ngày học sinh, sinh viên (09/01)
- Tháng 2: Mừng Đảng, mừng Xuân (03/02)
- Tháng 3: - Giáo dục giới tính (08/03)
- Mùa xuân và tuổi trẻ (26/03)
- Tháng 4: Học, học nữa, học mãi.
(Kỷ niệm ngày sinh của Lê Nin)
- Tháng 5: Nhớ ơn Bác Hồ (19/05)
- Tháng 6,7,8: - Hè vui chơi bổ ích.
- Đền ơn đáp nghĩa (27/07)
- Tháng 9: Ngày hội khai trường và kỷ niệm Quốc khánh 02 - 9.
- Tháng 10: Nhớ cách mạng tháng 10 Nga.
- Tháng 11: Biết ơn thầy cô (20/11)
- Tháng 12: Quân đội anh hùng (22/12)
II: Cấu trúc và kinh nghiệm một số nội dung vui chơi
1. Trò chơi nhỏ:
Đối với trẻ em nói chung, thiếu nhi nói riêng vui chơi là một nhu cầu
không thể thiếu trong sinh hoạt, học sinh hàng ngày của các em: “Học mà chơi
Chơi mà học”.
Từ nhu cầu thực tế đó, chúng ta cũng cần phải nắm bắt được cấu trúc của
một trò chơi nhỏ để chuyền đạt cho các em, cụ thể như sau:
1.1. Người hướng dẫn: Trò chơi nào cũng phải có một người hưỡng dẫn
chính, là trung tâm điều khiển của cuộc chơi còn gọi là người quản trò. Người
quản trò phải chú ý những điểm sau đây:

- Mục đích của trò chơi: Trò chơi đó có tính giáo dục cái gì ? Mặt nào?
Nhằm mục đích gì ? Cần được làm rõ trước khi chơi.
- Lựa chọn trò chơi: Trò chơi phải phù hợp với đối tượng , có trò chơi
phù hợp cho thiếu nhi lớn nhưng quá sức cho nhi đồng.
- Trình bày trò chơi: Ngắn, dễ hiểu, phối hợp giữa nói và làm cộng tác.
- Điều hành trò chơi: Vui vẻ, thoải mái, từ đơn giản đến phức tạp, tốc độ
hơi chậm ban đầu, nhanh về sau.
- Phải nhanh nhẹn, hoạt bát, dí dỏm và hài hước khi điều hành trò chơi.
1.2. Hướng dẫn chơi:
Bước 1: - Tập hợp đội ngũ, bố trí đội hình.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 10
Sáng kiến kinh nghiệm
- Chuẩn bị dụng cụ, người hỗ trợ (nếu cần).
Bước 2: - Trình bày trò chơi, dạng trò, luật trò, cách chơi và việc
thưởng, phạt khi thắng thua.
- Người quản trò phải giới thiệu ngắn, dễ hiểu gây được hào
hứng ngay từ đầu.
Bước 3: - Hướng dẫn mẫu, quản trò trực tiếp làm hoặc mời người chơi
thử 1;2 lần không có thưởng phạt để người chơi dễ hình dung và làm quen trò
chơi.
Bước 4: - Cho chơi thật và tính điểm thi đua.
Bước 5: - Tuyên bố kết quả, để các em tự nhận xét sau đó tuyên dương,
khen thưởng người thắng cuộc và phạt người thua cuộc.
* Lưu ý: Khi tổ chức chơi cần tránh một số điểm sau:
- Đưa ra trò chơi chưa quen.
- Quá nghiêm khắc trong khi điều hành trò chơi.
- Đối xử thô bạo với người thua.
- Kết thúc trò chơi đúng lúc, không nên tổ chức một lúc quá 5 trò chơi sẽ
gây cho các em sự nhàm chán.
1.3. Người dự chơi:

