Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Đặc điểm của QTCL toàn diện. Những vấn đề trong kinh doanh , học tập và đời sống sinh hoạt của sinh viên liên quan đến những đặc điểm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.68 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÔN HỌC :
quản trị chất lượng
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH:
Đặc điểm của QTCL toàn diện. Những vấn
đề trong kinh doanh , học tập và đời sống
sinh hoạt của sinh viên liên quan đến
những đặc điểm trên.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Bùi Thị Thanh Phượng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DANH SÁCH NHÓM ( NHÓM 8)
Họ và tên sinh viên:……………………………………..STT:….
(1)Nguyễn Bình Phước…………………………………STT: 48
(2)Nguyễn Thị Phú……………………………………....STT: 46
(3)Nguyễn Thị Kiều Qua………………………………..STT: 51
(4)Trần Thị Hữu Duyên…………………………………STT: 14
(5)Phan Thị Hồng Chung……………………………….STT: 08
(6)Phan Thị Thu Lệ......................................................STT: 29
(7)Võ Văn Tường………………………………………...STT: 72
(8)Đồng Thị Sự…………………………………………...STT: 55
(9)Đỗ Thị Trúc Oanh ……………………………............STT:


I, Khái quát về quản trị chất lượng toàn diện.
1, Khái niệm quản trị chất lượng toàn diện TQM


2, Đặc trưng cơ bản của quản trị chất lượng toàn diện TQM
3, Bản chất của quản trị chất lượng toàn diện TQM
4, Nguyên tắc của quản trị chất lượng toàn diện TQM
5, Đặc điểm của quản trị chất lượng toàn diện TQM
II, Những vấn đề trong kinh doanh , học tập và đời sống
sinh hoạt của sinh viên liên quan đến những đặc điểm của
quản trị chất lượng toàn diện.
1, Những đặc điểm của quản trị chất lượng toàn diện TQM
trong học tập của học sinh tiểu học.
2. Những đặc điểm của quản trị chất lượng toàn diện TQM
trong kinh doanh.
III, Trò chơi


I, Khái quát về quản trị chất lượng toàn diện.
1, Khái niêm :
TQM là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định
hướng vào chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành
viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả
mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và
của xã hội.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn
khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của
TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là
nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải
tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự
tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất
lượng đã đề ra.



Các đặc trưng cơ bản của TQM
1.Chất lượng được tạo nên bởi sự tham gia của tất cả mọi người
2. Chú ý đến mối quan hệ với các lợi ích xã hội: tất cả mọi người
đều có lợi
3. Chú ý đến giáo dục và đào tạo: Chất lượng bắt đầu bằng đào
tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo
4. Dựa trên chế độ tự quản (self- control) – chất lượng không
được tạo nên bởi sự kiểm tra mà bởi sự tự giác
5. Chú ý đến việc sử dụng các dữ liệu quản lý dựa trên sự kiên
(management by fact)


6. Quản lý và triển khai chính sách: xây dựng và triển khai hệ
thống chính sách trên toàn công ty
7. Hoạt động nhãm chất lượng: thúc đẩy ý thức tự quản và hợp
tác của người lao động
8. Chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng: khuyến khích các ý tưởng
sáng tạo và cải tiến
9. Xem xét của lãnh đạo và đánh giá nội bộ: đảm bảo hệ thống
chất lượng hoạt động thông suốt và thực hiện chính sách và kế
hoạch chất lượng
10. Sử dụng các phương pháp thống kê : thu thập và phân tích
dữ liệu về sản phẩm và quá trình


3. Bản chất:

Quản lí chất lượng toàn diện đòi hỏi tất cả các thành
viên các bộ phận thường xuyên trao đồi thông tin và
thỏa mãn yêu cầu ngay trong một tổ chức, tạ ra một môi

trường làm việc mà trong đó mọi thành viên mọi bộ
phận am hiểu lẩn nhau tạo thuận lợi cho công tác quản
lí chất lượng trong tổ chức từ đó sẽ nâng cao được hiệu
quả của hoạt động này. Chất lượng trong TQM không
chỉ còn là trách nhiệm của một bộ phận quản lý như
trước kia mà nó là trách nhiệm của tất cả thành viên
các bộ phận trong tổ chức.


* Lãnh đạo cấp cao phải là người
trực tiếp chịu trách nhiệm về chất
lượng trong tổ chức, doanh nghiệp.

* Nguyên tắc coi trọng con người.

Nguyên
tắc của
TQM

* Liên tục cải tiến bằng việc áp dụng
vòng tròn Deming (PDCA).

