Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Dạy Từ Nhiều Nghĩa Ở Lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.16 KB, 16 trang )

1. Phần mở đầu:
1.1 Lý do chọn sáng kiến:
Trong các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học có nhiệm vụ cung cấp
cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp,
quy tắc hoạt động của ngôn ngữ). Ngôn ngữ Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng đặc
biệt là hệ thống vốn từ. Bước vào năm học lớp 5 là lớp cuối cùng của bậc tiểu học,
học sinh được tìm hiểu nhiều kiến thức về các lớp từ trong đó có kiến thức về từ nhiều
nghĩa. Theo sách giáo khoa Tiếng Việt 5 (trang 67 - Tập 1): “Từ nhiều nghĩa là từ có
một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ
cũng có mối liên hệ với nhau”. Như vậy khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển của một
từ nhiều nghĩa được hiểu như sau:
- Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ
điển nghĩa gốc được nói đến đầu tiên.
- Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết
với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc.
Ví dụ : Đối với từ “răng” nghĩa gốc của nó là phần xương cứng, màu trắng, mọc trên
hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn. Các cách hiểu khác về từ “răng” ngoài cách
hiểu nêu trên được xem là nghĩa chuyển (ví dụ: răng lược, răng cưa, răng cào). Điểm
giống của từ “răng” ở cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển là: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp xếp
đều nhau thành hàng.
Qua ví dụ trên ta thấy việc nhận dạng từ nhiều nghĩa đối với học sinh là tương
đối khó. Đối với lớp mình chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng khi tìm hiểu về từ nhiều
nghĩa học sinh đôi khi còn nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển, ngoài ra một số
em còn nhầm lẫn giữa các lớp từ: từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm. Học
sinh còn lúng túng trong quá trình vận dụng đặt câu có từ nhiều nghĩa, vốn hiểu biết
của các em về từ nhiều nghĩa còn hạn chế, sử dụng từ nhiều nghĩa trong viết văn chưa
phong phú, chưa đa dạng. Đối với học simh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học
sinh nắm vững các thành phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu
1



cầu học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác
định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm,
tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều
nghĩa. Mặt khác tư duy của học sinh tiểu học đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”,
chưa hoàn chỉnh, vì vậy việc nhận thức các thành phần ý nghĩa của từ, cách thức
chuyển nghĩa của từ là vấn đề khó đối với các em. Để giúp học sinh nhận biết nhanh
kiến thức về từ nhiều nghĩa trong quá trình dạy học, giáo viên cần nắm vững sự phát
triển có quy luật của tư duy học sinh, đánh giá đúng khả năng hiện có và khả năng
tiềm ẩn của học sinh. Bên cạnh đó người giáo viên phải cần mẫn và kiên nhẫn để giúp
học sinh tiếp nhận kiến thức về từ nhiều nghĩa một cách đầy đủ, chính xác và dễ hiểu
nhất. Người giáo viên cần tìm tòi những hình thức, phương pháp dạy học phù hợp
nhằm gây được hứng thú cho học sinh mà không phải là ép buộc, nhồi nhét kiến thức
vào đầu các em. Vì thế từ đầu năm học tôi đã đề ra một số biện pháp trong quá trình
giảng dạy về từ nhiều nghĩa, từ đó áp dụng vào lớp mình chủ nhiệm và đã đạt được
một số kết quả tương đối khả quan.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu kĩ, nắm vững từng đối tượng học sinh của
lớp mình để có biện pháp giúp đỡ từng em cụ thể. Dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc của
các em, tôi đưa ra nhiều dạng bài về từ nhiều nghĩa, đặt trong mọi tình huống văn
cảnh thúc đẩy từng em học tập và trau dồi kiến thức, tạo điều kiện cho các em thực
hành luyện tập thường xuyên để các em có thói quen dùng từ nhiều nghĩa và hiểu
đúng nghĩa của nó. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp dạy từ
nhiều nghĩa ở lớp 5'' để nghiên cứu, với mục đích là:
- Khảo sát và hướng dẫn cụ thể về cách nhận dạng từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn
giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa và từ đồng âm, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề
xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy từ nhiều nghĩa ở lớp 5.
- Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập khi tìm hiểu
kiến thức về từ nhiều nghĩa của học sinh.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân biệt nghĩa của từ và kĩ năng vận dụng từ
nhiều nghĩa vào trong giao tiếp, từ đó học sinh sẽ có vốn từ phong phú hơn.
2



