Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

kỹ năng sống học tốt để xây dựng tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.62 KB, 10 trang )

Bài 3

HỌC TỐT ĐỂ XÂY TƯƠNG LAI

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này, các nữ sinh sẽ:
 Ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và hoàn tất phổ thông.
 Nhận thức nỗ lực học tập của bản thân đóng góp rất nhiều đến tương lai và

sự thành công trong cuộc sống.
 Biết xây dựng niềm vui, lòng say mê và quyết tâm học tập để hoàn thành bậc

học phổ thông.



THỜI GIAN: 180 phút.

 PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU CẦN
-

Giấy khổ lớn Ao,
Giấy màu A4,
Bút lông,
Băng keo,
Kéo.

 TIẾN TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG
1. Khởi động lớp học

(15 phút)



Trò chơi: Nhớ tên
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đứng vòng tròn, rồi hướng dẫn trò chơi. Mỗi học
sinh chọn một thứ trái cây mình thích. Nếu người sau chọn tên trái cây
giống với tên đã có người nói, thì phải chọn trái khác. Giáo viên mời 1 học
sinh nói tên trái cây. Học sinh tiếp theo nói tên trái cây của người thứ nhất
rồi nói đến trái cây của mình. Tiếp tục, người thứ ba nói trái thứ 1, thứ 2
và trái cây của mình…. Trò chơi tiếp tục đến hết vòng tròn.
Bước 2: Các học sinh bắt đầu trò chơi và tiếp tục chơi.
Bước 3: Giáo viên kết thúc trò chơi, mời học sinh nhận xét, cho biết cảm nghĩ.
1


2. Giới thiệu bài học.

(5 phút)

Giáo viên hướng dẫn vào bài học:
Chúng ta vừa chơi một trò chơi mang tính tập thể và tăng kỹ năng rèn trí nhớ.
Mỗi học sinh không thể tách rời bạn mình (vì nói trái cây của bạn rồi nói trái
của mình), có sự kết hợp với bạn. Tên trái cây càng lúc càng nhiều, chúng ta
phải biết cách để nhớ và nói cho đúng tên các trái cây.
Trong việc học hành cũng thế, chúng ta cần có trí nhớ tốt, cần có sự kết hợp
với bạn bè, có phương pháp học tập để mình học có hiệu quả.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tầm quan trọng và lợi ích của việc
học, cụ thể là hoàn tất cấp 2, học tốt để có một tương lai tốt đẹp.
3. Hoạt động : Sắm vai- Bỏ học sớm và hậu quả của việc không hoàn tất phổ thông
(30 phút)
Mục tiêu
Các em nữ sinh:

- Nhận biết các hậu quả xấu và nguy cơ có thể sẻ xảy đến với nữ sinh khi
các em bỏ học sớm.
- Tạo động lực để nữ sinh tiếp tục việc học.
- Phát triển kỹ năng suy nghĩ, phân tích và tìm hiểu vấn đề. Giảm khả năng
bỏ học sớm của học sinh.
Cách thức tiến hành
Bước 1:Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu chuyện tình huống. Giáo viên chia
học sinh vào nhóm, mỗi nhóm từ 5-7 học sinh, trao tình huống cho nhóm.
Một vài tình huống gợi ý:
1. Bạn X không hoàn tất việc học phổ thông, nên khi đi xin việc làm, bạn

gặp nhiều khó khăn, và không tìm được việc làm tốt, chỉ đi phụ bán
hàng. X phải làm việc rất vất vả không có thời gian nghỉ ngơi và gặp
nhiều khó khăn.
2. Bạn T bỏ học sớm, thiếu kiến thức và hiểu biết, nên dễ bị kẻ xấu dụ

dỗ đi làm xa và đã bị ức hiếp, bóc lột.

2


Một vài tình huống gợi ý:
3. H bỏ học sớm, có bạn trai, rồi lập gia đình. Bây giờ H mới 18 tuổi đã

có 2 con, không nghề nghiệp, không thu nhập, nên không có khả
năng chăm sóc con, cả H và con H đều ốm yếu, bệnh tật thường
xuyên.
4. M nghỉ học sớm, và vì thiếu hiểu biết, nên khi nghe lời bạn rủ đi tìm

việc, cuối cùng M bị rơi vào tay của kẻ buôn người.

5. N bỏ học sớm, thiếu kiến thức và hiểu biết, nên N rất nhút nhát,

không dám nói hay làm gì. N rất ngại đi ra ngoài và luôn tự ti, ngay cả
khi các em trong nhà hỏi bài, N cũng tìm cách tránh né. Dần dần N
trở nên thụ động và ít nói chuyện với mọi người.

