Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC tình huống Tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.84 KB, 23 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Trường THPT Trung Văn
Địa chỉ: Phường Trung Văn – Quận Nam Từ Liêm – Hà nội

Tên tình huống:

TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG,
BẢO VỆ BẦU KHÍ QUYỂN
Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống :
Công Nghệ (Kỹ Thuật Công Nghiệp)
Các môn học tích hợp : Vật lý, Hoá học, Địa lý, Sinh học
Thông tin về học sinh :
1. Họ và tên : Vũ Quang Ân
Ngày sinh : 20/01/1997
Lớp : 12A1
2. Họ và tên : Nguyễn Anh Tú
Ngày sinh : 16/05/1997
Lớp : 12A1

Năm học 2014-2015


1.Tên tình huống :
« Tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển »
2.Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức về các bộ môn Vật lý, Công nghệ, Sinh
học, Hoá học, Địa lý giúp con người hiểu biết về những hậu quả của
hiện tượng ô nhiễm môi trường và có những biện phải giảm thiểu bảo vệ
sức khỏe con người và sinh vật.


3.Tông quan về các nghiên cứu liên quan đế việc giải quyến tình
huống:
Để đạt được hiệu quả cao trong việc tuyên truyền ta cần áp dụng
vào nhiều môn học khác nhau:
- Về Công Nghệ: Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ
khí thải động cơ, khí thải, chất thải, nước thải từ các khu công
nghiệp.
- Về Hóa Học: Phân tích thành phần hóa học có trong không khí ô
nhiễm và không khí trong lành để nhận biết các chất độc hại bị lẫn
trong không khí.
- Về Sinh Học: Cảnh bảo những căn bệnh của con người, động vật,
thực vật khi phải sống trong môi trường ô nhiễm.
- Về Địa lý: Áp dụng phương pháp vẽ biểu đồ mô phỏng và thể hiện
tỷ lệ ô nhiễm trong không khí, bầu khí quyển. Quá trình biến đổi
khí hậu, tầng ôzon bị thủng như thế nào.
- Về Vật lý: Phân tích các hiện tượng trong thực tế khi không khí bị ô
nhiễm nặng.
4. 5. Giải pháp giải quyến tình huống và tiến trình giải quyết tình
huống.
Bầu khí quyển trên trái đất vô cùng quan trọng. Không có loài sinh
vật nào có thể sống mà không cần đến không khí. Không khí giúp điều
hòa, ổn định nhiệt độ. Không khí ngăn cản các tia phóng xạ nguy hiểm
đến từ vũ trụ. Không khí đã bảo vệ con người duy trì sự sống cho con
người. Thế nhưng con người lại đang tàn phà thiên nhiên hủy diệt môi
trường. Khí quyển bị thay đổi có thể dẫn tới biến đổi khí hậu, nguy hại
hơn nữa có thể dẫn tới sự diệt vong của tất cả các loài sinh vật kể cả loài
người.


Không khí trong lành là không khí chứa :

Nitơ

78,084%

Oxy

20,946%

Agon

0,9340%

Oxit cacbon

390 ppmv

Neon

18,18 ppmv

Heli

5,24 ppmv

Metan

1,745 ppmv

Krypton


1,14 ppmv

hidro

0,55 ppmv

Biểu đồ mô phỏng tỷ lệ các chất
trong không khí


Không khí ô nhiễm là không khí chứa các chất khí độc hại, các chất
hoá học như: Cacbon monoxit, Cacbondioxit, Lưu huỳnh dioxit,
Cloflocacbon, các oxitnito và Ozon quang hoá.
Trước hết, lưu huỳnh dioxit được sinh ra như là sản phẩm phụ trong
quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt. Nó là một trong những chất gây
ra mưa axit ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành
vùng hoang mạc. Khí SO2 gây bệnh cho người như viêm phổi, mắt .
Phương trình :
- 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
- S + O2 (to) → SO2
Cloflocacbon là chất khí sinh hàn, từng được dùng trong các thiết bị
làm lạnh là hợp chất gây thủng tầng Ôzôn . Ôzôn được biết đến do khả
năng hấp thụ bức sạ UV-B. Ôzôn được tạo thành một cách tự
nhiên trong tầng Ôzôn. Sự suy giảm Ôzôn và lỗ thủng ôzôn diễn ra bởi
cloroflocacbon (CFC) và các chất gây ô nhiễm khác trong bầu khí quyển.


- Phương trình :
CF2Cl2→ Cl + CF2Cl (a)
O3 + Cl →O2 + ClO (b)

ClO + O3→ 2O2 + Cl (c)
- Nguyên tử Cl sinh ra ở (c) lại tiếp tục tham gia phản ứng như (b),
do đó mỗi phân tử CF2Cl2 có thể phá hủy hàng chục ngàn phân tử O3.
Theo cơ chế gốc, và phản ứng dây chuyền. Hiện nay CFC đã bị cấm sử
dụng.
- Nguồn khí thải đang đe dọa các thành phố phát triển là khí thải do
đông cơ xe. Các phương tiện đang sử dung đông cơ đố trong.
Hỗn hợp không khí và nhiên liệu (thường được gọi là hoà khí) được
đốt trong xilanh của động cơ đốt trong. Khi đốt cháy nhiệt độ tăng làm
cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng lên một piston (píttông) đẩy
piston này di chuyển đi.