Bằng những nổ lực phấn đấu của bản thân và những kinh nghiệm mà bản thân đã
trực tiếp giảng dạy nhiều năm, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm trong quá
trình giảng dạy từ nhiều nghĩa đối với học sinh lớp 5.
1.2 Điểm mới của sáng kiến:
Đã có nhiều sáng kiến nghiên cứu về đề tài "Một số biện pháp dạy từ nhiều nghĩa
ở lớp 5'', song mỗi sáng kiến lại có những cách nhìn nhận, khai thác ở những khía
cạnh khác nhau. Điểm mới của sáng kiến tôi đang nghiên cứu là :
- Đặc biệt quan tâm đến những giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng về từ nhiều
nghĩa ở lớp 5.
- Tìm hiểu nội dung và những phương pháp dùng để giảng dạy về từ nhiều nghĩa.
- Tìm hiểu những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc nhận dạng và xác định
nhanh từ nhiều nghĩa.
- Quan tâm nhiều đến kỹ năng vận dụng từ nhiều nghĩa vào viết văn và úng dụng vào
trong cuộc sống hằng ngày của học sinh.
2. Phần nội dung:
2.1 Thực trạng về kỹ năng nắm kiến thức về từ nhiều nghĩa của học sinh lớp 5
Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi nhận thấy số
lượng học sinh làm được các dạng bài tập về từ nhiều nghĩa còn hạn chế. Trong quá
trình điều tra chất lượng học của học sinh lớp 5 đầu năm học 2015 - 2016 , tôi đã có
số liệu cụ thể như sau:
- Tổng số học sinh : 26 em. Trong đó phân loại: làm bài tập thành thạo chiếm tỉ lệ
65,4%, học sinh làm bài còn chậm: 34,6%, học sinh còn lúng túng khi phân biệt nghĩa
gốc và nghĩa chuyển, còn nhầm lẫn giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm và từ đồng
nghĩa.
*Phân tích thành phần của mỗi loại cho thấy:
Những học sinh làm bài tập chậm do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu do
học sinh chưa nắm chắc kiến thức, các em không hiểu thế nào là từ một nghĩa, thế nào
là từ nhiều nghĩa. Hầu hết học sinh lớp 5 khi học các tiết luyện từ và câu về từ nhiều

nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là:

3


- Khó khăn trong việc giải nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai, lúng túng và
còn lủng củng.
- Phân biệt nghĩa gốc và một số nghĩa chuyển của từ: học sinh còn làm sai khá nhiều.
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa: còn mơ hồ, định tính.
- Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa: chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa theo yêu cầu.
*Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên:
Như trên đã nói từ nhiều nghĩa là một khái niệm rất khó đối với học sinh tiểu học
lứa tuổi mà vốn kiến thức ngữ nghĩa còn ít. Mặt khác do các bài tập trong sách giáo
khoa nhiều, đa dạng và cấu tạo tương đối khó đối với học sinh. Hơn nữa giáo viên còn
gặp nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh nắm vững hiện tượng nhiều nghĩa của từ,
còn lúng túng trong việc giải nghĩa các từ nhiều nghĩa, cách thức và phương pháp
truyền giảng của giáo viên chưa thực sự tinh tế, dễ hiểu. Giáo viên chưa lôi cuốn thu
hút được học sinh vào hoạt động học tập tích cực. Nguyên nhân của vấn đề này có từ
hai phía: giáo viên và học sinh. Về phía phụ huynh học sinh một số phụ huynh trình
độ còn hạn chế không thể hướng dẫn các em trong quá trình học tập. Ngược lại nhiều
phụ huynh có trình độ song không biết cách hướng dẫn các em nhận dạng từ đúng
phương pháp. Mặt khác phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về cách dạy phù
hợp cho con em lúc ở nhà.
Trước các thực trạng nói trên, tôi đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: phải làm gì, làm
như thế nào để khắc phục tình trạng đó, làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và
học về từ nhiều nghĩa của học sinh lớp 5. Thực tế hiện nay chất lượng các tiết học về
từ nhiều nghĩa chưa cao, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong những
tiết học. Qua nghiên cứu tôi cũng nhận thấy rằng nếu trong quá trình dạy học giáo
viên sử dụng khéo léo các phương pháp dạy học, các hình thức dạy học khác nhau thì
có thể phát huy được tính tích cực của học sinh và kích thích, lôi kéo các em vào quá

