Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu độngt ại UDIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.35 KB, 111 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Giới thiệu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức không chỉ đến từ
các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài với
trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến với tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Các
doanh nghiệp nhà nước cần có những giải pháp và tăng cường quản lý các
hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản, tự mình phát huy sức mạnh
nội lực, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất nhằm khẳng định
chỗ đứng và vị thế của mình trong thị trường trong nước và cả quốc tế.
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau và
mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, vấn đề sử
dụng tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng trở thành một trong những
nội dung quan trọng trong quản trị tài chính. Sử dụng tài sản lưu động một cách
hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu
quả kinh tế cao nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và
làm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC là Công ty TNHH
Một thành viên trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, là một trong những
doanh nghiệp thành công trong ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Trong những năm gần đây Tổng công ty đã đầu tư mở rộng thêm nhiều dự án,
công trình lớn như: Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 khu đô thị Ciputra Hà Nội;
Tổ hợp chung cư cao tầng Trung yên Plaza, NO4; chung cư cao tầng 122
Vĩnh Tuy, Khu đô thị Phú Gia – Phú Quốc,…

1



Trong những năm qua, Tổng công ty đã quan tâm đến vấn đề hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động và đã đạt được những thành công nhất định. Nhờ đó,
khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của Tổng Công ty ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả sử
dụng tài sản lưu động vẫn còn thấp so với mục tiêu. Thực tế đó ảnh hưởng tiêu
cực tới hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty.
Trước yêu cầu đổi mới, để có thể đứng vững và phát triển trong môi
trường cạnh tranh gay gắt, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với
Tổng công ty.
Từ thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản lưu động tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC” làm
đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn của mình.
Mục tiêu của luận văn là từ phân tích thực trạng tại Tổng Công ty từ đó
đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
UDIC.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng sử dụng tài sản lưu
động tại Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC từ năm 2011 đến
2013 và các chỉ tiêu về doanh thu, các chỉ tiêu về lợi nhuận và các chỉ tiêu tài
chính khác.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được xây dựng dựa trên số liệu thực tế thu
thập qua các báo cáo tài chính từ năm 2011 đến 2013 của Tổng công ty Đầu
tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC.
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp phân tích số liệu chi tiết theo
thời gian. Ngoài việc quan sát, thu thập, thống kê số liệu, tài liệu liên quan thì

2



để phân tích và đánh giá được hiệu quả sử dụng TSLĐ có nhiều phương pháp
luận văn sử dụng hai phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ
số. Trong luận văn này, việc sử dụng 2 phương pháp trên để nghiên cứu được
áp dụng cả sử dụng cả so sánh bằng số tuyệt đối, tương đối với số liệu được
thu thập trong các năm 2011, 2012 và 2013; hình thức so sánh là so sánh theo
chiều ngang, so sánh kết quả năm sau so với năm trước để thấy được tình hình
hoạt động của doanh nghiệp 1 cũng như xu hướng phát triển của nó và so
sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng, kết cấu của các thành phần trong
TSLĐ.
2. Tổng quan về tài sản lưu động của doanh nghiệp

Tài sản lưu động (TSLĐ) chúng ta có thể hiểu đó là những tài sản sử
dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, có thời gian sử
dụng, luân chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài
sản lưu động liên tục vận động, chu chuyển trong chu kỳ kinh doanh nên nó
tồn tại ở tất cả các khâu, các lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất của một
doanh nghiệp
Phân loại tài sản lưu động
*

Theo lĩnh vực tham gia luân chuyển:
-

TSLĐ sản xuất: gồm tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên,

nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ,…đang dự trữ trong kho) và tài sản trong sản
xuất (giá trị sản phẩm dở dang).
- TSLĐ lưu thông: gồm tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thành
phẩm, hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gửi bán) và tài sản trong quá trình
lưu thông (tiền, các khoản phải thu).