Bước 2: Mỗi nhóm có từ 5-7 phút chuẩn bị để sắm vai tình huống vừa nhận.
Bước 3: Lần lượt các nhóm trình diễn vở sắm vai. Những nhóm khác quan sát
và theo dõi câu chuyện từ vở diễn.
Bước 4: Giáo viên mời học sinh nhận xét từ vở sắm vai.
Một số câu hỏi gợi ý:
- Điều gì ấn tượng các em nhất từ vở sắm vai? Giải thích vì sao?
- Những hậu quả đối với các nữ sinh khi bỏ học?
- Vì sao có hậu quả đó?

Bỏ học sớm, nên các nữ sinh thiếu kiến thức và hiểu biết. Kết quả là các
nữ sinh này phải gánh chịu những hậu quả xấu trong cuộc đời mình:
-

Bản thân không phát triển đầy đủ: các em cảm thấy tự ti, tìm cách tránh
né.
Hạn chế giao tiếp với cộng đồng và người khác.
Thiếu và ít cập nhật thông tin xã hội, dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dễ rơi vào
các nguy cơ.
Hạn chế trong việc ứng xử trước tình huống cụ thể.
Đời sống bấp bênh cả về kinh tế và tương lai sau này.

3



Giải lao

(10 phút)

4. Hoạt động 2: Phân tích tình huống - Tầm quan trọng của việc tiếp tục đi học và
hoàn thành bậc trung học.
(30 phút)
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc học và hoàn tất phổ thông.
- Nhận thức được mỗi người phải có những nỗ lực và cố gắng học tập, học tốt
sẽ đóng góp cho tương lai của mình tốt hơn.
Cách thức tiến hành

4


Bước 1:Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu chuyện tình huống. Giáo viên chia
học sinh vào nhóm, mỗi nhóm từ 5-7 học sinh, trao tình huống cho nhóm.

Côgiáo
giáotrẻ
trẻvươn
vươnlên
lêntừ
từđôi
đôichân
chânkhập
khậpkhiễng
khiễng (tt)


Khi quen với công tác giảng dạy, Hồng Thương bắt đầu tham gia công tác Đoàn
Năm Hồng Thương lên 3 tuổi, một trận sốt cao đã cướp đi đôi chân khỏe mạnh
rồi trở thành Đảng viên trẻ nhất của Trung tâm. Là người trẻ, cô cũng rất muốn
của cô. Khi lên 7 tuổi thấy bạn bè cùng trang lứa đi học Thương buồn lắm nên cố
tham gia các phòng trào. Ý thức được việc di chuyển bất tiện, cô Thương đành
xin ba mẹ cho đến trường. Ứa nước mắt trước thân hình con nhưng mẹ vẫn cõng
bù đắp bằng cách chuẩn bị hậu cần thật tốt cho các hoạt động phong trào…
em đến lớp. Vậy mà Thương học rất giỏi.
Năm nào cô giáo Thương cũng đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường. Đặc biệt
Vừa đi học, Thương lại tập đi. Lúc đã tự chống nạng đến lớp được, những lúc ngã
năm 2009 - 2010, cô là giáo viên giỏi cấp thành phố của ngành GDTX và mới
quỵ trên đường vì mưa to, gió lớn cũng không ngăn quyết tâm đến trường của cô.
đây nhất là thành tích đậu cao học với điểm số rất cao. Tháng 10 vừa rồi
Những lúc ấy, Thương tự lấy hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay để
Thương được TPHCM trao tặng danh hiệu giáo viên nữ tiêu biểu của thành phố
làm tấm gương soi cho mình. Cứ thế bằng nghị lực, Thương vượt qua những mặc
năm 2010. Đó là những thành quả xứng đáng của cô giáo trẻ giàu nghị lực này.
cảm khiếm khuyết thân thể và học thật tốt ở tất cả những năm học phổ thông.
Cũng từ đó, ước mơ trở thành cô giáo cứ cháy bỏng trong cô trò nhỏ.
Thụy An
Thương thi đậu vào khoa Vật lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM với điểm rất cao.
/>Sợ
con vất vả khi xa nhà, ba mẹ động viên chị ở quê nhà theo học nghề. Nhưng
08/12/2010
với ước mơ làm người có ích, Thương đã thuyết phục được gia đình.
Giáo viên có thể sử dụng thêm các tình huống khác.

