Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.99 KB, 25 trang )

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cảm thụ văn học là một hoạt động nhận thức thẩm mĩ mang tính đặc thù,
vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Nó là một hoạt động tích cực và
sáng tạo của chủ thể cảm thụ, có thể huy động nhiều năng lực bên trong của con
người. Người yêu thích văn chương khi tiếp cận một tác phẩm văn học bao giờ
cũng muốn khám phá để có thể cảm thấu cái đẹp, cái hay của một tác giả, tác
phẩm. Muốn làm được điều đó đòi hỏi con người phải vượt qua giới hạn của mình
để thật sự đạt khoái cảm thẩm mĩ, vô tư đi từ tri giác ngôn ngữ kết hợp với vốn
hiểu biết, sự liên tưởng, tưởng tượng để lí giải thỏa đáng, phát hiện ra cái hay, cái
độc đáo của tác phẩm văn học.
Với thơ, khi cảm thụ cần chú ý đến những đặc trưng khác biệt. Muốn phát
hiện ra cái hay, cái độc đáo của thơ, người đọc không chỉ đọc và hiểu được nội
dung là đủ mà phải phát hiện ra các hình thức nghệ thuật được sử dụng trong bài
thơ, đoạn thơ đó. Điều này rất quan trọng vì ý tưởng của tác giả không bao giờ thể
hiện một cách rõ ràng trên câu chữ mà thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật được
sử dụng một cách có dụng ý. Để hiểu được thấu đáo bài thơ, người đọc phải khám
phá sâu vào nghệ thuật, nghệ thuật càng phong phú thì nội dung càng sâu sắc. Hai
yếu tố nội dung và nghệ thuật luôn có mối quan hệ mật thiết để cùng thể hiện chủ
đề của tác phẩm.
Giảng văn trong nhà trường đặc biệt là phân tích thơ người giáo viên (G)
phải giúp học sinh (H) khai thác được song song hai yếu tố nội dung và nghệ thuật
vì đây là chuẩn tối thiểu của một tác phẩm văn học mà H cần đạt được sau mỗi bài
học. Thế nhưng theo kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi biết đa số G chỉ mới
giúp học sinh khai thác được nội dung, hiểu được nội dung với một số câu hỏi
như: Câu thơ trên nói gì ? Đoạn thơ trân nói gì ? Tìm những từ ngữ tiêu biểu, nổi
bật trong câu thơ, đoạn thơ đó ?…còn những câu hỏi Vấn đề đó được nói như thế
nào ? Tại sao nói như thế ? Tìm cái hay, cái độc đáo của văn bản ? thì ít được
chú ý đến tức là G chưa giúp H khai thác phần nghệ thuật ngay trên bài giảng ở
lớp mà nếu có thì cũng là một vài câu hỏi nhỏ đối với những phần nghệ thuật dễ


nhận ra, còn những câu hỏi khó thì G không dám đặt ra vì sợ mất thời gian. Điều
này cũng dễ hiểu vì đối với những học sinh yếu, việc giúp các em đọc và hiểu
được nội dung đã là một việc rất khó còn đọc để khai thác được nghệ thuật thì lại
càng khó khăn hơn. Thông thường khi dạy phân tích thơ thói quen của G là sau khi
tìm hiểu được nội dung sẽ cung cấp cho H phần nghệ thuật để hoàn thành phần nội
dung cần đạt.
Với cách dạy trên, những kiến thức mà H có được dường như là rất mơ hồ,
mang tính tính áp đặt vì G chưa hướng dẫn cho học sinh tự tìm kiếm phần nghệ
thuật trong từng câu thơ, đoạn thơ. Như vậy, H học bài nào chỉ biết được bài đó
(nếu không dám nói là như con vẹt, như cái máy). Đây là một thực trạng dẫn đến
kết quả là khi làm bài văn nghị luận H không biết phân tích vận dụng kết hợp hai
Trường THPT Phú Tâm - 1 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
yếu tố nghệ thuật và nội dung mà chỉ trình bày được những vấn đề liên quan đến
nội dung bài giảng của G, H không chỉ ra được cái hay, cái độc đáo của vấn đề và
nếu có thì cũng chỉ là một hình thức nói rất gượng gạo hay chỉ là liệt kê ra các thủ
pháp nghệ thuật như là G đã liệt kê cho các em trong bài học. Đây là biểu hiện của
việc học mà không hiểu.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, các bài thơ đa số là rất dài nội dung
phức tạp, nghệ thuật phong phú. Qua thực tế cho thấy, khi học những bài này đa số
tâm lí H rất căng thẳng, nặng nề, đặc biệt là đối với các em H yếu vì bản thân các
em không tự nhận ra được vấn đề, cảm thấy rất lúng túng. Vậy làm thế nào để
giảm dần không khí nghiêm túc đến không cần thiết của lớp học và tâm lí căng
thẳng cho H ? làm thế nào để những học sinh yếu tìm thấy hứng thú, tích cực, chủ
động hơn trong giờ học ? làm thế nào để giúp H tự mình đọc và hiểu được vấn đề,
khai thác được những vấn đề cơ bản sau khi đọc ? Từ đó dần dần năng cao kĩ năng
vận dụng làm tốt bài văn Nghị luận. Bản thân là giáo viên được phân công giảng
dạy Ngữ văn 12 nhiều năm ở trường THPT Phú Tâm, đứng trước vấn đề trên, tôi
xin phép được đưa ra một vài biện pháp - kĩ thuật gọi là kinh nghiệm cá nhân

nhằm giúp những học sinh yếu giải quyết được vấn đề với đề tài “Một số kinh
nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc-hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12” hi vọng sẽ thay đổi
dần thực trạng và từng bước nâng cao kết quả học tập giúp H có kĩ năng khai thác
vấn đề khi đọc-hiểu đặc biệt là nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận.
Trường THPT Phú Tâm - 2 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Giúp H đọc và hiểu đúng giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm
thơ để từ đó vận dụng làm tốt bài văn nghị luận là một việc vô cùng quan trọng và
hết sức vất vả đối với G và cả học sinh đặc biệt là đối với những H yếu. Đa số H
yếu thì hạn chế nhiều mặt bao gồm cả kiến thức và kĩ năng: mất căn bản về kiến
thức và khả năng đọc cảm thụ cũng kém, bản thân thì thiếu ý thức tự giác, ngại tìm
tòi, không chịu khó tư duy đặc biệt là việc chuẩn bị bài, đọc bài trước ở nhà đối
với các em là một việc vô cùng khó khăn.
Phần lớn, H yếu rất sợ đọc những văn bản khó. Các em cho rằng đó là
những tác phẩm rất khó đọc - khó hiểu thậm chí là đọc rồi mà không hiểu gì cả. Vì
vậy trong mỗi bài học, G cung cấp kiến thức gì thì các em học theo kiến thức ấy và
kết quả là khi kiểm tra, đánh giá các em cũng sẽ trả lại nguyên kiến thức ấy cho G.
Từ kết quả làm bài của H, G đánh giá được H không có khả năng tư duy, rất hạn
chế về kĩ năng diễn đạt bởi vốn ngôn ngữ rất nghèo nàn. Với môn Ngữ văn khi
học phần đọc – hiểu nếu H không hiểu bài trên lớp thì về nhà học bài rất khó và
khả năng vận dụng khi làm bài văn nghị luận chắc chắn sẽ khó đạt yêu cầu đặc
biệt là đối với những H yếu. Đây là vấn đề nan giải đã và đang tồn tại ở những
trường THPT Phú Tâm _ một trường nông thôn có nhiều H yếu kém.
Dạy văn là rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói và viết, muốn viết suông câu
trước hết phải nói lưu loát mà muốn nói được lưu loát thì phải hiểu vấn đề một
cách sâu sắc. Tuy nhiên không phải lúc nào học sinh đọc cũng hiểu, cũng yêu