3


- TSLĐ tài chính: là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với các mục
đích kiếm lời (đầu tư liên doanh, đầu tư chứng khoán,…).
* Theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán:
-

Ngân quỹ: bao gồm tiền mặt tại két, tiền gửi ngân hàng, tiền đang

chuyển.
- Đầu tư ngắn hạn: đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn
khác.
- Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu
khác, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng, chi phí trả trước.
- Dự trữ, tồn kho: gồm nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm.
- TSLĐ khác: bao gồm các khoản tạm ứng chưa thanh toán, chi phí trả
trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý và các khoản thế chấp,
ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không thể được đánh giá đúng nếu
chỉ dựa vào một vài chỉ tiêu đơn lẻ, nó là quá trình xem xét, đánh giá, phân
tích một cách tổng hợp và toàn diện trên nhiều góc độ, khía cạnh của riêng
doanh nghiệp, và của doanh nghiệp trong mối tương quan với chỉ tiêu chung
của toàn ngành
Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSLĐ
- Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ =


TSLĐBQkỳ
Doanh thu thuần

4


Hệ số này cho biết: để thu được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải
sử dụng bao nhiêu đơn vị tài sản lưu động. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả
sử dụng tài sản lưu động càng cao.
- Vòng quay tài sản lưu động trong kỳ
Doanh thu thuần
Vòng quay TSLĐ=
TSLĐBQkỳ
Trong đó:
- TSLĐBQ ky `

: Tài sản lưu động bình quân trong kỳ, được tính như

sau:
TSLĐđầu kỳ + TSLĐcuối kỳ
TSLĐBQ ky ` =

2

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trên mối quan
hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số tài sản lưu động
bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng tài sản lưu động trong kỳ càng cao thì càng
tốt.
- Thời gian luân chuyển tài sản lưu động

TSLĐBQkỳ x Thời gian của kỳ phân tích
Kỳ luân chuyển TSLĐ =

Tổng mức luân chuyển TSLĐ trong kỳ

Hay
Thời gian của kỳ phân tích
Kỳ luân chuyển TSLĐ =
Vòng quay TSLĐ trong kỳ
Trong đó:

5


Thời gian của kỳ phân tích được ước tính một năm là 360 ngày, một
quý là 90 ngày và một tháng là 30 ngày.
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển
của tài sản lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản lưu động thực
hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản lưu
động trong kỳ, thời gian luân chuyển tài sản lưu động càng ngắn càng chứng
tỏ tài sản lưu động được sử dụng có hiệu quả
- Khả năng sinh lợi của TSLĐ
Lợi nhuận sau thuế
Khả năng sinh lợi của TSLĐ =

Tài sản lưu động bình quân trong kỳ

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản lưu động. Dựa vào tỷ
số này ta biết được một đồng lợi nhuận sau thuế có sự đóng góp bao nhiêu
đồng từ việc đầu tư tài sản lưu động.

-

Số vòng quay của hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay HTK =
HTK bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, mối quan hệ giữa giá trị hàng tồn kho và giá vốn

hàng bán. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động
không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
- Số ngày tồn kho bình quân

Thời gian của kỳ phân tích
Số ngày tồn kho bình quân =
6

Số vòng quay của hàng tồn kho


Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu
ngày, hay chính là số ngày tồn kho bình quân để từ hàng tồn kho chuyển
thành doanh thu. Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động
càng nhanh.
- Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho
HTK bình quân
Hệ số đảm nhiệm HTK =

Tổng doanh thu thuần


Chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp muốn có được một đồng doanh thu
thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng đầu tư vào hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng
thấp, chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư sử dụng cho hàng tồn kho càng cao.
-

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
Doanh thu thuần
- Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân

Trong đó:
Các khoản phải thu bình quân =

Các khoản phải thuđầu kỳ + Các khoản phải thucuối kỳ
2

Chỉ tiêu này để xem xét tốc độ thanh toán các khoản nợ của khách hàng
cho doanh nghiệp. Nó càng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý các khoản
Tổng số ngày trong kỳ(360 ngày)

phải thu tốt và ngược lại.
- Kỳ thu tiền bình quân =

Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ
Kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán
trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản
phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của
doanh nghiệp và các khoản trả trước. Chỉ tiêu này càng thấp, cho thấy, doanh
7



nghiệp quản lý khoản phải thu tốt, nhanh chóng thu được tiền Tuy nhiên nếu
tỷ số này cao thì không tốt cho doanh nghiệp. Nó chứng tỏ vốn của doanh
nghiệp có nhiều khoản nợ khó đòi, và sẽ gặp rủi ro cao trong thanh toán.
- Tốc độ luân chuyển của ngân quỹ
- Vòng quay tiền:
Doanh thu
Vòng quay tiền =
Tiền + chứng khoán dễ chuyển nhượng
Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng
số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn
dễ chuyển nhượng). Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong một năm.
Nếu tỷ số này càng lớn chứng tỏ trong một năm TSLĐ của doanh nghiệp quay
được nhiều vòng hơn và doanh nghiệp sử dụng TSLĐ có hiệu quả hơn.
-

