Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty xuất nhập khẩu CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT NHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.1 KB, 18 trang )

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các số liệu về tài chính của công ty TNHH vận tải Việt Nhật từ năm 2012
-2014......................................................................................................................................
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2011 – 2014......................
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh các hoạt động thương mại quốc tế của công ty KVL giai
đoạn 2012 – 2014................................................................................................................12

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.......................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6

Từ viết tắt
TNHH
KVL
TSCĐ
TSLĐ
VNT
KCN

Ý nghĩa từ viết tắt
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty Konoike Vinatrans logistics
Tài sản cố định
Tài sản lưu động


Vinatrans
Khu công nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1


Thương mại và vận tải là hai lĩnh vực có mối quan hệ khăng khít và tương hỗ
lẫn nhau. Vận tải đẩy nhanh quá trình trao đổi giao lưu hàng hóa giữa các khu vực và
trên phạm vi thế giới, còn thương mại là điều kiện để vận tải ra đời phát triển.
Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam
đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. qúa trình toàn cầu hóa đã đem lại
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng nhiều cơ
hội cũng như thách thức. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận
tải trên nhiều thị trường khác nhau, công ty TNHH vận tải Việt Nhật cũng đạt được
những thành công đáng kể góp phần làm phát triển đất nước nhưng bên cạnh đó cũng
gặp không ít những khó khăn, những tồn tại và yếu kém mà công ty cần khắc phục.
Là sinh viên lớp K47E3 – Khoa Thương Mại Quốc Tế, em đã được tham gia
thực tập tại công ty TNHH vận tải Việt Nhật. Trong thời gian thực tập tại công ty, em
đã được tìm hiểu hoạt động của các phòng ban cũng như tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty. Bằng việc tiếp xúc thực tế với các hợp đồng giao nhận, tham gia
tìm hiểu qua trình hoạt động của doanh nghiệp đã cung cấp cho em nhiều kiến thức
thực tế, kiến thức chuyên ngành và củng cố thêm kiến thức được học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH vân tải Việt Nhật đã tạo mọi điều
kiện cho em được làm việc, tìm hiểu những thông tin, kiến thức. Em cũng chân thành
cảm ơn Ths. Nguyễn Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành bài báo cáo
tổng hợp này.
Với những kiến thức tích lũy được cả trong quá trình học tập trên lớp và thực
tập tại công ty cùng sự hiểu biết của bản thân em đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo

này. Tuy nhiên, vì kiến thức có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp của cô (thầy) để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn!

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT NHẬT
2


1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty.

Chi nhánh công ty TNHH vận tải Việt Nhật thuộc chi nhánh các tỉnh miền Bắc
của công ty TNHH Konoike Vinatrans logistics, có trụ sở chính đặt tại 18A Lưu Trọng
Lư, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.
Ngày 12 tháng 10 năm 2005, chi nhánh miền Bắc được thành lập lấy tên là: Chi nhánh
công ty TNHH vận tải Việt Nhật, đặt trụ sở tại Hải Dương do Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hải Dương cấp với số vốn điều lệ là 25 tỷ đồng. Chi nhánh miền Bắc sau
một thời gian hoạt động đã mở rộng quy mô và được phân ra thành các cơ sở có các
văn phòng đặt tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.
Tên giao dịch tiếng Việt: Chi nhánh công ty TNHH vận tải Việt Nhật
Tên giao dịch nước ngoài: Konoike Vinatrans Logistics Co.,Ltd (Tên viết tắt: KVL)
Mã số doanh nghiệp: 0300823766-002
Địa chỉ trụ sở: KCN Phúc Điền – Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
Điện thoại: 03203242079
Người đại diện: Phạm Đông Hải. Địa chỉ: 17D Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, Quận
1, TP Hồ Chí Minh.
1.1.2

Quá trình phát triển.
Chi nhánh công ty TNHH vận tải Việt Nhật là công ty con của công ty TNHH