trình học tập. Trăn trở với nghề nghiệp, nhiều giáo viên cũng như tôi đã luôn tìm tòi
các biện pháp phù hợp giúp học sinh nắm chắc kiến thức về từ nhiều nghĩa để từ đó
các em có thể làm được các bài tập về từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng và thành thạo.
Tuy nhiên việc tìm hiểu về từ nhiều nghĩa ở học sinh đôi khi còn mang nặng tính hình
thức, chưa thật tập trung vào để hiểu về dạng từ. Một phần khác do học sinh còn máy
móc theo khuôn mẫu của giáo viên đã định ra chứ không có sự tìm tòi tài liệu chi tiết.
4


2.2 Các giải pháp dạy từ nhiều nghĩa ở lớp 5:
Là người thầy giáo, cô giáo trực tiếp đứng lớp giảng dạy hơn ai hết phải hiểu rằng
việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu, luôn là mục tiêu
phấn đấu của mỗi cấp học, bậc học. Đặc biệt lớp 5 là lớp cuối cấp, đòi hỏi học sinh
phải nắm vững các kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu trong đó có kiến
thức về từ nhiều nghĩa. Các bài tập về từ nhiều nghĩa trong sách giáo khoa Tiếng Việt
5 được chia thành các dạng như sau:
1/ Tìm nghĩa của từ.
2/ So sánh các nghĩa của từ: giống nhau và khác nhau.
3/ Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một số từ thông qua một só câu cụ thể.
4/ Tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ.
5/ Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
6/ Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, từ đồng nghĩa.
Để học sinh nắm chắc các dạng bài tập nêu trên giáo viên cần:
1. Nắm vững kiến thức về từ nhiều nghĩa:
Phương pháp dạy học mới không cho phép giáo viên cung cấp kiến thức cho học
sinh theo kiểu truyền thụ một chiều song lại yêu cầu giáo viên phải nắm vững kiến
thức sâu sắc để hướng dẫn cho học sinh. Đối với các tiết Luyện từ và câu về từ nhiều
nghĩa vốn kiến thức của giáo viên rất quan trọng. Muốn có điều này giáo viên phải bồi
dưỡng, nghiên cứu kĩ tài liệu, đặc biệt phải nắm rõ các nghĩa của từ một cách chính
xác.

Ví dụ: khi cho học sinh tìm hiểu về từ “tai”, ngoài nghĩa gốc (là phần xương cứng,
màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn), giáo viên cần phải nắm
thêm một số nét nghĩa nữa của từ “tai” (phần bên của cái ấm nước: tai ấm; năng lực
cảm giác về tai: con chó có tai thính). Điểm giống nhau của từ “tai” là cùng chỉ bộ
phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai.
2. Thiết kế hệ thống bài tập:
Phiếu học tập cho nhóm hoặc cá nhân là một trong những hình thức học tập rất hữu
hiệu giúp học sinh có thể tích cực, chủ động trong học tập. Mặt khác nó còn giúp giáo
5


viên nắm được kết quả ngược từ học sinh một cách chính xác, từ đó giáo viên có thể
linh hoạt trong việc giảng dạy, học sinh nắm vững nội dung bài học. Phiếu học tập cần
được thiết kế bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan như: nối, chọn đúng sai, nhiều lựa chọn.
Ví dụ: Tìm từ ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A
A
(1) Bé chạy lon ton trên sân.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.

B
a) Hoạt động của máy móc.
b) Khẩn trương tránh những điều không

(3) Đồng hồ chạy đúng giờ.

may xảy đến.
c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện

(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ
*Đáp án đúng:


giao thông.
d) Sự di chuyển nhanh bằng chân.

Từ “chạy”
(1) Bé chạy lon ton trên sân.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.

