Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát khả năng ức chế của chế phẩm trichoderma sp đối với nấm pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn trên lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 44 trang )

Mục lục
Nội dung
Trang
Lời cảm tạ ................................................................................................................ i
Tóm lược ................................................................................................................ ii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh sách bảng ..................................................................................................... vi
Danh sách hình ..................................................................................................... vii
Danh sách chữ viết tắt ........................................................................................... ix
Chương 1 Giới thiệu ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
Chương 2 Lược khảo tài liệu ............................................................................... 3
2.1 Bệnh đạo ôn...................................................................................................... 3
2.1.1 Bệnh đạo ôn................................................................................................... 3
2.1.2 Hình thái ........................................................................................................ 3
2.1.3 Sinh học bệnh ................................................................................................ 4
2.1.4 Chu trình bệnh ............................................................................................... 4
2.1.5 Nguồn bệnh ................................................................................................... 5
2.1.6 Sự gây hại của bệnh đạo ôn........................................................................... 5
2.1.7 Điều kiện để bệnh tồn tại và phát triển ......................................................... 5
2.1.7.1 Điều kiện khí hậu thời tiết .......................................................................... 5
2.1.7.2 Điều kiện khô hạn....................................................................................... 6
2.1.7.3 Mật độ gieo trồng ....................................................................................... 6
2.1.7.4 Phân bón .................................................................................................... 6
2.1.7.5 Giống lúa .................................................................................................... 6
2.1.8 Biểu hiện của bệnh đạo ôn trên lúa ............................................................... 7
2.1.8.1 Bệnh trên lá ở giai đoạn mạ ....................................................................... 7
2.1.8.2 Bệnh trên lá ................................................................................................ 8
2.1.8.3 Bệnh đạo ôn cổ lá ....................................................................................... 9


2.1.8.4 Bệnh đạo ôn cổ bông, đốt thân .................................................................. 9
2.1.8.5 Bệnh đạo ôn trên hạt lúa .......................................................................... 10
2.2 Nấm Trichoderma .......................................................................................... 10
2.2.1 Nấm Trichoderma ....................................................................................... 10
iv


2.2.2 Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 10
2.2.3 Khả năng kiểm soát bệnh ............................................................................ 12
2.3.Giới thiệu một số chế phẩm Trichoderma trong thí nghiệm.......................... 13
2.3.1 TRICÔ – ĐHCT .......................................................................................... 13
2.3.2 Chế phẩm VL NA Trichoderma Nông Á................................................... 13
2.3.3 Trichomix – DT........................................................................................... 14
2.3.4 Phân bón LT – HCO2 Tỷ bào tử Trichoderma ............................................ 15
2.3.5 Tricô ĐHCT – LV ....................................................................................... 15
Chương 3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm............................................... 16
3.1 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 16
3.1.1 Đối tượng .................................................................................................... 16
3.1.2 Vật liệu ........................................................................................................ 16
3.2. Phương pháp.................................................................................................. 17
3.2.1 Phân lập các chủng nấm .............................................................................. 17
3.2.2 Xác định hiệu quả in vitro của một số loại chế phẩm Trichoderma đối với
các dòng nấm Pyricularia oryzae ........................................................................ 18
3.3 Xử lý số liệu ................................................................................................... 19
Chương 4 Kết quả và thảo luận......................................................................... 20
4.1 Kết quả phân lập các dòng nấm Pyricularia oryzae ...................................... 20
4.1.1 Phân lập các dòng nấm................................................................................ 20
4.1.2 Khảo sát sự phát triển của 10 dòng nấm Pyricularia oryzae ...................... 21
4.2 Xác định hiệu quả in vitro của 5 chế phẩm Trichoderma sp. đối với 3 dòng
nấm Pyricularia oryzae ........................................................................................ 25

4.2.1 Nấm Pyricularia oryzae phân lập tại xã Bình Long huyện Châu Phú........ 25
4.2.2 Nấm Pyricularia oryzae phân lập tại xã Nhơn Mỹ huyện Chợ Mới .......... 27
4.2.3 Nấm Pyricularia oryzae phân lập tại xã An Hòa huyện Châu Thành ........ 29
Chương 5 Kết luận và kiến nghị ....................................................................... 33
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 33
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 33
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 34
Phụ chương .......................................................................................................... 35

v


Danh sách bảng
Bảng 1: Thành phần môi trường M1 .................................................................... 16
Bảng 2: Thành phần môi trường PDA ................................................................. 16
Bảng 3: Các loại chế phẩm nấm Trichoderma ..................................................... 18
Bảng 4: Ký hiệu các dòng nấm phân lập tại các huyện ....................................... 20
Bảng 5: Bán kính khuẩn ty phát triển của 10 dòng nấm Pyricularia oryzae trên
môi trường M1 ...................................................................................................... 21
Bảng 6: Bán kính khuẩn ty nấm Pyricularia oryzae phân lập tại xã Bình Long
huyện Châu Phú sau 1, 2, 3, 4 và 5 ngày bố trí thí nghiệm.................................. 26
Bảng 7: Bán kính khuẩn ty nấm Pyricularia oryzae phân lập tại xã Nhơn Mỹ
huyện Chợ Mới sau 1, 2, 3, 4 và 5 ngày bố trí thí nghiệm................................... 29
Bảng 8: Bán kính khuẩn ty nấm Pyricularia oryzae phân lập tại xã An Hòa
huyện Châu Thành sau 1, 2, 3, 4 và 5 ngày bố trí thí nghiệm ............................. 31