thích và giáo viên không phải lúc nào cũng tạo được hứng thú cho học sinh đặc
biệt là đối với những học sinh yếu, khả năng tiếp thu chậm, kĩ năng đọc lại hạn chế
nên các em rất ngại đọc nhất là khi tiếp xúc với những tác phẩm khó.
Những khó khăn trên không phải là không có nguyên nhân. Qua nhiều năm
dạy lớp 12, tôi nhận thấy nó xuất phát từ những lí do sau:
- Đối tượng học sinh đa số là yếu kém nên năng lực đọc- hiểu chậm, không
có khả năng tư duy đôi khi đọc mà không hiểu hay có hiểu thì cũng chỉ là câu chữ
hiện trên văn bản và như thế sẽ không tìm được giá trị đích thực của thơ vì đặc
trưng của thơ là “ý tại ngôn ngoại”_ ý ở ngoài lời tức là dựa vào lời thơ để hiểu
thâm ý bên trong về đều này đa số các em học yếu không làm được.
- Các tác phẩm thơ lớp 12 đa số bài nào cũng dài, có một số bài không phải
dễ đọc và đọc không phải dễ hiểu mà các em thì không biết bằng cách nào để hiểu
được, cuối cùng đọc không hiểu, tự mình không khám phá được vấn đề từ đó dẫn
đến tâm lí chán nãn, thậm chí là rất sợ khi học giờ Ngữ văn.
Trường THPT Phú Tâm - 3 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- Các em học yếu thường là không siêng năng như những em học khá giỏi,
thiếu ý thức tự giác và một ngày phải chuẩn bị nhiều môn học nên không có thời
gian chuẩn bị bài ở nhà.
- Mặt khác, một số học sinh không nắm được cách đọc - hiểu một văn bản
thơ theo đặc trưng thể loại. Nếu trên lớp giáo viên có gọi đọc thì cứ chú tâm đọc
cho đúng chữ trong văn bản thực chất không biết mình đọc cái gì trong đó, không
chú ý đến việc hiểu vấn đề mình đọc là gì. Cuối cùng, G hỏi đọc cái gì thì không
biết mà đã không biết thì làm sao phát hiện, khám phá. Đây là thực trạng chung
hiện nay.
- Về phía H, có thể nói giờ học văn ít nhiều cũng có áp lực vì từ văn bản và
câu hỏi hướng dẫn học bài buộc H phải hiểu được nhiều vấn đề trong một thời
gian có hạn. Nếu các em không chuẩn bị ở nhà thì khi vào lớp sẽ không theo kịp G
và dù có ghi hết những gì mà G truyền thụ thì cũng không thể hiểu sâu sắc vấn đề.

Đây là đều rất khó khăn cho các em khi tạo lập văn bản.
- Về phía G, thông thường dặn dò H về soạn bài nhưng chưa hướng dẫn cụ
thể đặc biệt là chưa chú ý đến việc ra những câu hỏi để H tìm hiểu nghệ thuật của
bài thơ, đoạn thơ. Học sinh soạn bài đúng hay sai chưa được G thẩm định tới nơi,
tới chốn dẫn đến tâm lí chung là H không làm việc ở nhà, thiếu chủ động tích cực.
Đối với những H yếu nếu G không có định hướng, chỉ dẫn trước thì chắc chắn các
em sẽ không đọc mà dù có đọc cũng sẽ không có hiệu quả vì nó chỉ mang tính đối
phó. Do H không chuẩn bị ở nhà nên vào lớp với một thời gian ngắn các hoạt động
của G không thể giúp học sinh hiểu vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo. Học sinh
chưa tự khai thác các vấn đề, chủ yếu là giáo viên dung nạp kiến thức. Từ đó hình
thành cho các em thói quen ỉ lại, trông chờ và như vậy người G rất vất vả trong
việc truyền thụ kiến thức đặc biệt là giảng dạy theo phương pháp mới.
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Qua trải nghiệm nhiều năm, tôi suy nghĩ và tìm cách khắc phục tình trạng
trên với hi vọng giúp H yếu có ý thức hơn trong học tập, thật sự yêu thích môn
học từ đó có kĩ năng cảm thụ được các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm
thơ nói riêng trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
1. PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG
Tác phẩm văn học nói chung và thơ nói riêng đều mang đến cho con người
những giá trị thiết thực của cuộc sống. Tuy nhiên không phải lúc nào người đọc
cũng có thể khám phá, phát hiện ra những giá trị đó, nhất là đối với học sinh. Một
trong những cách có thể tìm ra giá trị ấy chính là buộc người đọc phải trực tiếp
tiếp nhận văn bản. Trong nhà trường, H có thể tiếp nhận các văn bản thơ chính là
việc đọc - hiểu các tác phẩm theo sự hướng dẫn của G. Vậy, người G làm thế nào
để giúp H đọc và hiểu được các giá trị mà văn bản thơ muốn thể hiện.
Trong nhà trường phổ thông, dạy đọc – hiểu văn bản thơ trước hết là giúp H
hiểu được ý nghĩa cụ thể của ngôn từ, của hình ảnh và hình tượng nghệ thuật, ý
nghĩa của câu văn. Tìm ra mạch chủ đề nối kết các chi tiết giữa các câu thơ, đoạn
thơ và ý nghĩa khái quát của hình tượng thơ. Tìm cách liên kết giữa các chi tiết để
Trường THPT Phú Tâm - 4 - Gv: Trần Thị Ái Loan

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
tìm ra giá trị tổng thể về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Và phải làm
sao để H có thói quen khi đọc thơ là phải xác định cho được các yếu tố nghệ thuật
và tác dụng của nó từ đó mà tìm ra giá trị về nội dung. Điều này phụ thuộc một
phần vào vai trò của G, G phải làm sao cho H chú ý được vào các từ gọi là từ
“đắc” về phần này khi tiến hành đọc – hiểu G có thể “nhấn” vào những từ đó (nếu
đọc) hay gạch chân (nếu trình bày trên bảng).
Chúng ta đã biết đặc trưng của thơ là chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của
tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền
cảm của thơ có được còn do các yếu tố nghệ thuật tạo nên như: ngôn ngữ thơ cô
đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu, sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ,
cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu, các biện pháp tu từ… làm tăng sức âm vang và
lan tỏa, thấm sâu của ý thơ. Vì vậy khi đọc thơ cần chú ý đọc kĩ, đi sâu vào tác
phẩm, đọc đi đọc lại, đọc diễn cảm, vừa đọc vừa điều chỉnh cách đọc để hiểu đúng
hơn về câu thơ, đoạn thơ. Đọc để cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.
Ý thơ ở đây là cảm súc suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật,… Đồng cảm
với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng
từ ngữ, chi tiết, vần điệu,… mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ,
cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
Ngoài ra để giúp H khai thác được vấn đề một cách có hiệu quả thì khâu đặt
câu hỏi cũng rất quan trọng. Đặt câu hỏi làm sau vừa rõ vừa gợi mở nhưng lại
phải sát với vấn đề đang đặt ra. Chúng ta cần lưu ý vì đối tượng của chúng ta là
những H yếu, khả năng tư duy chậm, nếu đặt câu hỏi không rõ các em không biết
G muốn hỏi gì, hỏi cái nào lúc ấy ta phải dẫn dắt thì rõ ràng mất rất nhiều thời
gian. Trong trường hợp, một đoạn thơ có nhiều vấn đề cần khai thác, tức là cần đặt
nhiều câu hỏi thì G phải chú ý đến tính hệ thống trong các câu hỏi ấy để đảm bảo
tính khoa học. Vì vậy có thể nói đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật mà G cần lưu
ý.
Mặt khác, để dạy tốt một bài học trên lớp thì việc chuẩn bị trước ở nhà là

