Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tình huống Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – VẤN NẠN TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.48 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO HÀ NỘI
PHÒNG GDĐT QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

Cuộc thi
Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết
các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

Người thực hiện : Bùi Tố Kiều Trang
Học sinh

: Lớp 8A2

Năm học

: 2014 - 2015

1


2


PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH ............................................Trang 2
1. TÊN TÌNH HUỐNG..............................................................Trang 3
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG..........................Trang 4
3. TỐNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .................................................... Trang 5
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ....................... Trang


10
5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG........Trang 14

3


PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo Hà nội
- Phòng giáo dục và đào tạo Quận Hoàn KIẾM
- Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du
- Địa chỉ: 44 – 46 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà NỘi
- Điện thoại: 04 38241724
- Email:
- Tên tình huống: Ô nhiễm môi trường – Vấn nạn toàn
cầu
- Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình
huống: Hóa học
- Các môn học tích hợp: Ngữ văn 8, Địa lý 7, Giáo dục
công dân 7
- Họ và tên học sinh: : Bùi Tố Kiều Trang
Ngày sinh: 28/01/2001 Lớp: 8a2

4


Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
– VẤN NẠN TOÀN CẦU

5



I.

MỤC TIÊU:

-

Vận dụng các kiến thức thích hợp sao cho phù hợp với từng trường hợp
trong việc bảo vệ môi trường trong trường học và nơi sinh sống.

-

Vận dụng kiến thức về oxi, không khí và kiến thức hóa học nói chung vào
thực tế cuộc sống để có thể hòa hợp với môi trường thiên nhiên và cộng
đồng.

-

Bảo vệ được môi trường nơi trường học và địa phương em sinh sống.

II. TỔNG QUAN
A. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
• Môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
• Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị
ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người, các cơ thể sống khác.

Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người.
B. Các loại ô nhiễm môi trường chủ yếu và tác nhân chính gây nên ô
nhiễm môi trường
• Các loại ô nhiễm môi trường chủ yếu
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm đất
- Ô nhiễm nước
• Tác nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường:
- Nhận thức của con người chưa đầy đủ, chính xác và sâu rộng.
Họ không biết rõ tác hại ghê gớm của việc phá hoại môi trường.
- Ý thức của người dân còn kém, nhiều người không biết giữ gìn
môi trường, bảo vệ cảnh quan.
C. Ô nhiễm không khí
• Định nghĩa:
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không
khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có

6


sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho
con người và sinh vật.
• Các hoạt động gây ô nhiễm:
1. Tự nhiên:
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các
yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương
đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong
quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
2. Công nghiệp:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người

Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch:
than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết:
muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá
trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập
trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô
sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ
khác nhau.
3. Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và
khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt
nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo
trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm
tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường
xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
4. Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử
dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình
hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ
các nhà máy, xe cộ,..
III. THỰC TRẠNG
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề ô nhiễm thường gặp trong các đô thị lớn
thường là khí bụi, hoặc các chất độc hại được thải trực tiếp không thông qua
xử lý chiếm tỉ lệ cao. Riêng ở Hà Nội, theo khảo sát của sở y tế thành phố thì
hơn 70% có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Hàm lượng khí
thải độc hại như CO, SO2… trong không khí cao. Có nơi gấp 9 lần so với mức
độ ô nhiễm thông thường.
Ở trong các trường học, lớp học, hiện tượng xả rác bừa bãi vẫn chưa được
khắc phục và ý thức của học sinh còn kém, chưa biết dọn dẹp trường lớp.


7


Ở các chợ tạm, chợ cóc,… đều có những người dân chưa biết giữ vệ sinh,
thường xuyên sử dụng túi nilon để đựng đồ mà chưa hiểu được túi nilon có tác
hại lớn đến thế nào.
• Hậu quả:
Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc
biệt là đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi môi trường không khí
bị ô nhiễm thì sức khỏe con người bị suy giảm, chức năng của phổi cũng bị
suy giảm, gây các bệnh về đường hô hấp và giảm tuổi thọ. Nguy hiểm nhất là
có thể gây ra bệnh.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh về
đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc và một trong các nguyên
nhân là do ô nhiễm không khí. Các đô thị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người
mắc bệnh hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. TP Hồ Chí Minh là
khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp cao gấp nhiều lần so với đô thị
khác và có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất cả nước. Tiếp đến là Hà Nội,
Đồng Nai, Bắc Giang, Hải Phòng. Tỷ lệ bệnh nhân lao phát hiện năm 2011 tại
các địa phương này cao gấp 10 - 15 lần so với những địa phương như Bắc
Kạn, Điện Biên.
Ô nhiễm không khí cũng gây nên những thiệt hại về kinh tế, với những khoản
chi phí về khám, chữa bệnh do ô nhiễm không khí. Theo kết quả điều tra của
Cục Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, tính đến tháng 12/2010, tổng chi phí khám,
chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm… đối với dân cư ở
nội thành Hà Nội là 1.538 đồng/người/ngày, TP Hồ Chí Minh là 729
đồng/người/ngày. Từ số liệu trên có thể quy đổi tổng thiệt hại kinh tế do mắc
các bệnh đường hô hấp ở Hà Nội (tính với 2,5 triệu dân nội thành) là 66,83
triệu USD/năm và TP Hồ Chí Minh (tính với 5,6 triệu dân nội thành) là 70,96
triệu USD/năm.

Gây ra mưa axit ( hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6,
được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất
con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác)
Gây ra hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu, thay đổi khí hậu, …
IV.