Thời gian vòng quay tiền:
Số ngày trong kỳ
Thời gian vòng quay tiền =

Số vòng quay tiền

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để tiền chu chuyển được một
vòng. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao và ngược
lại.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Do đặc điểm của tài sản lưu động là những tài sản có tính thanh khoản
cao, sử dụng hiệu quả tài sản lưu động tức là duy trì khả năng thanh khoản
hợp lý. Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thì các
chỉ tiêu về khả năng thanh toán là không thể thiếu.

Tài sản lưu động
-

Tỷ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động
8


-> Tài sản lưu động = Nợ ngắn hạn * tỷ số thanh toán hiện hành.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán
ngắn hạn cả doanh nghiệp, nó cho biết mỗi một đồng nợ của doanh nghiệp
được trang trải bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động, để đảm bảo được hệ số
này được duy trì ổn định thì mỗi doanh nghiệp đều phải quản lý, duy trì tổng
giá trị tài sản lưu động cũng như cơ cấu tài trợ TSLĐ một cách hợp lý.
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
- Tỷ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

 Tài sản lưu động – Hàng tồn kho = Tỷ số thanh toán nhanh * Nợ
ngắn hạn
Trong số các loại tài sản lưu động thì hàng tồn kho được đánh giá khả
năng thanh khoản thấp hơn so với các tài sản lưu động khác. Tỷ số thanh toán
nhanh đánh giá mức độ chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian nhanh
nhất với mức chi phí thấp nhất của mỗi doanh nghiệp.. Đặc biệt, với đặc thù
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, việc
quản lý hàng tồn kho trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề rất cần thiết.
-


Tiền

Tỷ số thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

 Tiền = Tỷ số thanh toán tức thời * Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng chi trả ngay lập tức của
doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn cần chi trả. Tương tự như hai chỉ
tiêu thanh toán kể trên, mỗi doanh nghiệp cần duy trì một tỷ số thanh toán tức
thời hợp lý để vừa đảm bảo khả năng sinh lời của TSLĐ, vừa đảm bảo khả
năng chi trả ngay lập tức các khoản nợ đến hạn của mình.

9


Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, ngoài việc tính toán
và phân tích các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ các nhân tố
tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và tài sản lưu động nói
riêng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược và kế hoạch
phù hợp với từng giai đoạn để có thể phát huy hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động một cách tối đa giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã
đề ra.
Các nhân tố chủ quan
- Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân.
- Tổ chức sản xuất - kinh doanh
- Đặc điểm sản xuất – kinh doanh
- Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp
- Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn

Các nhân tố khách quan
- Cơ chế chính sách kinh tế.
- Trạng thái nền kinh tế.
- Sự tác động của thị trường.
3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty đầu tư
phát triển hạ tầng Đô thị Udic
Là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
dự án và xây lắp công trình, giống như đặc điểm chung của toàn ngành, tài
sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty

10


Bảng 2.2- Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty từ năm 2011 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng
2011
Năm/ Chỉ tiêu

Giá trị

2012

2013

Tỷ
trọng/Tổ
ng TS
(Tổng
NV)


Giá trị

Tỷ
trọng/Tổng
TS (Tổng
NV)

Giá trị

Tỷ
trọng/Tổng
TS (Tổng
NV)

TSLĐ

2,253.4

56.2%

2,399.4

56.7%

3,187.7

65.5%

TSCĐ


1,754.6

43.8%

1,833.5

43.3%

1,682.1

34.5%

Nợ ngắn hạn

1,826.0

45.6%

1,702.0

40.2%

2,039.0

41.9%

205.0

5.1%


307.0

7.3%

390.0

8.0%

1,977.0

49.3%

2,223.9

52.5%

2,440.8

50.1%

Nợ dài hạn
Vốn CSH
Vốn lưu động thường
xuyên
=(Nợ dài hạn + VCSH)
- TSCĐ
Tổng TS = Tổng NV

10.7%


427.4

4,008.0

697.4

4,232.9

16.5%

1,148.7

23.6%

4,869.8

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Tổng công ty
• Về cơ cấu Tài sản:
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản và TSLĐ/
Tổng tài sản của Tổng công ty qua các năm hầu như là không thay đổi lớn.
TSLĐ luôn được đầu tư nhiều hơn TSCĐ rất nhiều ( chiếm trên 50% tổng tài
sản của doanh nghiệp) do Tổng công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây
dựng, doanh thu về hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng rất lớn do đó vốn tài
trợ cho nguyên vật liệu, nhân công, hàng tồn kho và các khoản phải thu từ chủ
đầu tư là rất lớn.