- Cần nắm vững nội dung trò chơi, luật chơi cách chơi.
- Tự giác, không gian lận, giấu lỗi, ảnh hưởng đến người xung quanh và
quản trò.
- Thể hiện sự đoàn kết dũng cảm trong quá trình chơi, hết sức tránh tư
tưởng ăn thua.
1.4 . Ví dụ :
1.4.1 .Trò chơi tĩnh :
1.4.1.1.Trò chơi “ca sĩ tí hon”
a. Mục đích: Luyện cho các em có trí nhớ tốt về các bài hát đã được học.
b. Địa điểm chơi: Trong nhà hoặc ngoài sân.
C. Số người chơi: Một chi đội hoặc một lớp sao nhi .
d. Luật chơi : Mỗi em hát đúng từ 1 đến 2 bài hát, nhưng bài hát đõ
không được trùng với bài mà bạn trước đó đã hát.
e. Cách chơi : Dứng thành vòng tròn hoặc hàng ngang,
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Tất cả hát chung mộ bài hát . Quản trò chỉ vào một em cào đó bát nhịp,
em đó tự hát một. Khi chỉ huy hô “Chuyển hoặc dừng lại”em đó ngừng hát,
quản trò chỉ sang một em khác bắt nhịp, em này phải nhanh chóng hát bài hát
khác không được trùng, cứ như thế tiếp tục với các em khác.
Ai hát được nhiều bài, hát không trùng bài đã hát là Ca sĩ ưu tú
Ai hát được ít bài, hát trùng bài đã hát là Ca sĩ dởm sẽ phải làm một trò
cười.
1.4.2 Trò chơi động :
1.4.2.1.Trò chơi “ bịt mắt bắt dê”
a. Mục đích : Rèn luyện khả năng định hướng, tập trung chú ý và khả
năng khéo léo nhanh nhẹn cho học sinh
b. Địa điểm : Sân trường
c. Số lượng người chơi : Khoảng một chi đội hay một lớp sao nhi
d. Luật chơi : Tập hợp thành vòng tròn, đứng quay mặt vào tâm, em nọ

cách em kia khoảng 0.5 cm. Chon 2 em vào trong vòng tròn đóng vai : 1 em
đóng vai” Dê”, 1 em đóng vai người tìm “ bắt dê” rrồi dùngkhăn bịt mắt 2 em
này lại và cho đứng cách nhau 2 m.
e. cách chơi : Khi có lệnh, 2 em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai
“ Dê” vừa di chuyển vừa bắt chước tiếng dê kêu: “ be …be…be…”, em đóng
vai tìm dê di chuyển về phía tiếng dê kêu để timg bắt dê. Trong quá trình chơi
nếu người tìm bắt được “ dê” coi như là thua , sau đó dổi vai hoặc thay em
khác
1.4.3.Trò chơi sáng tạo :
1.4.3.1.Trò chơi “đoàn kết”
a. Mục đích : Rèn tính phản xạ , sức nhanh và khả năng sáng tạo của
HS.
b. Địa điểm : Sân trường
c. Số lượng người chơi : Khoảng một chi đội hay một lớp sao nhi
d. Luật chơi : Các em kết nhanh từng nhóm theo lệnh của chỉ huy, nếu ít
hơn hoặc nhiều hơn thì sẽ bị phạt.
e. Cách chơi : Tập trung lớp đứng thành một vòng tròn em mnọ cách em
kia 1m và quay mặt về bên phải. Cho các em chạy nhẹ nhàng hoặc nhảy chân
sáo theo vòng tròn, vừa vỗ tay vừ đọc “Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết.
Đoàn kết là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau đoàn kết” . Đọc xong các em vẫn đi
vòng tròn , khi nghe quản trò hô “Kết 3 “ các em nhanh chóng kết thành nhóm
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 12
Sáng kiến kinh nghiệm
3 , nếu em nào không kết được nhóm quy định thì sẽ bị phạt do quản trò đưa ra.
Tiếp tục làm lại vài lần và thay đổi câu hô sáng tạo như “ Kết 3 người 4 chân”


