Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống TÌM HIỂU VỀ CƠN BÃO RAMMASUN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BÃO TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.07 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BA ĐÌNH - HÀ NỘI
Địa chỉ: 50 Nam Cao – Ba Đình – Hà Nội
Email: www.thptnguyentrai-badinh.edu.vn
Đt: 043.8456680
**************

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

Tên tình huống:
TÌM HIỂU VỀ CƠN BÃO RAMMASUN VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG BÃO TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM

Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Địa lý
Các môn học tích hợp: GDCD, Tin học.
Tác giả :
1. Họ và tên : Nguyễn Bảo Trân
Ngày sinh: 15 – 03 – 1998
2. Họ và tên: Nguyễn Công Linh
Ngày sinh: -5 – 03 – 1999

Lớp: 11A9
Lớp: 10A6

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

BÀI DỰ THI
1



Tổ chức Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
Cụm Ba Đình- Tây Hồ Năm học 2014- 2015

I. TÊN TÌNH HUỐNG : “Tìm hiểu về cơn bão Rammasun và giải
pháp phòng chống bão trong điều kiện của Việt Nam”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Hoàng Sa ảnh hưởng bão Rammasun. Theo dự báo, đến 01giờ ngày 17/7,
vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông…

III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Lịch trình của cơn bão Rammasun.
Hồi 01 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ
Bắc; 121,9 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh
nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166 km một giờ), giật
cấp 16, cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây
Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 01 giờ ngày 17/7, vị trí
tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo
Hoàng Sa khoảng 510km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão
mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng
giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 01 giờ
ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông,
cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng
gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp
14, cấp 15. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng
Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ
sáng nay (16/7), vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh dần lên cấp 7,

cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 13,
2


cấp 14. Biển động dữ dội. Đây là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn
biến phức tạp. Cần chú ý theo dõi các bản tin tiếp theo.

Hình 1 – Bão Rammasun ở Hoàng Sa – Trường Sa
Bão Rammasun có nghĩa là “Thần sấm sét” trong tiếng Thái và tại
Philippines có tên gọi “Bão Glenda”, ở Việt Nam có tên hiệu “Cơn bão số 2” là
một xoáy thuận nhiệt đới lớn đã đổ bộ vào bờ biển miền nam Việt Nam.
2. Khái niệm “Bão nhiệt đới”
Bão nhiệt đới (tropical cylone) hoặc (tropical storm) là bão biển nhiệt đới,
có gió mạnh hơn 63 km/h. Còn được gọi là áp thấp nhiệt đới nếu gió yếu hơn 63
km/h. Nếu gió mạnh hơn 118 km/h bão được gọi là bão to với cuồng phong.
Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão với gió mạnh hơn 241 km/h.
Bão nhiệt đới hay xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy, có đường
kính rộng hàng trăm kilomet, hình thành trên vùng biển nhiệt đới.
Tùy theo tốc độ gió mà xoáy nhiệt đới được chia thành áp thấp nhiệt đới
hay bão nhiệt đới. Khi gió mạnh nhất vùng gần trung tâm đạt từ cấp 6 đến cấp 7
thì gọi là áp thấp nhiệt đới. Sức gió từ 39 – 61km/h. Khi gió đạt từ cấp 8 trở lên
thì hình thành bão nhiệt đới. (trích dẫn từ />Bão gồm các thành phần: mắt bão (the eye), thành bão (eyewall), dải mây
mưa (rainbands) và lớp mây dày đặc phía trên (the dense curius overcast).
Trong đó, mắt bão thường có hình trụ tròn, đường kính có thể từ 8 – 200
km tùy theo bão yếu hay mạnh, vùng mắt bão là khu vực gần như lặng gió,
quang mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và có nhiệt độ cao hơn các
vùng xung quanh.
3



