Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tôi đóng góp cho cộng đồng kỹ năng sống lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.64 KB, 10 trang )

Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

TÔI ĐÓNG GÓP CHO CỘNG ĐỒNG

Bài 2

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này, các nữ sinh sẽ:
 Biết ý thức mình là một thành viên trong cộng đồng.
 Biết quan tâm và có trách nhiệm đối với cộng đồng nơi các em sinh sống.
 Biết cách lập kế hoạch cho một hoạt động của cộng đồng.

 THỜI GIAN: 180 phút
 PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU CẦN
-



Giấy khổ lớn Ao,
Bút lông,
Băng keo.

TIẾN TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG

1. Khởi động lớp học

(10 phút)
Trò chơi: Tôi bảo Tôi bảo


Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, phá băng trước khi học và cả lớp tham dự cùng lúc.
Luật chơi:
Giáo viên hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Học sinh hỏi: “Bảo gì bảo gì”
Giáo viên nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Học sinh: Vỗ tay 2 lần
Giáo viên hô tiếp: “Tôi bảo tôi bảo”
Học sinh hỏi: “Bảo gì bảo gì”
Giáo viên nói: “Tôi bảo các bạn đứng 3 người bằng 4 chân
Học sinh: Học sinh phải tìm nhóm 3 người và tìm cách để đứng 3 người bằng 4 chân
Để tiếp tục, giáo viên hô: “Tôi bảo tôi bảo” và giáo viên có thể sáng tạo thêm những cách
thức khác ví dụ 3 người 3 chân để các em vui vẻ trước khi học.
Lưu ý: Khi quản trò hô “tôi bảo tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu không làm theo
hay làm không đúng, không được sẽ bị phạt vui. GV có thể dùng trò chơi này để dẫn dắt
1


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

vào bài học Tôi đóng góp cho cộng đồng bằng cách nhấn mạnh các thành viên phải cộng
tác, hỗ trợ, đóng góp vào công việc chung để hoàn thành trò chơi.
2. Giới thiệu bài học.

(5 phút)

Giáo viên hướng dẫn vào bài học:
-


Cộng đồng gồm những con người có mối liên hệ và đoàn kết với nhau về văn hóa,
phong tục tập quán và nguồn lợi. Cộng đồng còn giúp đùm bọc lẫn nhau như câu
tục ngữ Việt Nam có câu “lá lành đùm lá rách” và để xây dựng một môi trường
sống an toàn cho mọi người.
- Đóng góp cho cộng đồng là việc làm không của riêng ai, vì đó là công việc và bổn
phận của mọi thành viên trong cộng đồng.
- Tuổi trẻ tham gia đóng góp cho cộng đồng không những được học hỏi thêm điều
hay lẽ phải từ những người dày dặn kinh nghiệm mà còn được sinh hoạt vui chơi
giải trí, mở mang kiến thức.
- Tuổi trẻ nên tham gia đóng góp cho cộng đồng tùy vào khả năng và kiến thức của
mình thay vì lãng phí thời gian.
Hoạt động 1:
(25 phút)
Trò chơi: Xem tranh để xác định khái niệm về cộng đồng
Mục tiêu
Các em nữ sinh:
-

Nhận biết khái niệm về cộng đồng và có cảm giác gần gủi, thân thiện khi nghe hai
chữ “cộng đồng”.
Nhìn hình ảnh và liên tưởng tới cộng đồng địa phương của mình và những lợi ích
cho mọi người trong cộng đồng.
Biết yêu quý, gắn bó hơn với cộng đồng nơi ở (lớp học, trường học, quê hương…)

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chọn một số hình ảnh khác nhau mô tả về cộng đồng ở nhiều góc
nhìn và phong cảnh, hoạt động khác nhau như:
- Hình về lễ hội tại một địa phương
- Hình về các em học sinh đi học về
- Hình về những người nông dân làm ruộng

- Hình về quan chức ở địa phương
- Hình về các cô giáo, thầy giáo, công nhân
- ........
Bước 2: Trong khi các em xem từng hình ảnh, giáo viên cho các em phát biểu ý
kiến/xác định những hình ảnh mô tả gì về cộng đồng? Có chức năng gì? Giúp được
gì cho người dân địa phương?...
Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý chính về khái niệm cộng đồng

2


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Cộng đồng là gì? Cộng đồng là một tập thể gồm những cá nhân riêng lẻ sống trong
một khu vực, địa phương, cùng chia sẻ và sở hữu các nguồn tài nguyên chung, có liên
hệ và chia sẻ về văn hóa, lợi ích, phong tục tập quán địa phương. Họ thường hỗ trợ lẫn
nhau và xây dựng một môi trường sống an toàn cho tất cả mọi người trong cộng đồng.