1.4.4.Trò chơi thi đấu :
1.4.41.Trò chơi “nhảy lướt sóng”
a. Mục đích : Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, phản xạ nhanh và

phát triển sức mạnh chân.
b. Địa điểm : Sân trường
c. Số lượng người chơi : Khoảng một chi đội hay một lớp sao nhi
d. Luật chơi : Chia thành 2 đội chơi, mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc, em
nọ cách em kia 1m , mỗi hàng chọn 6 em làm 3 cặp tạo sóng, mỗi cặp 2 em cầm
2 đầu dây thừng .Lướt sóng đến chân ai thì người đó phải nhảy lên , nếu mắc
dây thì đội đó sẽ bị thua
e. Cách chơi : Từng cặp hai em cầm dây đi từ đầu hàng đến cuối hàng,
dây đi đến đâu, các em ở đó phải nhanh chóng nhảy bật lên bằng hai chân
“lướt qua sóng” không để dây chạm chân, cặp thứ nhất đi được 2-3m thì cặp
thứ 2 thực hiện như cặp thứ nhất, cứ lần lượt tạo thành con sóng . Cặp thứ nhất
đi đén cuối hàng thì nhanh chóng chạy lên đầu hàng để thực hiện lại từ đầu .
2. Múa tập thể:
Múa tập thể là một hoạt động nghệ thuật bổ ích, hấp dẫn với lứa tuổi
thiếu nhi. Để hướng dẫn múa đạt kết quả cao, người dạy múa cần tiến hành các
bước sau:
2.1. Công tác chuẩn bị:
2.1.1. Đối với người dạy múa:
- Học thuộc, nắm vững điệu múa.
- Biết chọn ra những động tác chính của điệu múa, nghiên cứu cách tập
tốt nhất giúp các em mau thuộc điệu múa.
- Chuẩn bị những phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc dạy múa.
- Trang phục, đầu tóc, dày dép gọn gàng tiện lợi cho việc thao tác động
tác khi dạy múa.
- Phong cách hướng dẫn vui, cởi mở, trình bày diễn giải động tác ngắn
gọn, mạch lạc rõ ràng trong khẩu lệnh hô đếm động tác.
2.1.2. Các em học múa:
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 13
Sáng kiến kinh nghiệm
Người dạy múa chuẩn bị cho các em có tâm thế sẵn sàng tập múa như:

Giới thiệu điệu múa gắn với các hoạt động Đội sẽ tổ chức cho các em trong thời
gian tới, có yêu cầu cụ thể với từng đơn vị trong tập luyện để giúp các em có ý
thức tập múa.
2.2. Thực hành dạy múa:
- Người dạy giới thiệu điệu múa, làm mẫu động tác.
- Hướng dẫn các em tập những động tác chính của điệu múa theo thứ tự
từng động tác từ đơn giản đến phức tạp.
- Tập cho các em từng câu, đoạn múa ngắn gọn gắn với đội hình cụ thể.
- Giúp các em thực hiện nối các công đoạn múa ngắn lại với nhau cho
liên hoàn.
- Phát hiện những lỗi trong động tác hoặc rối không rõ lỗi di chuyển đội
hình để bổ khuyết kịp thời cho các em.
- Thực hiện điệu múa từ đầu đến cuối ít nhất 3 lượt để các em ghi nhớ
động tác.
- Người dạy biểu diễn lại điệu múa từ đầu đến cuối cho các em theo.
2.3. Kiểm tra kết quả học tập:
- Người dạy múa hướng dẫn phổ biến cách kiểm tra cho các em nắm
vững.
- Các nhóm hoặc tập thể nhỏ tự ôn trong ít phút.
- Đánh giá chất lượng học múa dưới dạng “Thi múa” nối tiếp điệu múa
giữa các tập thể nhỏ với nhau.
- Người dạy múa cần tạo ra không khí như một hội thi thực sự.
- Người dạy múa tuyên dương các đơn vị, nhóm múa tốt, bổ khuyết
những chỗ yếu các em cần tập luyện, cảm ơn sự chăm chú theo dõi tích cực của
các em.
- Cả tập thể cùng vỗ tay hát vang điệu múa vừa học.
- Người hướng dẫn múa tuyên bố kết thúc buổi tập múa.
2.4. Ví dụ: Hướng dẫn múa bài “Tiếng chào theo em”
Sáng tác của nhạc sỹ Hà Hải
2.4.1. Lời của bài hát: (Nhịp vừa - vui - trong sáng)