Konoike Vinatrans logistics, có trụ sở chính đặt tại 18A Lưu Trọng Lư, Phường Tân
Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Thành lập năm 1996, công ty TNHH Konoike
Vinatrans logistics là một liên doanh giữa công ty TNHH vận tải Konoike (Nhật), công
ty Vinatrans (Việt Nam), công ty Vinalink (Việt Nam), công ty Vinafreight (Việt
Nam). Cung cấp những dịch vụ hậu cần như thuê kho bãi, bảo quản lạnh, vận chuyển
nội địa và quốc tế bằng hàng không, đường biển và đường bộ, KonoikeVina tự hào là
một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực hậu cần. Hệ thống quản lí chất lượng
của Konoike Vinatrans đã được chứng nhận ISO 9001: 2000, điều này góp phần giữ
vững niềm tin khách hàng với công ty. Mã số doanh nghiệp: 0300823766, điện thoại:

3


8722845, Fax: 8722847; Người đại diện: Kentaro Hayashi (Địa chỉ: C9012 Lô 2Bis
Khu Phú Mỹ, Vạn Phát Hưng, Hoàng Quốc Việt, , Quận 7, TP Hồ Chí Minh).
Konoike Vinatrans logistics là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải
quốc tế hàng đầu tại Việt Nam với các chi nhánh và văn phòng đại diện phân bổ cả hai
miền Bắc Nam. Cũng như các công ty dịch vụ khác, công ty luôn lấy phương châm:
“Đảm bảo uy tín, phục vụ nhanh chóng, an toàn chất lượng, mọi lúc mọi nơi” làm
phương châm phục vụ khách hàng. Chính vì thế trong suốt 17 năm hoạt động, công ty
đã tạo cho mình một vị thế trong ngành dịch vụ giao nhận vận chuyển và đã được
nhiều khách hàng lớn cả trong và ngoài nước tin cậy và chọn lựa. Công ty không
những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh được các loại hình kinh
doanh như: vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuế Hải quan, dịch vụ kho bãi,

1.2 Lĩnh vực kinh doanh.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty bao gồm: kinh doanh vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển, vận tải hàng không, vận tải đa phương thức, dịch vụ giao
nhận hàng hóa nội địa và quốc tế, dịch vụ thủ tục Hải quan, kinh doanh hàng hóa xuất

nhập khẩu. Nhưng cho tới nay, công ty chỉ hoạt động trong một số ngành nghề chủ yếu
sau:
-

Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận tải hàng xuất nhập khẩu; bốc xếp, giao

-

nhận, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ, quá tải;
Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài;
Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và ngoài nước;
Kinh doanh vận tải hàng hóa nội địa và quá cảnh; Kinh doanh vận tải hàng hóa đa

-

phương thức;
Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định đúng pháp luật;
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu;
Dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu (thủ tục hải quan, tái chế, bao bì, kiểm kiện hàng hóa xuất nhập
khẩu);
Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, công ty đã gặt hái được những thành

công đáng kể, tình hình kinh doanh của công ty ngày càng được cải thiện, uy tín của
công ty trên thương trường dịch vụ giao nhận vận chuyển ngày càng vang xa.
4


1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân lực của công ty.
1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty.


Cơ cấu công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ để đảm bảo việc quản lý được
thuận lợi và dễ dàng hơn, phù hợp với từng chức năng hoạt động của các bộ phận trong
công ty. Cơ cấu tổ chức của KVL được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc

Phòng nhân sự

Phòng xuât
nhập khẩu

Phòng kinh
doanh

Phòng kế toán

Bộ phận giao nhận
Bộ phận vận chuyển
Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH vận tải Việt Nhật


 Chức năng của các phòng ban:

Ban Giám Đốc: Là cơ quan đầu não của công ty thực hiện chức năng quản trị, chỉ đạo,
tiến hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật. Tổ chức điều hành




công tác dịch vụ theo hướng có lợi cho công ty trong hiện tại và tương lai.
Phó Giám Đốc: là người thay mặt Giám Đốc điều hành công việc theo chỉ đạo trực tiếp
của Giám Đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ Giám



đốc trong quản lý và hoạch định.
Bộ phận nhân sự: Thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện nội
quy, quy định của công ty. Lên kế hoạch và triển khai các công tác về tuyển dụng, đào



tạo nhân viên, điều chuyển nhân viên, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng năm.
Phòng xuất nhập khẩu: bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận vận chuyển. Mỗi nhân
viên của phòng được phân công thực hiện các hợp đồng giao nhận (hàng lẻ, hàng
nguyên contianer) chuyên lo thủ tục Hải quan, kiểm hóa, giao nhận hàng cho một số
khách nhất định. Khách hàng lớn thì được giao cho nhân viên có nhiều kinh nghiệm
theo dõi nhưng nhìn chung thì các nhân viên đều hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá
trình làm hàng.
5




Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh đồng thời thực hiện việc nghiên cứu thị trường,
công tác Marketing và cả sale cho công ty. Phối hợp với các phòng ban, đơn vị trong
công ty nhằm phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Chỉ
đạo và hướng dẫn kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch, nghiệp vụ kinh doanh tại các
đơn vị và cơ sở trực thuộc đảm bảo chấp hành đúng quy định của Nhà Nước và Công


Ty.
• Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý và tổ chức thực hiện công tác
kế toán trong toàn công ty. Tiến hành việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin, tổng
hợp báo cáo, lên kế hoạch về tình hình tài chính nhằm giúp Ban Giám Đốc có những
phương án tối ưu nhất trong hoạt động.
1.3.2

Nhân lực của công ty.
Công ty có một đội ngũ công nhân viên dồi dào và giàu kinh nghiệm, nhiệt

tình, năng động. Số lượng lao động hiện có của công ty là 150 người bao gồm 40% cán
bộ có trình độ đại học trong đó trình độ chuyên ngành giao nhận, xuất nhập khẩu chiếm
12%; số cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 28%; còn lại 32% là đội ngũ
nhân viên có trình độ tay nghề cao.
Tuy có đội ngũ nhân viên dồi dào nhưng chất lượng không đồng đều, đặc biệt
là vấn đề ngoại ngữ làm cản trở quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và các đơn đặt
hàng với các đối tác thuộc nước ngoài. Đây là một khó khăn lớn của doanh nghiệp.
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật.

Để hoạt động vững mạnh trên thị trường và cạnh tranh tốt hơn các đối thủ
khác, doanh nghiệp kể từ khi vào hoạt động đã đầu tư xây dựng, mua sắm và cung cấp
đầy đủ một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trụ sở, các chi nhánh, kho bãi được xây dựng ở những địa bàn thuận lợi cho
việc giao dịch với khách hàng, thực hiện thủ tục nhập – xuất hàng ở gần các cảng, sân
bay lớn. Hệ thống phương tiện vận tải và trang thiết bị gồm 22 xe dầu kéo, 22 rơ mooc,
1 xe cần cẩu, 2 xe nâng container, đội xe tải các loại…

6



Trang thiết bị văn phòng và hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
bao gồm máy tính, máy photocopy, máy in laser, điện thoại, máy fax, telex, tổng đài,
phần mềm quản lý,… đảm bảo đầy đủ những tính năng của một văn phòng hiện đại,
kết nối dữ liệu trực tuyến Internet, đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ với thời gian
làm việc liên tục, thuận lợi, linh hoạt cũng như yêu cầu hội nhập toàn cầu.
1.5 Tài chính của đơn vị trong vài năm gần đây.

Tài chính của KVL được thể hiện thông qua một vài chỉ số như: tổng tài sản,
tài sản cố định, tài sản lưu động, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước
thuế, lợi nhuận sau thuế,…
Tình hình tài chính của công ty KVL trong những năm gần đây được thể hiện
thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.1: Các số liệu về tài chính của công ty TNHH vận tải Việt Nhật từ năm
2012 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Danh mục
Tổng tài sản
Tài sản cố định

Tài sản lưu động
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

84,323
97,357
108,325
67,500
78,267
87,743
16,823
19,090
20,582
53,758
62,035
68,975
49,476
57,964
60,985
3,420
3,573
3,768

2,704
2,717
2,746
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2012-2014

Theo bảng 1.1 ta thấy được tổng tài sản của công ty tăng đều qua các năm,
trong đó TSCĐ luôn chiếm một tỷ trong lớn trong tổng tài sản (cụ thể: TSCĐ chiếm
>80% tổng tài sản). Tài sản lưu động (TSLĐ) luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với
TSCĐ, điều này là do công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận

7


vận tải nên nhu cầu về máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
giao nhận vận tải cao.
Giá trị TSCĐ cũng tăng qua các năm do nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, cơ
sở vật chất kỹ thuật tăng cao theo xu hướng nhu cầu chung của thị trường. Năm 2013
so với năm 2012 chênh lệch này là 10,767 tỷ đồng, còn năm 2014 so với năm 2013
chênh lệch 9,476 tỷ. TSLĐ luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ (dưới 20% tổng tài sản) tuy
nhiên khá ổn định và cũng tăng dần qua từng năm. Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán
và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có những bước tăng trưởng theo từng năm trong
giai đoạn 2012-2014 nhưng mức tăng trưởng không cao. Điều này chứng tỏ công ty
làm ăn khá ổn định, tuy nhiên chưa tạo ra được những bước nhảy vọt.