điều rất cần thiết. Đối với G, soạn bài, xác định kiến thức trọng tâm, chuẩn bị đồ
dùng dạy học (nếu có) và khâu dặn dò học sinh ở tiết trước là điều rất quan trọng
đòi hỏi G phải chuẩn bị. Về phía H soạn bài ở nhà theo sự hướng dẫn của G, ở
khâu này bằng nhiều hình thức G bắt buộc H phải đọc bài ở nhà. Tùy thuộc vào
nội dung của tác phẩm, G có thể đưa ra một số câu hỏi và gợi ý để hướng dẫn học
sinh đọc và hiểu được vấn đề như sau:
- Tìm nội dung: Trong phần tìm nội dung, G có thể gợi ý câu hỏi theo các
luận điểm lớn, sát với phần hướng dẫn bài học trong sách giáo khoa và chuẩn
kiến thức, kĩ năng để H dễ tìm hiểu.
- Tìm nghệ thuật: Dùng các thủ pháp nghệ thuật gì để viết, để tả ? Viết như
thế nào? Tả như thế nào ? Cách ngắt nhịp, gieo vần ? Kết cấu, thể loại bài thơ?
- Tìm giá trị tư tưởng: Tại sao nhà văn lại viết như thế ? Viết như vậy là có
ý gì? Nhằm mục đích gì ? Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ,
bài thơ ?
Trường THPT Phú Tâm - 5 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
Sau khâu chuẩn bị, vào lớp G thường xuyên kiểm tra H bằng nhiều cách
như:
- Kiểm tra kèm theo lúc kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra trong lúc giảng bài có kèm theo điểm thưởng nếu H nào phát hiện
ra những vấn đề khó. Chú ý kiểm tra thường xuyên đối với những em học yếu để
các em thấy rằng mình vẫn được thầy cô quan tâm từ đó nâng cao hơn ý thức học
tập, tự tin hơn, hứng thú hơn với môn học.
- Thông qua kiểm tra G có nhận xét, đánh giá, hướng dẫn, động viên,
khuyến khích tinh thần từ đó tạo tâm lí nhẹ nhàng thoải mái cho H, các em càng
thích thú hơn với những gì mà mình hiểu biết thông qua bài học.
Tóm lại, dù thực hiện theo những biện pháp, cách thức nào thì điều quan
trọng nhất vẫn là G phải hướng dẫn cho H cách đọc – hiểu, tự tìm hiểu chứ không
phải là dung nạp, áp đặt. Để các em tự tìm hiểu khám phá tức là để các em tự thấy

được cái hay của tác phẩm và cũng là cái hay của chính bản thân mình. Đó mới là
động lực thúc đẩy các em yêu thích và có hứng thú với bài học, môn học. Từ đó
khi làm bài các em sẽ biết vận dụng và có thói quen khi phân tích thơ là phải khai
thác được song song hai phần nội dung và nghệ thuật đặc biệt là biết xác định vai
trò, tác dụng của nghệ thuật trong việc khắc sâu nội dung của tác phẩm. Đây chính
là mục tiêu cần đạt khi đọc - hiểu một văn bản thơ.
2. NHỮNG BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Từ những hướng dẫn chung là kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra đây
một số bài cụ thể đã áp dụng theo cách dạy như đã trình bày ở trên.
Phương pháp dạy đọc- hiểu văn bản thơ của bản thân tôi là giúp H đi từ
nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của câu thơ, đoạn thơ, bài thơ. Ở đây, tôi chỉ
nêu ra những biện pháp nhằm giúp học sinh tìm được các yếu tố nghệ thuật để cảm
thụ được nội dung, giá trị của câu thơ, đoạn thơ, bài thơ chứ không phải là trình
bày lại tiết dạy, tất nhiên là việc tìm hiểu văn bản vẫn theo định hướng của phần
hướng dẫn học bài, ta không thể thoát li.
a. Dạy bài “Tây Tiến” của Quang Dũng
( Sgk Ngữ văn 12 - tập I, chương trình chuẩn )
Trong khâu dặn dò:
G yêu cầu H đọc và tìm hiểu trước các nội dung theo phần hướng dẫn học
bài trong sách giáo khoa.
Yêu cầu H. chú ý một số đoạn thơ trọng tâm có sử dụng nhiều yếu tố nghệ
thuật (đoạn 1 và 3 trong bốn đoạn của bài thơ) và cho một số câu hỏi gợi ý để H
chuẩn bị như: Tìm các từ “đắc” trong những câu thơ trên ? Tác giả sử dụng
những biện pháp nghệ thuật nào ? Những từ ngữ nào thuộc các biện pháp
nghệ thuật đó ?
Trường THPT Phú Tâm - 6 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
Trên cơ sở H đã soạn bài ở nhà, nắm được khái quát nội dung thì khi lên lớp
việc tìm hiểu văn bản sẽ trở nên đơn giản. H dễ nắm bắt vấn đề và hoạt động giữa

G và H sẽ nhẹ nhàng hơn, đảm bảo được yếu tố thời gian.
Lên lớp:
Trước khi đọc - hiểu, G cho H tìm hiểu phần tiểu dẫn để nắm được những
vấn đề chung có liên quan đến bài thơ. Như vậy sẽ giúp H có cơ sở để hiểu rõ hơn,
sâu hơn về bài thơ. Cụ thể như sau:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc, đặc
biệt ông có thể vẽ tranh bằng thơ và đã được chứng thực qua bài thơ Tây Tiến.
- Bài thơ Tây Tiến là sự thăng hoa trong cảm xúc về nỗi nhớ một thời khói
lửa và bóng dáng của một đoàn quân đi vào huyền thoại, tái hiện vẻ đẹp hào hùng,
hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên
nhiên Tây Bắc.
- Cái hay của bài thơ nổi bật ở cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng,
được thể hiện trong hình ảnh, giọng điệu và ngôn ngữ.
Chú ý: Những vấn đề trên sẽ được giải quyết rất nhanh vì H. đã có sẵn câu trả lời
và việc nhắc lại là một lần nữa khắc sâu kiến thức. H không cần ghi bài vẫn có thể
nhớ bài.
Khi phân tích, G đọc trước (chú ý đọc làm sau cho H chú ý được vào các từ
trọng tâm của câu thơ, đoạn thơ để H có ấn tượng từ đó nhận ra nét đặc biệt về các
yếu tố nghệ thuật) sau đó cho học sinh đọc lại, cùng lúc đọc có thể cho các em
xem tranh ảnh để dễ hình dung và khắc sâu hơn kiến thức. Làm như vậy, các em
sẽ chú ý hơn khi đọc và tương ứng với từng luận điểm học sinh sẽ nắm được phần
luận cứ để làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận.
* Khi phân tích đoạn 1:
Đoạn 1 có nhiều cụm câu thơ cần phân tích nhưng ở đây chỉ minh họa 2
cụm câu thơ sau:
- Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khi phân tích G cho H 1 đọc hai câu thơ: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Và trả lời câu hỏi: Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu
thơ trên ? Nhằm thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ ?
H. trả lời
G. định hướng:
Trường THPT Phú Tâm - 7 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- Từ láy (chơi vơi), điệp từ (nhớ), gieo vần (ơi)
- Bộc lộ cảm xúc thân mật, trìu mến, nhớ nhung da diết nỗi nhớ mông lung bao
trùm cả không gian và thời gian
Tiếp theo H 2 đọc đoạn: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Vừa đọc vừa xem tranh và trả lời câu hỏi:
? Ấn tượng về con đường hành quân dốc đèo hiểm trở, dữ dội được tạo ra bằng
thủ pháp nghệ thuật nào qua bốn câu thơ trên ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng:
Phép đối từ, đối vế (Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống)
Phép điệp từ, ngữ (dốc, ngàn thước)
Nhân hóa (súng ngửi trời)
Từ láy (khúc khuỷu , thăm thẳm, heo hút)
Từ tượng hình (khúc khuỷu , thăm thẳm)
Thanh điệu: trắc, bằng kết hợp (Thanh trắc ở 3 câu đầu, thanh bằng ở câu
cuối)