Chào ông ! chào bà cháu đi học về. Chào cha ! chào mẹ ! con đi chơi
nhé ! chào anh, chào chị. Chào cô, chào thầy. Em vào lớp học tiếng chào theo
em. Em đi ra đường tiếng chào theo em.
2.4.2 Hướng dẫn múa:
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 14
Sáng kiến kinh nghiệm
- Đội hình: Đội hình vòng tròn, tuỳ theo số em tham gia, tuỳ theo địa
điểm lớn nhỏ mà múa một vòng, hai vòng, ba vòng Đồng tâm hay khác tâm.
- Động tác 1: Chân phải bước lên, chân trái ký nhẹ nhún mềm , sau đó
chân trái rút về, chân phải ký nhẹ, tất cả 4 nhịp (vào chữ chào, phách mạnh
của lời ca). Động tác tay phải đặt lên tay trái tạo thành hình chữ nhật nghiêng
về phía phải sau đó ngược lại ở nhịp 3, 4.
Sau đó 2 tay để lên vai thể hiện động tác cầm cặp sách, chân bước đều tại
chỗ (4 nhịp). Hát: “Chào ông về”.
- Động tác 2: Giống động tác 1 nhưng qua nhịp 5, 6, 7, 8. Hai tay vung
lên tự nhiên chân dậm đều tại chỗ. Hát: “Chào cha chơi nhé”.
- Động tác 3: Chân phải sang ngang, chân trí ký nhẹ (Ngược lại chân
trái tất cả 8 nhịp những động tác tay ở nhịp 1, 2, 3, 4 tay mở ra mời chào theo
hướng ký chân, nhịp 5, 6, 7, 8 hai tay đặt lên nhau tạo thành hình chữ nhật
chân vẫn nhún ký.
Hát: “Chào anh chào thầy”
- Động tác 4: Sau đó đi đều về phía phải 4 nhịp (chân trái trước) sau đó
đứng tại chỗ, tay trái chống hông, tay phải vung cao thể hiện động tác chào
nhau chân dậm đều tại chỗ 4 nhịp. Sau đó đi ngược về bên trái (tay trái vẫy
chào).
Hát: “Em vào theo em”.
Múa lại từ đầu.
3. Thiết kế hoạt động ngoại khóa:
Chủ điểm : Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5
Tên hoạt động : Nhớ ơn Bác Hồ

3.1: Mục tiêu của họat động:
* HS nắm được một cách sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của
Bác Hồ từ đó thấy được phẩm chất cao đẹp của Bác.
* Rèn cho HS một số kỹ năng :
+ Ký năng trình bày mạnh dạn trước tập thể .
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
+ Kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện một số hoạt động.
+ Kỹ năng nhận xét, đánh giá.
+ kỹ năng tự điều chỉnh để hòa nhập với tập thể nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 15
Sáng kiến kinh nghiệm
* Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ, có ý thức học tập tốt, rèn luyện và thực
hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
3.2: Nội dung, hình thức tổ chức:
a. Nội dung:
-Biểu diễn văn nghệ : Ca ngợi Bác Hồ ( mỗi khối lớp 1 tiết mục văn
nghệ)
- Thi tìm hiểu về Bác Hồ.
a.1: Phần thi 1: Ai nhanh hơn
Người dẫn chương trình đọc câu hỏi, các đội giành quyền trả lời nhanh
bằng tín hiệu phất cờ, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Câu hỏi 1: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu?
Câu hỏi 2: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày tháng năm nào? Tại
đâu?
Câu hỏi 3: Bác Hồ đã từng làm những công việc gì để sinh sống trong
thời gian Bác hoạt động ở nước ngoài?
a.2: Phần thi 2: Phần thi giành cho khán giải
Người dẫn chương trình đọc câu hỏi, khán giả xung phong trả lời. Ai trả
lời đúng nội dung câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng của ban tổ chức.