vi


Danh sách hình

Hình 1: Cuống bào tử và bào tử của Pyricularia oryzae ....................................... 3
Hình 2: Vòng đời nấm Pyricularia oryzae ............................................................ 5
Hình 3: Ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng ........................................................... 7
Hình 4: Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lá khi mới chớm (a) và về sau (b)
Triệu chứng bệnh đạo ôn trên cổ gié (c) ................................................................ 8
Hình 5: Mức độ bệnh đạo ôn trên lá tăng dần trên lá từ A→D ............................. 9
Hình 6: Bệnh đạo ôn trên hạt lúa ......................................................................... 10
Hình 7: Nấm Trichoderma ................................................................................... 11
Hình 8: Cách bố trí thí nghiệm thử thuốc trong đĩa petri ..................................... 19
Hình 9: Đặc điểm hình thái của các chủng nấm Pyricularia oryzae trên môi
trường M1 ............................................................................................................. 20
Hình 10: Khoanh khuẩn ty nấm phát triển cấy sau 24 giờ ................................... 24
Hình 11: Nghiệm thức T4 ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Pyricularia
oryzae phân lập tại xã Bình Long huyện Châu Phú sau 72 giờ ........................... 27
Hình 12: Nghiệm thức T2 không ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Pyricularia
oryzae phân lập tại xã Nhơn Mỹ huyện Chợ Mới ngày thứ 4.............................. 29
Hình 13: Nghiệm thức T1 ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Pyricularia
oryzae phân lập tại xã An Hòa huyện Châu Thành sau 48 giờ ............................ 32

vii


Danh sách chữ viết tắt
NSC: Ngày sau cấy
P. oryzae: Pyricularia oryzae.
PDA: Potato Dextrose Agar

viii



Chương 1
Giới thiệu
1.1 Đặt vấn đề
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và trồng lúa là một
nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa, từ người Việt cổ.
Kinh nghiệm sản xuất lúa đã được hình thành, tích lũy và phát triển cùng với
sự hình thành và phát triển của dân tộc ta.
Trong những năm qua Việt Nam đã chọn, tạo nhiều giống lúa có năng suất cao,
phẩm chất tốt. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu của Việt Nam nóng ẩm quanh
năm, cây lúa dễ mắc các dịch bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như bệnh đạo ôn,
khô vằn, bạc lá... đã làm giảm chất lượng và năng suất của lúa từ 20 – 80%, có
nhiều nơi dịch bệnh đã làm cho mùa màng bị mất trắng.
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là một trong những bệnh hại
quan trọng ở các nước trồng lúa trên thế giới (Ou, 1985), bệnh được phát hiện
đầu tiên tại Ý năm 1560. Ở Việt Nam bệnh được phát hiện ở vùng Nam bộ vào
năm 1921 và ở Bắc Bộ năm 1951. Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng
trong vụ Đông Xuân, thời tiết lạnh, nhiều sương mù, trời âm u ít nắng… đây là
điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh và phát triển. Bệnh gây hại
trên lá làm cho bộ lá bị lụi, khô cháy, trỗ kém, nấm xâm nhập vào cổ bông, cổ
gié gây bông gẫy, hạt bị lép, lửng, làm giảm nghiêm trọng đến năng suất,
thậm chí không cho thu hoạch.
Đầu năm 2012, bệnh đạo ôn đã diễn ra rất phức tạp ở miềm Nam: Tổng diện
tích nhiễm đạo ôn lá 72.362 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5-10%, nhiễm nặng với
tỷ lệ trên 20% có 132 ha. Các tỉnh có bệnh xuất hiện gồm: Long An, Kiên
Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng... Diện tích nhiễm bệnh
đạo ôn cổ bông 7.227 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5 – 15%, nơi cao tỷ lệ 20% với
diện tích 50 ha. Các tỉnh có bệnh xuất hiện nhiều gồm: Bạc Liêu, Kiên Giang,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang...(Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2012).
Để phòng trừ được bệnh này có rất nhiều biện pháp: Canh tác, chọn tạo giống

kháng bệnh, sử dụng thuốc hóa học, trong đó sử dụng biện pháp sinh học được
coi là bền vững và không ô nhiễm môi trường. Việc tìm ra dòng nấm hoặc vi
khuẩn mới để phòng trị bệnh là vấn đề rất cấp thiết của các nhà nghiên cứu
khoa học.
Nấm Trichoderma sp. là nhóm nấm có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm
ký sinh gây bệnh, nấm Trichoderma sp. không những giúp cây trồng chống
được bệnh mà còn giúp cây trồng phát triển tốt do tăng tính tự đề kháng. Việc
1


đánh giá các chế phẩm Trichoderma sp. trên bệnh đạo ôn ít được nghiên cứu ở
An Giang. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng ức chế
của 5 chế phẩm Trichoderma sp. Đối với nấm Pyricularia oryzae gây bệnh
đạo ôn trên lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm” nhằm tìm ra chế phẩm có
khả năng phòng trừ bệnh đạo ôn, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, bảo vệ môi
trường.
1.2 Nội dung nghiên cứu
Phân lập các dòng nấm P. oryzae gây bệnh đạo ôn trên lúa tại huyện Chợ Mới,
Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang.
Đánh giá hiệu lực phòng trừ của 5 chế phẩm Trichoderma sp. đối với các dòng
nấm P. oryzae trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định khả năng ức chế của 5 chế phẩm Trichoderma sp. đối với dòng nấm
P. oryzae gây bệnh đạo ôn trên lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm.

2


Chương 2
Lược khảo tài liệu

2.1 Bệnh đạo ôn
2.1.1 Bệnh đạo ôn
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae (hoặc Pyricularia grisae) gây ra.
P. oryzae thuộc:
Họ: Moniliaceae
Bộ: Hyphates
Lớp: Deuteromycetes
Nấm P. oryzae sinh sản bằng hình thức vô tính, chủ yếu là bằng bào tử đính
phát triển trên cuống bào tử đính, có khả năng sinh sản bào tử rất lớn (khoảng
trên hai nghìn bào tử/vết bệnh trong một đêm), phát tán bào tử cao hàng chục
mét và xa gần chục kilômét nên bệnh đạo ôn lây lan rất mạnh.
2.1.2 Hình thái
Đính bào đài: thường mọc thành chùm ở khí khổng, có 2 – 4 vách ngăn ngang,
phần chân hơi phồng to và nhỏ dần về phía ngọn, có màu xanh hơi vàng hay
màu xám nâu, nhạt màu dần về phía ngọn, mang một hay nhiều bào tử.
Đính bào tử: có hình quả lê, 2 vách ngăn ngang, không có màu hay có màu
xanh nhạt, 19 – 23 x 7 – 9 μm, ở tế bào gốc để gắn vào các mấu trên đài. Bào
tử thường nẩy mầm ở tế bào đầu hay gốc và tạo đĩa bám.