Giải lao

(10 phút)

3. Hoạt động 2:

(30 phút)

Động não: Tôi có trách nhiệm gì đối với cộng đồng nơi tôi sinh sống?
Mục tiêu

-

Giúp các em suy nghĩ nghiêm túc về những gì các em có thể đóng góp cho cộng
đồng.
Giúp các em nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân đối với cộng đồng.
Biết cư xử đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung
quanh trong cộng đồng.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi với lớp: Em có trách nhiệm gì đối với cộng đồng
nơi tôi sinh sống?
Bước 2: Khích lệ học sinh đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt qua việc viết lại ý kiến
của mình trên giấy nhỏ của mình mà không cần phải thảo luận với những
bạn
xung
về đúng
sai. cộng đồng.
- Tham
giangồi
nhiệt
tìnhquanh
các sinh
hoạt trong
- Tham
giúp
cộng
đồng
vàohoặc
khả năng
và kiến

của mình.
Bước
3: Liệt gia
kê tất
cảđỡ
mọi
ý kiến
lêntùy
bảng
giấy lớn.
Lưu thức
ý là không
nên loại trừ
kiếnkính
nào,trọng,
trừ trường
hợp
trùng
lắp.
- Thể một
hiệnýlòng
biết ơn,
hiếu
thảo
với ông bà, cha mẹ và người lớn.
- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.
Bước 4: Phân loại các ý kiến và làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.
- Tôn trọng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của cộng đồng
- Tham
bảotổng

vệ môi
sống
cácý chương
Bước
5: Giáogia
viên
hợptrường
ý kiến và
rút qua
ra các
chính. trình xanh – sạch – đẹp của
địa phương.
- Tham gia các hoạt động xây dựng hạ
3 tầng cho cộng đồng.


Trường THCS Hai Bà Trưng

Hoạt động 3:

Giáo án kỹ năng sống

(20 phút)

Làm việc theo cặp: Những lợi ích của việc đóng góp cho cộng đồng
Mục tiêu
- Giúp các em nhận ra các lợi ích khi tham gia các hoạt động đóng góp cho cộng
đồng.
- Giúp các em định hình cho mình các hoạt động hỗ trợ cộng đồng nào là phù hợp
nhất với khả năng và sự quan tâm của các em.

Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên cho các cặp câu hỏi để thảo luận: Những lợi ích khi tham đóng
góp cho cộng đồng là gì?
Bước 2: Giáo viên cho mỗi cặp khoảng 7 phút để thảo luận. Các cặp có thể ngồi tại
chỗ hay tìm một nơi phù hợp (nếu điều kiện không gian cho phép).
Bước 3: Sau khi các em thảo luận theo cặp xong, giáo viên yêu cầu một vài cặp đại
diện tình nguyện phát biểu ý kiến.
Lợi ích của việc đóng góp cho cộng đồng:
Bước
Đối 4:
vớiGiáo
bản viên
thân:có thể mời gọi các cặp khác bổ sung (nếu còn thời gian và các em
còn có nhu cầu chia sẻ thông tin).
- Được học hỏi thêm điều hay lẽ phải từ những người dày dặn kinh nghiệm.
Bước
Giáo sinh
viên hoạt
kết luận,
rút ragiải
cáctrí.ý chính
- 5:Được
vui chơi
-

Mở mang kiến thức thêm phong phú.

-

Trao dồi trải nghiệm cá nhân.


-

Học thêm những tính tốt từ những người khác.

-

Rèn luyện cơ thể và trí óc qua những hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

-

Mở rộng được các mối quan hệ trong xã hội.

Đối với cộng đồng:
-

Môi trường cộng đồng xanh, sạch đẹp và thân thiện hơn.

-

Cộng đồng được phát triển và văn minh hơn.

-

Cộng đồng trở thành nơi an toàn 4hơn cho mọi người.

-

………..



Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

Giải lao

(10 phút)

4. Hoạt động 4:

(35 phút)

Thảo luận nhóm: Một số hoạt động hữu ích có thể đóng góp cho cộng đồng địa phương
Mục tiêu
- Giúp các em chia sẻ những kiến thức, thông tin và cả kinh nghiệm về các hoạt
động đóng góp cho cộng đồng.
- Giúp các em nhận biết những hoạt động hữu ích cho cộng đồng mà các em có thể
tham gia đóng góp.
Cách thức tiến hành
Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ khác nhau để thảo luận và đề
nghị cá em liệt kê trên giấy lớn những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Những hoạt động hữu ích nào các em có thể đóng
góp cho cộng đồng địa phương?
(Lưu ý: Trong khi các em thảo luận, giáo viên đi quanh lớp để xem các em thảo
luận và trả lời những gì các em còn thắc mắc hay đưa ra các gợi ý thảo luận).
Bước 3: Sau khi các em thảo luận xong, giáo viên cho các nhóm lần lượt trình bày kết
quả thảo luận.
Bước 4: Giáo viên kết luận và rút ra các hoạt động đóng góp chính.
5



Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

-

Tham gia tổ chức các sinh hoạt trong cộng đồng

-

Tham gia giúp đỡ những người già yếu, neo đơn trong cộng đồng

-

Tham gia các hoạt động giữ gìn truyền thống của cộng đồng địa phương
Tham gia bảo vệ môi trường cộng đồng bằng cách đóng góp trong các chương
trình xanh – sạch – đẹp của cộng đồng
Tham gia các hoạt động xây dựng hạ tầng cho cộng đồng và giữ gìn an ninh
trật tự cho cộng đồng

-

5. Hoạt động 5:

(25 phút)

Hướng dẫn và thực hành lên kế hoạch “Ngày chủ nhật xanh” cho cộng đồng
Mục tiêu

- Giúp các em thực hành lập một kế hoạch cụ thể
- Giúp các em trải nghiệm những khó khăn và cả niềm vui khi lập một kế hoạch
Cách Lập kế hoạch
đóng góp cho cộng đồng.
Cách thức tiến hành
Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc
Bước
1: Giáo
viênlàm
trình
bàyviệc
và hướng
- Tại
sao phải
công
này? dẫn lớp về cách thức lập kế hoạch theo cấu
trúc đơn giản và dễ làm.
- Nó có ý nghĩa như thế nào với cộng đồng?
- Hậu
quả3nếu
không
thựcviên
hiệncho
chúng?
Bước
2: Chia
nhóm
và giáo
mỗi nhóm khoảng 20 phút để lập kế hoạch.
Bước 3: Sau khi các em lập kế hoạch xong, các nhóm sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để

Xác
dung (5
công
trìnhđịnh
bày nội
kế hoạch
phútviệc
trình bày mỗi nhóm).
- Nội dung công việc đó là gi?
Bước 4: Giáo viên bổ sung các kế hoạch để hoàn thiện thêm.
- Các bước để thực hiện công việc
Xác định ở đâu, khi nào và ai tham gia
-

Ai làm việc đó

-

Ai hỗ trợ

-

Ai chịu trách nhiệm

-

Làm khi nào?

-


Làm ở đâu

Xác định cách thức thực hiện như thế nào
-

Xác định nguồn lực thực hiện

Cách thức kiểm soát
-

Ai tiến hành kiểm tra?

-

Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu?
6


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

7


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

6. Tổng kết bài học


-

(10 phút)

Đóng góp cho cộng đồng là việc làm không của riêng ai, vì đó là trách nhiệm và
bổn phận của mọi thành viên trong cộng đồng.
Tuổi trẻ tham gia đóng góp cho cộng đồng không những được học hỏi thêm điều
hay lẽ phải từ những người dày dặn kinh nghiệm mà còn được sinh hoạt vui chơi
giải trí, mở mang kiến thức.
Tùy theo khả năng mà mỗi người đều có những đóng góp phù hợp cho cộng
đồng từ những công việc đơn giản đến phức tạp.
Các em hãy xây dựng cho mình thái độ vì cộng đồng và tham gia những công
việc cụ thể trong cộng đồng nơi mình sinh sống.
Hãy biết yêu quý, gắn bó hơn với cộng đồng nơi ở (lớp học, trường học, địa
phương).
Hãy tham gia các họa động giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cộng đồng địa
phương.

-

Tài liệu đọc thêm:
KẾ HOẠCH
Tổ chức thực hiện Ngày Chủ nhật xanh

Mục đích: Vận động cộng đồng cùng tự nguyện tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường và thống
nhất trong công tác tổ chức các Ngày Chủ nhật xanh
Yêu cầu:
1. Nội dung các Ngày chủ nhật xanh cần gắn với chủ đề năm 2010 của thành phố – Năm
thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị và xây dựng khu phố an toàn, sạch đẹp, văn minh,

nghĩa tình.
2. Có sự phối hợp đồng bộ với chính quyền để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ngày
Chủ nhật xanh, cùng sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo người dân trên địa bàn tổ chức hoạt
động.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Tổ chức tuyên truyền bằng tờ bướm, áp phích, panô cổ động đặt tại các nơi thực hiện
công trình
2. Tổ chức tập huấn về bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông, dòng kênh; về phòng chống
thiên tai, tác động từ biến đổi khí hậu cho đoàn viên, thanh thiếu nhi.
3. Tổ chức các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở khu dân cư, cơ quan,
trường học…;
4. Đăng ký các tuyến đường Xanh - Sạch - Đẹp gắn với việc xây dựng khu phố an toàn,
sạch đẹp, văn minh, thực hiện chủ đề năm của thành phố - Năm thực hiện nếp sống văn minh,
mỹ quan đô thị.
8