? Tác dụng của cách miêu tả ấy ?
H. trả lời
G. định hướng :
- Tác giả đã vẽ ra 1 bức tranh thiên nhiên hoành tráng về sự hiểm trở, dữ dội,
hoang vu, heo hút của núi rừng miền Tây (Bắc Bộ) với núi cao, vực sâu, dốc thẳm.
- Sự phối hợp nhiều thanh điệu bằng, trắc nhằm diễn tả sự vất vả nhọc nhằn đồng
thời cũng để xoa dịu những khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến trên đoạn
đường hành quân.
* Khi phân tích đoạn 3:
G. định hướng để H. nắm được trọng tâm của đoạn thơ là bức chân dung tự họa về
hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng được thể hiện qua nhiều phương
diện. Vì vậy khi phân tích đoạn này G cần đặt nhiều câu hỏi theo từng khía cạnh
nội dung để H dễ dàng khai thác, cụ thể như sau:
G. đọc đoạn thơ, chú ý nhấn vào những từ trọng tâm:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Trường THPT Phú Tâm - 8 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
H. đọc lại và trả lời các câu hỏi:
? Tác giả dùng nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh người lính qua hai câu thơ
sau? Miêu tả như thế nhằm mục đích gì ?
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

H. trả lời
G. định hướng:
- Nghệ thuật đối: không mọc tóc, quân xanh (bệnh tật, tóc rụng, da xanh) / dữ oai
hùm (oai phong, dũng mãnh mạnh như hùm hổ)
- Tuy bề ngoài dáng vẻ xanh sao bệnh tật nhưng bên trong là cả tinh thần ý chí, khí
thế mạnh mẽ không gì quật ngã. Đây là chi tiết lãng mạn hóa hình ảnh, mang vẻ
đẹp hiên ngang, lẫm liệt của người lính Tây Tiến xem thường mọi khổ ải, mọi
thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
? Trong tiếng Việt, những từ sau đây thuộc từ loại gì ?
G. yêu cầu H. chú ý 4 câu thơ và các từ được gạch chân:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
H. trả lời
G. định hướng:
- Đó là những từ Hán Việt
? Ngoài việc dùng từ Hán Việt 4 câu thơ trên còn sử dụng những biện pháp
nghệ nào để tô đậm hình ảnh người lính ?
H. trả lời
G. định hướng :
- Từ láy (rải rác), nói giảm (anh về đất)
? Tác dụng của những từ Hán Việt và cách nói giảm ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Thể hiện sắc thái cổ kính, trang trọng, bộc lộ vẻ đẹp lý tưởng, người lính như
mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa.
- Cách nói giảm nhằm làm giảm đi những mất mát, đau thương đây là nghệ thuật
tạo dựng hình ảnh của nhà thơ nhằm nhấn mạnh cảm giác bi mà không lụy đó là bi
tráng

? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ ? Từ đó thấy được thái độ gì
của tác giả ?
H. trả lời
G. định hướng :
- Giọng trang trọng, hào hùng thể hiện bằng các từ cổ kính
Trường THPT Phú Tâm - 9 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- Tác giả thể hiện sự đồng cảm với nỗi đau thương, sự trân trọng kính cẩn của
mình trước sự hy sinh của đồng đội
b. Dạy bài “Việt Bắc” của Tố Hữu
(Ngữ văn 12 - tập I, chương trình chuẩn )
Trong khâu dặn dò:
G hướng dẫn H chuẩn bị bài theo các nội dung sau:
+ Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, thể loại, kết cấu của bài thơ ? Phong cách
nghệ thuật của tác giả ?
+ Đọc văn bản và chia đoạn theo phần hướng dẫn học bài trong sách giáo
khoa, tìm nội dung chính và nghệ thuật của từng đoạn. Chú ý các đoạn sau:
- Đoạn:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Đoạn:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều.
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
- Đoạn:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Trường THPT Phú Tâm - 10 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Lên lớp :
Đây là đoạn trích tương đối dài, với đối tượng đa số là H yếu và chỉ dạy
trong 2 tiết nếu không khéo léo dẫn dắt chắc chắn sẽ không kịp thời gian. Đối với
bài này G chỉ có thể hướng dẫn H tìm luận điểm và xác định luận cứ trong từng
cụm câu thơ để H có thể viết được bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
Trước khi đọc hiểu G cần lưu ý với H một số vấn đề liên quan đến bài thơ:
- Việt Bắc là bài thơ hay nhất của Tố Hữu, thể hiện một cách bình dị mà
sinh động vẻ đẹp phong phú của cuộc sống và con người kháng chiến qua nỗi nhớ

và những tình cảm sâu nặng của nhà thơ.
- Nghệ thuật trong bài thơ Việt Bắc giàu tính dân tộc thể hiện qua kết cấu,
hình ảnh, giọng điệu, ngôn ngữ và thể thơ.
Để giúp H giải quyết vấn đề khi phân tích đoạn này G cần phải chuẩn bị một số
câu hỏi có tính hệ thống.
? Đoạn trích được viết theo thể thơ gì ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Thể thơ lục bát
? Đặc điểm của thơ lục bát thường ngắt nhịp và gieo vần như thế nào ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Nhịp chẳn, khi có tiểu đối thì ngắt nhịp lẻ
- Thường gieo vần bằng, kết hợp luân phiên gieo vần lưng với vần chân.
? Bài thơ Việt Bắc được viết theo hình thức kết cấu gì ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Kết cấu đối đáp giữa người ở lại và người ra đi.
? Mục đích của tác giả khi sử dụng kiểu kết cấu này ?
H. trả lời
Trường THPT Phú Tâm - 11 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
G. định hướng:
- Cách phân thân để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm
- Là sự hô ứng đồng vọng, là lời độc thoại hai là một.
? Trong kết cấu đối đáp tác giả dùng từ “ta, mình” nó thuộc từ loại gì ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Đại từ nhân xưng

? Ý nghĩa của cách xưng gọi “mình, ta” trong kết cấu đối đáp của bài thơ ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Làm cho cuộc chia tay mang đậm phong vị truyền thống, trữ tình, gần với lối hát
giao duyên_ rất dân gian, thân thiết, ngọt ngào.
- Làm cho tình cảm chia tay nhuốm màu sắc tình yêu, tri kỉ.
Trên đây là một số câu hỏi mang tính định hướng làm cơ sở kiến thức để H khai
thác đúng vào nội dung trọng tâm của từng đoạn thơ.
* Khi phân tích đoạn:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
G đọc trước, H đọc lại đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 4 câu thơ trên ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Hoán dụ (áo chàm) chỉ những người dân Việt Bắc
- Từ láy (tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn) kết hợp với dấu ba chấm (…) ở cuối
câu thơ là một dụng ý nghệ thuật
? Nhằm thể hiện tâm trạng gì của người ra đi ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Thể hiện nỗi lòng người ra đi bịn rịn, lưu luyến, ngậm ngùi khi chia tay. Họ như
rơi vào hoàn cảnh “đi không nỡ ở không xong, tâm tư rối bời”.
- Dấu ba chấm ở cuối dòng thơ là dấu hiệu của một tình cảm luôn luôn đông đầy
và mãi mãi không bao giờ vơi cạn
Trường THPT Phú Tâm - 12 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12