Hình 1: Cuống bào tử và bào tử của Pyricularia oryzae (Sharma, 1998)

3


2.1.3 Sinh học bệnh
Khuẩn ty phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28oC, sinh bào tử tốt nhất ở 28oC. Ở
nhiệt độ này bào tử sinh sản nhanh và giảm dần sau 9 ngày, trong điều kiện
nhiệt độ 16, 20, 24oC bào tử chậm được sinh ra nhưng có chiều hướng gia tăng
ngay cả sau 15 ngày (Lê Lương Tề, 2007).
Trong nước nóng 50oC trong 13 – 15 phút bào tử nấm sẽ chết, nhưng nếu

trong không khí khô ở 60oC, bảo tử có thể sống đến 30 giờ.
Bào tử nẩy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 25 – 28oC.
Để sinh bào tử, nấm cần có sự chiếu sáng và tối xen kẽ. Bào tử được sinh chủ
yếu là vào ban đêm ngay khi trời vừa tối và đạt cao điểm trong 1 – 2 giờ, rồi
sau đó giảm dần và ngừng hẳn khi trời sáng. Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự
mọc mầm và phát triển của ống mầm của bào tử (Vũ Triệu Mẫn, 2007).
Nấm sẽ phát triển tốt trên môi trường tổng hợp nếu có thêm nước trích rơm
lúa, có lẽ nhờ sự hiện diện của các chất như biotin, thiamine, succine và các
chất malic acid, citric acid, glutamic acid, aspartic acid, cùng các nguyên tố vi
lượng như maganese, zinc, molybdenum. Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến việc
sinh bào việc sinh sản bào tử của nấm (Phạm Tự Bắc, 2010)
2.1.4 Chu trình bệnh
Sinh và phát sinh bào tử: trên vết bệnh, nấm bắt đầu sinh bào tử vào 6 ngày
sau khi dòng. Tốc độ sinh sản gia tăng, nếu ẩm độ không khí là dưới 93%,
nấm sẽ không sinh bào tử được. Một vết bệnh điển hình (mắt én) có thể sinh
2.000 – 6.000 bào tử/ngày (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mẫn, 2007).
Nhiệt độ ảnh hưởng đến kích thước vết bệnh và khả năng sinh bào tử. Vết
bệnh có kích thước to nhất ở nhiệt độ 25oC .
Nẩy mầm và xâm nhiễm: bào tử nẩy mầm tạo đĩa bám và vòi xâm nhiễm; xâm
nhiễm trực tiếp qua cutin và biểu bì.

4


Hình 2: Vòng đời nấm Pyricularia oryzae
(Nguồn: o/?q=vi/node/12882)
2.1.5 Nguồn bệnh
Nấm gây bệnh lưu tồn chủ yếu trong rơm lúa và hạt nhiễm bệnh. Ở vùng ôn
đới, ở nhiệt độ phòng và không khí khô khuẩn ty có thể sống tới 3 năm, bào tử
sống được 1 năm.

Ở hạt nấm lưu tồn trong phôi, phôi nhủ, vỏ hạt và có khi ở lớp giữa vỏ và hạt.
Nấm cũng lưu tồn trên nhiều loại cây trồng và cỏ dại khác.
2.1.6 Sự gây hại của bệnh đạo ôn
Mầm bệnh đạo ôn có thể xuất hiện và gây hại hầu hết ở các giai đoạn phát
triển (từ giai đoạn mạ đến chín) của cây lúa. Chúng tấn công ở nhiều bộ phận
như lá lúa, cổ lá, cổ bông, cổ gié và hạt lúa. Bào tử đáp lên bề mặt cây lúa chỉ
cần sau 2 – 3 giờ thì chúng nẩy mầm và sau khoảng 10 – 12 giờ mầm bệnh
hình thành cơ quan xâm nhiễm và tấn công vào tế bào cây. Các ống gây nhiễm
của bào tử được hình thành từ đĩa bám sau đó đâm thủng lớp cutin và phần
biểu bì của lá lúa, nấm tiết ra 2 loại độc chất làm hại cây lúa là axit Alpha
dicolinic (C6H5NO2) và Piricularin (C18H14N2O3) kìm hãm sự hô hấp của lúa
rất mạnh và có tác động phá hoại các men có chứa kim loại. Ngoài ra trong
cây lúa bệnh người ta còn thấy cumarin (C9H6O2) có tác động kiềm hãm trên
cây lúa. Sau khi xâm nhiễm vào cây lúa (3 – 4 ngày), mầm bệnh tiếp tục phát
tán lây lan ra những cây lúa xung quanh nhờ vào gió và nước (Lê Lương Tề và
Vũ Triệu Mẫn, 1998).
2.1.7 Điều kiện để bệnh tồn tại và phát triển
2.1.7.1 Điều kiện khí hậu thời tiết
Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20 – 28oC, khí hậu
mát mẽ, ẩm độ cao, mưa nhỏ kéo dài, đêm sương mù nhiều. Đặc biệt trong vụ
5


lúa Đông Xuân tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vào tháng giêng – tháng
hai dương lịch, bệnh này sẽ gây hại trên diện rộng trùng vào lúc lúa đứng cái
đến trổ. Bà con trồng lúa tại các vùng thường xuyên bị bệnh cháy lá hằng năm
như: Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp và Sóc Trăng cần lưu ý có biện pháp
phòng ngừa.
2.1.7.2 Điều kiện khô hạn
Điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu nước, quá trình trao đổi chất kém, khả