Chương 2 : HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI
VIỆT NHẬT
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của đơn vị
Từ năm 2011 đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng mở
rộng và phát triển, kết quả kinh doanh của KVL cũng phần nào được cải thiện. Các chỉ
số về doanh thu và lợi nhuận luôn đạt mức tăng trưởng khá. Công ty vẫn luôn duy trì

kết quả kinh doanh ổn định và tăng trưởng đều qua các năm.
Dưới đây là bảng số liệu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong một vài năm gần đây:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2011 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

2011

2012

2013

2014

50,566
53,759
62,035
68,975
2,989
3,421
3,573
3,768
2,504
2,704
2,718

2,747
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2011 – 2014
8


Qua bảng số liệu trên có thể thấy mức doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp đều tăng khá qua các năm. Cụ thể doanh thu năm 2012 đạt 53,758 tỷ đồng,
bằng 106,31% doanh thu năm 2011 (doanh thu năm 2011 đạt 50,566 tỷ), doanh thu
năm 2013 đạt 62,035 tỷ bằng 114,78% doanh thu năm 2012, doanh thu năm 2014 đạt
68,975 tỷ bằng 111,37% doanh thu năm 2013. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là nhờ
vào sự phát triển giao thương giữa các nước, các nền kinh tế khác nhau. Quá trình hội
nhập kinh tế làm cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các nước cũng được mở
rộng hơn, xuất nhập khẩu phát triển làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các
nước ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, mức tăng doanh thu của năm 2014 thấp hơn so với mức tăng trưởng
của những năm trước đó. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do yếu tố cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp khi mà số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành
tham gia ngày càng nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp nên có biện pháp để vẫn giữ được vị
thế của mình, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng
như quốc tế.
Về chỉ số lợi nhuận sau thuế, năm 2012, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
là 2,704 tỷ đồng, tăng 0,2 tỷ so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng cao
hơn so với năm 2012 là 2,718 tỷ, chênh 0,014 tỷ; năm 2014 lợi nhuận sau thuế tiếp tục
tăng lên mức 2,747 tỷ, cao hơn 0,031 tỷ so với năm 2013. Lợi nhuận của doanh nghiệp
tăng thể hiện một tình hình khả quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra, hằng năm doanh nghiệp thường bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ
dành cho chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí cho việc tu sửa mua sắm thiết bị hay
các khoản chi phí phát sinh khác,…để nâng cấp cũng như mở rộng phát triển hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Hằng năm, doanh nghiệp vẫn thực hiện nghĩa vụ của
mình đối với nhà nước một cách đầy đủ, đó là nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà

nước đều đặn khi đến hạn.
2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của đơn vị
2.2.1 Khái quát các hoạt động thương mại quốc tế của công ty

9


Hơn 10 năm hoạt động và phát triển, KVL không ngừng mở rộng nâng cao các
hoạt động kinh doanh, nhưng hiện nay công ty chỉ còn một số hoạt động thương mại
quốc tế như: dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải đường biển, dịch vụ kho
bãi và logistic, và dịch vụ vận tải hàng không.. Đây cũng là những hoạt động kinh
doanh chính yếu của đơn vị.
 Vận tải đa phương thức