* Sử dụng các công cụ thống kê để
cải tiến chất lượng.


Về mục tiêu

Về quy mô


Đặc
Điểm

Về hình thức

Về kỹ thuật
quản lý và
công cụ

TQM mục tiêu quan trọng nhất
là coi chất lượng là số một,
chính sách chất lượng hướng
tới khách hàng
Để đảm bảo chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, hệ thống
TQM phải mở rộng việc sản
xuất sang các cơ sở cung ứng
thâu phục của doanh nghiệp
TQM đã chuyển sang việc kế
hoạch hóa, chương trình hóa,
theo dõi phòng ngừa trước khi
sản xuất
“ làm đúng việc đúng ngay từ
đầu”,


II, Những vấn đề trong kinh doanh , học tập và đời sống sinh
hoạt của sinh viên liên quan đến những đặc điểm của quản
trị chất lượng toàn diện.
1, Những đặc điểm của quản trị chất lượng toàn diện trong học

tập của học sinh tiểu học.
Quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học là các phương
pháp hoặc quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh tiểu học theo mục tiêu giáo dục tiểu học
+ Mục tiêu quan trọng nhất là coi trọng chất lượng học tập của
học sinh tiểu học bao gồm ba yếu tố: đầu vào quá trình và đầu
ra. Không ngừng cải tiến chất lượng quản lí, đào tạo học sinh.


+Lập kế hoạch nội dung chương trình giảng dạy: quản lý về số
lượng giáo án, quan tâm chất lượng giờ dạy và chất lượng thực
tế học sinh, chú trọng đến số lượng ngày giảng dạy và thời gian
làm việc của cán bộ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học,
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nâng cao việc trao
đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên.
+ Quản lý các hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh như
ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa. Đây là môi trường giao lưu học hỏi
tốt nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh và kinh nghiệm
tổ chức các hoạt động của giáo viên. Cần làm tốt các hoạt động
này nhằm tạo bầu không khishocj tập cho học sinh. Đồng thời cần
tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng học sinh để giám
sát chất lượng học tập của học sinh.


+ Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học: cần triển khai các
hình thức như: hội thảo trao đổi kinh nghiệm, dự giờ, nhân rộng
giờ giảng dạy, mời lãnh đạo tham dự, sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Quản lý hoạt động học tập của học sinh: quản lý việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy
học. Việc xây dựng các biện pháp trên cơ sở những biểu hiện tích

cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện
của học sinh. Từ đó theo dõi, thúc đẩy,khuyến khích học sinh phát
huy các yếu tố tích cực, khắc phục yếu tố tiêu cực, phấn đấu
vươn lên đạt kế quả tốt nhất trong quá trinhd học tập, rèn luyện.


+ Quản lý kết quả học tập của học sinh:
 Cơ chế quản lý nhà trường thực hiện tốt việc đảm bảo điều kiện,
kiểm soát quá trình và kết quả đào tạo.
 Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và các điều kiện đảm bảo
chất lượng được thực hiện thống nhất và tương đối đồng bộ
trong nhà trường. Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất có thể về cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
 Chất lượng học tập của học sinh chuyển biến tích cực: công
tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh được quan tâm. Bệnh
thành tích trong đánh giá chất lượng học sinh có chiều hướng
thuyên giảm.
 Áp dụng những đặc đỉểm của phương pháp TQM vào trong
quá trình học tập của học sinh tiểu học góp phần nâng cao công
tác quản lý, đào tạo chất lượng giảng dạy và học tập của hệ
thống cấp bậc tiểu học trong giáo dục.


2, Những đặc điểm của quản trị chất lượng toàn diện trong
kinh doanh
Các đặc điểm của TQM ứng dụng trong kinh doanh:
1. Làm đúng ngay từ đầu
Đặc điểm lớn nhất của TQM là đổi mới nhận thức trong quản lý
sản xuất kinh doanh. Ý tưởng chiến lược của TQM là "không sai
lỗi" (ZD - Zero Defect). Để thực hiện được ý tưởng này cần coi

trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, sai sót xảy ra hơn là sửa
chữa chúng. Lập kế họach để thực hiện nhanh, đừng lập kế
hoạch nhanh để thực hiện chậm, không chấp nhận triết lý “cứ
làm, sai đâu sử đó”.
Để thực hiện chiến lược ZD cần tuân thủ nghiêm ngặt phương
châm quản lý PPM: Planing (Lập kế hoạch), Preventing (tìm ra
các biện pháp phòng ngừa), và Monitoring (Kiểm tra giám sát
chặt chẽ).