11



• Về cân đối giữa nguồn tài trợ (Nguồn vốn) và cấu trúc tài sản:
Từ bảng 2.2 có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự ổn định
tương đối qua các năm. Tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ từ
45.6% năm 2011 đến 40.2% năm 2012 và 41.9% năm 2013.
Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tại Tổng công ty đầu tư phát triển hạ
tầng đô thị UDIC
Tài sản lưu động của Công ty bao gồm: Tiền và các khoản tương đương
tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản
lưu động khác. Giá trị, cơ cấu các loại tài sản lưu động được thể hiện qua
bảng dưới đây:

12


Bảng 2.3 - Cơ cấu tài sản lưu động tại Tổng Công ty UDIC
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu
Tổng tài sản lưu động
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền
1.Tiền
2.Các khoản tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
Đầu tư ngắn hạn
III. Khoản phải thu ngắn hạn
1.Phải thu khách hàng
2.Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

4.Phải thu khác
5..Dự phòng phải thu khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1.Hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phỉa
thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác

Năm 2012

Năm 2013
Tăng so
Tỷ trọng
với 2011
(%)
(%)
100
41,46

2.253,4

100

2.399,4

100


Tăng so
với 2011
(%)
6,5

167
155,4
11,6

7,4
6,9
0,5

129,3
104,9
24,4

5,4
4,37
1,01

-22,6
-32,51
110,15

235,2
215,7
19,5

7,38

6,77
0,61

40,78
38,78
67,6

81,89
105,65
-20,24

122,6
122,6
758,3
481,7
228,6
7,6
49,3
(9)
1.140,1
1.140,1
65,3
5,3
22,9

5,4
5,4
33,7
21,4
10,1

0,33
2,19
-0,4
50,6
50,6
2,9
0,24
1,01

6,6
6,6
841
436,6
237,4
9,6
181,3
(23,9)
1.368,
1.368,
54,4
2
13

0,27
0,27
35,05
18,2
9,9
0,4
7,5

-0,1
57,01
57,01
2,27
0,08
0,54

-94,6
-94,6
10,9
-9,37
3,85
26,08
267,27
164,67
19,98
19,98
-16,66
-61,92
-43.4

202,6
202,6
1.050,1
750
194,7
0
128,5
(23.,2)
1.629,6

1.629,6
70,3
4
21

6,35
6,35
32,94
23,53
6,1
0
4,03
-0,72
51,12
51,12
2,21
0,12
0.65

65,17
65,17
38,46
55,68
-14,82
-100
160,25
156,33
42,9
42,9
7,66

-25,65
-8,52

2959,88
2959,88
24,85
71,79
-17,99
-100
-29,13
-3,15
19,12
19,12
29,2
95,23
61,59

1,8
35,2

0,078
1,57

0,9
38,5

0,03
1,6

-48,55

9,14

0,097
45,2

0.003
1,42

-94,47
28

-89,25
17,43

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Số tiền
3.187,7

Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng TCKT Tổng Công ty

13


Tăng so
với 2012
(%)
32,85


Về cơ cấu TSLĐ của Tổng công ty ta theo dõi ở bảng sau

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản lưu động của TCT 2011-2013
Căn cứ vào bảng cơ cấu TSLĐ của TCT 2011 -2013 ta thấy, nhìn chung
trong 3 năm tổng TSLĐ của Tổng công ty liên tục tăng và đặc biệt tăng mạnh
trong năm 2013 với số tiền 3.187 tỷ đồng tăng gần 1000 tỉ đồng so với năm
2012 chỉ có 2.399 tỷ đồng bởi đặc thù của Tổng công ty hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực xây dựng, nhận thầu xây lắp các công trình lớn, thời gian thi
công kéo dài, nhu cầu sử dụng TSLĐ tăng nhanh theo hoạt động sản xuất
kinh doanh ngày càng gia tăng.
Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu TSCĐ của Tổng công ty qua các năm ta thấy
rõ hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, chủ yếu
là các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các công trình, hạng mục công
trình chưa được thanh quyết toán làm cho giá trị hàng tồn kho từ năm 2011
đến 2013 liên tục tăng. Đứng sau hàng tồn kho là các khoản phải thu ngắn hạn
cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Tiền và các khoản tương đương tiền, các

14


khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Tổng công ty, tuy nhiên tỷ trọng của từng
loại có sự thay đổi qua các năm.