Đối với vận tải đa phương thức, công ty sử dụng kết hợp nhiều loại vận tải
khác nhau để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ cảng này đến cảng khác. Công ty
cung cấp cho khách hàng cước vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không từ
Việt Nam đi khắp nơi trên Thế giới và ngược lại; Dịch vụ chia lẻ hàng nhập khẩu; Dịch
vụ gom hàng lẻ xuất khẩu đi trực tiếp đến các nước như Nhật Bản, Hongkong,
Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia; Dịch vụ giao nhận hàng hóa từ kho đến kho
( Quốc tế + Nội địa); Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ( Khai quan + Vận chuyển);
Giao nhanh chứng từ, hàng hoá mẫu qua hệ thống DHL, FIDEX; Tư vấn, môi giới bảo
hiểm hàng hóa; Nhận ủy thác xuất nhập khẩu; Cho thuê kho, phân phối hàng hóa và
vận chuyển hàng hóa nội địa bằng xe tải nhẹ, xe container.
 Dịch vụ kho bãi và logistic

Đây cũng là một trong những hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp.
Bao gồm dịch vụ kinh doanh kho bãi và dịch vụ logistics:
Thứ nhất:Dịch vụ Kho bãi
Hoạt động kinh doanh kho bãi cung cấp các dịch vụ chủ yếu như:

-

Cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua kho ngoại

quan: Thực hiện dịch vụ khai báo hải quan xuất nhập kho ngoại quan; giao nhận; vận
chuyển; bốc dỡ hàng hoá; quản lý lượng hàng tồn kho; đóng gói bao bì …
-

Cung ứng dịch vụ lưu kho hàng bách hoá; xếp dỡ hàng hoá; quản lý sản lượng

hàng, đóng gói bao bì; phân loại và sắp xếp hàng hoá theo chủng loại..
-

Thực hiện dịch vụ lưu giữ container rỗng cho các hãng tàu, nâng/hạ container

rỗng, vệ sinh container theo yêu cầu của hãng tàu/khách hàng, sửa chữa container theo

10


tiêu chuẩn quốc tế của IICL; quản lý sản lượng xuất nhập tồn và báo cáo thời gian và
số lượng container đang lưu bãi theo quy định của các hãng tàu.
Thứ hai: Lĩnh vực Logistics
Đối với lĩnh vực này, công ty thực hiện:
-

Project Logistics: Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị, vật tư xây dựng cho các

công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư ODA và FDI. Tổ chức dịch vụ Logistics và
vận chuyển máy móc thiết bị siêu trường siêu trọng từ cảng đến chân công trình.

-

General Logistics: Thực hiện các dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu

cho các khách hàng trong và ngoài nước: Mua cước vận tải (đường biển và đường hàng
không), khai báo hải quan, giao nhận, bốc xếp, lưu kho hàng hoá xuất nhập khẩu; Thực
hiện dịch vụ giao nhận door - to - door đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; Thực hiện
dịch vụ giao nhận và vận tải đường bộ và đường biển nội địa.
 Vận tải đường biển

Đối với vận tải bằng đường biển, công ty cung cấp dịch vụ giao nhận vận
chuyển đường biển đa dạng với chất lượng tốt nhất. Thương hiệu của KVL đã được
phổ biến rộng rãi. Công ty đã thực hiện giao nhận vận chuyến hàng xuất khẩu và nhập
khẩu qua các cảng biển quốc tế đến hoặc từ Việt Nam đi. Điển hình là các thị trường
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Philippin,…Đây đều là những đối tác quan trọng
đã sử dụng dịch vụ của KVL từ lâu.
Tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với các Công ty có
tên tuổi như VNT logistics, Gemadept, Vicoship,… Doanh nghiệp tuy đã khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường trong nước nhưng không thể bỏ qua năng lực cạnh
tranh của các đối thủ có tên tuổi này.
 Dịch vụ vận tải hàng không

Là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực vận tải hàng không, công ty
cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường hàng không từ Việt Nam đến toàn thế giới và
ngược lại. Một số thị trường điển hình là: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc,
…Đây đều là những thị trường quen thuộc, điển hình của các công ty vận tải lớn trong
11


và ngoài nước. Doanh nghiệp tham gia vào những thị trường này không tránh khỏi sự

cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Vì vậy, nếu không có chiến lược kinh doanh đúng
đắn thì việc đạt được mục tiêu phát triển hình thức kinh doanh vận tải hàng không là
rất khó khăn.
2.2.2 Tình hình các hoạt động thương mại quốc tế của đơn vị
Tình hình kinh doanh các hoạt động thương mại quốc tế của đơn vị trong
những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp. Kết quả kinh doanh được thể hiện qua
doanh thu và tỷ trọng doanh thu của từng loại dịch vụ được khái quát bằng bảng số liệu
dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh các hoạt động thương mại quốc tế của công ty KVL
giai đoạn 2012 - 2014
Năm 2012
Tiêu chí