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Hãy thử tưởng tượng, trong một lớp, nếu mỗi học sinh đều xả 1 tờ giấy rác
mỗi ngày thì cả lớp sẽ có tầm 50 tờ giấy rác. Cả trường sẽ có hơn 2000 tờ giấy
rác mỗi ngày. 2 ngày là 4000 tờ. Vậy 1 năm thì ngôi trường ấy sẽ có tới bao
nhiêu tờ giấy rác?
Vậy nên, nếu mỗi học sinh đều có ý thức tiết kiệm giấy, tái sử dụng và không
xả rác bừa bộn thì chắc rằng số lượng rác thải mỗi ngày sẽ được giảm thiểu.

8


Không chỉ vậy, vì giấy được làm từ cây giảm số cây xanh bị chặt đi và góp
phần bảo vệ môi trường, làm sạch bầu không khí. Thế bây giờ không dùng
giấy nữa ư? Không, ta chỉ có thể giảm thiểu lượng giấy không cần thiết thôi.
Ta hãy cùng cố gắng không lãng phí tài nguyên đặc biệt là giấy, chung tay bảo
vệ môi trường để bảo vệ không khí trên trái đất. Ngoài ra, tiết kiệm điện cũng
góp phần bảo vệ không khí. Ta biết một trong các cách để tạo ra điện chính là
đun nước để chúng bốc hơi tạo ra áp suất rất lớn làm ra điện. Nhưng để đun
được nước thì cần than để đốt cháy mà đốt cháy thì lại cần không khí để duy
trì sự cháy. Thế nên tiết kiệm điện sẽ giảm được lượng CO2 thải ra từ các nhà
máy, giảm lượng ô-xi bị tiêu thụ để tạo ra điện.
Cùng với đó là việc túi ni – lông đang bị chúng ta lạm dụng và dùng vô cùng
nhiều trong cuộc sống.Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc

sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và
các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm
màu… là những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của
con người, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu
ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi
thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân
huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây
xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó
làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn
phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm
từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi
trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura
gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,
rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt
trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy
gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại
cho phổi.
Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng
nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều
vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan.
Trong trào lưu chung của Thế Giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi
bị thải ra môi trường ngày một gia tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về
kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Vậy nên việc giảm
thiểu sử dụng túi ni – lông là vô cùng CẦN THIẾT.
Cần phải đưa ra các biện pháp như đánh thuế cao các cơ sở sản xuất túi nilon,
xử phạt những người sử dụng túi nilon, vứt túi nilon bừa bãi,…


9


Tiếp theo, việc mà mỗi người chúng ta cần làm chính là tuyên truyền những
kiến thức về việc tiết kiệm điện, tiết kiệm giấy,… để bảo vệ môi trường. Nếu
như ai cũng nhận thức được những công việc ấy có lợi và việc môi trường bị ô
nhiễm để lại hậu quả to lớn ra sao thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được lượng rác
thải, lượng tiêu thụ điện, tiêu thụ giấy, tiêu thụ túi ni – lông,…
Cụ thể hơn, mỗi người hãy tiết kiệm bằng nhiều cách như sử dụng cả 2 mặt
giấy, tắt đèn, khóa vòi nước khi không sử dụng, … và nhắc nhở người thân
bạn bè của mình để cùng tiết kiệm nhé!
Đề nghị các chính quyền địa phương và giáo viên trong trường để đưa ra giải
pháp hợp lý để ngăn chặn tình trạng vứt rác bừa bãi.
Tổ chức các hoạt động thu gom rác, tái chế rác, phản đối việc chặt phá bừa bãi
cây rừng.
Phân công nhóm trực nhật hàng ngày, tổng vệ sinh cuối tuần và cuối tháng ở
khu phố hay lớp học để giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Có vô vàn những việc mà chúng ta có thể làm để bảo vệ môi trường. Vậy nên
hãy chung tay hành động ngay từ bây giờ để giữ cho môi trường không bị ô
nhiễm quá nặng nề và bảo vệ được hành tinh mà chúng ta đang sinh sống, các
bạn nhé
V.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT
1. Nâng cao ý thức cho mọi người

Hầu hết những người hay xả rác bừa bãi, phá hoại môi trường đều vì
họ chưa có nhận thức rõ ràng về tác hại của hành vi đó. Vậy nên, việc
tuyên truyền về vấn đề môi trường đang cần phải được bảo vệ chắc chắn sẽ
mở rộng được hiểu biết của họ, giúp họ ý thức được hành động của bản
thân là đúng hay sai, khiến họ nhận ra rằng môi trường bị ô nhiễm nặng nề

thì khó chịu, nguy hiểm đến nhường nào.
Không chỉ vậy, như chúng ta đã biết, có khá nhiều học sinh có điều
kiện tốt, được bố mẹ chiều chuộng. Nhưng họ lại không biết tiết kiệm
những thứ mình đang có. Họ có thể dễ dàng vứt đi những quyển sách mới
học được nửa năm, quyển vở mới viết được có vài chữ để sử dụng thứ mới
hơn đẹp hơn. Vậy thì sẽ có bao nhiêu giấy vở bị phí hoài cơ chứ? Đó là lí
do tại sao, việc tuyên truyền bảo vệ môi trường lại ý nghĩa đến thế. Khi
hiểu ra vấn đề, những học sinh kia có lẽ sẽ không vứt đi sách vở mà thay
vào đó là ủng hộ cho học sinh nghèo để họ có thể sử dụng tiếp. Vừa tiết
kiệm, vừa ý nghĩa!
2. Bảo vệ được nơi chúng ta đang sinh sống

10


Hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozone, nóng lên toàn cầu, khí hậu ngày
càng khắc nghiệt, … Tất cả những hiện tượng đáng lo kia, 1 phần là do ô
nhiễm môi trường gây ra.
Vậy nên chắc chắn rằng việc bảo vệ môi trường sẽ giúp cho Trái đất trong
lành hơn, an toàn hơn rất nhiều.

11



×