Các nghĩa khác nhau
d) Sự di chuyển nhanh bằng chân.
c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện

(3) Đồng hồ chạy đúng giờ.
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ

giao thông.
a) Hoạt động của máy móc.
b) Khẩn trương tránh những điều không

may xảy đến.
3. Cần sử dụng các phương pháp dạy học mới:
Để dạy tốt các tiết học về từ nhiều nghĩa giáo viên cần đưa các phương pháp dạy
học mới như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề,
phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Nhằm giúp học sinh tham gia tính cực chủ động vào
quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để cùng giải quyết
một vấn đề khó khăn nào đó.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Nhằm mục đích đưa học sinh vào tình huống
có vấn đề, từ đó kích thích sự hứng thú học tập của học sinh vào việc giải quyết vấn
đề đưa ra.

Ví dụ: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi:

6


a) Đặt một câu có từ “đi”
b) Từ “đi” trong câu trên có nghĩa là gì?
(Học sinh đặt câu theo nhóm sau đó trình bày trước lớp
bổ sung

các nhóm khác nghe và

giáo viên tham gia chỉnh sửa nếu nhóm làm chưa đúng)

4. Cần chuẩn bị tốt tâm thế học tập cho học sinh
Giáo viên cần phải giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng, kích thích hứng thú học tập
của các em bằng các hình thức thi đua, khen thưởng. Ngoài ra giáo viên cần kiểm tra
bài vở học sinh kể cả học sinh yếu lẫn học sinh khá, giỏi để tất cả các em cùng học
tập, tránh tình trạng vì kiến thức quá khó nên một vài học sinh không học tập hoặc
học tập không hiệu quả.
5. Đối với từng dạng bài học cụ thể.
a. Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa”
Mục tiêu của bài học này là giúp học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa
gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển
của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một
số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
Để giúp học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, giáo viên hướng dẫn học sinh từ
nhận xét 1 để đi đến nhận xét 2. Học sinh có thể nêu ra một số ví dụ về nghĩa của từ
đó và tìm thêm được từ chứa tiếng mới.
Ví dụ:

- Nhận xét 1: mũi của em bé, mũi của con mèo, mũi của con chó.
- Nhận xét 2: học sinh tìm thêm được từ chứa tiếng mới: mũi thuyền, mũi dao.
Qua hai nhận xét học sinh hiểu được mũi của chiếc thuyền, mũi cái dao không
ngửi được như mũi người hay mũi động vật nhưng vẫn gọi là mũi vì chúng cùng chỉ
bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm các từ
chứa tiếng mũi có nghĩa (ví dụ: mũi súng, mũi đất). Tiếp theo yêu cầu học sinh nhận
xét được từ mũi qua nhận xét 1 và nhận xét 2 có 2 nghĩa: nghĩa ở nhận xét 1 là nghĩa
gốc. Nghĩa ở nhận xét 2 là nghĩa chuyển. Hai nghĩa này có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau.
7


Sau khi học sinh nắm vững nhận xét 1 và nhận xét 2 cần đặt câu hỏi vấn đáp để
giúp học sinh nhớ khái niệm từ nhiều nghĩa. Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về từ nhiều
nghĩa. Giáo viên cùng học sinh phân tích từ vừa tìm được. Nếu học sinh còn lúng
túng, giáo viên có thể lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa trong các kết hợp từ khác nhau.
Ví dụ: Từ “chân”
- Câu 1: Em bị đau chân.
- Câu 2: Cái chân giường đã bị gãy.
- Câu 3: Ở chân núi phía xa, bầu trời như thấp dần.
Đối với ví dụ này giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét được từ chân trong câu 1
có nghĩa là phận cuối cùng của cơ thể người hoặc động vật dùng để đi, đứng. Từ chân
trong câu thứ 2 có nghĩa là bộ phận cuối cùng của đồ dùng, có tác dụng đỡ bộ phận
khác. Từ chân trong câu thứ 3 có nghĩa là phần cuối cùng của một vật, tiếp giáp và
bám chặt với mặt nền. Từ đó có thể rút ra kết luận, “chân” trong chân giường, “chân”
trong “chân núi” là nghĩa chuyển của từ “chân” trong chân người.
*Với bài tập có dạng tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong các câu văn.
Giáo viên nên cho học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến của mình sau khi học
sinh đã rút ra được kết quả đúng. Giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm thêm một số câu
hay từ chứa tiếng đó mang nghĩa chuyển.