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

5. Tổ chức ký cam kết tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông, dòng kênh; phát
hiện, đề xuất và phối hợp xử lý các hành động cố tình gây ô nhiễm môi trường tại địa phương,
đơn vị.
6. Thành lập mới và tiếp tục duy trì hoạt động của các đội hình tình nguyện, đội hình
thanh thiếu nhi xung kích bảo vệ môi trường.
7. Tăng cường truyền thông sử dụng năng lượng sạch, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên và nguồn nước
III. TÊN GỌI - THỜI GIAN TỔ CHỨC – NỘI DUNG TẬP TRUNG:
1. Ngày Chủ nhật xanh 07/3/2010 được xác định là Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 83

với Chủ đề “Không gian xanh của chúng ta”:
- Các cơ sở Đoàn: tổ chức diễu hành xe đạp hoa, xe loa tuyên truyền, cổ động trên các
tuyến đường; mỗi Đoàn phường phối hợp với nhân dân, chính quyền địa phương chọn các điểm
ô nhiễm ở địa phương để tiến hành thực hiện trong Ngày Chủ nhật xanh (có danh sách các điểm
tổ chức cụ thể); tổ chức đội hình thanh niên tình nguyện làm nòng cốt tuyên truyền; phối hợp với
Văn hóa Thông tin phường tổ chức các h́nh thức tuyên truyền, cổ động trên hệ thống loa Phát
thanh, phát động trong đoàn viên, thanh niên mỗi gia đình trồng thêm 01 cây xanh.
2. Ngày Chủ nhật xanh 14/3/2010 được xác định là Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 84
với Chủ đề “Bảo vệ dòng kênh, dòng sông”:
- Các cơ sở Đoàn: chọn lựa các trọng điểm ô nhiễm cần xử lý để tổ chức các Ngŕy Chủ
nhật xanh; cải thiện dňng chảy của các tuyến kęnh, đặc biệt là các tuyến lưu thoát ra sông Sài
Gòn.
3. Ngày Chủ nhật xanh 21/3/2010 được xác định là Ngày chủ nhật xanh lần thứ 85
với Chủ đề “Hạn chế biến đổi khí hậu – Hành động của chúng ta”:
- Tổ chức tập huấn cho các cơ sở Đoàn trực thuộc về phương pháp và qui trình thực hiện
Ngày Chủ nhật xanh tại cơ sở và các vấn đề về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Tuyên truyền sử dụng năng lượng sạch, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và
nguồn nước.
4. Ngày Chủ nhật xanh 28/03/2010 được xác định là Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 86
với Chủ đề “Tuổi Trẻ hành động vì nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị”:
- Các cơ sở Đoàn: chủ động đề xuất với Đảng ủy, chính quyền nhận chăm sóc và bảo
dưỡng các mảng xanh; xây dựng kế hoạch thực hiện các tuyến đường trọng điểm trong năm
2010; thành lập các đội, nhóm thanh niên bảo vệ môi trường; đăng ký và xây dựng khu phố
không rác gắn với đội hình thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Đoàn Phường và Đoàn cơ sở trực thuộc Quận Đoàn 9:
- Căn cứ vào Thông báo các Đoàn Phường và Đoàn cơ sở trực thuộc Quận Đoàn triển
khai cơ sở, tổ chức thực hiện các Ngày Chủ nhật xanh đảm bảo các nội dung đã định hướng.
Trong Tháng Thanh niên, mỗi cơ sở đoàn trực thuộc Quận Đoàn tiến hành ra mắt đội hình tình
nguyện bảo vệ môi trường và tổ chức ít nhất một Ngày Chủ nhật xanh, riêng các Đoàn Phường

tổ chức đủ Ngày Chủ nhật xanh.
9


Trường THCS Hai Bà Trưng

Giáo án kỹ năng sống

- Phối hợp với các ngành chức năng, phát huy sự hỗ trợ chuyên môn của các đơn vị để
thực hiện có hiệu quả các Ngày Chủ nhật xanh. Đảm bảo hiệu quả trong công tác tuyên truyền,
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ các Ngày Chủ nhật xanh tại địa phương và đơn vị.
- Báo cáo việc thực hiện các Ngày Chủ nhật xanh về Ban Phong Trào Quận Đoàn 9 .
Tài liệu tham khảo:
-

/>
-

/>
10



×