* Để đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Tổng

công ty ta xem xét các chỉ tiêu sau:
- Vòng quay TSLĐ:
Bảng 2.4 – Vòng quay tài sản lưu động tại Tổng công ty UDIC ( 2011-2013)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm
2011

1
2
3

Tổng doanh thu
TSLĐ
TSLĐ bình quân
Vòng quay TSLĐ

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

1,691.6
2,253.5

1,886.9

Vòng

0.8966

4

= (1) / (3)

Năm 2012
Tăng so
với năm
Số tiền
2011
(%)
2,137.4
26.4
2,399.4
6.5
2,326.4
23.3
0.9188

2.4766

Năm 2013
Tăng Tăng so
so với
với

Số tiền
2011
2012
(%)
(%)
2,593.5
53.3
21.3
3,187.7
41.5
32.9
2,793.6
48.1
20.1
0.9284

3.5508

1.0482

Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng TCKT Tổng Công ty

Vòng quay TSLĐ của công ty trong 3 năm 2011-2013 đều thấp hơn 1,
tuy nhiên đã có sự gia tăng qua các năm nghiên cứu.
Về chỉ tiêu kỳ luân chuyển TSLĐ:
Chỉ tiêu này cho biết số ngày để TSLĐ quay hết 1 vòng của nó. Thông
thường chỉ tiêu này thường rất cao ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng.

Bảng 2.5 – Kỳ luân chuyển tài sản lưu động tại Tổng công ty UDIC ( 2011-2013)


15


Năm
2011

Năm 2012
Tăng so
với năm
Giá trị
2011
(%)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Vòng quay TSLĐ
Thời gian kỳ phân

Vòng

0.8966

0.9188


Ngày

360

360

Ngày

402

392

2

tích
Kỳ luân chuyển

3

TSLĐ = (2) / (1)

2.4766

Năm 2013
Tăng Tăng so
so với
với
Gía trị
2011

2012
(%)
(%)
0.9284

3.5508

1.0482

-3.4290

-1.0374

360
-2.4167

388

Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng TCKT Tổng Công ty

Tại Tổng công ty UDIC, thời gian quay vòng TSLĐ khá dài, thường trên
1 năm, song qua bảng phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ
cho thấy Tổng công ty đã rất nỗ lực trong việc rút ngắn thời gian quay vòng
của TSLĐ và đang trên đà thực hiện khá tốt khi số ngày luân chuyển có xu
hướng giảm dần qua các năm
- Về chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm TSLĐ & chỉ tiêu sinh lời của TSLĐ:
Bảng 2.6 – Hệ số đảm nhiệm và chỉ tiêu sinh lời của TSLĐ tại
Tổng công ty UDIC ( 2011 – 2013)

STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

1
2
3
4

Doanh thu thuần
LNST
TSLĐ
TSLĐ bình quân
Hệ số đảm nhiệm

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

5
6

TSLĐ = (4) / (1)
Khả năng sinh lời
TSLĐ = (2) / (4)

Năm
2011


Năm 2012
Tăng so
với năm
Giá trị
2011
(%)

Năm 2013
Tăng so
với
Giá trị
2011
(%)

Tăng
so với
2012
(%)

1.672,6
379.3

2.088,5
162.6

24.9
-57.1

2.572,2

215.1

53.8
-100

23.2
32.3

2,253.5
1,886.9

2,399.4
2,326.4

6.5
23.3

3,187.7
2,793.6

41.5
48.1

32.9
20.1

1.1281

1.1139


-1.2559

1.0861

-3.7229

-2.4984

0.2010

0.0699

-65.2384

0.0770

-61.6986

10.1830

Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng TCKT Tổng Công ty

- Hệ số đảm nhiệm: Qua bảng số liệu ta có thể thấy, dù cố gắng giảm và
cũng đã giảm được phần nào nhưng hệ số đảm nhiệm của công ty vẫn ở mức
khác cao (đều lớn hơn 1) so với trung bình chung của toàn ngành xây lắp.
16