Ví dụ : Từ “reo”
- Câu 1: Bé reo lên: “Ôi bông hoa này đẹp quá!”
- Câu 2: Hàng dương reo trước gió.
Học sinh nhận biết:
- Câu 1: Reo: kêu lên tỏ ý vui mừng, phấn khởi. Từ “reo” ở câu 1, chỉ tiếng kêu của
người. Từ “reo” ở câu 1 được dùng theo nghĩa gốc.
- Câu 2: Reo: phát ra tiếng kêu đều, nghe vui tai. Từ “reo” ở câu 2, chỉ tiếng kêu của
vật. Từ “reo” ở câu 2, được dùng theo nghĩa chuyển.
Với cách làm này, các em dễ dàng phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
nhiều nghĩa trong các câu văn.
*Với bài tập yêu cầu học sinh tìm sự chuyển nghĩa của từ.
8


Giáo viên giúp học sinh ghi nhớ được nhận xét các từ chỉ bộ phận cơ thể người và
động vật là những từ nhiều nghĩa và nó luôn là nghĩa gốc của từ.
Ví dụ : Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy
tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
Học sinh tìm được một số từ:
+ lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu,...
+ miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng bình, miệng túi, miệng hố, miệng núi lửa,...
+ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo, cổ tay,...
+ tay: tay áo, tay ghế, tay quay, tay tre, (một) tay bóng bàn (cừ khôi),...
+ lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê,...
b. Khi dạy các tiết “Luyện tập về từ nhiều nghĩa”
Trong SGK Tiếng Việt 5, sau khi học bài khái niệm từ nhiều nghĩa có 3 tiết
dành để luyện tập về từ nhiều nghĩa. Ở các tiết luyện tập này giáo viên cần củng cố
cho học sinh về khái niệm về từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển, mối liên hệ
về nghĩa của từ nhiều nghĩa.
Để tránh sự nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, đối với các bài tập tìm nghĩa

ở cột A ứng với nghĩa ở cột B giáo viên nên tổ chức các trò chơi học tập như trò chơi:
“Nhà giải nghĩa giỏi”, “ Ai nhanh hơn”, “Ai giỏi hơn”. Đồng thời sau khi học sinh
chơi phải yêu cầu học sinh nêu lí do vì sao em làm như vậy.
Đối với các bài tập yêu cầu học sinh đặt câu để phân biệt từ nhiều nghĩa là động
từ hay tính từ, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm từ ứng với từng nghĩa rồi đặt câu
với những từ vừa tìm được. Nên khuyến khích học sinh tìm được nhiều từ, có khi đó
là những từ có nghĩa khác như thế học sinh sẽ nắm vững nghĩa hơn sau khi được giải
thích từ giáo viên .
Ví dụ: Từ “đứng”
- Nghĩa 1: ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
- Nghĩa 2: ngừng chuyển động.
Học sinh đặt câu:

- Nghĩa 1: Cả lớp cùng đứng nghiêm trang để làm lễ chào cờ.
- Nghĩa 2: + Trời đứng gió.
9


+ Đồng hồ đã đứng tim.
Song song với biện pháp trên đối với dạng bài tập này để giúp học sinh phân
biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển, giáo viên nên sử dụng một số câu hỏi để giúp học
sinh hình dung ra nghĩa ban đầu của nó.
Ví dụ:
? Nhắc đến “cao” ta có suy nghĩ thế nào? (chiều cao lớn hơn mức bình thường)
? Từ “nặng” gợi cho ta điều gì? (trọng lượng lớn hơn mức bình thường)
? Từ “ngọt” gợi cho ta cảm giác gì? (vị ngọt của đường, mật)
Học sinh sẽ dể dàng nhận ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong dạng bài tập
này và cũng nhờ thế mà học sinh dễ dàng đặt câu theo yêu cầu bài tập.
c. Dạng bài tập yêu cầu phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
- Đây là một dạng bài tập khó đối với học sinh vì học sinh rất khó khăn trong việc gọi

ra nét nghĩa của từng từ trong các kết hợp khác nhau. So sánh nó với các kết hợp bên
cạnh để xác định nó là đồng âm hay nhiều nghĩa.
- Trước khi làm bài tập giáo viên phải yêu cầu học sinh nêu khái niệm về từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa. Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. Ví dụ: treo cờ - chơi cờ
tướng. Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ - vừa khác vừa giống
nhau nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc .
- Để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập này giáo viên nên sử dụng phiếu học tập cho
nhóm, cá nhân hoặc cả lớp để học sinh tìm nghĩa của nó cho phù hợp rồi nêu nhận xét
đó là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: Từ “vạt”
Câu 1:

Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Nguyễn Đình Ảnh

Câu 2:

Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.