năng hấp thu dinh dưỡng yếu, cây lúa không chống chọi được bệnh. Ở những
vùng cao nguyên, điều kiện khô hạn thiếu nước kết hợp với đêm sương mù
nhiều, biên độ nhiệt lớn sẽ làm cho bệnh này càng dễ phát sinh mạnh.
2.1.7.3 Mật độ gieo trồng
Mật độ gieo sạ cũng có liên quan đến khả năng phát triển của bệnh cháy lá.
Gieo sạ càng dày, tán lá lúa càng nhiều, khả năng che khuất càng lớn, ẩm độ
dưới tán lá càng cao, điều kiện vi khí hậu càng thuận lợi cho nấm cháy lá phát
triển.
2.1.7.4 Phân bón
Ba loại phân N – P – K đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh nếu
bón không cân đối. Thông thường bón dư thừa phân đạm sẽ làm tăng bệnh; dư
phân lân không thấy rõ ảnh hưởng lên bệnh. Tuy nhiên, nếu bón thêm phân lân
trên vùng đất phèn sẽ hạn chế bệnh cháy lá rất rõ ràng. Phân kali có ảnh hưởng
rất phức tạp trên sự phát triển của bệnh cháy lá; bón dư thừa đạm và kali đều
làm tăng bệnh; bón đạm vừa phải kết hợp đủ lượng kali thì sẽ giảm bệnh rất
rõ. Do đó, trong giai đọan sau trổ nếu ruộng bị nhiễm bệnh cháy lá hoặc thối
cổ bông thì không được bón thêm phân bón lá có nitrat kali.
2.1.7.5 Giống lúa
Thông thường các giống lúa cao sản ngắn ngày khi được phóng thích đưa vào
sản xuất đại trà thì đã được các nhà khoa học lai tạo, tuyển chọn để cây lúa có
khả năng ít nhiều mang gen có thể kháng hay chống chịu lại bệnh cháy lá.
Trồng các giống lúa nhiễm bệnh; khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho mầm
bệnh, áp lực nguồn bệnh trong khu vực cao thì cây lúa dễ bị “sụp mặt” cháy
rụi nhanh rồi chết. Ngược lại, nếu trồng giống lúa kháng bệnh kết hợp với việc
áp dụng IPM thì cây lúa sẽ đứng vững và tiếp tục cho năng suất. Khả năng
kháng lại bệnh của giống lúa chỉ có thể tồn tại trong một thời gian nhất định
do con nấm gây bệnh cháy lá thường xuyên thay đổi "tính chất gây bệnh" để
phù hợp với "con bệnh". Do đó, bà con nên thay đổi giống mới sau một thời
gian canh tác. Ngoài ra, "tính chất gây bệnh" của các con nấm cũng thay đổi
theo khu vực; thường được các nhà khoa học gọi là "nòi hay dòng nấm địa

6


phương". Tại Sóc Trăng có 4 nòi, Tiền Giang 3 nòi, Vĩnh Long có 2 nòi
(Teraoka và Phạm Văn Kim, 2002). Như vậy nông dân không nên chủ quan,
không nên tin tưởng tuyệt đối là giống lúa kháng bệnh cháy lá được mua
từ Sóc Trăng về; khi trồng tại khu vực Tiền Giang sẽ kháng được với bệnh
này (Nguồn: ).
2.1.8 Biểu hiện của bệnh đạo ôn trên lúa
Bệnh đạo ôn có thể gây hại suốt giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ giai đoạn
mạ, đẻ nhánh, trổ, chín, nguy hại nhất là thời kỳ lúa trổ và chín (Lê Lương Tề
và Vũ Triệu Mẫn, 1998). Triệu chứng bệnh được chia làm ba dạng là đạo ôn lá,
đạo ôn đốt thân và đạo ôn cổ bông (Peresipkin, 1974). Căn cứ vào tính chất và
vị trí bộ phận bị nhiễm chia bệnh làm 4 dạng là đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, đạo ôn
đốt thân và đạo ôn cổ bông (Boman, 1986 và Torres 1986).
Bệnh gây hại ở các bộ phận khác nhau như trên cổ lá, lóng thân, cổ bông,
nhánh gié và trên hạt. Giai đoạn mạ hay nảy chồi: làm lúa bị cháy rụi hoàn
toàn. Giai đoạn trổ: làm thối đốt thân, thối cổ bông nên làm đổ gãy bông, làm
hạt lép hay làm giảm trọng lượng hạt.

Hình 3: Ruộng bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng
(Nguồn: )
2.1.8.1 Bệnh trên lá ở giai đoạn mạ
Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ, sau tạo thành hình thoi nhỏ
hoặc dạng tương tự hình thoi, màu nâu hồng, hoặc màu nâu vàng. Khi bệnh
nặng từng đám vết bệnh kế tiếp nhau làm cây mạ có thể héo khô hoặc chết.

7



2.1.8.2 Bệnh trên lá
Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh da trời hoặc xám nhạt, dạng
thấm nước, sau đó phát triển thành vết bệnh điển hình, hai đầu nhọn ít hoặc
nhiều, giữa phình ra. Trung tâm vết bệnh thường màu xám hay trắng nhạt, và
mép viền thường nâu hoặc nâu đỏ nhạt. Sự phát triển tiếp tục của triệu chứng
bệnh phụ thuộc vào phản ứng của cây:
+ Giống nhiễm: ban đầu là những đốm úng nước, nhỏ màu xám xanh,
lan ra tạo hình mắt én, tâm xám trắng, viền nâu hay đỏ, kích thước 1 – 1,5 x
0,3 – 0,5 mm. Sau đó các vết bệnh phát triển thành từng đốm làm lá cháy
khô.(Ou, 1983).
+ Trên giống chống chịu: vết bệnh là những đốm nhỏ li ti bằng đầu kim
1 – 2 mm hay hình dạng không đặc trưng (Ou, 1983).
+ Trên giống tương đói mẫn cảm: các vết bệnh tròn hoặc bầu dục nhỏ,
tâm xám trắng, xung quanh có viền màu nâu. Khi lúa bị nhiễm nặng và sớm
thì lúa bị lùn, nhiều vết bệnh liên kết lại làm cháy lá. (Vũ Triệu Mẫn và Lê
Lương Tề, 1998). Kích thước vết bệnh phụ thuộc vào tính kháng của cây.
Giống càng kháng thì vết bệnh càng nhỏ (Agrios, 1997).