- Về chỉ tiêu khả năng sinh lời của TSLĐ: Căn cứ vào bảng số liệu ta
thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm mạnh liên tục qua các năm chứng tỏ tình

hình sử dụng TSLĐ ở Tổng công ty đang phát triển theo chiều đi xuống.
Thực trạng sử dụng hàng tồn kho
Thực trạng sử dụng hàng dự trữ tồn kho tại Tổng công ty được xem
xét đánh giá trên các chỉ tiêu cụ thể thể hiện trên bảng số liệu sau:

17


Bảng 2.8- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho tại Tổng công ty UDIC (2011
– 2013)

STT

Chỉ tiêu

1

Doanh thu

2

Doanh thu thuần

3

Trị giá HTK bình quân

4
5


Số vòng quay HTK = (1) / (3)
Thời gian kỳ phân tích
Số ngày tồn kho bình quân =

6
7

(5) / (4)
Hệ số đảm nhiệm HTK = (3) /
(2)

Đơn vị

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Tỷ

Năm 2012
Tăng so
với
Số tiền
năm
2011
(%)

Năm 2013
Tăng so Tăng so
với

với
Số tiền
năm
năm
2011
2012
( %)
(%)

1.691,7

2.137,4

26,3506

2.593,5

53,3117

21,3383

1.672,6

2.088,5

24,8652

2.572,2

53,7797


23,1565

Năm 2011

đồng
Vòng
Ngày

957,6

1.254

30,9591

1.498,9

56,5183

19,5169

1,7666
360

1,7044
360

-3,5190

1,7304

360

-2,0487

1,5239

Ngày

203,7830

211,2156

3,6473

208,0451

2,0915

-1,5011

0,5725

0,6004

4,8803

0,5827

1,7808


-2,9553

Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng TCKT Tổng công ty

18


Do đặc thù công việc của Tổng công ty chủ yếu là đầu tư xâydựng dự
án và nhận thầu xây lắp các công trình với giá trị lớn, thời gian thi công kéo
dài do đó hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với tổng tài sản
và chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các công trình, hạng
mục công trình chưa được thanh quyết toán.
Với việc dự trữ tiền lớn, phần nào hiệu quả sử dụng ngân quỹ bị giảm
đi song nó đảm bảo cho Tổng công ty có khả năng thanh toán tốt hơn. Điều
này cũng một phần giải thích cho việc Tổng công ty cho đến nay vẫn chưa
phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để đáp ứng khả năng thanh toán hay để tài trợ
cho TSLĐ của Tổng công ty.
Thực trạng quản lý khoản phải thu
Bảng 2.10 - Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý các khoản phải thu tại TCT 2011 2013

STT

1
2
3
4
5

Chỉ tiêu


Đơn
vị
Tỷ

24,8652

2.572,2

53,7797

23,1565

642

799,8

24,5598

945,6

47,2777

18,2386

Vòng

2,6052

2,6116


0,2452

2,7203

4,4148

4,1594

Ngày

360

360

Ngày

138,1829

137,8449

-4,2281

-3,9933

Khoản phải thu bình quân
Vòng quay khoản phải thu=

đồng

/ (3)


Tăng so
với
2012
(%)

2.088.,5

đồng
Tỷ

Số ngày trong kỳ phân tích
Kỳ thu tiền bình quân = (4)

Năm 2013
Tăng so
với
Số tiền
2011
(%)

1.672,6

Doanh thu thuần

(1) / (2)

Năm 2011

Năm 2012

Tăng so
với năm
Số tiền
2011
(%)

360
-0,2446

132,3404

Nguồn: Báo cáo tài chính – Phòng TCKT Tổng công ty
Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 138,1829 ngày (tương đương 4,606
tháng), năm 2012 là 137,8449 ngày (tương đương 4,595 tháng) và năm 2013
là 132,3404 ngày (tương đương 4,411 tháng), nhìn chung kỳ thu tiền bình
quân của Tổng công ty là tương đối cao chứng tỏ khả năng thu tiền của Tổng
19


công ty còn chậm, tăng nguy cơ bị chiếm dụng vốn, nếu không có kế hoạch
cung cấp tín dụng cho khách hàng một cách chặt chẽ có thể dẫn đến các khoản
nợ khó đòi, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh
nghiệp.
4. Đánh giá thực trang hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Tổng
công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC.
Kết quả đạt được
Nhìn chung hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động tại Tổng công ty là khá
tốt, góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các
năm.
Các chỉ tiêu tài chính về hoạt động quản lý sử dụng tài sản lưu động của