* Khi phân tích đoạn:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều.
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
H. đọc đoạn và trả lời câu hỏi:
? Cảm xúc bao trùm lên toàn bộ đoạn thơ là cảm xúc gì ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Là nỗi nhớ của người ra đi về người Việt Bắc
? Cách thức thể hiện nỗi nhớ của tác giả trong đoạn thơ ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Thể hiện qua các điệp từ (nhớ), điệp ngữ (nhớ sao)
Và lặp cú pháp: - Nhớ sao lớp học i tờ
- Nhớ sao ngày tháng cơ quan
- Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều.
- Đây là một yếu tố nghệ thuật làm cho nỗi nhớ được diễn tả đầy đủ, sâu sắc và
càng lúc càng mãnh liệt hơn.
? Theo em các từ “chia, sẻ, cùng”, các cụm từ “đắng cay ngọt bùi” kết hợp với
các hình ảnh “củ sắn lùi, bát cơm, chăn sui” có ý nghĩa gì ?
H. trả lời

G. định hướng:
- Hình ảnh“củ sắn lùi, bát cơm, chăn sui” rất tiêu biểu, rất thực, có sức tái hiện
sinh động về hoàn cảnh kháng chiến thiếu thốn gian khổ. (đây là chi tiết có giá trị
nghệ thuật cao) kết hợp với các động từ “chia, sẻ” càng khẳng định sâu sắc tình
Trường THPT Phú Tâm - 13 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
nghĩa sâu nặng, tình cảm yêu thương, no đói cùng nhau giữa người Việt Bắc với
kháng chiến.
- “Đắng, cay, ngọt, bùi” là những tính từ chỉ hương vị trong bữa ăn và cũng chính
là biểu tượng cho hương vị của cuộc sống mà họ đã từng trải qua, là niềm vui nỗi
buồn, khó khăn gian khổ của những ngày tháng đấu tranh.
* Khi phân tích đoạn:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
G. hướng dẫn H phân tích đoạn này theo 2 luận điểm (8 câu đầu: khí thế của bộ
đội ta trên đường ra trận và 4 câu cuối niềm vui khi giành được chiến thắng)
H 1 đọc 8 câu đầu và trả lời câu hỏi:
Tìm những từ ngữ tiêu biểu trong 8 câu thơ này ? Xác định các biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong các từ đó ?

- Từ sở hữu (của), động từ (bật)
- Từ láy, từ tượng hình, tượng thanh: (rầm rập, điệp điệp, trùng trùng, thăm thẳm)
- Hình ảnh so sánh: (như là, như)
- Nói quá: (bước chân nát đá)
? Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó ?
- Vừa mang ý nghĩa tả thực vừa có tính lãng mạn góp phần tạo dựng những bức
tranh hoành tráng về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc và tinh thần chiến đấu
không mệt mỏi của quân và dân ta.
? Ngoài ý nghĩa tả thực, hai câu thơ:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”. còn có ý nghĩa nào khác ?
H. trả lời
G. định hướng:
Trường THPT Phú Tâm - 14 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- “Nghìn đêm- thăm thẳm- sương dày” ngôn ngữ tạo hình; là cách nói ẩn dụ ám
chỉ thời gian dài đất nước ta chìm trong bóng đêm của sự đô hộ
- “Đèn bật sang- ngày mai lên” thời kì đen tối của đất nước sắp qua, những ngày
tươi sáng sẽ đến, chúng ta sắp giành được độc lập.
? Giọng điệu của khổ thơ ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Hình ảnh khỏe khoắn; giọng thơ sôi nổi; âm điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Chỉ qua đoạn thơ ngắn, tác giả đã diễn tả thành công hình ảnh cả dân tộc đứng
lên với khí thế vô cùng mạnh mẽ.
H 2 đọc 4 câu còn lại và trả lời câu hỏi: Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

? Các thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 4 câu thơ trên ? Hiệu quả
của cách miêu tả ấy ?
H. trả lời
G. định hướng:
- Điệp từ, tính từ (vui); phép liệt kê các địa danh; ngắt nhịp linh hoạt (2/2/2/2,
2/2/4, 4/2/2, 4/2…)
- Thể hiện không gian của nỗi nhớ lan tỏa, niềm vui lan tỏa. Tác giả đã miêu tả
trọn vẹn niềm, khí thế chiến thắng của chiến trường khi lập được những chiến
công
c. Dạy bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo
(Ngữ văn 12 - tập I, chương trình chuẩn)
Trong khâu dặn dò:
H cần tìm hiểu trước các vấn đề bằng một số câu hỏi sau:
- Về nội dung:
+ Tìm hiểu về phong cách thơ Thanh Thảo, thể loại sáng tác, đối tượng sáng tác
quan niệm nghệ thuật, những đóng góp của nhà thơ.
+ Lor-ca là ai ? Bài thơ viết về ai, viết về vấn đề gì ?
+ Em hiểu như thế nào về câu thơ đề từ ?
- Về nghệ thuật:
+ Bài thơ viết bằng thể loại nào ? Theo phong cách gì của Thanh Thảo ?
+ Nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là gì ?
Trường THPT Phú Tâm - 15 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
H cần lưu ý các đoạn:
- Đoạn: những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn
- Đoạn: tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
- Đoạn: không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
- Đoạn: đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
Lên lớp:
Đây là một bài thơ được viết theo tư duy kiểu mới, H đọc rất khó hiểu đặc
biệt là đối với những H yếu thì việc đọc - hiểu lại càng khó hơn. Vì vậy khi lên
lớp G cần lưu ý với H một số vấn đề liên quan đến việc tìm hiểu bài thơ:
- Thanh Thảo là nhà thơ luôn trăn trở trong việc đổi mới thơ ca, nhất là
trong cách biểu đạt. Thơ ông luôn mang đậm chất triết luận, mạch suy cảm trữ tình
thường hướng tới vẻ đẹp của những phẩm chất như: lòng nhân ái, bao dung, can
đảm, trung thực và yêu tự do. Thanh Thảo đặc biệt qua tâm đến những nhân vật có
nhân cách lớn nhưng lại có số phận ngang trái trong đó có Lor-ca_một nghệ sĩ
thiên tài.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là sự cảm nhận của Thanh Thảo về nhà
nghệ sĩ lớn Tây Ban Nha Ga-xi-a Lor-ca: chân dung nhà cách tân đơn độc cùng cái
chết khốc liệt khi sự nghiệp còn dang dở.
- Bài thơ là sự thể nghiệm một hình thức biểu đạt mới của Thanh Thảo_ thơ
hiện đại dòng tượng trưng và siêu thực là 1 trong những sáng tác tiêu biểu cho
Trường THPT Phú Tâm - 16 - Gv: Trần Thị Ái Loan

