Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Trường THPT Trung Văn

Địa chỉ: Phố Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04 3994 0694
Email:
Tên tình huống
TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VỀ
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
Môn học chính được học sinh vận dụng để giải quyết tình huống :
Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữ văn
Thông tin về học sinh:

1

1. Văn Thị Tuyết Minh

Lớp 12A10

2. Đoàn Xuân Chính

Lớp 12A4


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2014-2015
1.Tên tình huống
“TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VỀ QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA, TRƯỜNG SAO CỦA VIỆT NAM”


2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Giúp học sinh cũng như nhân dân hiểu thật rõ về hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa.
- Tuyên truyền về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc, phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. những kiến
thức về biển, đảo của Việt Nam.
- Tuyên truyền cho học sinh về cuộc sống lao động và sự sẵn sàng chiến
đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang ở vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
- Tìm hiểu sâu, rộng về kiến thức các môn học Địa lý, Lịch sử, Giáo dục
công dân… và từ đó được rèn luyện thêm kĩ năng vận dụng kiến thức các môn
học vào thực tế đời sống.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này ta cần áp dụng nhiều môn học như:
- Về Địa lí
+Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ ( SGK Địa lí 12)
+Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo,
quần đảo. ( SGK Địa lí 12 )
2


- Về Lịch sử
+Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (SGK Lịch sử
10)
+Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam dưới thời phong kiến
(SGK Lịch sử 10)
- Về Giáo dục công dân:
+ Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( SGK Công dân
10)
- Về Ngữ Văn :
+ Văn thuyết minh, nghị luận xã hội ( SGK Ngữ văn 10)

Ngoài ra :
- www. Google.com
- Bộ sách: Chủ quyền biển đảo Việt Nam (NXB Thanh niên)
- Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (NXB
Trẻ)
- Người Việt với biển (NXB Thế giới)
- Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
(NXB Trẻ)
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Trình bày khái quát những nét cơ bản của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Việt Nam.
- Những nét khái quát về lịch sử của hai quần đảo từ thế kỉ XVII. Quá trình
xâm chiếm một số đảo của một số quốc gia quanh biển Đông.
3


- Hiện trạng về những đảo, bãi đá mà Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,
Philippin và Malaysia đang kiểm soát.
- Những bằng chứng lịch sử chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
là của Việt Nam.
- Hiểu rõ hơn đường lối, chủ trương, chính sách trước sau như một của Đảng
và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
- Trách nhiệm của học sinh về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống
Quần đảo Hoàng Sa: nằm trong kinh độ 1110 đến 1130 Đ, vĩ độ 15045’>17015’. Hoàng Sa nằm ở phía bắc biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu
Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km 2, một quần
đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc
lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa.


4


Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938
đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48- 860 (số 48 chỉ khu vực
Việt Nam)
Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận
Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện
Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa
thuộc thành phố Đà Nẵng.
Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng
1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến
5


chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc đã đưa quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa.
Quần đảo Trường Sa : nằm về phía đông nam của biển Đông trong vĩ độ 6 0 50'
B - 120 00' B và kinh độ 111030' Đ - 1170 20' Đ trên vùng biển rộng khoảng
180.000 km2, cách Cam Ranh, Khánh Hòa khoảng 248 hải lý, được chia thành
10 cụm đảo. Đ.ảo Ba Bình là đảo lớn nhất khoảng 0,5 km 2, đảo Song Tử Tây là
đảo cao nhất khoảng 4m - 6m.
Khu vực biển mà 2 quần đảo án ngữ có nhiều tuyến hàng hải, hàng không quan
trọng của thế giới và khu vực, năm trong số mười tuyến đường biển thông
thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến biển Đông.
Tài nguyên thủy sản vùng biển Trường Sa, các nhà khoa học Việt Nam đã xác
định được 18 họ hải sản với 32 giống và 37 loài và bằng câu vàng, xác định
được 9 họ hải sản với 13 giống và 14 loài cá, trong đó có các họ cá có giá trị
kinh tế cao như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá thu. Vùng nước quần đảo

còn là nơi có trữ lượng san hô lớn, có thể dùng sản xuất ra các sản phẩm mỹ
nghệ và sử dụng trong lĩnh vực y học.
Bên cạnh đó, khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn
chứa đựng một trữ lượng dầu khí được đánh giá là rất lớn. Theo số liệu điều tra
của Viện Nghiên cứu địa chất của Nga năm 1995 thì khu vực quần đảo Trường
Sa có trữ lượng dầu khoảng 6 tỉ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70%.
Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời. Ít nhất
từ thế kỷ XVII. Việt Nam với tư cách Nhà nước đã thực thi chủ quyền của mình
trên hai quần đảo một cách thực sự, hòa bình và liên tục. Theo hiểu biết địa lý
lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và
Vạn Lý Trường Sa, ban đầu được người Việt gọi là Bãi Cát Vàng. Vào nửa đầu
thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức đội "Hoàng Sa" lấy người từ xã An Vĩnh,
huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa, khí
cụ trên các tàu mắc nạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa
Nguyễn lại tổ chức thêm đội "Bắc Hải" lấy người thôn Tứ Chính hoặc xã Cảnh
6


Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa với cùng nhiệm
vụ như đội Hoàng Sa. Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên
quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng
cây trong các năm 1834, 1835 và 1836. Thông qua việc khai thác tài nguyên trên
đảo Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như về pháp lý, nhà
Nguyễn đã làm chủ hai quần đảo từ khi chúng chưa thuộc về lãnh thổ của bất kỳ
quốc gia nào, làm cho 2 quần đảo từ vô chủ trở thành bộ phận không thể tách
rời của lãnh thổ Việt Nam.

Bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, trên
bia có khắc dòng chữ tiếng Pháp có nghĩa "Cộng hóa
Pháp - Vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa

Trong
thờiSakì
xâm chiếm trở lại Việt
1816,
đảo Hoàng
1938.

Đại Nam thực lục chính biên quyển XXII vào năm
Gia Long thứ 2 (1838) chép: “ Cai Cơ Võ Văn Phú
làm thủ ngư cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch
Nam
lập (1945-1954),
làm đội Hoàng Sa”.Pháp vẫn làm chủ

Biển Đông và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiệp định Genève năm 1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở xuống thuộc Chính
quyền phía Nam quản lý. Khi Pháp rút quân tháng 4/1956, xảy ra chiến tranh
lạnh giữa Liên Xô đứng đấu phe Xã hội chủ nghĩa và Mỹ đứng đầu phe Tư bản
chủ nghĩa, Việt Nam bị chia cắt khiến hai chính quyền bị cuốn hút vào sự đối
đầu, không có điều kiện bảo vệ toàn vẹn được chủ quyền để cho Trung Quốc
dần chiếm từng phần rồi toàn thể Hoàng Sa năm 1974, Việt Nam Cộng Hòa chỉ
trấn giữ quần đảo Trường Sa song lại để cho Đài Loan chiếm đảo Ba Bình là đảo
lớn nhất của quần đảo Trường Sa vào tháng 10/1956, để cho Philippines chiếm
một số đảo, đá trong đó có Song Tử Đông ở Trường Sa.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước trong khu vực tranh chấp chủ quyền
của Việt Nam cũng như Trung Quốc chiếm giữ trái phép hoàn toàn Hoàng Sa và
7


Trường Sa trong thời kỳ này chính là những biến động chính trị ở Việt Nam

cũng như trên thế giới.
Tháng 01 năm 1988, CHND Trung Hoa đã huy động một lực lượng hải
quân gồm nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa xuất phát từ Hải Nam tiến xuống
phía Nam, trong đó có 4 chiếc đến khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa,
khiêu khích và cản trở hoạt động các tàu vận tải của Việt Nam trong khu vực
biển gần bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên. Lực lượng tàu chiến này đặt
dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư lệnh đặc biệt được thành lập để tổ chức triển
khai chiến dịch đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ ngày 14
tháng 3 năm 1988, nấp dưới luận điệu quen thuộc “phản công để tự vệ”. Trong
cuộc xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc tại khu vực bãi đá ở Trường Sa,
tính đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng đá Chữ Thập, đá
Châu Viên, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma, đá Su Bi.
Năm 1988, Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
thông báo cho Liên Hợp quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và
đặc biệt là các công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên
thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ các
bãi đá đã chiếm được và khước từ thương lượng. Ngày 14 tháng 4 năm 1988, Bộ
Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phản đối việc Quốc hội Trung
Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (Nghị
quyết ngày 13/4/1988 thành lập tỉnh Hải Nam).
Bên cạnh đó còn rất nhiều những hình ảnh về những hòn đảo mà nước Việt
Nam ta đang kiểm soát và cả những hòn đảo, bãi đá…mà một số quốc gia khác
đang chiếm giữ trái phép nữa.
*Ðảo An Bang

8


*Ðảo Nam Yết


*Đảo Sinh Tồn

9


*Đảo Trường Sa

*Đá Lớn

10


Một số đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa
*Đá Châu Viên

*Đá Chữ Thập

*Đá Gạc Ma
11


*Đá Vành Khăn

Một số đảo bị Philippines chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa
* Đảo Bến Lạc

*Đảo Bình Nguyên
12



*Đảo Loại Ta

* Đảo Thị Tứ

13


* Đảo Vĩnh Viễn

*Bãi An Nhơn

Một số đảo bị Malaysia chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa
*Đá Én Ca

14


*Đá Hoa Lau

*Đá Kỳ Vân

15


*Đá Sác Lốt

Một số đảo bị Đài Loan chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa
* Đảo Ba Bình

* Bãi Bàn Than


16


Năm 1949 nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Năm 1949, Trung
Quốc cho ấn hành một bản đồ, trong đó, “Đường lưỡi bò” được thể hiện giống
như bản đồ trước đó của Cộng hoà Trung Hoa xuất bản tháng 2 năm 1948. Đến
năm 1953, bản đồ vẽ “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn.
Hai nét ở Vịnh Bắc Bộ đã bị xoá. “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc yêu sách
chạy sát bờ biển của nhiều nước ven bờ Biển Ðông, bao lấy một phạm vi
biển chiếm khoảng 80% diện tích Biển Ðông.

