KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
A. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ
1.
Tên chuyên đề
2.
Lý do chọn chuyên đề
3.
Sự cần thiết để thực hiện chuyên đề
4.
Đối tượng thực hiện chuyên đề
5.
Thời gian, địa điểm thực hiện chuyên đề
6.
Phương pháp và vật chất thực để thực hiện chuyên đề
7.
Các tư liệu, tài liệu tham khảo
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên:
1. Nước ta có vùng biển rộng lớn
2. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
II.
Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ
an ninh vùng biển
1. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ
2. Các huyện đảo ở nước ta
III. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
1. Tại sao phải khai thác tổng hợp
2. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
3. Khai thác tài nguyên khoáng sản
4. Phát triển du lịch biển
5. Giao thông vận tải biển
IV. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về
biển và thềm lục địa
V.
Thảo luận
1.
Thảo luận
2.
Bài tập chuyên đề
C. KẾT LUẬN
A. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ
1. Tên chuyên đề.
“ Hướng dẫn học sinh cách khai thác lồng ghép những dẫn chứng lịch sử vào vấn đề
chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam”.
2. Lý do chọn chuyên đề.
Trong xã hội đặc biệt chính trị thì vấn đề chủ quyền là vấn đề rất nhạy cảm nhưng
lại mang một ý nghĩa tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi quốc gia và mỗi chúng ta vì
1
thế với bài “Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển đảo và các đảo
quần đảo” là một bài học liên quan đến vấn đề này và thực tế nóng hổi ở Việt Nam.
Hơn nữa, ở thời đại hiện nay qua những ngày này trên khắp nẻo đường đất nước
trong mọi diễn đàn ngôn luận chưa bao giờ hai tiếng “Tổ quốc” lại thiêng liêng đến
thế. Cũng chưa bao giờ lòng yêu nước lại trở thành tình cảm được bàn luận, suy
ngẫm và trăn trở đến như vậy.
Mặc dù vậy, trên thực tế và trong giảng dạy môn học Lịch Sử và Địa lý vẫn còn
nhiều hạn chế. Hai môn học này vẫn chưa làm nên “lực hấp dẫn” với học sinh.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy- học, tạo sự hứng thú, khơi dậy tình yêu
nước và trách nhiệm của người học sinh là động lực khiến tôi chọn đề tài này.
3. Sự cần thiết thực hiện chuyên đề:
Đổi mới căn bản giảng dạy theo bộ GD- ĐT đnag là một vấn đề được Đảng, Nhà
nước và toàn thể nhân dân chú trọng, quan tâm trong những năm vừa qua. Vì thế đổi
mới hình thức dạy học môn Địa lý nói riêng và các môn học khác nói chung là điều
tất yếu trong thời đại hiện nay.
Và một trong những hình thức đổi mới trong giảng dạy hiện nay là sự vận dụng phù
hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học, tích hợp liên môn cùng kết hợp các phương
tiện hỗ trợ khác (máy chiếu, bản đồ,…) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phát
huy cao nhất khả năng tiếp thu của người học.
Hơn nữa, hai môn học địa lí và lịch sử vẫn chưa thực sự được các em học sinh chú
trọng và quan tâm. Do đó, để phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế hiện nay,
hai môn học này rất cần thiết phải đổi mới nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy và học. Trong đó tổ chức thực hiện đổi mới hình thức dạy học theo hướng
tích hợp liên môn sẽ đem lại hiệu quả giảng dạy cao.
Trong bài “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo,
quần đảo” là 1 bài giảng dạy với nhiều kiến thức khác nhau, chủ yếu là những vấn đề
xoay quanh chủ quyền biển đảo rất xác thực và nhạy cảm.
Qua những điều trên, tôi quyết định lựa chọn bài này có sự tích hợp giữa hai phân
môn địa- sử kèm theo những dẫn chứng lịch sử xác thực giúp học sinh dễ hiểu và
nắm bắt, khắc sâu hơn nữa vai trò, vị trí và tiềm năng của vùng biển và hải đảo nước
ta.
4. Đối tượng để thực hiện chuyên đề
Là học sinh của khối 12 của Trường THPT Tân Lập.
Các giáo viên tham dự chuyên đề và quản lý học sinh
5. Thời gian, địa điểm thực hiện chuyên đề
Thời gian: Ngày 09/11/2014
Địa điểm: Phòng học 12A2 .
6. Phương pháp và vật chất thực hiện
Giáo viên giảng dạy chuyên đề : Nguyễn Thị Kim Thư
2
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin : Nguyễn Quý Hào
Vật chất gồm : Giáo án điện tử, máy tính, màn chiếu, loa, âm ly và các vật chất cần
thiết khác.
7. Các tài liệu tư liệu và các website tham khảo
SGK và Sách giáo viên Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục.
SGK môn Lịch Sử lớp 12, NXB Giáo dục
Các website tham khảo: />B.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1. Vùng
biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên
a) Nước ta có vùng biển rộng lớn:
Hình 1: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Diện tích : 1 tr km2
* Gồm 5 bộ phận :
- Nội thủy
Là vùng bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất
liền). Tại đây các quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng và sử
3
dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong vùng
nội thủy.
- Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía
ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của
các đảo ven bờ của Việt Nam. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là
nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối
với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng
biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt
Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải của Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần
thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo về các quyền lợi về
hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về ý tế, về di cư, nhập cư trên lãnh
thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
- Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp
liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý
kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền về việc thăm dò, khai thác,
bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước,
ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có
quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác
vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa
học trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra
ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa
cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm
lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.
Đồ họa các vùng biển của Việt Nam (nguồn internet)
4
b)
Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Nguồn lợi sinh vật: Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là
các vùng biển nông. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối trung
bình khoảng 30 – 33o/oo, sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá
trị kinh tế cao. Một số loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt. Ngoài nguồn lợi cá, tôm,
cua, mực…, biển nước ta còn nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò
huyết… Đặc biệt là trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều chim yến. Tổ yến (yến
sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.
Hãy kể tên các ngư trường trọng điểm của nước ta và xác định các ngư trường này trên bản
đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam).
- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Dọc bờ
biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Hằng năm, các cánh đồng muối
cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.
Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. Một số mỏ sa khoáng ôxit
than có giá trị xuất khẩu. Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hoà là nguyên liệu
quý để làm thuỷ tinh, pha lê.
Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện,
thăm dò và khai thác.
Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) 4 mỏ dầu thuộc
vùng trũng Cửu Long.
- Về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế
trên Biển Đông, dọc bờ biển lại có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng
nước sâu, nhiều cửa sông cùng thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo. Suốt từ Bắc vào
Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và
5
an dưỡng. Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển. Du lịch biển - đảo
đang là loại hình du lịch thu hút nhiều nhất du khách trong nước và quốc tế.
Bờ biển và hải cảng Việt Nam (nguồn Internet)
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an
ninh vùng biển
a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ
Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú
Quốc. Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần
đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu…
6
Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước
ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng
biển, hải đảo và thềm lục địa.
Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để
khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
b) Các huyện đảo ở nước ta
Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo sau:
- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).
- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị).
- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng).
- Huyện đảo Lý Sơn (tinh Quảng Ngãi).
- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận).
- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu).
- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
7
Đảo Phú Quốc và đảo Côn Đảo của Việt Nam (nguồn Internet)
3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
a) Tại sao phải khai thác tổng hợp
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản,
khai thác khoáng sản trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải
biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt
hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có
diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá
rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt, biến đảo thành nơi
con người không thể cư trú được.
b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
8
Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thuỷ sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn
lợi ven bờ, tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử
dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi.
Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mà
còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.
c) Khai thác tài nguyên khoáng sản
Nghề làm muối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta, nhất
là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến
hành và đem lại năng suất cao.
Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với
việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài. Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên
và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp
làm khí hoá lỏng, làm phân bón, sản xuất điện. Trong tương lai, các nhà máy lọc, hoá dầu
được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của công nghiệp
dầu khí. Một văn đề đặt ra là phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm
dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
Khai thác dầu khí trên biển Đông của Việt Nam (nguồn Internet)
d) Phát triển du lịch biển
Cùng với sự phát triển khá mạnh của ngành du lịch trong những năm gần đây, các trung
tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.
Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng),
Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)…
e)Giao thông vận tải biển
Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước, hàng loạt cảng hàng
hoá lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng
Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng… Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái
Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng
Ngai), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)… Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu
hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
9
Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền
góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo.
Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định một số tỉnh thành phố ở nước ta đang phát triển
mạnh kinh tế biển.
4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và
thềm lục địa
Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng cường
đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển
ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ
vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở Biển Đông. Vì vậy, mỗi công
dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và
cho các thế hệ mai sau.
Các biện pháp đấu tranh của Đảng và Nhà Nước: Công tác tuyên truyền: Thông qua tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn bộ nhân dân Việt Nam và trên thế
giới hiểu rõ hành vi đặt trái phép giàn khoan dầu HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Tiếp ông Dương Khiết Trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Trung Quốc rút giàn
khoan 981 và tàu khỏi vùng biển của Việt Nam
KẾT LUẬN
Trên đây là những nội dung chính trong chuyên đề tôi đã dựa trên cơ sở lý luận thực
tế và những phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ trình bày để hoc sinh hiểu rõ nội dung
chuyên đề. Trong bài viết về chuyên đề “Hướng dẫn học sinh cách áp dụng, khai thác
những dẫn chứng lịch sử vào vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam”, vẫn
còn có chỗ chưa được hòa chỉnh và chỉ là bài viết mang tính cá nhân. Do vậy tôi rất mong
sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các giáo viên giảng dạy môn Lịch Sử , môn địa lý
để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình tôi viết chuyên đề trên cũng được sự giúp đỡ, chỉ đạo, chỉnh sửa nội
dung chuyên đề của cô Nguyễn Thị Hường phó hiệu trưởng chuyên môn. Sự giúp của
10
cô Nguyễn Thị Kim về kiến thức môn lịch sử , thầy Nguyễn Quý Hào về ứng dụng công
nghệ thông tin vào chuyên đề. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Tân Lập, ngày 20 tháng 10 năm 2014
PHÊ DUYỆT CHUYÊN ĐỀ
Tổ trưởng tổ chuyên môn
BAN GIÁM HIỆU
11