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo (chịu ảnh hưởng từ Lor-Ca). Nghĩa là cần phải
nhìn thấy trong cả Lor-ca lẫn Thanh Thảo những trăn trở về cách tân nghệ thuật,
sự khước từ những hình thức đơn điệu và cũ kĩ.
Để giúp H khai thác được các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
này, G cần có một hệ thống câu hỏi, sau đó từng bước định hướng, hướng dẫn cho
H tìm hiểu, cụ thể như sau:
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Cấu tứ của bài thơ thể hiện ra sao ?
H. trả lời
G định hướng:
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
- Cấu tứ của bài thơ được thể hiện theo dòng cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ về cái
chết bi thảm của Lor-ca.
? Qua câu thơ đề từ “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”, Thanh Thảo
muốn gửi tới người đọc thông điệp gì ?
H. trả lời
G định hướng:
- Ca ngợi tình yêu say đắm của Lor-ca đối với nghệ thuật.
- Ca ngợi tinh thần cách tân của Lor-ca: nghệ thuật luôn đổi mới, luôn đi tới, hãy
biết vượt qua những gì đang có, vượt qua thần tượng để làm nên cái mới (chấm
dứt một sự sáng tạo này để tạo ra một sáng tạo mới)
? Hình ảnh nào trong bài thơ được Thanh Thảo dùng làm biểu tượng cho nghệ
thuật của Lor-ca ?
H. trả lời
G định hướng:
- Tiếng đàn ghi ta
? Trong 6 dòng thơ sau, tác giả khắc họa chân dung của ai ? Chân dung đó
hiện lên qua các biện pháp nghệ thuật nào tả ?
những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
H. trả lời
G định hướng:
- Tác giả vẽ chân dung của Lor-ca
Trường THPT Phú Tâm - 17 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- Dùng những từ vừa là từ láy vừa là tính từ và cũng là từ tượng thanh: (lang
thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn)
- Hình ảnh mang tính biểu tượng (áo choàng đỏ gắt, li-la li-la li-la, tiếng đàn bọt
nước…)
? Những từ láy kết hợp với các tính từ dùng trong đoạn thơ có ý nghĩa gì ?
H. trả lời
G định hướng:
- Tác giả tái hiện hình tượng Lor-ca _một nghệ sĩ tài hoa, lãng tử, yêu tự do, một
số phận mong manh, đơn độc, lẻ loi trong sự đối đầu với nền nghệ thuật già nua và
nền chính trị độc tài.
- Đây là những dự báo không may mắn của Lor-ca trên con đường cách tân nền
nghệ thuật, con đường lắm chông gai, gập ghềnh, xa thẳm.
? Hình ảnh Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt phút chốc lại biến thành áo choàng
bê bết đỏ làm ta liên tưởng đến điều gì ?
H. trả lời
G định hướng:
- Đây là chi tiết có ý nghĩa biểu tượng: chiếc áo của nền văn hóa rực rỡ (áo
choàng đỏ gắt) phút chốc biến thành chiếc áo liệm vùi than xác của Lor-ca (áo
choàng bê bết đỏ). Sự sống phút chốc biến thành cái chết, cái chết thật bất ngờ.

- Đất nước của nền văn hóa độc đáo, tráng lệ phút chốc biến thành nơi thảm sát
tang thương.
? Tác giả cảm nhận âm thanh của tiếng đàn bằng giác quan nào qua các dòng
thơ sau ? tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
H. trả lời
G định hướng:
- Cảm nhận bằng cảm giác
? Cách ngắt nhịp, xuống dòng của những dòng thơ trên có gì đặc biệt ?
H. trả lời
G định hướng:
- Ngắt nhịp linh hoạt (nhịp ngắn - dài – ngắn), xuống dòng liên tục kết hợp với
điệp ngữ và lặp cú pháp.
- Tạo cảm giác thống thiết về cái chết kinh hoàng, đột ngột của Lor-ca mà đối với
Thanh Thảo dường như không thể chấp nhận được sự thật này.
Trường THPT Phú Tâm - 18 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
? Bốn dòng thơ sau nêu lên vấn đề gì ? Những vấn đề đó được thể hiện như thế
nào ?
« không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng »
H. trả lời
G định hướng:
- Câu thơ mang ý nghĩa biểu tượng, siêu thực. Lor-ca không hiện diện mà

chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn “ không ai chôn cất tiếng đàn”. Nó là biểu tượng
của tâm hồn, trái tim Lor-ca.
- Nhà cách tân Lor-Ca đã chết nghệ thuật thiếu kẻ dẫn đường thành “cỏ mọc
hoang”.
- Nhưng bất chấp tất cả nghệ thuật ấy vẫn tồn tại, Lor-ca đã chết nhưng dư
âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi. Đó là sự bất tử của cái chết
- “Giọt nước mắt” tiêu biểu cho những nỗi đau mà ông phải gánh chịu bởi
khát vọng chân chính của mình trước các thế lực độc tài; nhưng nó lại là điểm
sáng khiến tất cả mọi người phải ngưỡng mộ, kính phục.
- “Vầng trăng” là cách nói ẩn dụ nó biểu tượng cho một cái gì đó rất trong
sáng, rất đáng quý và mãi mãi để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng của mọi người.
Đó là cuộc đời của Lor-ca _tự do, thanh thản và trong suốt
? Lor-ca sau khi chết với hình ảnh “Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc”
gợi lên ý nghĩa gì ? Tác giả dùng nghệ thuật gì để thể hiện ?
H. trả lời
G định hướng:
- Đây là cách nói mang tính biểu tượng
- Lor-ca sống bằng cây đàn và khi chết vẫn không rời bỏ cây đàn. Nó như là chiếc
áo quan đưa Lor-ca về thế giới bên kia.
- Lor-ca và cây đàn ghi ta là hiện thân của cái đẹp cao quý nhưng mỏng manh.
? Nêu ý nghĩa biểu tượng về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ ?
H. trả lời
G định hướng:
- Là ẩn dụ - là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-Ca
- Âm thanh tiếng đàn cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác
giả
? Nhận xét chung về nghệ thuật của bài thơ _ tiêu biểu cho thơ hiện đại được
viết theo phong cách tượng trưng và siêu thực ?
Trường THPT Phú Tâm - 19 - Gv: Trần Thị Ái Loan

Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
H. trả lời
G định hướng:
- Thể thơ tự do, không dấu câu, không viết hoa đầu dòng
- Sử dụng những hình ảnh mang màu sắc tượng trưng - siêu thực (chuỗi hình ảnh
ẩn dụ, biểu tượng)
- Kết hợp 2 yếu tố nhạc và thơ, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
Lưu ý: Phần trả lời của H trong mỗi câu hỏi có thể đúng, có thể chưa đúng, có thể
không đầy đủ vì không phải lúc nào các em đọc cũng hiểu đúng như ý mình và
giải quyết được các vấn đề đặt ra (một câu hỏi G đặt ra có thể gọi nhiều H). Vì vậy
trong quá trình giảng dạy chắc chắn có nhiều vấn đề phát sinh, lúc này đòi hỏi G
phải hết sức khéo léo giải quyết và xử lí linh hoạt các tình huống nếu không sẽ
không hoàn thành kế hoạch.
Tóm lại, trên đây là ba ví dụ minh họa với ba bài thơ khá trọng tâm và được
xem là hơn khó tiếp nhận đối với học sinh bởi mỗi văn bản có nét đặc trưng riêng
về phong cách nghệ thuật. Tây Tiến được viết chủ yếu với bút pháp lãng mạn.
Việt Bắc là bài thơ trữ tình thể hiện tính dân tộc rất đậm đà. Đàn ghi ta của Lor-
ca là một bài hoàn toàn mới trong phong cách của Thanh Thảo với bút pháp tượng
trưng – siêu thực. Để giải quyết được tất cả vấn đề như đã nêu trên kết hợp với
phần hướng dẫn học bài để hoàn thành tiết học trong một thời gian có hạn không
phải là chuyện dễ dàng đối với G cũng như đối với H. Tuy nhiên, khi G đã hình
thành cho H một số kĩ năng đọc - hiểu theo ý đồ của mình tức là giúp H tự thâm
nhập vào tác phẩm để các em tự khám phá theo sự hướng dẫn của G thì những vấn
đề trên không phải là không giải quyết được.
III. NHỮNG LUẬN CHỨNG LÍ GIẢI
Các bài nêu trên là những ví dụ điển hình, trong chương trình vẫn còn rất
nhiều bài nhưng không thể nêu hết ra đây. Cách dạy trên đã thực hiện được 02
năm (năm học 2011-2012, 2012-2013). Theo cách hướng dẫn ấy qua các bài kiểm
tra – đánh giá, bản thân nhận thấy từng bước đã nâng cao dần chất lượng giáo dục.