Tổng công ty đều có chiều hướng cải thiện tốt hơn đồng thời với quy mô tổng
tài sản, cũng như tài sản lưu động không ngừng được mở rộng đã cho thấy
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của Tổng công ty.
Tiền và các khoản tương đương tiền được duy trì đảm bảo khả năng
thanh toán của Tổng công ty. Khả năng thanh toán của Tổng Công ty luôn
trong mức an toàn cao, có khả năng huy động thêm vốn từ bên ngoài như
ngân hàng, hoặc các hình thức tín dụng thương mại
Các khoản phải thu được duy trì thông qua quan hệ tín dụng thương mại,
tạo mối làm ăn lâu dài.
Hàng tồn kho có chiều hướng mở rộng quy mô song song với quy mô
tăng của tổng tài sản, đặc biệt tập trung tăng ở chi phí sản xuất dở dang.
Công tác quản lý tài sản lưu động đã góp phần tích cực trong tăng hiệu
quả hoạt động của Tổng công ty, thúc đẩy lợi nhuận, đảm bảo sản xuất thông
suốt, mọi quá trình được bôi trơn, không bị tắc nghẽn, ứ đọng.
Hạn chế và nguyên nhân
20


Hạn chế :
-

Vòng quay hàng tồn kho biến động không đồng đều và khá thấp so

với yêu cầu chung của toàn ngành cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp chưa tốt, vốn vẫn bị ứ đọng vào hàng tồn kho.
- Hiệu quả của các chỉ tiêu chưa cao, số tài sản này bỏ ra để tạo ra doanh
thu và lời nhuận là còn thấp và xét về đánh giá hiệu quả kinh tế là chưa đáng
kể, đồng thời hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thấp cho thấy một đồng tài
sản lưu động bỏ ra thu được lợi nhuận cuối cùng là không cao.
- Kỳ thu tiền bình quân thấp cho thấy khả năng thu hồi vốn vẫn còn

chậm chứng tỏ doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, hiệu suất
sử dụng tài sản lưu động chưa cao, lượng tài sản lưu động bỏ ra thu được
doanh thu chưa tương xứng.
Nguyên nhân:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quản lý các khoản phải thu còn lỏng lẻo
- Công tác quản lý hàng tồn kho chưa hiệu quả
- Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, chưa hợp lý
- Bên cạnh đó còn Tổng công ty còn một số tồn tại như:Chi phí trong cho
các hoạt động của Tổng công ty rất lớn, thị trường hoạt động của Tổng công
ty chủ yếu tại các thành phố lớn, hiệu quả sử dụng ngân quỹ của công ty chưa
cao.
* Nguyên nhân khách quan
Thị trường xây dựng và bất động sản co hẹp
- Các chủ đầu tư có công trình do Tổng công ty là nhà thầu thi công
cũng gặp khó khăn về thanh khoản
- Tác động của lạm phát.
- Ảnh hưởng bởi việc tăng giá của các yếu tố đầu vào: giá điện, dầu thô..
- Ảnh hưởng bởi lãi suất
5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu
động tại Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC.
Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu

21


Đối với các khoản phải thu khách hàng bên ngoài: Trước hết cần có biện
pháp phòng tránh trường hợp khách hàng không có đủ khả năng thanh toán,
Tổng công ty cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán để rút
ngắn thời gian và chủ động trong việc yêu cầu chủ đầu tư thanh toán. Phân

