Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề HSG KHXH lớp 8 huyện yên lạc 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.48 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1( 3,0 điểm)
“Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu
người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la”.
(Theo sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB Giáo dục)
a. Từ số liệu đó, em hãy cho biết đoạn trích trên nói đến cuộc chiến tranh nào?
b. Nêu nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh đó?
c. Phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc đoạn trích trên. (Trình bày bằng một đoạn
văn ngắn từ 7 đến 10 dòng)
Câu 2 (1,0 điểm)
Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8, trong một phần đặt vấn đề đã dẫn: Hải
là một cậu bé lai da đen, học giỏi và tốt bụng. Song, vì màu da của mình mà em thường
bị một số bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc. Điều đó làm Hải cảm thấy buồn tủi và
giận các bạn vì đã đối xử bất công với em. Hải nghĩ: “Mình có làm gì nên tội đâu? Lẽ
nào “da đen” là xấu? Không! Không thể như thế được, mình đã được hưởng màu da này
từ cha. Mình yêu nó và tự hào vì nó”.
a. Suy nghĩ và hành động của Hải đã thể hiện một phẩm chất đạo đức tiêu biểu
nào của con người.
b. Bằng kiến thức đã học ở lớp 8 em hãy làm rõ phẩm chất đó?
Câu 3 (2,0 điểm) Hai học sinh của hai trường khác nhau đối thoại về việc phân ban của
trường mình:


Mai: Trường cậu theo những ban nào?
Khởi : Tất nhiên là ban A và ban cơ bản rồi, bây giờ làm gì có ban C. Các môn
xã hôi và môn Ngữ Văn cũng cần bỏ bớt đi, vì làm gì còn ai theo học.
Mai: Không đúng! Có rất nhiều người hiểu biết vẫn cho rằng: Không thể bớt
khoa học nhân văn, bớt chất văn trong chương trình, vì bớt văn tức là bớt chất người.
Theo em quan điểm của Khởi hay Mai đúng? E hãy trình bày quan điểm của mình về
vai trò ý nghĩa của việc học văn.
Câu 4 (1,0 điểm)
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng – nơi qua lại
giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay khu vực Tây
Nam Á vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc
trong và ngoài khu vực.
Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống
của các nước trong khu vực.
(Theo sách giáo khoa Địa lí 8, NXB Giáo dục)
Từ vấn đề trên, là chủ nhân tương lai của đất nước, em có suy nghĩ và cần có
trách nhiệm gì về việc xây dựng nước ta giàu mạnh, hưng thịnh?
-------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……………………………..…………………… Số báo danh ……………..

/>

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
(Đáp án có 04 trang)

Câu
1

KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS

NĂM HỌC 2015-2016
ĐÁP ÁN: KHOA HỌC XÃ HỘI

Nội dung trình bày

Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu
người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng
mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước
tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la.
(Theo sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB
Giáo dục)
a) Từ số liệu đó, em hãy cho biết đoạn trích trên nói đến cuộc
chiến tranh nào?
b) Nêu nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh đó?
a) Số liệu đó nói đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918)
b) Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các
nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến
tranh đế quốc đầu tiên: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm
lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ
(1899 - 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ; Chiến tranh
Nga - Nhật ( 1904 - 1905).
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt
dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau: Năm 1882 khối
Liên minh gồm Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a ra đời; khối Hiệp ước gồm
Anh, Pháp, Nga thành lập vào năm 1907. Cả hai khối này đều tích cực
chạy đua vũ trang nhằm chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
+ Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc –
bi ám sát. Chớp lấy cơ hội, 28/7/1914 Áo – Hung tuyên chiến với Xéc –