1. Về phía học sinh:
- Có tác động đến tính tích cực của H trong các hoạt động trên lớp, tạo cho
học sinh có thói quen chuẩn bị bài ở nhà, thói quen tự đọc – hiểu và tìm được các
giá trị của văn bản đặc biệt là biết chú ý đến yếu tố nghệ thuật trong các văn bản
thơ.
- Các em chủ động tích cực phát biểu, biết suy luận, biết tư duy, có kĩ năng
ra quyết định dám nói ra những suy nghĩ, những phán đoán của riêng mình về một
vấn đề nào đó khi đọc và hiểu được vấn đề.
- H không còn bị động trong tư thế chờ đợi G dung nạp kiến thức, các em tự
nhận ra rằng cái cuối cùng của bài học không phải chỉ có phần mà thầy cô cho ghi,
ghi đúng- đủ là được mà việc trực tiếp tham gia tìm hiểu bài học mới chiếm lĩnh
được kiến thức và có hiểu thì mới nhớ và nhớ lâu hơn để vận dụng vào bài văn
nghị luận. Mặt khác, các em ý thức được rằng để làm được và làm tốt bài văn nghị
Trường THPT Phú Tâm - 20 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
luận không phải chỉ có cái gì mà G cho ghi trong tập mà phải thực sự hiểu vấn đề
thì mới có khả năng vận dụng và phân tích được vấn đề một cách sâu sắc.
- Giảm dần áp lực, mất dần tâm trạng lo sợ, căng thẳng và điều quan trọng
hơn là các em đã học và hiểu được một cách thấu đáo các giá trị của một tác
phẩm văn học ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
2. Về phía giáo viên:
- Giữ đúng vai trò G là người hướng dẫn, từng bước thực hiện giảng dạy
theo phương pháp mới một cách có hiệu quả.
- Không còn chịu áp lực của yếu tố thời gian, đảm bảo chương trình và nội
dung kiến thức, thi cử, điểm số…
- Tạo được tâm thế thoải mái và bầu không khí nhẹ nhàng khi đứng lớp, có
điều kiện quan tâm đến nhiều đối tượng học sinh đặc biệt là những em yếu kém.
Mối quan hệ thầy trò từng bước trở nên “Thân thiện” hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN

Các biện pháp nêu trên cũng chỉ mới là thử nghiệm nhưng tôi nhận thấy
từng bước mang lại kết quả thiết thực.
- Những H yếu có hứng thú hơn với môn học, luôn có thói quen soạn bài,
không còn lúng túng như trước kia. Yêu thích bộ môn bởi các em tự khám phá
được cái hay của từng tác phẩm thơ và nét đặc thù của môn học.
- H biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ, biết vận dụng kiến thức và kỹ
năng để làm bài văn nghị luận đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bài học, yêu cầu
của kiểm tra - đánh giá.
- Các em nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc – hiểu văn bản đối
với việc chiếm lĩnh kiến thức bài học, khám phá được vào chiều sâu của văn bản
vì vậy khả năng hiểu và vận dụng cũng được nâng cao hơn phục vụ tốt hơn cho bài
văn nghị luận. Từ đó, thông qua mỗi bài học, H có thể tự rèn luyện cho mình tư
tưởng, tình cảm tốt đẹp.
- Điều quan trọng là chất lượng học tập của H từng bước được nâng lên, áp
dụng biện pháp - kĩ thuật này với mục tiêu giúp học sinh yếu khai thác được các
yếu tố nghệ thuật khi đọc – hiểu các tác phẩm thơ, trong hai năm thực dạy các
lớp đa số có H yếu, tôi đánh giá kết quả đạt được như sau:
* Mức độ hứng thú: Dù là đánh giá chủ quan nhưng theo tôi biện pháp này
ít nhiều đã tạo được hứng thú cho H. Nếu trước đây giờ đọc – hiểu các tác phẩm
thơ đặc biệt là các bài dài, khó đọc, đọc khó hiểu như Đàn ghi ta của Lor-ca hay
Việt Bắc ít có cánh tay nào tự nguyện giơ lên thì bây giờ ở các tiết đọc - hiểu đã có
một số em tự nguyện xin đọc bài và trả lời được các câu hỏi của G. Như thế, lớp
học cũng trở nên sinh động hơn.
* Kết quả kiểm tra:
- Trong phân phối chương trình học kì I lớp 12 có 01 bài Nghị luận văn
học là Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (Bài viết số 3). Tôi lấy bài kiểm tra này
Trường THPT Phú Tâm - 21 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
để đánh giá mức độ tiến bộ của H qua 02 năm học (2011-2012, 2012-2013) theo

thống kê kết quả đạt được như sau:
Năm
học
Số
HS
Số bài
chưa đạt
yêu cầu
Tỉ lệ Số bài
đạt yêu
cầu
Tỉ lệ Số
bài
khá
Tỉ lệ
2011 -
2012
30
(1lớp
)
13 43 % 11 37 % 6 20 %
2012 -
2013
58
(2lớp
)
17 29 % 30 52 % 11 19 %
Ghi chú:
- Số bài chưa đạt yêu cầu là những bài mà H chỉ trình bày được nội dung, ít chú ý
phân tích nghệ thuật, nếu có nói đến nghệ thuật thì cũng chỉ là liệt kê chưa phân

tích; kĩ năng diễn đạt còn yếu.
- Số bài viết đạt yêu cầu là bài viết đáp ứng được cả hai phần nội dung và nghệ
thuật theo mục tiêu cần đạt của đề kiểm tra. Tuy nhiên phần lập luận còn hạn chế.
- Số bài viết khá là những bài đạt cả hai yếu tố kĩ năng và kiến thức. Trong đó yêu
cầu về kiến thức H khai thác đạt cả nội dung lẫn nghệ thuật.
Kết quả trên có thể nói là chưa tuyệt đối nhưng nó đã đánh dấu một bước
tiến bộ có tính khả quan. Riêng tôi nghĩ, chất lượng không chỉ hoàn toàn biểu hiện
bằng điểm số mà còn biểu hiện trong những giờ học trên lớp, xóa dần tâm lí nhàm
chán môn học, học sinh chủ động, tích cực hơn. Đó cũng chính là biểu hiện của
chất lượng. Vì vậy, tôi tin rằng trong những năm tới chất lượng đó nhất định sẽ
được nâng lên.
V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN
Để thực hiện cách dạy trên đạt hiệu quả, theo tôi G và H cần lưu ý một số
vấn đề sau:
1. Đối với học sinh:
Phải chuẩn bị bài ở nhà, đọc sách giáo khoa, tìm hiểu tác phẩm và những
vấn đề có liên quan mà giáo viên đã dặn dò, chuẩn bị đồ dùng dạy học (nếu có).
Nếu học sinh không chuẩn bị thì tiết học sẽ bị động nhất là về mặt thời gian và
cũng có thể không hoàn thành tiết dạy. Mặt khác, nếu có hoàn thành tiết dạy thì đó
cũng chỉ là dung nạp, áp đặt kiến thức cho các em từ phía giáo viên, còn tác phẩm
thì không thể thâm nhập một cách thấu đáo, trọn vẹn và như vậy sẽ rất khó khăn
khi các em làm bài nghị luận văn học.
Trường THPT Phú Tâm - 22 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
H cần lưu ý, khi có một H đọc và tìm hiểu vấn đề thì các em H khác cùng
lắng nghe, nếu em này trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi thì em khác bổ
sung. Như vậy, G vừa có thể giải quyết nhanh vấn đề vừa có thể tập trung được
các đối tượng H khác.
Trên những phần đã hiểu, H cần rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng trình bày