Xung quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm
thành hình vành khăn có thể cao đến 15 km, dày đến hang chục km. Đặc điểm
này mắt bão trở thành thành mắt bão hay tường mắt bão. Ở vùng này, gió và
mưa là mạnh nhất, và tàn phá nguy hiểm nhất.
Vùng từ mắt bão hướng ra ngoài hình thành dải mây mưa hình xoắn cùng
chiều với gió gây ra mưa lớn, kèm theo lốc mạnh, phía trên nó là vùng mây mù.
3. Điều kiện hình thành bão Rammasun
Vào tối ngày 8 tháng 7, sóng nhiệt đới bắt nguồn từ vùng hội tụ giữa hai
chí tuyến gần Xích đạo đã hình thành nên một nhiễu động nhiệt đới ở phía đông
nhóm đảo Chuuk. Trong đêm nó trôi dạt từ từ theo hướng tây bắc, nơi có điều
kiện môi trường thuận lợi với đối lưu mạnh và nước biển ấm, rồi bắt đầu mạnh
lên từ vùng thấp giống như cách mà cơn bão Neoguri trước đó đã áp dụng để
tăng cường độ.
Khoảng một ngày sau, các hình ảnh vệ tinh phát hiện tâm vùng thấp của
đối lưu đang được củng cố dần, với sức gió ở mức 25 kn (46 kh/h, 29mph).
Trung tâm cảnh báo Bão liên hợp (JTWC) nhanh chóng đưa ra cảnh báo về sự
hình thành xoáy thuận nhiệt đới, trong khi Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA)
phân loại nó như một áp thấp nhiệt đới yếu.
Ngày 10 tháng 7, JTWC nâng cấp vùng thấp lên thành áp thấp nhiệt đới
và định danh nó thành 09W. Tối hôm đó, JMA xác nhận áp thấp nhiệt đới đã đạt
đến sức gió 25kn (46 km/h, 29 mph) trong một giờ.
Sáng sớm ngày 11 tháng 7, tâm áp thấp nhiệt đới tiếp tục xoáy sâu thêm,
điều này khiến JTWC nâng cấp áp thấp nhiệt đới lên thành bão nhiệt đới đối với
Guam sau khi vệ tinh NASA quan sát được cơn bão chuyển hướng trực tiếp vào
hòn đảo này. Tuy nhiên, đến tối hôm đó, JTWC đã hạ 09W xuống thành áp thấp
nhiệt đới trở lại , vì phân tích Dvorak cho thấy nó chưa đủ cường độ của bão
nhiệt đới. áp thấp nhiệt đới qua khỏi Guam vào ngày 12 tháng 7, đi vào vùng
thời tiết thuận lợi với gió đứt tầng thấp theo phương đứng và nhiệt độ trung bình
của bề mặt nước biển cao. Đến cuối ngày, JMA nâng cấp áp thấp nhiệt đới lên
thành bão nhiệt đới và trao cho nó cái tên Rammasun mang số hiệu 1409. Di

chuyển nhanh về phía tây với tốc độ 15kn (28 km/h, 17 mph), vòng mây đối lưu
của bão ngày càng dày thêm. Vệ tinh quan sát được những dòng thổi ra yếu và
gió đứt tầng từ mức thấp đến mức trung bình, khiến JTWC một lần nữa cảnh báo
bão nhiệt đới với mây cuộn xoáy ở vùng trung tâm.
(Theo
/>%282014%29#cite_note-8)
4


Hình 2 - Ảnh vệ tinh một cơn bão nhiệt đới trong giai đoạn hình thành ngoài
khơi Philippin (20/09/2007)
4. Tác hại của bão Rammasun và quốc tế
Bão Rammasun ở Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc – Lý Khắc Cường
ra công điện khẩn hướng dẫn công tác phòng tránh bão do Rammasun được dự
báo sẽ đổ bộ và/hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bờ biển phía nam đất
nước. Do Rammasun đã hướng thẳng đến dải bờ biển phía tây tỉnh Quảng
Đông, các tuyến phà nối tỉnh với đảo Hải Nam phải đóng cửa. Các quan chức
ngành nông nghiệp ở Trạm Giang cho biết diện tích trồng lúa thành phố là hơn
360 mẫu Anh, và quá trình thu hoạch vội chỉ mới hoàn thành được 8%. Các
tuyến xe lửa từ Quảng Châu đi Hải Nam ngang qua Quảng Đông cũng bị dời
lịch chạy…Theo ghi nhận vào 10:00 CST ngày 17, có 26.410 tàu cá đã cập cảng
an toàn. Các tuyến cao tốc xuyên tỉnh bị đóng cửa. Đến trưa, chính quyền tỉnh
Hải Nam cùng Cục khí tượng của tỉnh đồng loạt phát thông điệp kêu gọi cảnh
giác bão trên toàn mạng lưới truyền hình, internet, báo giấy và tin nhắn SMS.
(theo
/>%282014%29)
Ở Philippines, Theo thông báo ban đầu, ít nhất 10 người đã thiệt hại, 3
người mất tích và hơn 150 nghìn người khác phải sơ tán. Nhiều công sở, trường
học, sở giao dịch chứng khoán tại thủ đô Manila đã phải đóng cửa sau khi bão
Rammasun càn quét nhiều địa phương ở nước này. Hàng chục chuyến bay trong