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, Thương háo hức với niềm tin mang kiến
thức góp sức “trồng người” ở quê nhà. Nhưng cô giáo trẻ khi đi đến đâu cũng

nhận được cái lắc đầu ái ngại. Không dập đi ước mơ, Hồng Thương vẫn bước tiếp
con đường dù biết chông gai chờ phía trước.
Cô giáo trẻ quay lại TPHCM, nơi đã cho cô nghị lực từ những năm tháng là sinh
viên sư phạm. Rồi may mắn cũng chào đón, cô được Trung tâm Giáo dục thường
xuyên (GDTX) quận 12 ký hợp đồng về dạy.
Làm cô giáo dạy học sinh bổ túc đâu phải chuyện dễ khi học trò cũng bằng tuổi cô
giáo. Đó là chưa kể nhiều trò có “cá tính” đặc biệt nên khó tránh chuyện chọc phá
cô giáo. Nhưng cô giáo trẻ tâm sự rằng “mình đối xử với học trò chân tình thì các
em cũng không nỡ làm tôi khóc đâu”. Từ đó, cô đã đứng vững trên bục giảng.

5


Bước 2: Mỗi nhóm thảo luận về tình huống và ghi kết quả ra giấy.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý và rút ra ý chính.

Học tập không phải gì khác
mà chính là sự sở hữu của trí tuệ.
Thomas Hobbes Người Anh, 1651.
Học tập và hoàn thành việc trung học mở ra nhiều cơ hội chọn lựa
hơn cho nữ sinh.
Học tập thành công dẫn đến thay đổi cuộc đời của một người, không
chỉ cuộc sống vật chất, mà cả cuộc sống tinh thần.
Học tập làm cho chúng ta trở nên giàu có hơn về kiến thức, khôn
ngoan hơn trong cuộc sống
5. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Lợi ích của việc học tập và học đến nơi đến chốn,
tác động đến tương lai của bản thân.
(30 phút)
Mục tiêu

Các em nữ sinh:
- Phát triển khả năng suy nghĩ, phân tích và nhận ra được những lợi ích của
việc học đến nơi đến chốn.
- Phát triển khả năng tư duy và nhận biết nỗ lực học tập đóng góp vào chất
lượng cuộc sống trong tương lai của nữ sinh.
Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia nhóm cho học sinh, mỗi nhóm từ 5-7 học sinh. Mỗi nhóm
thảo luận câu hỏi sau:
-

Những lợi ích của việc hoàn tất việc học ( phổ thông) đối với bản thân nữ
sinh.
6


-

Những lợi ích của việc hoàn tất việc học ( phổ thông) đối với gia đình nữ
sinh.

-

Những lợi ích của việc hoàn tất việc học ( phổ thông) đối với cộng đồng/
xã hội.

Bước 2: Giáo viên mời các nhóm thảo luận, viết kết quả ra giấy.
Bước 3: Giáo viên mời các nhóm trình bày kết quả và nhận xét.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và rút ra ý chính.

Lợi ích của việc học đến nơi đến chốn

Lợi ích của việc học đối với bản thân
-

Nhiều chọn lựa khi hoàn tất phổ thông: học lên, học nghề,

-

Được chọn và học ở trường tốt,

-

Tăng thêm sự tự tin ở bản thân,

-

Mở rộng hơn kiến thức và kỹ năng,

-

Mở ra tương lai tươi sáng hơn, có thể chọn được việc làm tốt, thu
nhập tốt.

Lợi ích của việc học đối với gia đình
-

Đóng góp vào kinh tế gia đình

-

Cuộc sống cải thiện cả về dinh dưỡng, y tế, giáo dục và tinh thần.


Giải lao

(10 phút)

6. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm - Xây dựng quyết tâm học tập

(40 phút)

Mục tiêu:
Các em nữ sinh:
- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, biết xây dựng cho mình một phương
pháp học tập tốt vá quyết tâm học tập.
- Phát triển kỹ năng học tập chung với bạn bè để cùng giúp nhau trong học
tập.
Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia nhóm cho học sinh, mỗi nhóm từ 5-7 học sinh. Mỗi nhóm
thảo luận đề tài sau:
7


-

Những cách thức để chúng ta học tập có hiệu quả.

Bước 2: Giáo viên mời các nhóm thảo luận, viết kết quả ra giấy.
Bước 3: Giáo viên mời các nhóm trình bày kết quả và nhận xét.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và rút ra ý chính, và hướng dẫn học sinh về xây
dựng động lực học tập và phương pháp học tập hiệu quả.