Có nhiều loại động cơ đốt trong khác nhau, một phần sử dụng các
chu kì tuần hoàn khác nhau. Tuy vậy tất cả các động cơ đốt trong đều lặp
lại trong một chu trình tuần hoàn chu kì làm việc bao gồm 4 bước: nạp,
nén, nổ (đốt) và xả.
Xả và nạp là hai bước dùng để thay khí thải bằng nhiên liệu mới
(ví dụ hoà khí ở động cơ xăng, không khí ở động cơ diesel,...).
Nén và nổ dùng để biến đổi năng lượng hoá học (đốt hỗn hợp
không khí và nhiên liệu) thông qua nhiệt năng (nhiệt độ) và thế năng (áp
suất) thành cơ năng (động năng trong chuyển động quay).



Động cơ đốt trong hoạt động xả khí thải ra không khí
Nguồn nhiên liệu của các động cơ khí đốt là xăng, dầu và than đá
được khai thác ở mỏ. Khi đốt cháy các loại nhiên liệu này sẽ sinh ra các
khí gây ô nhiễm Cacbon monoxit và cacbondioxit là nguyên nhân gây ô
nhiễm không khí hang đầu. Các khí này được sinh ra từ quá trình đốt

cháy trong động cơ đốt trong :
Phương trình :
- CXHY + (X+Y/4)O2 → XCO2 + Y/2H2O
- CXHY + (X/2+Y/4)O2 → XCO+ Y/2H2O ( trong môi trường thiếu O2)


Trong kì nạp nhiên liệu một phần không khí đã vào xi-lanh tao nên phả
ứng
- N + O2 (to) → NO2
- N + O2 (to) → NO
Oxit nitơ gây nên hiện tượng mù quang hóa tại các thành phố

(Hiện tượng mù quang hóa)


Không những thế các quốc gia đang phát triên còn phải chịu sự ô
nhiễm do sự phát triển của các ngành công nghiệp.


Khói bụi công nghiệp gây ra mưa axít hủy hoại các công trình, các
khu rừng.
Các sinh vật không thể sống được khi không khí bị ô nhiễm nặng


Bên cạnh các khí thải, con người còn phải sống trong bầu không
khí ngột ngạt từ các chất thải.


Ô nhiễm không khí có sự góp mặt của hoạt động giao thông vận tải
nên chúng ta cần thắt chặt mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe nhập đã qua

sử dụng và xe đang lưu hành; tăng cường kiểm soát khí thải và chú trọng
việc quy hoạch đô thị tổng thể phải kết hợp với giao thông, các khu dân
cư, công viên cây xanh; tăng cường phương tiện giao thông công cộng
như xe buýt, xe điện trên không, xe điện ngầm… và các hình thức giao
thông không gây ô nhiễm. Đồng thời đưa vào thử nghiệm các nguồn
nhiên liệu xanhh, thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu khí thải độc
hại



Ai trong mỗi chúng ta muốn có bầu không khí trong lành thì phải
có ý thức bảo vệ môi trường.


Một số biện pháp bảo vệ môi trường:
(Năng lượng mặt trời-nguồn năng lương vĩnh cửu của tương lai)


( Năng lượng gió)


(Thủy năng dòng biển )

Bếp đun bằng năng lượng mặt trời


Bộ sạc điện năng lượng mặt trời

Thắp sáng công viên bằng dụng cụ tập thể dục


Ngói thủy tinh chiếu sáng


Thiết bị tiết kiệm điện
- Đầu tư công nghệ xử lý khí thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm từ hoạt động sản xuất.

(Mô hình xử lý khí thải)


Ô nhiễm không khí cũng gây tác hại đến cho con người. Hiện nay,
ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều
biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật . Ô
nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác
và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải ra
môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải
sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các
loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Mỗi chúng ta hãy trồng một cây
xanh để tạo một thế giới xanh. Những cây xanh có thể cung cấp không
khí trong lành, giúp cho con người khoan khoái thư giãn, sức khỏe tốt
hơn.



6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống :
Thông qua việc tìm hiểu và giải quyết tình huống đã giúp vận dụng
được các bài học vào thực tế và cũng giúp bổ sung kiến thức về môi
trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Con người không thể sống
mà không có oxi. Lượng oxi trong khí quyển không phải là vô tận. Vì thế

chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động vận động, tuyên truyền,
giáo dục để giúp mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm về môi trường
sống và cách bảo vệ nó.



×