Câu hỏi 1: Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ em phải làm gì ?
Câu hỏi 2 : Bác Hồ mất năm nào ? ở đâu?
Câu hỏi 3 :Lăng Bác Hồ được xây dựng ở đâu?
a.3: Phần thi 3: Phần thi lựa chọn.
Vẽ một bông hoa 5 cánh, mỗi cánh hoa ghi một số ứng với một câu hỏi .
Các đội chọn số, người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng. Mỗi câu trả lời
đúng được 10 điểm. Nếu đội đội đó không trả lời được thì các đội còn lại có
quyền trả lời, mỗi câu đúng được 5 điểm.
Câu hỏi 1: Em hãy hát một bài hát ca ngợi Bác Hồ?
Câu hỏi 2: Em hãy đọc thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy?
Câu hỏi 3: Trong thời gian ở nước ngoài, Bác Hồ đã từng làm vịêc và
hoạt động cách mạng ở nước nào?
Câu hỏi 4: Bác Hồ chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
vào ngày tháng năm nào?
Câu hỏi 5: Em hãy kể một mẫu chuyện ngắn nói về đạo đức Bác Hồ?
b. Người thực hiện công việc:
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 16
Sáng kiến kinh nghiệm
- Người phụ trách theo dõi chung: Tổng phụ trách Đôi.
- Ban nội dung : Cử 2 giáo viên phụ trách
- Ban giám khảo : Cử 3 giáo viên phụ trách và 2 đội viên.
- Ban thư ký : Cử 1 giáo viên phụ trách và 1 đội viên.
- Các lớp tham gia thi : Đại diện 3 khối lớp (3,4,5) mỗi khối chọn từ 3 – 5
em.
- Cổ động viên : Học sinh các lớp 1,2,3,4,5
Thời gian : từ 7 giờ 30 ohút đến 9 giờ 30 phút ngày 19/5/2007.
+ Biểu diễn văn nghệ: 20phút.
+ Thi tìm hiểu về Bác Hồ : 50phút.
+ Tổng kết - phát thưởng : 20phút
c. Cơ sở vật chất:

- 1 bànđể âm ly.
- 1 bàn ban giám khảo
- 1 bànthư ký
- 1 bàn giành cho ban nội dung
- Phần thưởng : vở, bánh kẹo
d. Địa điểm tổ chức : Sân trường.
e. Hình thức tổ chức: Thi giữa các đội
3.3. Tổ chưc thực hiện :
a. Tuyên bố lý do
b. Giới thiệu đại biểu
c. Giới thiệu ban giám khảo, thư ký
d. Giới thiệu các đội tham gia thi.
e. Thực hiện các nội dung theo kế hoạch.
3.4. Tổng kết rút kinh nghiệm:
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Phát thưởng - Bế mạc cuộc thi
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 17
Sáng kiến kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức
hoạt động vui chơi cho thiếu nhi ở trường tiểu học Ngân Sơn”. Bằng cách
nghiên cứu tham khảo tài liệu và thực tiễn hoạt động ở Liên đội, tham khảo ý
kiến của một số anh chị phụ trách có thâm niên và với kinh nghiệm bản thân.
Qua đó tôi thấy rằng việc tổ chức vui chơi cho thiếu nhi là rất cần thiết và cần
phải được một số vấn đề sau:
- Bất cứ hình thức vui chơi giải trí nào cũng phải hấp dẫn và gây hứng
thú cho các em. Người lớn không được áp đặt, gò bó, đề ra nhiều quy định buộc
các em phải tuân theo một cách máy móc. Khi tổ chức vui chơi phải để cho các
em tự do, tự nguyện và thoải mái.