Trong khi các nước xung quanh Biển Ðông phản đối, dư luận quốc
tế không ủng hộ và vi phạm công ước luật biển nãm 1982, ảnh hưởng

17


nghiêm trọng đến quyền tài phán, quyền chủ quyền, lợi ích kinh tế và
tuyến đường hàng hải của Việt Nam cũng như của quốc tế trên Biển Ðông.

Đại Nam Nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1834 dưới triều Minh Mạng có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và
Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán

Và không chỉ có nhiều bản đồ của Trung Quốc qua các thế kỉ không có 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn nhiều bản đồ của các nước trên thế
giới cũng cho thấy rõ điều này.

Bản đồ “Asia in Praecipuas Ipsius Partes Distributa do Van der AA” thực hiện năm 1594


18


Bản đồ Insulae Indiae Orientalis do Jodocus Hondius thực hiện năm 1632. Hai bản đồ này nằm trong số
những bản đồ Việt Nam, Đông Nam Á và Châu Á do phương Tây vẽ vào thế kỷ từ thế kỷ 16 đến 20 có
thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam

Bản đồ vẽ theo phương pháp hiện đại chính xác
và chú thích bằng 3 thứ tiếng (Hán - Latinh Quốc ngữ). Bản đồ có vẻ cụm đảo nhỏ với dòng
chữ Paracel Seu Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa).

19

Bia chủ quyền do một đơn vị lính bảo an người
Việt dựng trên quần đảo Hoàng Sa vào tháng
6/1938.


Atlas "Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Đồ"
do Bộ Giao thông Trung Hoa phát hành tại Nam
Kinh năm 1933.

Bản đồ dầu khí của Trung Quốc năm 1980 không
hề có Hoàng Sa và Trường Sa

Để tăng cường quyền chủ quyền về biển đảo nước ta đã thành lập Cục
cảnh sát biển ngày 28/8/1998. Với chức năng, nhiệm vụ quản lý về an ninh, trật
tự an toàn và đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước
quốc tế trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh công tác ngoại giao với nhiều nước trên

thể giới để tuyên truyền và làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn và ủng hộ
Việt Nam về chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo này.

20


Song song với những hoạt động này nhà nước ta cũng đã đầu tư rất nhiều tàu
thuyền hiện đại để tăng cường khả năng tuần tra, bảo vệ biển đảo và ngư dân
đánh bắt cá ngoài khơi nữa đấy.

21


Cho dù điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn, cuộc sống ngoài các đảo còn
vất vả gian nan nhưng những người lính đảo vẫn ngày đêm vững tay súng bảo
vệ tổ quốc và ngư dân đánh cá ngoài khơi.

22


23


Các ngọn hải đăng trên các đảo định hướng cho
tàu của Việt Nam và bạn bè thế giới đi lại cũng
góp phần khẳng định chủ quyền của đất nước.

Chùa trên đảo Trường Sa Lớn do các phật tử
đóng góp tôn tạo.


6. Ý nghĩa của việc giải quyết các tình huống
Với tình huống trên, chúng ta thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi đến
tất cả các bạn học sinh nói chung và các bạn học sinh trường THPT Trung Văn
nói riêng , có những ý nghĩa quan trọng. Khẳng định chủ quyền không thể tranh
cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng vùng lãnh hải
của ta theo Công ước quốc tế về Luật Biển (1982). Hiểu rõ hơn đường lối, chủ
trương, chính sách trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ
quyền biển, đảo.
Từ đó các bạn thấy rằng tất cả những điều chúng ta được học từ các bộ môn
đều có tác dụng và ý nghĩa lớn trong đời sống, không kiến thức nào, không môn
học nào được gọi là kiến thức hoặc môn học không quan trọng nữa. Như vậy tự
các bạn sẽ có ý thức học tốt hơn ở tất cả các môn học, không coi thường, xem
nhẹ môn học nào. Và hơn thế nữa thông qua cách vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết tình huống trên, mỗi bạn học sinh khi được tuyên truyền đều có ý
thức vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các t́nh huống, các hiện tượng
mà các bạn gặp trong thực tiễn... Từ đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập
trong mỗi học sinh và mỗi nhà trường.
Trên đây là một trong nhiều tình huống thực tiễn mà nhóm học sinh
trường THPT Trung Văn giải quyết. Trong quá trình giải quyết tình huống có thể
còn có những hạn chế nhất định, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các
bạn.
Xin trân trọng cảm ơn !

24



×