Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống TÌM HIỂU, TUYÊN TRUYỀN VỀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.22 KB, 11 trang )

S

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÊ LINH
TRƯỜNG TRUNG HOC CƠ SỞ VĂN KHÊ B
Địa chỉ: Thôn Văn Quán- X. Văn Khê- H. Mê Linh- TP. Hà Nội
Điện thoại: 043.5258.666
Email:
----------– & —---------

BÀI DỰ THI KIẾN THỨC LIÊN MÔN
Tình huống: TÌM HIỂU, TUYÊN TRUYỀN VỀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY

- Môn học chính được HS vận dụng tích hợp: Giáo dục công dân
- Các môn học tích hợp: Toán học- Địa lí- Hóa học - Sinh họcNgữ văn - Mĩ thuật - Tin học

Họ và tên HS : Đinh Thị Tuyết Nhung
Ngày sinh
: 11/11/2000
Họ và tên GVHD: Nguyễn Thanh Thúy

Hà Nội, 2014
1. Tên tình huống:
1

Lớp: 9B


“TÌM HIỂU, TUYÊN TRUYỀN VỀ TÁC HẠI CỦA MA TÚY”

2. Mục tiêu giải quyết tình huống:


Tệ nạn nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng toàn thế
giới và riêng ở nước ta, tệ nạn này đang phát triển theo chiều hướng rất xấu trong
một bộ phận thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội. Không chỉ tác hại do
gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ mà chính phương
cách sử dụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích làm cho sự lây nhiễm
HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng.
Việc cai nghiện ma túy là vấn đề nan giải, sự thành công cai nghiện không chỉ
phụ thuộc vào ý chí của mỗi người nghiện mà còn có sự hổ trợ đắc lực từ những
người xung quanh để giúp mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ HS – SV nâng cao
nhận thức về tác hại của ma túy đối với sức khoẻ. Với kiến thức hiểu biết của bản
thân, em vận dụng các kiến thức liên môn đã học để làm bài: “Tìm hiểu, tuyên
truyền về tác hại và phòng chống ma túy”. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp
tất cả chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về ma túy, từ đó biết phòng tránh cho
bản thân, gia đình và xã hội.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Tình hình nghiện hút ma túy ở nước ta.
- Thành phần hóa học của ma túy.
2


- Tác hại của ma túy.
- Luật phòng chống ma túy.
- Các biện pháp cai nghiện.
- Tranh cổ động phòng chống ma túy.
- Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế.
4 . Giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Giáo dục công dân: Tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện không hút ma
túy, cai nghiện ma túy, tuyên truyền về luật phòng chống ma túy.
- Toán học: Số liệu thống kê về tình hình nghiện ma túy và tác hại của ma túy

đối với kinh tế.
- Địa lí: Vẽ biểu đồ tỉ lệ cai nghiện thành công và tình hình nhiễm HIV do tiêm
trích ma túy.
- Hóa học: Thành phần hóa học của ma túy.
- Sinh học: Tác hại của ma túy.
- Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài viết.
- Mĩ thuật: Sử dụng tranh ảnh tuyên truyền phòng chống ma túy.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm google, giáo an điện tử Violet…
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5.1. Tình hình nghiện ma túy ở nước ta
Tính đến năm 2012 cả nước có khoảng 170.000 người nghiện ma túy. So với
cuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng khoảng 2,7 lần với mức tăng xấp xỉ
10.000 người nghiện mỗi năm. Người nghiện ma túy đã có 63/63 tỉnh, thành phố,
khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Bảng so sánh khả năng gây nghiện của ma túy
với các chất gây nghiện thông thường:
Mức độ nghiện

Heroin

Cocain
3

Rượu

Cần sa

Thuốc lá



Không
18%
14%
47%
49%
13%
Nhẹ
9%
10%
14%
18%
27%
Vừa
9%
19%
12%
13%
40%
Nặng
64%
57%
27%
20%
20%
Như vậy ma túy có khả năng gây nghiện nặng nhất đến khoảng 64% người tiếp
xúc.
Sơ đồ dưới đây cho thấy mối liên quan giữa tỷ lệ người cai nghiện ma túy,
rượu, thuốc lá, cần sa thành công còn lại theo thời gian.