Hình 4: Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lá khi mới chớm (a) và về sau (b)
Triệu chứng bệnh đạo ôn trên cổ gié (c)
(Nguồn: )

8


Hình 5: Mức độ bệnh đạo ôn trên lá tăng dần trên lá từ A→D
(Nguồn: />2.1.8.3 Bệnh đạo ôn cổ lá
Nấm gây bệnh cổ lá cũng là nấm gây bệnh đạo ôn trên lá. Tuy nhiên phải có
điều kiện thích hợp mới xảy ra bệnh đạo ôn cổ lá. Bệnh đạo ôn cổ lá chỉ xuất
hiện trên giống lúa nhiễm bệnh. Điều kiện để có bệnh đạo ôn cổ lá xuất hiện

khi lá có vết bệnh bệnh đạo ôn và trời có mưa nhẹ về đêm hoặc có sương thật
dầy về khuya. Do mưa nhẹ hoặc sương mù nên lá lúa ướt nước và nước chảy
dọc theo lá và đọng lại ở cổ lá. Giọt nước mang theo bào tử nấm từ vết bệnh
xuống cổ lá. Ở đây, bào tử nấm nẩy mầm (nhờ có giọt nước) và xâm nhập vào
cổ lá và gây ra vết cháy ở cổ lá, làm toàn bộ lá bị chấy khô. Nếu mưa to, mưa
lôi bào tử xuống đất, không gây ra triệu chứng đạo ôn cổ lá được.
2.1.8.4 Bệnh đạo ôn cổ bông, đốt thân
Nấm bệnh tấn công trên đốt thân, trên cổ bông, trên gié lúa, cản trở việc vận
chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi hạt, khiến cho hạt lúa bị lép lửng.
Bệnh có thể ở bất cứ nơi nào trên cổ bông hoặc ở các đốt của cổ bông, vết nâu
sậm hoặc đen, thắt lại và lõm vào, vết bệnh lan ra 2 phía dài 1 – 2 mm ở phía
trên và phía dưới của mắt thân. Bệnh đạo ôn xuất hiện sớm trên cổ bông thì
gây hiện tượng bông bạc, hạt lép và thường gây hiện tượng gãy cổ bông. Triệu

9


chứng gây hại ở cổ bông khác với bệnh khô vằn ở chỗ vết bệnh ở bệnh khô
vằn kéo dài có dạng loang lỗ bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám
loang ra, phần giữa màu lục sẫm, có viền nâu tím. Vết bệnh đạo ôn ở hạt
không định hình, màu xám hoặc nâu. Nếu nặng, bông lúa bạc trắng, gié lúa lép.
2.1.8.5 Bệnh đạo ôn trên hạt lúa
Vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm mầu xám trắng, đường kính khoảng 1 – 2
mm, làm hạt lúa bị lem lép. Nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn toàn.

Hình 6: Bệnh đạo ôn trên hạt lúa
(Nguồn: />2.2 Nấm Trichoderma
2.2.1 Nấm Trichoderma
Trichoderma là giống nấm phát triển nhanh và phân bố rộng. Chúng hiện diện
ở hầu khắp các loại đất và thường chiếm ưu thế trong các hệ vi sinh vật đất.

Trichoderma thuộc giới Fungi, ngành Ascomycota, lớp Euascomycetes, bộ
Hypocreales, họ Hypocreaceae, giống Trichoderma (Clipso, 2001).
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Khuẩn ty của Trichoderma không màu, có tốc độ phát triển rất nhanh, trên môi
trường PGA ban đầu có màu trắng, khi sinh bào tử thì chuyển sang xanh đậm,
xanh vàng hoặc lục trắng. Ở một số loài còn có khả năng tiết ra một số chất
làm thạch của môi trường PDA hóa vàng.
Ở một số loài Trichoderma cuống bào tử chưa được xác định. Cuống bào tử là
một nhóm sợi nấm bện vào nhau. Một số loài khác có cuống bào tử mọc lên từ

10


những cụm hay những nốt sần dọc theo sợi nấm hoặc ở khu vực tỏa ra của
khuẩn lạc, có kích thước từ 1 – 7 µm, có hình đệm rất rắn chắc hoặc dạng như
bông không rắn chắc, những nốt sần dạng này được tách dễ dàng khỏi bề mặt
thạch agar và chúng hoạt động như chồi mầm.
Bào tử đính của Trichoderma là một khối tròn mọc lên ở đầu cuối của cuống
sinh bào tử (phân nhiều nhánh), mang các bào tử trần bên trong không có vách
ngăn, không màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ nhờ chất nhầy. Đặc điểm nổi
bật của nấm Trichoderma là bào tử có màu xanh đặc trưng, một số ít có màu
trắng, vàng hay xanh xám. Chủ yếu hình cầu, hình ellip hoặc hình oval (với tỉ
lệ dài: rộng từ 1 – 1,1 µm) hay hình chữ nhật (với tỉ lệ dài: rộng là hơn 1,4
µm).
Nhờ có khả năng tạo thành bào tử chống chịu (chlamydospores) mà T.
harzianum có thể tồn tại 110 – 130 ngày dù không được cung cấp chất dinh
dưỡng. Chlamydospores là những cấu trúc dạng ngủ làm tăng khả năng sống
sót của Trichoderma trong môi trường không được cung cấp chất dinh dưỡng
nên chlamydospores có thể được dùng để tạo chế phẩm phòng trừ sinh học.
Nấm Trichoderma phát triển nhanh ở nhiệt độ 25 – 30oC. Ở giai đoạn phát

triển đầu, khuẩn lạc của Trichoderma có màu trắng nếu nuôi cấy trong môi
trường PDA và trong suốt trong môi trường Cornmeal dextrose agar (CMD)
(MeCray, 2002).