Giá trị
(tỷ đồng)

Năm 2013

Tỷ
trọng
(%)
27

Giá trị
(tỷ đồng)

Doanh thu từ dịch vụ 11,289
kho bãi và logistics


Năm 2014

12,407

Tỷ
Giá trị
trọng (tỷ đồng)
(%)
20
14,485

Tỷ
trọng
(%)
21

21

14,868

24

13,105

19

Doanh thu từ dịch vụ 15,052
vận tải đường biển

28


18,618

30

24,142

35

Doanh thu từ dịch vụ 12,903
vận tải hàng không

24

16,142

26

17.243

25

Doanh thu từ dịch vụ 14,515
vận tải đa phương thức

Tổng doanh thu

53,759

100


62,035

100

68,975

100

(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH vận tải Việt Nhật)
Từ bảng trên (Bảng 2.2) ta thấy doanh thu từ các hoạt động kinh doanh thương
mại quốc tế của doanh nghiệp trong những năm gần đây có nhiều biến động, đặc biệt
12


với hai loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ kho bãi và
losgistics. Cụ thể:
Đối với dịch vụ vận tải đa phương thức: doanh thu từ dịch vụ vận tải đa
phương thức trong năm 2013 đạt 12,407 tỷ (chiếm 20% tổng doanh thu) đã giảm đáng
kể so với năm 2012, cụ thể giảm 2,108 tỷ đồng. Đến năm 2014, doanh thu từ vận tải đa
phương thức lại tăng trở lại đạt 14,485 tỷ đồng, nhưng mức tăng của tỷ trọng không
đáng kể, chỉ chiếm 21% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Sự lên xuống thất thường
của doanh thu từ vận tải đa phương thức nguyên nhân là do loại hình kinh doanh này
chưa được doanh nghiệp chú trọng đầu tư đúng mực dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa
đảm bảo, việc quản lý còn nhiều thiếu sót.
Đối với dịch vụ kho bãi và logistics: doanh thu từ dịch vụ kho bãi và logistics
cũng có những biến động không nhỏ, tăng giảm thất thường. Năm 2013, doanh thu từ
dịch vụ này đạt 14,868 tỷ, đã tăng 3,579 tỷ so với năm 2012, chiếm 24% tổng doanh
thu của doanh nghiệp (năm 2012 chiếm 21% tổng doanh thu). Tuy nhiên, đến năm
2014, con số này lại giảm đáng kể xuống còn 19% tổng doanh thu, đạt 13,105 tỷ đồng.

Hơn nữa, có thể nhận thấy doanh thu từ dịch vụ kho bãi và logistics thường thấp hơn
các dịch vụ khác của doanh nghiệp.
Đối với dịch vụ vận tải đường biển: Qua bảng số liệu thống kê ở trên ta nhận
thấy: giai đoạn 2012-2014, doanh thu từ dịch vụ vận tải đường biển tăng trưởng khá
mạnh và luôn luôn đạt ở mức cao nhất. Cụ thể, năm 2012 đạt 15,052 tỷ đồng, chiếm
28% tổng doanh thu của doanh nghiệp; năm 2013 đã tăng lên 18,618 tỷ đồng, chiếm
30%, con số này tiếp tục tăng đến năm 2014 đạt 35% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, có
thể nhận thấy rằng doanh thu từ dịch vụ vận tải đường biển vẫn luôn đứng đầu, cao hơn
hẳn các dịch vụ khác. Điều này đã thể hiện tầm quan trọng của dịch vụ vận tải biển đối
với doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, dịch vụ vận tải đường biển đang
ngày càng phát triển, kéo theo đó nhu cầu vận tải đường biển cũng tăng cao.
Dịch vụ vận tải hàng không: Từ bảng 2.2 đã thống kê ở trên có thể thấy doanh
thu từ dịch vụ giao nhận bằng đường hàng không cũng đang tăng dần qua các năm, tuy
nhiên tỷ trọng lại giảm vào năm 2014. Cụ thể, năm 2012 doanh thu từ dịch vụ này đạt
13