bi, từ ngày 1 đến 3 tháng 8/1914, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.
Ngày 4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bùng nổ
- Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc,
phi nghĩa.
c) - Hình thức : đoạn văn
- Nội dung: Tùy vào sự cảm nhận của học sinh nhưng cần đảm bảo
những ý cơ bản sau:
+ Chiến tranh thật khủng khiếp và đáng sợ. Nó đã cướp đi biết bao khả
năng để con người được sống tốt đẹp hơn. Chiến tranh nổ ra khiến biết
bao người vô tội phải bỏ mạng hoặc xa lìa người thân, xa quê hương gia
đình, phá hủy biết bao cơ sở vật chất mà con người đã vất vả gây dựng.
Những chi phí cho chiến tranh là vô cùng tốn kém và phi lí. Những chi
phí đó dùng vào việc cứu trợ những nước gặp khó khăn thì cuộc sống sẽ
tốt đẹp biết bao.
+ Để đảm bảo cuộc sống hòa bình mỗi dân tộc, mỗi cá nhân cần phải
kiên quyết đấu tranh cho một thế giới hòa bình không có chiến tranh.

/>
Điểm

2,0

0,25

0,5

0,5

0,5


0,25
1


2

3

Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8, trong một phần đặt vấn đề
đã dẫn: Hải là một cậu bé lai da đen, học giỏi và tốt bụng. Song, vì
màu da của mình mà em thường bị một số bạn bè trong lớp chế
giễu, châm chọc. Điều đó làm Hải cảm thấy buồn tủi và giận các
bạn vì đã đối xử bất công với em. Hải nghĩ: “Mình có làm gì nên tội
đâu? Lẽ nào “da đen” là xấu? Không! Không thể như thế được,
mình đã được hưởng màu da này từ cha. Mình yêu nó và tự hào vì
nó”.
a. Suy nghĩ và hành động của Hải đã thể hiện một phẩm chất đạo
đức tiêu biểu nào của con người.
b. Bằng kiến thức đã học ở lớp 8 em hãy làm rõ phẩm chất đó?
a. Khẳng định đoạn trích trên thể hiện đức tính tôn trọng người khác.
0,25
- Đó là phẩm chất đạo đức cần thiết trong mọi thời đại.
b. Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự
0,25
phẩm giá và lợi ích của người khác.
- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.
Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội 0,25
trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp.
- Cần tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi qua cử chỉ, hành động và
lời nói

0,25
- Biết đấu tranh, phê phán, lên án đối với nhưng hành thiếu tôn trọng
người khác trong cuộc sống. Liên hệ trách nhiệm của học sinh . . .
Hai học sinh của hai trường khác nhau đối thoại về việc phân ban
của trường mình :
Mai: Trường cậu theo những ban nào?
Khởi : Tất nhiên là ban A và ban cơ bản rồi, bây giờ làm gì có ban
C. Các môn xã hôi và môn Ngữ Văn cũng cần bỏ bớt đi, vì làm gì
còn ai theo học.
Mai: Không đúng! Có rất nhiều người hiểu biết vẫn cho rằng:
Không thể bớt khoa học nhân văn, bớt chất văn trong chương
trình, vì bớt văn tức là bớt chất người.
Theo em quan điểm của Khởi hay Mai đúng? Em hãy trình bày
quan điểm của mình về vai trò ý nghĩa của việc học văn.
- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng hợp lí những hiểu biết xã
hội, vốn sống, kiến thức văn học để trình bày quan điểm của mình về ý
nghĩa của việc học văn.
- Yêu cầu về kiến thức:
I. MB:
- Giới thiệu hiện tượng trong thực tế hiện nay nhiều học sinh không yêu 0,25
thích môn Ngữ văn.
- Quan điểm của Mai – Khởi cũng đang đề cập đến vấn đề đó.
II. TB:
1,5
1. Giải thích quan điểm của hai bạn (0,25điểm)
- Khởi: Coi trọng, đề cao các môn học tự nhiên và coi nhẹ các môn học
xã hội nói chung môn Ngữ văn nói riêng.
- Mai: Không đồng tình với suy nghĩa của Khởi mà cho rằng văn học