Hình 7: Nấm Trichoderma
(Nguồn: )
Trichoderma là nấm đối kháng dễ dàng phát triển trên tất cả các loại đất nông
nghiệp và trong các xác bã thực vật.
Chúng tiêu diệt nấm bệnh bằng phản ứng lectin trung gian và phân huỷ thành
tế bào của nấm mục tiêu (nấm gây bệnh). Quá trình này đã giới hạn sự tăng
11


trưởng và hoạt động của các loại nấm gây bệnh thực vật. Ngoài ra chúng sản
xuất các enzyme thành tế bào, trong đó cho phép Trichoderma đâm xuyên vào
trong nấm khác và trích xuất các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của mình.
Điều này đã vô tình gây mất sự sống trực tiếp của những vi nấm gây bệnh.
Nấm Trichoderma hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số
môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất.
Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số
giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ
sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng
tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng
giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp
nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới
mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử
dụng.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh
và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Trichoderma phát triển tốt nhất
là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn

công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng
và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và
nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá
trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau
đây là một số cơ chế chủ yếu: ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh
dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự
phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng
sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.
Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ
chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi
nhận nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương
pháp kiểm soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự
khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây
nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng.
2.2.3 Khả năng kiểm soát bệnh
Nấm Trichoderma đối kháng với nấm gây bệnh cây trồng thông qua nhiều cơ
chế bao gồm ký sinh, chất kháng sinh và enzyme phân hủy vách tế bào của
nấm bệnh (Nguyễn Văn Đĩnh, 2007).
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây
bệnh khác. Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài
12


nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại và tiêu
thụ chúng. Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả
năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có
khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm (Dương Hoa
Xô, 2012).
Trichoderma có thể nhận ra vật chủ của nó nhờ có tính hướng hoá chất, nó ký
sinh phân nhánh hướng về những nấm đã được định trước (do những nấm này

tiết ra các hóa chất). Ngoài ra, vật kí sinh và vật đối kháng được Trichoderma
nhận dạng bằng phân tử, sự nhận dạng này có thể do tự nhiên hay hóa học
(qua trung gian là lectin trên bề mặt tế bào của mầm bệnh và vật đối kháng).
Đồng thời, Trichoderma kí sinh vào và cuộn quanh sợi nấm vật chủ thông qua
hình thành các dạng móc hay dạng giác bám, tiết enzyme chitinase, β –
glucanase, protease những enzyme này có khả năng bào mòn thành tế bào hay
tiết ra những loại kháng sinh gây thủng sợi nấm vật chủ, đây là khả năng tấn
công trực tiếp của Trichoderma. Trichoderma còn có khả năng tiết các
enzyme phân giải như chitinase, glucanase, protease giúp bào mòn thành tế
bào sau khi kí sinh và cuộn quanh nấm gây bệnh đối kháng với nó.
2.3 Giới thiệu một số chế phẩm Trichoderma trong thí nghiệm
2.3.1 TRICÔ – ĐHCT
Tên thương mại: TRICÔ – ĐHCT
Thành phần: Trichoderma spp108 bào tử/g
Công dụng: Điều trị bệnh
Vàng lá thối rễ trên cây có múi do nấm Fusarium solani gây ra.
Chết cây con trên dưa hấu, bí đỏ, đậu phộng, điều.
Hướng dẫn sử dụng:
Tưới vào gốc: pha 5g (1 muỗng cà phê)/10 lít nước tưới cho 5 m2 đất trồng,
kết hợp rải phân hữu cơ 0,5 – 2 kg/m2. Sau 1 – 2 tuần bón thêm phân N – P –
K tỉ lệ 1 : 3 : 2 để tăng hiệu quả phòng trị bệnh cây.
Phun trên lá: pha 20 – 40 g/bình 10 lít (nên kết hợp chất bám dính để tăng hiệu
quả).
Tưới bầu cây con: Cây ăn trái: 5g/10 lít nước, tưới cho 15 – 50 bầu. Dưa, bí:
5g/10 lít nước, tưới cho 250 – 500 bầu.
Lưu ý: Không pha trộn chế phẩm với các loại thuốc trừ sâu bệnh khác.
2.3.2 Chế phẩm VL NA Trichoderma Nông Á
Tên thương mại: Chế phẩm VL NA Trichoderma Nông Á
Thành phần: Trichoderma 109 bào tử/g + Xạ khuẩn 108 bào tử/g + Nấm mốc
Aspergillus 108 bào tử/g.

13


Công dụng:
Giúp đống ủ oai mục nhanh hơn.
Phân giải chất sơ, lân.
Ức chế mầm bệnh gây bệnh cho rễ trong đất: Tuyến trùng: Phytopthora,
Pythium, Fusarium Rhizoctonia,...bệnh nứt thân xì mủ, vàng lá thối rễ...
Phân giải chất hữu cơ khó tiêu trong đất: Hemicellulose, cellulose, chitin...
Hướng dẫn sử dụng:
Bầu ươm cây con: 0,5 – 1 kg/m3 trộn điều vào đất ươm trước khi vô bầu ươm
cây.
Cây rau màu: 2 – 3 kg/1000m3 trộn với phân hữu cơ bón lót trước khi trồng,
bổ sung 1 – 2 lần /vụ để nâng cao hiệu quả, hòa với nước pha 5g với 16 lít
nước vào gốc 10 – 15 m2.
Xử lý phân chuồng, phân xanh 1 – 2 kg/2 – 4 km2 phân chuồng, xác bả thực
vật.
Lưu ý: Bảo quản nơi thoáng mát, độ ẩm trong quá trình ủ 45 – 50 %.
2.3.3 Trichomix – DT
Tên thương mại: Trichomix – DT
Thành phần: Trichoderma spp. ≥ 108 bào tử/g + Streptomyces spp. ≥ 106 bào
tử/g + Bacillus subtilis ≥ 109 bào tử/g + Pseudomonas sp. ≥ 106 bào tử/g.
Công dụng:
Phòng ngừa hiệu quả bệnh vàng lá, thối rễ, lở cổ rễ, nứt thân, xì mủ, chạy dây,
chết nhanh, nấm hồng… do nấm bệnh như Furasium spp., Rhizoctonia solani,
Phytophthora spp., Pythium spp., Corticium spp.,… và tuyến trùng hại rễ gây
ra.
Cung cấp dưỡng chất dễ tiêu và hệ vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất, phục hồi,
bảo vệ bộ rễ và kích thích rễ cây phát triển cực mạnh.
Tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cây trồng. Tăng năng suất và chất lượng