Duy trì động lực học tập
1. Xác định một mục đích rõ ràng và thực tế mà bạn có thể làm được, phải chắc

rằng đó thực sự là mục-đích-của-bạn
2. Nếu cảm thấy khó khăn hoặc khó hiểu ở điểm nào trong bài tập, đừng ngại
hỏi giáo viên, người hướng dẫn hoặc bạn bè để có được sự giảng giải của họ
làm cho bài tập trở nên dễ hiểu hơn, do đó học sinh có thể tiếp tục phát triển
bài đúng hướng, cũng như hạn chế được những sai sót.
3. Nếu bạn thấy bài tập quá nhiều và nặng, hãy chia nhỏ ra làm nhiều phần. Mỗi
ngày làm một chút, nhưng phải chắc chắn là mình làm xong chứ không để
dồn sang hôm sau.
4. Nếu bạn muốn hoàn thành sớm bài tập thì hãy chọn phần dễ trước, khó sau,
chọn làm những phần nào bạn cảm thấy hứng thú hoặc những đề mục nhỏ
trước
5. Xây dựng kế hoạch thời gian học và làm bài tập. Dán ghi chú này nơi mình
ngồi học để có thể nhìn thấy ngay. Đánh dấu bài đã học song hay làm xong.
6. Việc hoàn thành một cách nhanh chóng những phần như thế sẽ khiến bạn tự
tin hơn về khả năng của mình.
7. Tìm mối liên hệ giữa những gì đang học/đang làm với những gì mình sẽ thực
hiện trong tương lai.
8. Hạn chế những suy nghĩ hoặc thái độ thiếu tích cực như: chần chừ, chờ đợi
may mắn mỉm cười, tự ti… khi học.
9. Ngủ tốt là một cách tái tạo năng lượng và sự minh mẫn cho học sinh. Tránh
thức quá khuya.
10. Mỗi khi hoàn thành xong một phần bài tập đề ra, bạn hãy tự thưởng cho mình
nhé. Một que kem, thanh kẹo, một giờ nghe nhạc hoặc xem phim… vừa
Phương
khiến pháp
đầu óchọc
bạnhiệu

thoảiquả
mái hơn, vừa duy trì được sự nhiệt tình trong bạn.
 Vạch kế hoạch học tập,
 Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học,
 Viết các ý chính, dàn bài,
 Viết lại điều mình học, hiểu rõ điều mình ghi chép.
 Học một cách chủ động sử dụng nhiều giác quan. ( đọc, nhìn, suy
nghĩ, liên tưởng các yếu tố góp phần vào việc học)
 Ghi chú cẩn thận,
 Luôn học tại bàn,
 Luyện sự tập trung, ví dụ thở sâu, ngồi thẳng lưng,.
 Nghỉ giải lao khoảng 10 phút sau mỗi tiếng học, để đầu óc được thư
giãn rồi học tiếp.
 Đọc đi đọc lại bài học một mình hoặc với bạn bè hay người thân
8
trong nhà để giúp nữ sinh nhớ bài.
 Học nhóm, học chung với bạn mình để giúp nhau, chia sẻ, góp ý,
đặt câu hỏ, phân tích..với nhau, việc học tập sẽ có hiệu quả hơn.


Một cô bé mà kí ức đầu đời là những chuỗi ngày ngủ lang thang thì việc học được tới lớp
11 ở một trường phổ thông công lập ở TPHCM cũng được xem là điều kỳ diệu. Kỳ diệu hơn
là suốt những năm học, bao giờ Nguyễn Thị Ngọc Thu cũng đạt loại giỏi. Năm học 20092010,
Ngọckết
Thu
được
Cần
7. Tổng
bài
họcbầu làm Phó bí thư Đoàn trường THPT Bình Khánh, huyện(10

phút)
Giờ.
Trong ký ức bập bõm của mình, Ngọc Thu nhớ "ngôi nhà" mình là mảnh chiếu trải qua đêm
Học tập gắn liền với đời sống nữ sinh. Việc học hôm nay sẽ trang bị cho
trên vỉa hè phía sau Nhà hát thành phố, rồi ở bến Bạch Đằng (quận 1), có khi là ở dưới
cácThị
emNghè
kiến (quận
thức, Bình
sự tựThạnh).
tin để tương
lai các
chân cầu
Người thân
củaem
emsẽ
cótốt
khihơn.
là cha, có khi là mẹ, chứ
chẳng bao giờ có đủ cả hai. Cô bé sống lang thang như thế đến khi 6 tuổi thì được vào ở
Vì thế
sinhXuân
cần trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh.
trong mái
ấm nữ
Thanh
- Tạo cho mình một động lực học tập đúng đắn,
Bước ngoặt cuộc đời đến khi Ngọc Thu được một người dì ở huyện Cần Giờ nhận về làm
- Xây dựng phương pháp học tập phù hợp,
con nuôi. Gia đình mới không ủng hộ việc đến trường nên Ngọc Thu phải tự mình đi xin