2. Chất lượng là trước hết, không phải lợi nhuận là tức thời
Điều này phản ánh niềm tin vào chất lượng và lợi ích của chất
lượng. Chất lượng là con đường an toàn nhất để tăng cường tính
cạnh tranh toàn diện của doanh nghiệp. Công ty nào định hướng
vào chất lượng sẽ có lợi nhuận cao. Công ty nào hướng vào việc
thu lợi nhuận tức thời sẽ dần dần bị đào thải.
Một doanh nghiệp chỉ có thể phát đạt khi sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp đó làm hài lòng khách hàng.
Tăng chất lượng kết cấu đòi hỏi tạm thời tăng chi phí. Nhưng thay
vào đó công ty sẽ có thể đương đầu với cạnh tranh và tồn tại lâu
dài.
Mặt khác tăng chất lượng sẽ làm giảm chi phí ẩn của sản xuất.
-Số khuyết tật giảm, tỷ lệ phế phẩm được chấp nhận tăng
-Tỷ lệ phế phẩm giảm
-Chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng giảm
-Giảm chi phí kiểm tra


3. Con người, yếu tố cơ bản số 1 trong TQM
Nói đến chất lượng, người ta thường có xu hướng nghĩ trước hết

đến chất lượng sản phẩm. Nhưng chính chất lượng con người
mới là mối quan tâm hàng đầu của TQM là làm cho chất lượng
gắn với con người. Một donh nghiệp có khả năng xây dựng chất
lượng cho công nhân thì coi như đã đi được nửa đoạn đường để
làm ra hàng hóa có chất lượng.
Làm cho con người có chất lượng nghĩa là giúp cho họ có nhận
thức đúng đắn về công việc. Sau đó họ phải được đào tạo, huấn
luyện để có khả năng giải quyết những vấn đề họ đã nhận ra,
hoàn thành nhiệm vụ mà không cần thúc giục, ra lệnh.


4. Quản trị ngược dòng
Do TQM chú trọng tới các dữ kiện và quá trình nhiều hơn là kết
quả nên TQM khuyến khích đi ngược trở lại các công đoạn đã
qua trong quá trình để tìm ra nguyên nhân của các vấn đề. Người
ta yêu cầu những người làm công tác giải quyết các vấn đề đặt ra
câu hỏi tại sao không chỉ 1 lần mà là 5 lần. Đặt câu hỏi nhiều lần
sẽ đào ra nguyên nhân của vấn đề mà 1 trong các nguyên nhân
đó là nguyên nhân chính.
5. Tiến trình tiếp theo chính là khách hàng
Cần nhận thức đầy đủ rằng: “Giai đoạn sản xuất kế tiếp chính là
khách hàng”. Quan niệm này khiến các kỹ sư và công nhân ở
phân xưởng ý thức được rằng khách hàng không chỉ là người
mua sản phẩm ngoài thị trường mà còn là những người làm việc
trong giai đoạn kế tiếp, tiếp tục công việc của họ. Từ đó có sự
cam kết không bao giờ chuyển những chi tiết kém phẩm chất tới
những người làm việc ở giai đoạn sau và thẳng thắn nhận vấn đề
thuộc phân xưởng của họ và làm hết sức giải quyết các vấn đề
đó. Đảm bảo chất lượng cho từng khách hàng ở mỗi giai đoạn sẽ
đảm bảo chất lượng thành phẩm.



1.Mục tiêu của TQM là gì?
a. Cải tiến chất lượng sản phẩm ở mức cao
nhất cho phép nhu cầu của khách hàng .
b. Cải tiếng năng xuất lao động ổn định
trong doanh nghiệp
c. Cải tiếng chất lượng làm việc của nhân
viên
d. Tất cả các ý trên
Đáp án: a


2. Phương pháp quản lí chất lượng TQM
áp dụng cho đối tượng nào?
a. Doanh nghiệp có quy mô lớn
b. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ
c. Doanh nghiệp có quy mô vừa
d. Tất cả các loại hình doanh nghiệp
Đáp án: d


3. Phương pháp quản lí chất lượng toàn
diện TQM định hướng vào?
a. Hệ thống nhằm duy trì chất lượng
b. Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng
c. Hoạt động nhằm cải tiến quy mô
d. Cả ba phương án trên
Đáp án: a



4.Phương pháp quản lí chất lượng toàn
diện TQM áp dụng tại doanh nghiệp cẩn
yếu tố nào sau đây?
a. Lảnh đạo của doanh nghiệp quyết tâm
b. Lảnh đạo và những người quản lý
quyết tâm
c. Tất cả mọi người trong doanh nghiệp
điều tham gia và quyết tâm
Đáp án: c


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe!!



×