một vấn đề vì khi nói lưu loát tức là viết sẽ suông câu, ý tưởng phong phú. Đây là
đều cần thiết để làm tốt bài văn nghị luận.
2. Đối với giáo viên:
Chuẩn bị trước các nội dung để hướng dẫn H làm việc ở nhà, phải nắm được
tất cả các vấn đề có liên quan, chuẩn bị thật chu đáo, dự đoán trước những tình
huống có thể xảy ra và dự trù cách giải quyết.
Với G, đặt câu hỏi cũng là một kĩ năng cần có. Câu hỏi phải xoáy vào phần
nghệ thuật, nêu được nghệ thuật và chỉ ra tác dụng của nó, phải giúp H nhận ra:
nói, tả, như thế nào ? cái hay cái mới của cách nói, cách tả ấy ? Từ đó, các em sẽ
cảm nhận nội dung đặc sắc của câu thơ, đoạn thơ, bài thơ và có thể sẽ tìm ra giá trị
tư tưởng của tác phẩm, chứ không như trước đây G chỉ chú vào những câu hỏi
đơn giản như: bài thơ, đoạn thơ, câu thơ nói về vấn đề gì ? nói về ai ? với tâm
trạng gì ?
Hướng dẫn phân tích bài mới là một bước rất quan trọng của tiết dạy, nếu G
không chủ động, không khéo léo dẫn dắt thì sẽ mất nhiều thời gian và bản thân H
cũng không hiểu được ý đồ của G như vậy tiết học sẽ không đạt hiệu quả. Đây là
vấn đề mà G phải hết sức lưu ý để xử lí. Và điều quan trọng là G phải chú ý đến
thái độ của mình trong mọi hoạt động tránh để mối quan hệ thầy trò trở nên căng
thẳng trong tiết học, sẽ mất đi bầu không khí thân thiện, mà G đã không thân thiện
thì chắc chắn H sẽ không tích cực. Như vậy, G khó có thể hoàn thành bài dạy đúng
kế hoạch một cách mĩ mãn.
Song song đó, giáo viên phải hết sức linh hoạt trong các tình huống, nếu
trong lúc giải quyết vấn đề những học sinh yếu kém không làm được thì phải nhờ
ngay sự trợ giúp của các em trung bình - khá. Như vậy, ta vừa chú ý đến những
em yếu kém vừa quan tâm những em khá khá hơn cứ thế hoạt động dạy học sẽ
đồng bộ hơn, lớp học cũng sinh động hơn, các em cảm thấy hứng thú hơn trong
học tập.
Mặt khác trong quá trình dạy và học, G phải làm sao để các em có thói quen
chuẩn bị bài, đọc bài, học bài ở nhà nếu không sẽ phản tác dụng vì khi H không
biết gì về bài sắp học thì việc thực hiện giảng dạy của G theo biện pháp này sẽ

không mạng lại hiệu quả thậm chí là không hoàn thành tiết dạy. Vì vậy với cách
thức này, G phải duy trì thực hiện thường xuyên và trước mọi vấn đề phát sinh
phải giải quyết một cách triệt để thì từng bước mới mang lại kết quả.
Với tôi, cách dạy trên là từng bước hướng H đến thói quen tự học, tự khám
phá đặc biệt là đối với những em yếu kém. Nhưng đối với H trường THPT Phú
Tâm _ một trường vùng nông thôn có đông dân tộc Khơmer, khả năng có hạn, đời
sống các em còn nhiều khó khăn và thời gian ở nhà của các không phải chỉ dành
Trường THPT Phú Tâm - 23 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
cho việc học nên việc hướng dẫn giảng dạy nêu trên vẫn còn gặp khó khăn. Tôi hi
vọng những khó khăn ấy sẽ được khắc phục trong những năm tới.
PHẦN BA: KẾT LUẬN CHUNG
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm hướng đến một hoạt động dạy -
học tích cực lấy H làm trung tâm, G với vai trò là người hướng dẫn cho các em kĩ
năng khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ đó các em có sự chủ động, sáng tạo, tích
cực trong học tập, từng bước nâng cao chất lượng _ một chất lượng thực sự mà H
có được cả về kiến thức và kỹ năng, đào tạo để sau này các em có thể hòa nhập
vào xã hội, nhạy bén trước những thay đổi không ngừng của thời cuộc. Vì vậy chất
lượng học tập của H là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Những phương pháp, kĩ
thuật dạy học luôn được tìm tòi và phát huy, áp dụng sao cho phù hợp với từng đối
tượng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Bản thân là G giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, tôi nhận thấy muốn học
tốt môn Ngữ văn việc đầu tiên là phải cảm thụ được văn bản văn học. Thực tế, H
chúng ta còn rất hạn chế trong việc đọc - hiểu văn bản đặc biệt là khi đọc các tác
phẩm thơ. Các em đọc nhưng không hiểu, không thế cảm thụ được nội dung văn
bản khi nó là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ. Điều đó làm tôi
cảm thấy trăn trở, suy nghĩ và tìm cách để từng bước khắc phục. Ở đây, tôi chỉ đi
sâu vào việc giúp H yếu nâng cao kĩ năng đọc – hiểu cảm thụ và khai thác được

các yếu tố nghệ thuật kết hợp với nội dung của tác phẩm thơ. Vấn đề này đã thực
hiện qua 02 năm học (2011-2012, 2012 -2013) đánh giá qua bài kiểm tra định kì
và các hoạt động của H khi lên lớp, tôi nhận thấy chất lượng của H chính là kiến
thức mà các em tiếp thu được bằng cách tích cực tự học, biết sáng tạo và có kỹ
năng vận dụng. H học tốt môn Ngữ văn nói chung, văn bản thơ nói riêng là cơ sở
để các em học tốt các môn học khác, đây là sự thật không thể phủ nhận. Vì vậy, để
giúp H học tốt môn Ngữ văn và để thực hiện được phương pháp, cách thức giảng
dạy như đã nêu ở trên đòi hỏi người G phải có nhiều tâm huyết và H cũng cần nổ
lực hết mình. G cần chuẩn bị bài chu đáo, soạn bài cẩn thận. Làm chủ mọi tình
huống có thể xảy ra trong tiết dạy. Xử lí kịp thời những thông tin từ phía H, kịp
thời điều chỉnh uốn nắn rèn luyện tư tưởng cho các em. Linh hoạt trong việc tổ
chức điều khiển H làm việc, hướng dẫn các em cách chiếm lĩnh kiến thức bằng
con đường ngắn nhất, đơn giản nhất mà hiệu quả nhất. Chủ động trong mọi tình
huống. H cần xác định được vai trò của mình trong tiết học, có ý thức học tập. Cần
chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ. Phát huy được tính chủ động, tích cực, có thể tự thâm
nhập và chiếm lĩnh kiến thức.
Tóm lại, có một phương pháp - kĩ thuật dạy học phù hợp, giúp H học tập tốt,
nâng cao chất lượng là việc làm đúng đắn và hết sức cần thiết, hi vọng cách thức,
kĩ thuật này sẽ dần dần được hoàn thiện trong những năm học tiếp theo. Tuy
Trường THPT Phú Tâm - 24 - Gv: Trần Thị Ái Loan
Một số kinh nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc - hiểu
một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12
nhiên, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để kinh nghiệm
này ngày một phong phú hơn và kết quả đạt được ngày một cao hơn, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học cho bộ môn.
Kiến thức là một kho tàng vô tận. Chúng ta dù có dùng cách nào cũng
không thể chiếm lĩnh hết được. Trên đây, tôi chỉ đưa ra những khía cạnh nhỏ của
vấn đề và theo cách của riêng tôi trong thời gian giảng dạy đã tích lũy được đồng
thời cũng đã được kiểm nghiệm thực tế. Bản thân nghĩ vẫn còn nhiều thiếu xót, rất
mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kinh nghiệm ngày một phong phú

hơn.
Phú Tâm, Ngày 05 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Trần Thị Ái Loan
Thủ trưởng đơn vị Hội đồng Xét duyệt sáng kiến
Trường THPT Phú Tâm - 25 - Gv: Trần Thị Ái Loan

×