- Kết hợp với bạn bè cùng nhau học hỏi va giúp đỡ nhau tiến bộ.
học. Với em, ở nhà đồng nghĩa với việc bị cắt đứt mối dây liên hệ với mọi người. Cô bé
mạnh dạn gõ cửa phòng ban giám hiệu Trường THPT Bình Khánh trình bày hoàn cảnh của
mình. Vì trái tuyến nên cô bé được hướng dẫn phải về Trường THPT Lương Văn Can, quận
8 cách đó 20km để nhập học rồi xin giấy chuyển trường. Khi Ngọc Thu tìm đến nơi thì lại
hết hạn nhập học, cô bé lại gò lưng đạp xe hàng chục cây số từ xã An Thới Đông, Cần Giờ
lên Sở GD-ĐT TPHCM để xin học. Rút cuộc, cô bé cũng được đến trường.
Học hết học kỳ 1 ở Trường THPT Bình Khánh là một thành công lớn với Ngọc Thu khi cô bé
phải tự xoay xở để có tiền sống và để đi học. Lúc đó, chú Soái, bảo vệ trường, đã cho em
chiếc cặp xách, tập vở. Thầy Hưng thì cho hai cái áo đồng phục. Các thầy cô khác khi biết
hoàn cảnh của Thu thì xin xe buýt không thu tiền vé của em. Sách giáo khoa thì Ngọc Thu
mượn thư viện trường, học phí thì được miễn. Có được vài chục ngàn người ta cho, Ngọc
Thu mua xôi ăn cho cả ngày. Bạn bè biết hoàn cảnh nên rủ Thu cùng ăn cơm chung. Có
bữa nào khi dì nuôi nấu cơm còn thừa lại thì cô bé lén gói mang theo đi học.

Ngọc Thu mong mỏi sau này phải đậu đại học và đi làm có một công việc ổn định. Cô bạn
nuôi ước mơ kiếm tiền xây một căn nhà thật lớn cho những em bé hoặc những cụ già lang
thang, nghèo đói hoặc bất cứ ai muốn vào ở khi9 bị con cái bạc đãi.
Bài và ảnh: Hiếu Hiền
nhằn hành trình tìm chữ của cô Phó bí thư Đoàn trường, 28/02/2010


Bài đọc thêm
Em Nguyễn Thị Lệ Trinh (học sinh lớp 12C2, Trường THPT Trung An, quận Thốt
Nốt) cũng có hoàn cảnh rất khó khăn. Trinh tâm sự: “Cha em thì bị tật, mất sức
lao động nhiều năm nay nên cuộc sống kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc chủ yếu
vào việc làm thuê, làm mướn của mẹ và của bản thân em”.
Nhưng mẹ của em Trinh cũng bị bệnh tiểu đường và bệnh gan gần 2 năm nay
nên sức khỏe cũng chẳng mạnh hơn ai. Bà đi làm thuê làm mướn nên ngày có,
ngày không. Trong khi đó, những lúc bà bị tái phát bệnh, Trinh phải chạy vạy

ngược xuôi để mượn tiền mua thuốc cho mẹ. Nhiều khi trái gió trở trời, cũng có
lúc bệnh biến chứng, mẹ của Trinh chỉ biết cắn răng chịu đựng vì nhà không có
tiền làm sao mua được thuốc.

Em Nguyễn Thị Lệ Trinh.
Dù buổi học, buổi đi làm thuê phụ mẹ kiếm tiền nuôi ba, nhưng nhiều năm liền
Trinh luôn là học sinh giỏi. Em chia sẻ: “Vì nhà nghèo, em phải cố gắng học
mới được. Chỉ có học mới có thể giúp em sau này phát triển tương lai. Đi
học thì em tiết kiệm lắm. Tiền đi làm thuê có được em chỉ dành mua những thứ
cần thiết nhất, còn lại cho dành dụm cho mẹ và ba trị bệnh”.
Em Trinh vừa được chọn nhận học bổng của chương trình Thắp sáng niềm tin do
Đài PTTH Vĩnh Long và Công ty TNHH ADC trao tặng. Với số tiền 1 triệu đồng,
em Trinh bộc bạch: “Em sẽ mang về dành cho mẹ đi chữa bệnh”.
25/1/2010

10



×