- Tổ chức vui chơi gợi ý, hướng dẫn để các em có thể tự mình chơi, phát
huy cao độ tính tự lực của các em vì vui chơi giải trí là hoạt động độc lập của
các em, qua đó các em phát huy tính sáng kiến, nỗ lực vượt khó, trưởng thành
về mọi mặt, nhất là về ý trí.
- Cần giúp cho các em thiết lập được mối quan hệ tốt với bạn bè trong
nhóm. Thông qua vui chơi giải trí giúp các em hình thành tình cảm yêu thương,
chia sẻ trách nhiệm và lòng nhân ái.
- Hoạt động vui chơi cần được cân nhắc, lựa chọn theo phương hướng có
lợi nhất đối với sự phát triển của thiếu nhi.
- Để có thể vui chơi giải trí lành mạnh và thiết thực phải có đồ chơi,
phương tiện giải trí đặc biệt là chỗ chơi. Hoạt động vui chơi bổ ích cho các em,
vừa góp phần vào các hoạt động văn hoá, xã hội ở địa phương.
II. Kiến nghị:
- Hội đồng đội các cấp cần cung cấp các tài liệu về hoạt động vui chơi và
tổ chức các điểm vui chơi cho thiếu nhi.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần coi việc giáo dục thiếu
nhi thông qua các hoạt động vui chơi là một nội dung hoạt động ở cơ sở, tạo
mọi điều kiện cần thiết cho các em tham gia vui chơi.
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian và cơ
sở vật chất cho đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động vui
chơi cho thiếu nhi.
- Các anh chị phụ trách cần tăng cường tự học, tự rèn để nâng cao trình
độ chuyên môn trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho các em thiếu nhi.
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 18
Sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài ra , cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức vui chơi theo chủ đề,
chủ điểm.
* Do thời gian nghiên cứu không được nhiều, tài liệu còn thiếu và xuất
bản đã lâu. Cho nên qua đề tài này, bản thân tôi tự nhận thấy rằng đề tài vẫn
còn nhiều thiếu sót mà chính mình không thể nhận thấy được. Vậy tôi rất mong

được những ý kiến đóng góp của Hội đồng đội các cấp, các anh chị phụ trách,
các bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và góp phần áp dụng vào
việc tổ chức hoạt động vui chơi tại trường tiểu học Ngân Sơn đạt kết quả tốt.

Ngân Sơn, ngày ……tháng …… năm ………
Người viết đề tài
Đỗ Thanh Nhật
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 19
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số tài liệu tham khảo
1.Búp măng xinh - NXB thanh niên 1995
2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi thiếu nhi - NXB thanh niên
1998
3. Người phụ trách thiếu nhi cần biết - NXB thanh niên 1997
4. Kỹ năng nghiệp vụ công tác đội - NXB thanh niên 1993
5. Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP hồ Chí Minh – NXB Giáo
dục tháng 11 năm 2006
6. Các tạp chí giáo dục , Thế giới trong ta xuất bản năm 2005,2006
&2007
7. Báo măng non; Báo thiếu nhi dân tộc.
8. Một số tài liệu khác có liên quan
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 20
Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Lý do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1.Đối tượng nghiên cứu.
2. Khách thể nghiên cứu.

IV. Giả thuyết khoa học.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
1. Nghiên cứu tài liệu.
2. Nghiên cứu thực trạng.
3.Nghiên cứu thông qua ý kiến đồng nghiệp.
VII. Phạm vi nghiên cứu .
1. Nghiên cứu dựa trên tài liệu .
2. Nghiên cứu dựa trên quá trình tổ chức vui chơi cho thiếu nhi.
B.NỘI DUNG CƠ BẢN :
Chương I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu:
3. Vị trí, vai trò của vấn đề ngiên cứu:
Chương II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu:
2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động vui chơi ở liên đội:
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
Chương III. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức vui chơi.
I. Một số nội dung tổ chức hoạt động vui chơi.
II : Cấu trúc một số nội dung vui chơi.
1. Trò chơi nhỏ.
2. Múa tập thể.
3. Hoạt động ngoại khóa
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 21
Sáng kiến kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
I. Kết luận .
II. Kiến nghị
Người viết : Đỗ Thanh Nhật 22

×