Câu 3:

Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng hái nấm
Vạt áo choàng thấp thoáng
10


Nhuộm xanh cả nắng chiều.
Nguyễn Đình Ảnh

Nghĩa của từ “vạt” trong các câu trên cụ thể như sau:
Câu 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi.
Câu 2: đẽo xiên thân cây.
Câu 3: thân của cái áo.
Giáo viên giải thích: từ “vạt” ở câu 1 với từ “vạt” ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác
nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ “vạt” ở câu 2.
*Sau mỗi tiết luyện tập để củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể đưa ra
thêm một số dạng bài tập mới. Mục đích của các bài tập này là củng cố, mở rộng kiến
thức từ nhiều nghĩa.
Dạng bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa có tể thay thế từ nhiều nghĩa trong các câu văn.
Ví dụ : Tìm từ có thể thay thế từ ăn trong câu sau:
- Cháu mời ông ăn cơm. (dùng bữa)
- Chiếc xe máy này ăn xăng lắm. (tốn, hao)
- Tàu vào bến ăn than. (tiếp nhận)
- Mẹ tôi là người làm công ăn lương. (hưởng)
- Minh bị ăn đòn vì làm bể bình hoa cổ của ông nội. (chịu)
- Da bé Hoa bị ăn nắng nên rất đen. (bắt)
- Lọ keo dán này đã hết hạn sử dụng nên dán không ăn. (dính)
- Rễ cây đa ăn sâu vào lòng đất. (cắm)
Dạng bài tập 2: Cho từ trong các kết hợp từ, tìm nghĩa của nó tương ứng.
Ví dụ: Trong câu sau: “Tiếng đàn của anh ấy nghe rất ngọt”. Dòng nào dưới đây nêu
đúng nét nghĩa của từ ngọt? Chọn câu trả lời đúng:
- Có vị ngọt như vị của đường, mật.
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
- (Âm thanh) nghe êm tai.
Dạng bài tập 3: Cho nghĩa của từ trong kết hợp từ, câu văn. Tìm câu có từ dùng với
nghĩa đó.
11



Ví dụ: Câu nào dưới đây từ “cứng” được dùng với nghĩa: “khó bị biến dạng”
a) Thanh sắt cứng quá, không uốn cong được.
b) Tay chèo của anh ấy rất cứng.
c) Nó là một cậu bé rất cứng đầu.
Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại
nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, khi cung cấp kiến thức, nếu liên
quan đến kiến thức cũ tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi dạy
tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình làm sao cho tất cả
các em hiểu được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu khó xem
bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm của các em để kịp thời uốn
nắn sửa chữa.
Trong một tiết dạy, cần phân bố thời gian hợp lí, chú ý cho học sinh nắm vững
lý thuyết trước khi bắt tay vào làm bài tập. Hướng dẫn học sinh giúp các em phát triển
tính sáng tạo, gợi mở, luôn tôn trọng các ý kiến của học sinh.
2.3. Kết quả đạt được :
Từ những nhận xét, những suy nghĩ, định hướng cùng với các giải pháp nêu trên
mặc dù thời gian thực hiện chưa được nhiều nhưng kết quả mang lại khá cao.
Qua các giờ học về từ nhiều nghĩa ở trên lớp học sinh đặc biệt có hứng thú đối
với giờ học, các em hăng say phát biểu xây dựng bài và làm nhanh các bài tập giáo
viên ra. Đặc biệt có một số học sinh đã tìm được nhiều ví dụ về từ nhiều nghĩa nhanh,
đúng, chính xác. Các đợt khảo sát chất lượng làm bài đúng tăng lên. Tỉ lệ học sinh
nắm chắc kiến thức về từ nhiều nghĩa chiếm trên 90%. Chất lượng học của học sinh
tăng cao .
Với những phương pháp dạy học về từ nhiều nghĩa như tôi đã trình bày chất lượng
dạy học của lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là:
Số liệu qua khảo sát từng thời điểm như sau :
Tổng số học sinh dự khảo sát: 26 học sinh
Thời điểm