nông sản.
Phân giải nhanh lân khó tiêu, cellulose, chitin, lignin, pectin,… thành chất dễ
tiêu giúp cây trồng hấp thu tốt.
Trên lúa: phòng ngừa ngộ độc hữu cơ, đạo ôn lá và cổ bông do các loại nấm
bệnh gây ra.
Hướng dẫn sử dụng:
Lúa: 0,3 – 0,5 kg/ 1000 m2 trộn vào giống trước khi gieo hạt. Phun đều lên
mặt ruộng trước khi gieo sạ 7 – 10 ngày. Phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần từ lúc
lúa 30 ngày đến sau khi trổ đều.

14


Cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu: pha 0,5 – 1 kg/ 1000 m2 vào 200 lít
nước phun hoặc tưới trên các loại cây trồng.
Xử lý phân hữu cơ: 1 kg/ tấn nguyên liệu.
Lưu ý: Không sử dụng chung với nước vôi và thuốc bảo vệ thực vật, thời gian
cách ly 7 ngày.
2.3.4 Phân bón LT – HCO2 Tỷ bào tử Trichoderma
Tên thương mại: Phân bón LT – HCO2 Tỷ bào tử Trichoderma
Thành phần: Trichoderma 109bào tử/g.
Công dụng:
Giúp cải tạo đất.
Tái tạo mùn cho đất, chống thoái hóa đất, giúp bộ rễ phát triển mạnh.
Tăng khả năng phòng ngừa bệnh vàng lá, thối rễ, chết nhanh, chết chậm, xì
mủ, lỡ cổ rễ, nấm bệnh tuyến trùng rễ.
Dùng làm men vi sinh phân giải than bùn, phân chuồng, vỏ cà phê, mùn dừa...
Hướng dẫn sử dụng:
Bón cho cây: 2 – 3 kg/1000m2 để bón gốc (10 g/bình 16 lít cho tưới gốc).
Lưu ý: Bảo quản nơi thoáng mát, để xa tầm tay trẻ em.

2.3.5 Tricô ĐHCT – LV
Tên thương mại: Tricô ĐHCT – LV
Thành phần: Trichoderma asperellum 109 bào tử/g + Trichoderma atroviride
109 bào tử/g.
Công dụng:
Xử lý hạt giống, trừ bệnh lúa von trên lúa, kho trên lúa.
Hướng dẫn sử dụng:
Sử dụng 1kg/ha (50 gam/bình 16 lít) phun trực tiếp lên rơm, gốc rạ đến khi
chuẩn bị xuống giống (khoảng 2 đến 3 tuần) tiến hành cày vùi vào trong đất,
biện pháp này ít tốn kém mà còn cải thiện dinh dưỡng giúp cây lúa phát triển
tốt hơn.
Lưu ý: Bảo quản nơi thoáng mát, để xa tầm tay trẻ em.

15


Chương 3
Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.1 Vật liệu thí nghiệm
3.1.1 Đối tượng
Bệnh đạo ôn và nấm Pyricularia oryzae.
3.1.2 Vật liệu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Khoa Nông nghiệp
và Tài nguyên thiên nhiên Trường Đại học An Giang.
Một số thiết bị và dụng cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:
- Thiết bị: tủ lạnh, tủ cấy vô trùng, tủ sấy, tủ ủ, kính hiển vi quang học,
kính hiển vi soi nổi, nồi hấp thanh trùng.
- Dụng cụ lấy mẫu: bao nylon, bao giấy để đựng mẫu, viết pentouch, viết
- Dụng cụ: đĩa petri, ống nghiệm, bình tam giác, beaker, que cấy nấm,
dụng cụ đục khoanh khuẩn ty, lame, lamell, giấy thấm, giấy parafin, bông gòn

không thấm, micro – pipet, que cấy,…
- Hóa chất: Calcium hypochlorid, cồn 960, xà bông.….
- Môi trường nuôi cấy: môi trường phân lập nấm P. oryzae gây bệnh đạo
ôn trên lúa M1 và môi trường khoai tây Potato – Dextrose – Agar dùng để xác
định hiệu quả của các chế phẩm Trichoderma đối với nấm bệnh.
Bảng 1: Thành phần môi trường M1
STT
1
2
3
4
5

Tên hóa chất
Glucose
Peptone
MgSO4.7H2O
K2HPO4
Agar

Khối lượng (g.l-1)
10
5
0,5
1
20

6

Nước cất


1000 ml
(Nguyễn Thị Lang, 2006)