12,903 tỷ đồng, chiếm 24% tổng doanh thu; năm 2013 đã tăng thêm 3,239 tỷ, đạt 26%
tổng doanh thu, đến năm 2014 doanh thu tiếp tục tăng thêm 1,1 tỷ so với năm 2013,
nhưng tỷ trọng đã giảm nhẹ 1% xuống còn 25%. Như vậy, doanh nghiệp đã đầu tư
chưa hiệu quả đối với dịch vụ này.
Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng trong hoạt động kinh
doanh quốc tế của nước ta và hoạt động giao thương giữa các nước thông qua đường
biển và đường hàng không nên doanh nghiệp đã và đang chú trọng đầu tư cho hai loại
dịch vụ vận tải này. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ nhận được dấu hiệu khả quan trong
kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Trong khi đó, kết quả kinh doanh từ vận tải bằng
đường hàng không vẫn chưa cho thấy những bước tiến rõ rệt.
 Có thể nhận thấy công ty có số lượng nhân viên tương đối lớn nhưng hiệu quả kinh
-


doanh lại không cao như vậy là do một số yếu tố sau:
Đội ngũ nhân viên đông đảo nhưng chất lượng không đồng đều, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ chưa đảm bảo yêu cầu của ngành đưa ra. Đặc biệt một vấn đề cần nhắc tới
đó là vấn đề ngoại ngữ. Phần lớn những nhân viên trong công ty trình độ ngoại ngữ
còn kém gây khó khăn cho việc đàm phán ký kết hợp đồng, làm giảm chất lượng dịch

-

vụ, giảm lượng đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp còn chưa đảm bảo. Với số lượng nhân viên
đông đảo, số lượng chi nhánh cùng với số cơ sở của các chi nhánh nhiều phân bổ tại
nhiều khu vực tỉnh thành khác nhau nhưng tất cả hệ thống công ty của khu vực miền
Bắc chỉ có chung một Giám đốc là người đại diện chính, mọi hoạt động của các chi
nhánh đều phải thông qua Giám đốc, các Phó Giám đốc tại các cơ sở chỉ được thừa
lệnh thực hiện khi được Giám đốc ủy quyền. Việc quản lý như vậy đã gây khó khăn
cho doanh nghiệp, thay vì việc thực hiện nhanh đơn hàng thì người tiếp nhận đơn phải
thông báo lên cấp trên thông qua nhiều cấp và phải chờ đợi phê duyệt, việc chờ đợi như

-

vậy có thể làm gián đoạn công việc hoặc làm lỡ các đơn đặt hàng khác.
Một yếu tố quan trọng khác cần nhắc đến đó là: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như
hiện nay thì tình hình xuất khẩu cũng như nhập khẩu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ
tạo đà thuận lợi cho dịch vụ giao nhận vận tải nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải ở
Việt Nam nói riêng phát triển. Chính vì vậy mà hàng loạt các tổ chức trong và ngoài
14


nước đổ xô vào kinh doanh lĩnh vực này làm cho thị trường giao nhận trở nên cạnh
tranh gay gắt khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng thêm khó khăn

hơn.
Một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của KVL tại Việt Nam là công ty
VINATRANS. Đây là một công ty Nhà nước được hình thành từ những năm 70, hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của công ty
này. Với bề dày lịch sử hoạt động lâu năm trong lĩnh vực vận tải với rất nhiều kinh
nghiệm như vậy, hiện nay VINATRANS đang đứng trong top đầu các doanh nghiệp
kinh doanh lớn nhất trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam. VINATRANS có
những lợi thế hơn hẳn KVL như: Cơ sở vật chất kỹ thuật rất hiện đại, có thể nói là
tương đương với những hãng giao nhận lớn trên thế giới; Đội ngũ cán bộ lành nghề có
nhiều kinh nghiệm; Quy mô công ty rất lớn với rất nhiều chi nhánh, trụ sở chính đặt
khắp các vùng miền trong cả nước như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,…
Hơn nữa, VINATRANS có mối quan hệ rất tốt với các nhà đương cục Hải quan và các
hãng vận tải. Có thể nói VINATRANS là đối thủ tiềm tàng của công ty trên thị trường
giao nhận hiện nay.
Ngoài ra còn có các đối thủ như NISHIN, VIETFRACH, TRANSIMEX,…
thêm vào đó còn có một lực lượng lớn các công ty tư nhân hoạt động rất linh hoạt,
nhanh nhạy, bộ máy quản lý gọn nhẹ, phương thức hoạt động lại hết sức mềm dẻo, họ
có những lợi thế nhất định khác hẳn với những công ty giao nhận vận tải khác.
Với lượng đối thủ lớn và có những ưu điểm, lợi thế hơn hẳn như vậy đã là một
cản trở lớn trên con đường hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty KVL.