/>


vẫn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống vì học văn là học cách làm
người, nếu bớt chất văn là bớt chất người.
 Như vậy Khởi chỉ thấy được hiện tượng đang diễn ra trong thực tế
cuộc sống song chưa hẳn đã là đúng. Còn Mai đã nhận thức được ý
nghĩa của văn học là rất quan trọng. Đó là quan điểm đúng đắn và có ý
nghĩa thức tỉnh những người như Khởi.
2. Vai trò của việc học văn: (0,75điểm)
- Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con
người, văn chương giống như bức tranh phản ánh hiện thực cuộc sống
trong mọi thời đại. Do vậy học văn học sẽ giúp con người ta có thêm
nhiều hiểu biết về cuộc sống, nhận thức được cái hay, cái đẹp trong
cuộc sống. Từ đó biết trân trọng những giá trị tinh thần tốt đẹp của nhân
loại.(phân tích dẫn chứng)(0,25điểm)
- Văn học còn gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm
ta sẵn có. Do vậy học văn học giúp tâm hồn con người phong phú hơn,
tinh tế hơn, biết yêu ghét , giận hờn, biết rung động trước cái đẹp của
cuộc sống ….. (dẫn chứng)(0,25điểm)
- Học văn học còn giúp con người có những suy nghĩ, cách ứng xử
đúng đắn, lành mạnh, rèn luyện con người khả năng giao tiếp, trau dồi
lời ăn tiếng nói hàng ngày và như vậy sẽ giúp con người vững vàng hơn
trong cuộc sống… (0,25điểm)
Tóm lại: Văn học là nhân học, học văn là học cách làm người. Học
văn sẽ giúp tâm hồn con người nhạy cảm hơn, sâu sắc hơn, tinh tế hơn.
3. Nguyên nhân của hiện tượng học sinh không ham thích học
văn: (0,25điểm)
Thực tế trong xã hội hiện nay việc học văn đang bị xem nhẹ bởi:
+ Chính học sinh, phụ huynh học sinh chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa của
việc học văn đối với việc giáo dục nhân cách con người cũng như đối
với cuộc sống của mỗi người.

+ Do lối sống, suy nghĩ thực dụng chạy theo thời thế của không ít học
sinh, phụ huynh. Họ nghĩ rằng học các môn khoa học tự nhiên rồi sẽ dễ
kiếm được công việc sau này còn học các môn khao học xã hội sẽ khó
có được công việc, khó đảm bảo cuộc sống…
+ Một phần cũng là do một số nhà trường chưa tạo ra được sân chơi bổ
ích, những hoạt động ngoại khóa để thu hút các em.
4. Phương hướng khắc phục: (0,25 điểm)
- Cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội : gia đình, nhà trường,
các cơ quan nhà nước hướng học sinh chú ý đến vai trò của việc học
văn.
- Mở rộng ngành nghề cho các khối thi các môn xã hội.
III. KB:
- Khẳng định ý nghĩa của việc học văn là rất cần thiết, nó giúp con 0,25
người trong rất nhiều lĩnh vực.
- Mở rộng vấn đề: Một ngày nào đó văn chương dần bị láng quên thì
cuộc sống của chúng ta sẽ buồn tẻ, nhàm chán và khô khan biêt bao!
4
1,0
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan
trọng – nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương,
/>

nên từ thời xa xưa tới nay khu vực Tây Nam Á vẫn là nơi đã xảy ra
những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong
và ngoài khu vực.
Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.
(Theo sách giáo khoa Địa lí 8, NXB Giáo dục)
Từ vấn đề trên, là chủ nhân tương lai của đất nước, em có suy
nghĩ và cần có trách nhiệm gì về việc xây dựng nước ta giàu mạnh,

hưng thịnh?
1. Về hình thức: Thí sinh viết dưới dạng một đoạn văn trình bày suy
nghĩ và nêu trách nhiệm của bản thân.
2. Về nội dung: Thí sinh cần đạt được ý cơ bản sau.
- Hiểu được vấn đề của các nước khu vực Tây Nam Á hiện nay rất phức
tạp vâè an ninh, chính trị không ổn định, kinh tế và đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn.
- Là công dân Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, không ngừng
học tập góp sức mình xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đấu tranh chống
mọi thế lực thù địch bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước.

/>
0,5

0,5



×