nước và quốc tế tại Philippin đã phải hủy bỏ.
(Trích dẫn
).
5


Bão rammasun ảnh hưởng đến Việt Nam, ban chỉ huy Phòng chống lụt
bão trung ương Việt Nam cho biết tính đến sáng 22/07/2014 đã có 27 người
chết, 2 người mất tích và 2 người bị thương vì nước lũ, đất sạt lở hay sét đánh do
trận bão Rammasun mà Việt Nam gọi là bão số 2, gây ra. (trích dẫn
)

IV.GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Giới thiệu địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa được biết đến với các tên gọi khác như Bãi Cát Vàng,
Cồn Vàng, Đại Trường Sa, Vạn lý trường Sa. Đây là quần đảo có vị trí chiến
lược, án ngữ nhiều đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng đi qua
Biển Đông.
Quần đảo gồn 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý
khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích phần nổi
khoảng 10km2, đảo lớn nhất là Phú Lâm, có diện tích khoảng 1,5 km 2. Khu vực
quần đảo Hoàng Sa thuộc vùng biển rộng khoảng 30.000 km 2, nằm ngang bờ
biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng
Ngãi. Phạm vi quần đảo này được giới hạn bởi đảo Đá Bắc ở cực Bắc, bãi ngầm
Ốc Tai Voi ở cực Nam, bãi cạn Gò Nổi ở cực Đông và đảo Tri Tôn ở cực Tây.
Các đảo tại đây được chia thành 2 cụm. Cụm Lưỡi Liềm có hình cánh
cung hay lưỡi liềm, nằm ở phía Tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, có nhiều
bãi ngầm và mỏm đá. Ở phía Đông bao gồm các đảo tương đối lớn đồng thời
cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh
Côn, đảo Trung,..

Về khoảng cách tới đất liền Việt Nam, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh
Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo gần nhất của
Hoàng Sa tới đất liền Trung Hoax a gần gấp đôi (khoảng 235 hải lý) so với Việt
Nam và tới bờ đảo Hải Nam khoảng 140 hải lý.
Hoàng Sa có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù
và có nhiều giông bão. So với các vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa, khí hậu tại
Hoàng Sa khá điều hòa, không quá nóng về mùa hè, không quá lạnh về mùa
đông. Độ ẩm thường trên 80%, lượng mưa trung bình khoảng 1.200 – 1.600 mm.
Bão thường xuất hiện vào những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8.
6


Gió mạnh đến hàng trăm km/giờ, làm biển động dữ dội kéo dài trong nhiều
ngày.
2. Tác dụng của thềm giảm sóng trong cao trình đê biển
Hiện nay, hầu hết cao trình đê biển tại Bắc Bộ cũng như cả nước có cao
trình tương đối thấp không đủ chiều cao ngăn sóng tràn trong bão trên cấp 9
triều cường. |Để chống lại sóng trong bão với cấp cao hơn khi triều cường là
việc làm rất khó khăn và bất khả thi trong điều kiện hiện nay của nước ta. Với
nền đê chủ yếu nằm trên nền đất yếu và điều kiện kinh tế kỹ thuật hiện tại khó
có thể tăng chiều cao đê đủ theo tiêu chuẩn thiết kế chống sóng lớn cấp 12 và
triều cường. Do vậy, biện pháp khả thi là thay đổi mặt cắt mái kè như làm cơ đê
để làm giảm sóng leo và tràn.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của đề tài “nghiên cứu giải pháp KHCN xây
dựng đê biển chống lụt bão cấp 12, triều cường (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình)”
đề xuất giải pháp này về cơ bản đã phần nào khắc phục được sự bất cập hiện nay
giữa yêu cầu chống được sóng lớn, triều cường nhưng không tăng quá mức cao
độ của hệ thống đê biển hiện tại.
(Theo nsw.com.vn/giai-phap-de-ngam-giam-song-leo-song-tran)
3. Tác dụng của rừng phòng hộ ven biển

Rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống gió hạn,
chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, bảo vệ công
trình ven biển.
Để có được dải cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển với chiều rộng
cần thiết từ 200 – 300 m, đặc biệt là đối với những nơi sóng to, gió lớn, chưa có
bãi hoặc bãi chưa ổn định, cần phải có các biện pháp xây dựng công trình tạm
giảm sóng trước khi trồng cây, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương,
nhằm đảm bảo cây trồng hiệu quả nhất.

V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Công thức xây dựng thềm giảm sóng leo, sóng tràn của Việt Nam
Theo tài liệu hướng dẫn “ Cuốn tiêu chuẩn ngành 14TCN -130 -2002” đã
nêu công thức tính cao trình đỉnh đê:
Zđ = Ztp + Hnd + Hsl + a
Trong đó:
7


Zđ - cao trình đỉnh đê thiết kế (m);
Ztp – mực nước biển tính toán (m);
Hnd – chiều cao nước dâng do bão (m);
Hsl – chiều cao sóng leo (m);
a- Trị số gia tăng độ cao an toàn (m).
Tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Bản, NCS Hoàng Ngọc Tuấn – Viện KHTL
Việt Nam đã nghiên cứu nhược điểm loại đê có mái nghiêng, thấy rằng chiều
cao sóng leo lên mái đê phía biển khá lớn, nên người ta thường thiết kế thềm
giảm sóng ở mái đê phía biển để khắc phục nhược điểm trước đó và kết quả khá
khả quan.
2. Tìm hiểu mô hình xây dựng đê biển đã được ápdụng ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản đã đưa ra các hình thức cảnh báo nên tránh ( qua mô hình )

khi xây dựng đê biển, đó là:
a) Xử lí chân đê (mặt trong đê)
b) Xử lí bề mặt chéo đê và đỉnh đê
c) Xử lí lan can
d) Xử lý phía chân đê( mặt hướng ra biển)
e) Xử lí lan can bị hỏng
f) Xử lí đê đổ
Trong một báo cáo về động đất, sóng thần của Nhật Bản, Chính phủ Nhật
Bản đã thành lập Ủy ban đối phó song thần cho Đường bờ biển năm 2011, và
đưa ra mô hình xây dựng đê như hình ảnh sau:
-

8


3. Một số cây trồng ngăn mặn và phòng chống bão ở Việt Nam
Phi lao, xoan chịu hạn, cóc hành, muông biển, xương rồng thích hợp trồng
trồng trên đất cồn cát đỏ, có độ dày tầng mặt < 10 cm, có thành phần cơ giói
nhẹ, trong đó cát chiếm ưu thế, đặc biệt là cát mịn và trung bình (thường chiếm
84 – 92%), kết cấu cục tán nhỏ nhưng kém bền trong nước.
Mắm biển (Avicennia marina), Bần trắng (Sonneratia alba) thích hợp
trồng trên các bãi ngập mặn là bãi bồi chưa ổn định, chịu ảnh hưởng của chế độ
ngập triều thường xuyên trong tháng, có song to, gió lớn, độ mặn cao.
Mắm trắng (Avicennia alba) các bãi bồi mới hình thành, độ mặn cao.
Đước (Rhizophora apiculata), mắm đen (Avicennia officinalis) thích hợp
trên các bãi ngập triều có thể nền đã ổn định. Thời gian ngập triều từ 24 – 26
ngày trong tháng.
Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia candel), dừa nước
(nypa fruticans),Ô rô (Acanthus ilicifolius) thích hợp trồng trên vùng nước lợ
cửa song, có độ mặn nước biển thấp ( ≤ 1,5%).