loại các khoản nợ để kiểm soát tốt các khoản chậm thanh toán, quá hạn thanh
toán từ đó có biện pháp xử lý phù hợp như yêu cầu thanh toán đúng hạn hoặc
có biện pháp cứng rắn hơn như tính lãi phạt, tạm dừng thi công hoặc đưa ra
toà án xét xử nếu cần thiết.
Với các khoản phải thu nội bộ: Tổng công ty không nên cấp phối luồng
tiền theo tỷ lệ như hiện nay mà cần tương ứng theo sản lượng thực hiện công
trình có đủ các bên xác nhận như chủ đầu tư, tư vấn giám sát, ban quản lý…
Các khoản nhận nợ của các đơn vị phụ thuộc như thuế thu nhập cá nhân, các
khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn … các khoản nợ
này cũng có thể coi là khoản chiếm dụng vốn của công ty mẹ vì thế cần sát
xao trong việc đốc thúc thanh toán các khoản nợ nội bộ này.
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng dự trữ tồn kho tại Tổng công ty
Hàng tồn kho của Tổng công ty chủ yếu dưới dạng giá trị sản xuất kinh
doanh dở dang chưa được nghiệm thu quyết toán nguyên nhân chính là do thủ
tục hoàn tất hồ sơ chứng từ còn chậm trễ, chưa chuyên nghiệp. Do đó Tổng
công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách gồm những người có kinh
nghiệm hỗ trợ giúp đỡ và tham gia trực tiếp vào quá trình hoàn thiện hồ sơ
quyết toán
Đối với hàng tồn kho là nguyên liệu vật liệu, có thể điều chuyển, phối
cấp từ công trình này sang công trình khác, đơn vị phụ thuộc này sang đơn vị
phụ thuộc khác giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho bị ứ đọng, giảm thiểu
được hao hụt trong quá trình lưu trữ
Với hàng tồn kho là sản phẩm đã hoàn thành, đặc biệt là các căn hộ để bán,
22


cho thuê, nhà ở thấp tầng khi thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay,
lượng hàng tồn kho rất lớn, làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm trong khi cầu
khan hiếm là một bài toán hóc búa làm đau đầu rất nhiều nhà quản lý.
Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý

Trước hết Tổng công ty cần có biện pháp tinh giảm bộ máy quản lý,
tránh việc bộ máy quá cồng kềnh, gây tốn kém chi phí mà hiệu quả công việc
lại không cao.
Có hình thức khuyến khích đối với các cá nhân lao động nâng cao năng
lực, trình độ chuyên môn, khả năng sang tạo làm lợi cho Tổng công ty.
Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, phòng ban và phải có sự
phối kết hợp giữa các phòng ban, cung cấp thông tin kịp thời cho nhau để đưa
ra quyết định chính xác.
Bên cạnh đó cần xây dựng lại chế độ tiền lương, tiền thưởng hợp lý, chi
trả theo năng lực, trách nhiệm và công việc chứ không chủ yếu dựa trên thâm
niên công tác như hiện nay
Một số giải pháp khác
-

Tiết kiệm chi phí:
Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ của Tổng công ty
Giải pháp tài chính

Kiến nghị
Đối với Bộ xây dựng và Bộ Kế hoạch đầu tư:
- Có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với doanh nghiệp đặc biệt trong giai
đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay như hỗ trợ về lãi suất, hỗ trợ về thuế…
- Riêng đối với ngành xây dựng cần hoàn thiện các định mức, đơn giá
xây dựng phù hợp với thị trường và các vùng miền khác nhau.
- Với các công trình do vốn ngân sách cấp, nhà nước cần chủ động xây
dựng chính sách thanh toán nhanh
Đối với chính phủ.
23



-

Cần phải có những giải pháp tài chính để kịp thời tháo gỡ, duy trì và

phát triển sản xuất, kinh doanh, chống suy giảm kinh tế, gắn với thực hiện tốt
mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát.
6. Kết luận
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là nhiệm vụ thường xuyên,
phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu cho ta thấy rõ vai
trò của tài sản lưu động, mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng tài sản
lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Tổng công ty. Rõ ràng, một
doanh nghiệp không thể coi là hoạt động hiệu quả khi tài sản lưu động ứ
đọng, quay vòng chậm và thất thoát trong quá trình sản xuất. Quá trình phân
tích cũng cho ta thấy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động không phải
là vấn đề đơn giản, dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều bằng những
biện pháp máy móc.
Qua nghiên cứu thực tế hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại
Tổng công ty có thể thấy được những thành công, hạn chế trong việc quản lý
và sự dụng TSLĐ từ đó tìm ra nguyên nhân, nhược điểm để có biện pháp
khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại doanh nghiệp.
Các biện pháp đưa ra không phải là mới mẻ, tuy nhiên nó đóng vai trò thiết
thực, gắn liền với đặc thù hoạt động tại doanh nghiệp, để những giải pháp đó
phát huy được hiệu quả của mình, Tổng công ty cần xem xét và có những
động thái cấp thiết thực hiện để việc quản lý và sử dụng TSLĐ tại đơn vị đạt
hiệu quả cao.

24



LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức không chỉ đến từ
các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài với
trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến với tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Các
doanh nghiệp nhà nước cần có những giải pháp và tăng cường quản lý các
hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản, tự mình phát huy sức mạnh
25


×