Như vậy trong 4 chất gây nghiện, ma túy là thứ khó bỏ nhất với tỉ lệ bỏ thuốc

thành công sau 12 tháng là 20%.
5.2. Thành phần hóa học của ma túy
Ma túy là những chất lấy từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp có tác dụng gây
nghiện nghiêm trọng, tạo sự lệ thuộc về thể chất lẫn tâm lý.
Người nghiện ma túy thường hay sử dụng các loại ma túy sau :
Thuốc

phiện



các

chất



tác

dụng

tương

tự

thuốc

phiện.

- Thuốc phiện là nhựa được trích ra và chế biến từ quả cây thuốc phiện (Còn gọi là

cây Anh Túc).

4


Quả cây anh túc phơi khô và quả tươi
- Một số chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng tương tự morphine gọi là
các opiate tổng hợp. Đó là các chất : mépéridine (dolosal, dolargan, demerol),
methadone (depridol), levorphanol (levo-dromoran)...
Các chất gây ảo giác gồm có : cần sa (còn gọi là bồ đà), LSD, mescaline,
psilocybin, phencyclidine...
Các chất kích thích hệ thần kinh trung ương : thường gặp nhất là cocain, một
chất được trích ra từ lá coca.
Ngoài ra còn có amphetamine và các chất dẫn xuất từ amphetamine.
Công thức cấu tạo hóa học một số chất ma tuý :

5


5.3. Tác hại của ma túy:
a. Tác hại đối với cơ thể:
- Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở
trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều
trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi
ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây
phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm
tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh
hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn
có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe

dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm
tăng huyết áp.
- Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây
hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật,
xuất huyết dưới nhện, đột quị...
- Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ
làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm
một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian
khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to
(gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong
kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế
bào gan, ảo thính, ảo thị...

6


b. Ảnh hưởng đến bản thân :
- Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho
thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.
- Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm
kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV
(dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm
HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang virut HIV và
lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ.
- Ma túy gây thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi
phạm pháp luật.
- Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
- Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc
bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.

- Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh
hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh
hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có
điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
c. Ảnh hưởng đến gia đình :
7


- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma
tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đ thậm chí
1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có
thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả
mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm
cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn
không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện)
- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly
thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...)
- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện
do ma tuý gây ra.
d. Ảnh hưởng đến xã hội :- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn
xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm
sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt
động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn
là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ
toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm
HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý.

Biểu đồ: Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện, trích ma túy 10 tỉnh điều tra

năm 2012 (Nguồn quỹ toàn cầu)
8


- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng
đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng
đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều
kiện hoạt hoá.
5.4. Luật phòng chống ma túy.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với ma túy, vì một xã hội văn
minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước
Việt Nam nói riêng.
Để phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy: Quốc hội
ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy số
23/2000/QH10, cụ thể:
Điều 3
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;
2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử
lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo,
chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;
5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;
6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;

7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống
ma tuý;
9


8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma tuý;
9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.
- Bản thân người nghiện hiểu rõ tác hại của ma túy, phải có ý chí cai nghiện.
Điều 26
1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi
làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.
2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình
mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;
b) Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình,
cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy
ban nhân dân cấp xã;
c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép
chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện
và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy,
gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma tuý và đăng ký hình
thức cai nghiện.
5.5. Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;

b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.
- Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;
10


b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.
5.6. Một số tranh tuyên truyền phòng chống ma túy.

6. Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán, Hóa, Sinh, Địa lý… để giải
quyết 1 vấn đề thực rất quan trọng, giúp cho bài tìm hiểu thêm bao quát, đầy đủ ý
hơn và có sức thuyết phục hơn. Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết những vấn
đề thực tế tạo điều kiện cho học sinh chủ động tìm hiểu vấn đề, phát huy được tính
tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề.

11



×