Giá biển (Excoecaria agallocha), Cóc vàng (Lummitzera racemosa), Ô rô
(Acanthus ilicifolius) thích hợp để trồng trên các bãi ngập triều cao: thời gian
ngập triều từ 15 – 22 ngày trong tháng.
Tra biển (Thespesia populnea) thích hợp trồng trên các bờ đầm ít khi ngập
trieuf, thời gian ngập triều 5 – 7 ngày trong tháng.

9


4. Biện pháp ngăn chặn

Địa phương chống bão

Học sinh trồng cây

Tuyên truyền trồng cây chắn bão

Tranh cổ động

Hình 5 - Hình ảnh một số biện pháp phòng chống bão
5. Một số hoạt động giáo dục học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Ba
Đình – HN lòng yêu đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

10


Hình 6 – Một số hoạt động giáo dục – lòng yêu quê hương, đất nước

VI.


Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

“Trường Sa luôn ngự trị trong trái tim tôi. Đó là mảnh đất thiêng liêng của
tổ quốc.” . Trường chúng em, trường THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình – Hà Nội đã
tổ chức cuộc thi “ Biển đảo quê hương do Đoàn Thanh Niên phát động” và đã
được đông đảo các bạn học sinh trong trường ủng hộ.
Nhiều bạn đã khóc trước hình ảnh bao nhiêu chiến sỹ đã hy sinh trong quá
trình xây dựng và bảo vệ đảo để khẳng định chủ quyền Việt Nam. Và các bạn đẫ
nhấn mạnh “ Khi chúng tôi lớn lên, chúng tôi dần hiểu thêm cuộc sống gian khổ
của các anh lính đảo. Trong gang tấc giữa cái sống và cái chết các anh vẫn một
lòng chắc tay sung, vẫn một lòng trung thành với tổ quốc.”
Trong bài viết này chúng em muốn viết về những thiên tai ở biển mà các
anh thường đối mặt. Chúng em đã nghiên cứu và xây dựng bộ sưu tập về “Bão
biển và các biện pháp ngăn bão” để giúp các bạn học sinh phổ thông thêm nguồn
tri thức về ứng phó về biến đổi khí hậu, phòng tránh và khắc phục thiên tai.
Chúng em muốn đưa ra một thông điệp kêu gọi học sinh trường THPT
Nguyễn Trãi – Ba Đình – HN, hãy cùng nhau hình thành một khái mới là “ Văn
hóa bảo vệ biển đảo quê hương”.

11


MỤC LỤC
I.TÊN TÌNH HUỐNG : “Tìm hiểu về cơn bão Rammasun và giải pháp phòng chống bão trong điều kiện
của Việt Nam”.........................................................................................................................................2
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:.................................................................................................2
III.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG........................2
1.Lịch trình của cơn bão Rammasun...................................................................................................2
2.Khái niệm “Bão nhiệt đới”...............................................................................................................3
3.Điều kiện hình thành bão Rammasun..............................................................................................4

4.Tác hại của bão Rammasun và quốc tế............................................................................................5
IV.GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .................................................................................................6
1.Giới thiệu địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa.......................................................6
2.Tác dụng của thềm giảm sóng trong cao trình đê biển ...................................................................7
3.Tác dụng của rừng phòng hộ ven biển.............................................................................................7
V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:........................................................................7
1.Công thức xây dựng thềm giảm sóng leo, sóng tràn của Việt Nam..................................................7
2.Tìm hiểu mô hình xây dựng đê biển đã được ápdụng ở Nhật Bản .................................................8
3.Một số cây trồng ngăn mặn và phòng chống bão ở Việt Nam.........................................................9
4.Biện pháp ngăn chặn......................................................................................................................10
5.Một số hoạt động giáo dục học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình – HN lòng yêu đảo
Hoàng Sa – Trường Sa.......................................................................................................................10
VI.Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ..................................................................................11

12



×