Bảng 2: Thành phần môi trường PDA
STT
1
2
3
4
5

Tên hóa chất
Khoai tây
Đường (Dextrose)
Agar
Nước cất
pH = 6,8 – 7

16

Khối lượng (g.l-1)
200
20
20
1000 ml


3.2. Phương pháp
3.2.1. Phân lập các dòng nấm

Địa điểm thu mẫu: huyện Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và
Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang. Mỗi tuần thu mẫu một lần, mỗi huyện
thu mẫu 6 lần, mỗi lần thu từ 10 – 15 mẫu/huyện. Vào vụ Đông Xuân (từ
tháng 1 – tháng 2 năm 2013).
Thu thập mẫu bệnh đạo ôn ở 2 giai đoạn: giai đoạn lúa đẻ nhánh (thu mẫu
bệnh đạo ôn lá, thu những cây lúa có vết bệnh trên lá hình mắt én, tâm xám
trắng) và giai đoạn lúa trổ bông (thu mẫu bệnh đạo ôn cổ bông, thu những cây
bị gẫy cổ bông hoặc cổ bông có đốm bệnh màu nâu). Cây lúa có lá bị bệnh và
cổ bông bị bệnh được nhổ cả rễ và đất cho vào bọc nylon và ghi ký hiệu mẫu,
ngày thu mẫu, mô tả triệu chứng bệnh…trên phiếu mẫu bệnh (Bảng 3). Mẫu
bệnh được mang về phòng thí nghiệm Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên
nhiên, trường Đại học An Giang để tiến hành phân lập nấm gây bệnh.
Chuẩn bị môi trường M1 và đưa về pH 6,7, sau đó thanh trùng, để nguội rồi đổ
vào đĩa petri đã được thanh trùng. Để môi trường ổn định trong 24 – 48 giờ.
Tiến hành ủ bệnh: rửa mẫu bệnh với nước cất. Sau đó cắt nhỏ mẫu bệnh cho
vào dung dịch Calcium hypochlorid 1% trong 3 – 5 phút, tiếp theo rửa mẫu
bệnh lại với nước cất đã thanh trùng 2 – 3 lần. Sau đó cho mẫu bệnh vào đĩa
petri có chứa môi trường M1 đặc đã được chuẩn bị trước. Ủ mẫu bệnh từ 24 –
48 giờ ở nhiệt độ 24 – 26oC.
Sau khi mẫu bệnh xuất hiện tơ nấm thì tiến hành cấy truyền tơ nấm sang đĩa
petri khác có chứa môi trường M1 đặc. Khi thấy xuất hiện khuẩn ty, tiếp tục
cấy truyền cho đến khi các dòng nấm đã phân lập được thuần.
Tiến hành nhuộm các dòng nấm và quan sát hình thái của chúng qua kính hiển
vi với độ phóng đại 10X, 40X xác định dòng nấm đạo ôn và loại bỏ dòng tạp.
Và tiếp tục cấy truyền để làm thuần dòng nấm đạo ôn.

17


3.2.2. Xác định hiệu quả in vitro của 5 chế phẩm Trichoderma sp. đối với

các dòng nấm Pyricularia oryzae
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trên môi trường
PDA với 6 nghiệm thức (5 chế phẩm Trichoderma và 1 đối chứng), 4 lần lặp
lại trên các dòng nấm P. oryzae gây bệnh đạo ôn đã được phân lập ở trên.
Bảng 3: Ký hiệu nghiệm thức chế phẩm
Ký Hiệu
Nghiệm
Thức
T1

Tên Chế Phẩm

Liệu Lượng
Sử Dụng

TRICÔ –ĐHCT

Trichoderma spp108 bào tử/g.

Chế phẩm VL – NA
Trichoderma – Nông Á

Trichoderma 109 bào tử/g + Xạ
khuẩn 108 bào tử/g + Nấm mốc
Aspergillus 108 bào tử/g.

T3

Trichomix – DT


Trichoderma spp. ≥ 108 bào tử/g
+ Streptomyces spp. ≥ 106 bào
tử/g + Bacillus subtilis ≥ 109 bào
tử/g + Pseudomonas sp. ≥ 106
bào tử/g.

T4

Phân bón LT – HCO2 Tỷ bào
tử Trichoderma

T2

Trichoderma 109bào tử/g.

Trichoderma asperellum 109 bào
T5
Tricô ĐHCT – Lúa von
tử/g + Trichoderma atroviride
109 bào tử/g.
ĐC
Nước cất vô trùng
Bố trí thí nghiệm: đục khoanh khuẩn ty đường kính 8 mm cấy vào tâm của đĩa
petri có chứa 10 ml môi trường PDA, các khoanh giấy thấm đường kính 7 mm
(đã khử trùng khô) được nhúng vào các loại chế phẩm Trichoderma khác nhau
(đã được pha 0,02g/10ml) và đặt vào 1 điểm trong đĩa petri cách khoanh
khuẩn ty 25 mm. Đối chứng là khoanh giấy thấm nhúng trong nước cất vô
trùng đặt vào điểm đối diện với khoanh giấy thấm nhúng vào chế phẩm
Trichoderma trong đĩa. Mỗi đĩa chứa 1 loại chế phẩm Trichoderma và một đối
chứng (Hình 8).


18


Khoanh giấy thấm
nước cất thanh trùng

Khoanh
khuẩn ty nấm
Khoanh giấy
thấm chế phẩm
Trichoderma

Hình 8: Cách bố trí thí nghiệm thử thuốc trong đĩa petri
Chỉ tiêu theo dõi: đo bán kính hình vành khăn vòng khuẩn ty sau 1, 2, 3, 4 và 5
ngày sau khi bố trí thí nghiệm và khi khoanh khuẩn ty phát triển chạm vào
khoanh giấy thấm nước cất.
3.3 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và thống kê bằng phần mềm SAS.

19


Chương 4
Kết quả và thảo luận
4.1 Kết quả phân lập các dòng nấm Pyricularia oryzae
4.1.1 Phân lập các dòng nấm
Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2012. Từ 300 mẫu bệnh bệnh đạo
ôn (đạo ôn trên lá, đạo ôn cổ bông) thu thập tại các huyện Chợ Mới, Châu
Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang. Kết

quả phân lập được 10 dòng nấm P. oryzae được trình bài ở bảng 4.
Bảng 4: Ký hiệu các dòng nấm phân lập tại các huyện
Ký hiệu các dòng nấm
CP1
CP2
TS1
TS2
CM1
CM2
CT1
CT2
LX1
LX2

Địa điểm phân lập
Xã Bình Long huyện Châu Phú
Xã Bình Mỹ huyện Châu Phú
Xã Vĩnh Chánh huyện Thoại Sơn
Xã Vĩnh Trạch huyện Thoại Sơn
Xã Nhơn Mỹ huyện Chợ Mới
Xã Long Kiến huyện Chợ Mới
Xã An Hòa huyện Châu Thành
Xã Bình Hòa huyện Châu Thành
Phường Mỹ Hòa Thành phố Long Xuyên
Phường Mỹ Quý Thành phố Long Xuyên

Hình 9: Đặc điểm hình thái của các dòng nấm Pyricularia oryzae trên môi
trường M1 sau 48 giờ

20



×