15


Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Đánh giá thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
3.1.1 Đánh giá những thành công đạt được.
Trong những năm qua, công ty TNHH vận tải Việt Nhật đã đạt được những
thành công nhất định:

Một là: với 10 năm hoạt động và phát triển, công ty đã không ngừng nâng cao
vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, hoạt động của
công ty đã mở rộng ra nhiều thị trường khác nhau tại nhiều quốc gia, nhiều khu vực,
công ty TNHH vận tải Việt – Nhật đã trở thành bạn hàng đối tác tin cậy của nhiều
doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống
công ty đã không ngừng tìm kiếm, phát triển những thị trường mới, mở rộng quan hệ
với khách hàng trong đó có Ấn Độ, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất,…và đã xây
dựng được vị trí trong lòng khách hàng tại các thị trường mới này. Bên cạnh thị trường
quốc tế, công ty cũng không ngừng đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp trong nước
tạo thành liên minh các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong hoạt động xuất nhập khẩu và
vận chuyển hàng hóa, làm tăng số lượng đơn đặt hàng và từ đó đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là: Doanh thu tăng đi kèm với đó là lợi nhuận tăng đặc biệt là doanh thu
và lợi nhuận thu được từ vận tải đường biển. Việc đầu tư cho dịch vụ vận tải đường
biển và vận tải hàng không là hợp lý vì hiện nay nhu cầu cho hai loại hình vận tải này
ngày càng tăng cao khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và ngày càng mở rộng
quan hệ giao thương với các nước trên thế giới thông qua hai con đường này.
3.1.2 Đánh giá những tồn tại và nguyên nhân.
3.1.2.1 Những tồn tại: Bên cạnh những thành công đạt được, công ty cũng có những
tồn tại nhất định.
16


Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp so với những doanh
nghiêp cùng ngành khác tuy rằng lợi nhuận từng năm vẫn tăng (xem mục 2.2.2). Trong
khi quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng rộng mở thì các
đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũng mọc lên ngày càng nhiều. Đặc biệt với các
đối thủ là các ông lớn trong lĩnh vực vận tải trong thị trường Việt như VNT logistics,
Gemadept, Vicoship... So với những ông lớn này thì năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp vẫn còn thấp hơn hẳn.

Thứ hai, việc tổ chức đầu tư cho kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải hàng
không chưa hiệu quả, kết quả đạt được chưa cao (xem bảng 2.2 và mục 2.2.2). Tỷ trọng
doanh thu từ dịch vụ vận tải hàng không không đạt mức tăng trưởng đều, chưa đạt
được hiệu quả kinh doanh như mong muốn.
Thứ ba, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giao nhận còn nhỏ
bé, lạc hậu so với nhiều doanh nghiệp khác trong ngành mặc dù có sự đầu tư lớn (xem
mục 1.4). Từ đó làm giảm chất lượng dịch vụ, hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
3.1.2.2 Nguyên nhân của tồn tại.
Thứ nhất, đội ngũ nhân viên của công ty có năng lực nhưng chất lượng không
đồng đều. Nhiều nhân viên vẫn thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại
ngữ trong vấn đề ký kết các hợp đồng cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng với
các đối tác nước ngoài.
Thứ hai, bộ máy tổ chức, hệ thống quản lý chưa hợp lý, các thủ tục hành chính
còn rườm rà, mất thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh, đôi khi mất cơ hội
của doanh nghiệp.
Thứ ba, quá trình hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó
cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, thách thức cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều làm cho doanh
nghiệp ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn.
3.2 Đề xuất hướng vấn đề nghiên cứu.

17


- Vấn đề 1: Biện pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty TNHH vận tải Việt Nhật
- Vấn đề 2: Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH vận tải Việt
Nhật tại thị trường Việt Nam.


18



×