Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.1 KB, 1 trang )
Để làm trắc nghiệm bài toán lãi suất nhanh, học sinh cần lưu ý thêm :
Lãi đơn, lãi kép: Khái niệm lãi đơn hiểu đơn giản là phần lãi chỉ tính từ vốn gốc ban đầu (lãi không cộng
vào vốn gốc); trong khi đó lãi kép cứ sau mỗi một kỳ, tiền lãi sẽ được cộng dồn với phần gốc rồi tính lãi tiếp
dựa trên phần gốc mới đó.
Công thức tính lãi đơn như sau: P = a(1+r.n)
(tháng hay quí hay năm)
với a là tiền gốc ban đầu, r là % lãi suất, n là số kỳ tính lãi
VD: gửi 5 triệu, lãi suất 1%/tháng và lãi không nhập vào vốn, hỏi sau 6 tháng thu về được bao nhiêu?
Trả lời: P = 5(1 + 0,01 . 6) = 5,3 triệu
Công thức tính lãi kép như sau: P = a(1+r)n
(tháng hay quí hay năm)
với a là tiền gốc ban đầu, r là % lãi suất, n là số kỳ tính lãi
VD: gửi 5 triệu, lãi suất 1%/tháng và lãi hàng tháng được nhập vào vốn, hỏi sau 6 tháng thu về được bao nhiêu?
Trả lời: P = 5(1 + 0,01)6 ≈ 5,3076 triệu.
Các em quan tâm đến 3 dạng toán sau:
Dạng 1: Gửi vào a đồng, lãi suất r%/năm (hoặc tháng hoặc quí), lãi hàng năm được nhập vào vốn. Hỏi sau
khoảng bao nhiêu năm thu về gấp đôi (2a đồng).
HD: Áp dụng công thức lãi kép, sau n năm, ta có phương trình 2a = a(1+r)n ⇔ n = log1+ r 2
VD: Một người gửi vào 5 triệu, lãi suất 8,4%/năm, lãi hàng năm được nhập vào vốn. Hỏi sau khoảng bao nhiêu
năm thu về gấp đôi (10 triệu).
Trả lời: Áp dụng công thức lãi kép, sau n năm, ta có phương trình 10 = 5(1+0,084)n
⇔ 2 = (1+0,084)n ⇔ n = log1,084 2 ≈ 8,59. Do n nguyên dương nên chọn n = 9.
Dạng 2 : Vay a đồng, lãi suất r%/tháng. Cứ sau đúng 1 tháng trả x đồng. Định x để sau n tháng là hết nợ.
HD: Sau tháng thứ 1, còn nợ a(1+r) - x
Sau tháng thứ 2, còn nợ [a(1+r) - x](1+r) - x = a(1+r)2 - [(1+r) + 1] x
Sau tháng thứ 3, còn nợ {a(1+r)2 - [(1+r) + 1] x}(1+r) - x = a(1+r)3 - [(1+r)2 + (1+r) + 1] x
...