Mức 1


Mức 2

Mức 3

Đầu năm

9 - 34,6%

11 - 42,3%

6 - 23,1%
12


Cuối học kì I
4 - 15,4%
13 - 50,0%
9 - 34,6 %
Cuối HKII
2 - 7,7%
10 - 38,5%
14 - 53,8%
Qua kết quả trên ta thấy nếu giáo viên khéo léo trong việc sử dụng các biện pháp
dạy học mới, kích thích được hứng thú học tập của học sinh thì kết quả học tập của
các em sẽ tốt hơn. Từ đó nâng cao kết quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung và chất
lượng giáo dục tiểu học nói riêng.
Nhìn vào kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy các giờ học về
từ nhiều nghĩa diễn ra sôi nổi, hào hứng, các em say mê, yêu thích giờ học. Kỹ năng
làm các dạng bài tập về từ nhiều nghĩa được nâng cao rõ rệt. Có nhiều em khi bắt đầu

tìm hiểu kiến thức về từ nhiều nghĩa, các em tiếp thu còn chậm, nhưng bây giờ các em
đã vận dụng được các kiến thức mà giáo viên truyền đạt để làm đúng dạng bài giáo
viên ra. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý nhưng đó cũng là thành công bước đầu
của tôi khi nghiên cứu về một số biện pháp dạy từ nhiều nghĩa trong lớp mình chủ
nhiệm.
3. Phần kết luận :
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến :
* Ý nghĩa :
Để rèn luyện, bồi dưỡng giúp đỡ cho học sinh yếu nắm chắc và làm được các
dạng bài tập về từ nhiều nghĩa đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có năng lực, nhiệt
tình, hết lòng yêu nghề mến trẻ. Phải coi việc bồi dưỡng giúp đỡ các em tiến bộ là
trách nhiệm hàng đầu không thể thờ ơ. Do vậy bản thân mỗi giáo viên cần phải chuẩn
bị bài thật kĩ, lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách đặt câu hỏi, cách lí giải vấn đề
sao cho thật dễ hiểu và phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Để hạn chế số lượng
học sinh yếu trong từng tiết dạy giáo viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến những
học sinh này. Phải có phương án giảng dạy riêng thì các em mới có khả năng tiếp thu
những kiến thức cơ bản của bài học.
Việc rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức về từ nhiều nghĩa cho học sinh là một việc
làm tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên trì sáng tạo, không ngại khó và phải được thực hiện thường
xuyên liên tục suốt các năm học mới có hiệu quả.

13


Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trước một thế hệ tương lai của cả một
dân tộc, từ đó không ngừng tu dưỡng rèn luyện phấn đấu, phát huy tìm tòi nghiên cứu
các tài liệu để vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Thường xuyên học hỏi
bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
* Phạm vi áp dụng của sáng kiến :

Áp dụng đối với tất cả đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 trong toàn tỉnh.
3.2 Những kiến nghị, đề xuất :
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên thăm lớp dự giờ để rút kinh nghiệm cho
giáo viên. Nên tạo điều kiện phát huy những năng lực, sự sáng tạo trong giảng dạy
của từng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Nên tổ chức các chuyên đề về từ nhiều nghĩa để giáo viên được học hỏi kinh
nghệm lẫn nhau, cùng nhau tìm phương pháp, hình thức dạy học phù hợp nhất.
Đối với bản thân tôi dạy học từ nhiều nghĩa ở tiểu học là một vấn đề rất khó và
phức tạp. Việc nắm vững các kiến thức về từ nhiều nghĩa góp phần quan trọng nâng
cao kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh để từ đó học sinh có thể giao tiếp tốt
trong môi trường học tập hàng ngày.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong những năm công tác, giảng
dạy. Bước đầu bản thân tôi nhận thấy có những thành công song so với yêu cầu giáo
dục hiện nay vẫn còn nhiều khiếm khuyết, kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung
để cùng nhau thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng học từ nhiều nghĩa ở lớp 5 cho học
sinh.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

14


MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỪ NHIỀU
NGHĨA Ở LỚP 5

Quảng Bình, tháng 3 năm 2016

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


15


MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỪ NHIỀU
NGHĨA Ở LỚP 5
Họ và tên :

Hoàng Thị Mộng Lân

Chức vụ

Giáo viên

:

Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Quảng Trung

Quảng Bình, tháng 3 năm 2016

16



×