Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Khảo sát hiệu lực của 5 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học trừ rầy xanh (empoasca flavescens) trên đậu bắp nhật trong điều kiện nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ............................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
LỜI CAM KẾT .......................................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................. viii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... x
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 1
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 2
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
2.1 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: ........................................................ 3
2.1.2 Kỹ thuật trồng đậu bắp Nhật ............................................................................... 7
2.1.3 Đặc điểm một số loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm ....................................... 7
2.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HOẶC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................... 10
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 11
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 11
3.1 MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 11
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 11
Hình 4: Các ô thí nghiệm trong nhà lưới ................................................................... 12
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 12
3.4 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 12
3.4.1 Nuôi tạo nguồn rầy ............................................................................................ 12


3.4.2 Trồng đậu bắp trong nhà lưới ............................................................................ 14
Hình 7: Trồng đậu bắp Nhật trong chậu ............................................................... 14
3.4.3 Thử thuốc ......................................................................................................... 14
3.5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................................................................................... 15
vi


3.6 XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................. 15
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 16
4.1 Ghi nhận chung quá trình thí nghiệm ................................................................... 16
4.2 Hiệu quả của thuốc trong điều kiện nhà lưới ....................................................... 16
CHƯƠNG 5 .............................................................................................................. 20
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 20
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 20
5.2 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 22
PHỤ CHƯƠNG A .................................................................................................... 24
PHỤ CHƯƠNG B .................................................................................................... 26
MỘT SỐ HÌNH ẢNH .............................................................................................. 26

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Nghiệm thức và các liều lượng phun trong thí nghiệm ............................. 11
Bảng 2: Mật số rầy ở các nghiệm thức sau 1, 3, 5, 7 và 14 NSKP ......................... 16
Bảng 3: Độ hữu hiệu thuốc ở điều kiện nhà lưới .................................................... 17

viii



DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Ấu trùng rầy xanh ........................................................................................ 5
Hình 2: Thành trùng rầy xanh ................................................................................... 5
Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nhà lưới ................................................................ 11
Hình 4: Các ô thí nghiệm trong nhà lưới ................................................................ 12
Hình 5: Đậu băp trồng ngoài nhà lưới..................................................................... 13
Hình 6: Nuôi tạo nguồn trong nhà lưới ................................................................... 13
Hình 7: Trồng đậu bắp Nhật trong chậu.................................................................. 14
Hình 8: Xử lý thuốc................................................................................................. 14
Hình 9: Bệnh chết cây con trên đậu bắp (5-7 NSKT) ............................................. 16
Hình 10: Rầy tuổi 2 chết sau 3 NSKP ..................................................................... 18
Hình 11: Nguồn đậu bắp ngoài nhà lưới ................................................................. 26
Hình 12: Chuẩn bị lồng lưới lớn ............................................................................. 26
Hình 13: Nuôi tạo nguồn ......................................................................................... 26
Hình 14: Gieo hạt đậu bắp Nhật .............................................................................. 27
Hình 15: Chăm sóc đậu bắp .................................................................................... 27
Hình 16: Các ô thí nghiệm ...................................................................................... 27
Hình 17: Rầy xanh tuổi 2, 3 .................................................................................... 27
Hình 18: Bắt rầy bên ngoài ..................................................................................... 27
Hình 19: Thả rầy vào từng chậu .............................................................................. 27
Hình 20: Pha thuốc .................................................................................................. 28
Hình 21: Xử lý thuốc............................................................................................... 28
Hình 22: Đếm rầy sau khi phun .............................................................................. 28
Hình 23: Rầy tuổi 2 chết sau khi phun thuốc 3 NSKP ............................................ 28

ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSKP

Ngày sau khi phun

HTX

Hợp tác xã

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

ĐHH

Độ hữu hiệu

NSKG

Ngày sau khi gieo

HCM

Hồ Chí Minh

BVTV

Bảo vệ thực vật

x



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đậu bắp hay mướp tây (Abelmoschus esculentus L.) thuộc họ bông vải (Malvaceae)
có nguồn gốc ở Ấn Độ, hiện được trồng ở nhiều nước nhiệt đới châu Á và ở nước ta
(Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
Đậu bắp được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam để lấy quả
xanh ăn như các loại đậu, dùng quả xào, luộc, làm nước chấm, nấu canh chua với cá,
lươn, làm dậy mùi thịt, cá. Cũng có thể nướng chín trong tro nóng hoặc ăn sống như
dưa chuột. Quả non phơi khô, bảo quản để ăn dần. Quả chứa chất nhầy khi tan ra làm
cho thức ăn đặc và có vị chua mát. Lá non cũng dùng luộc hay xào ăn. Tất cả các bộ
phận của cây đều dùng làm thuốc giảm đau và làm dịu trong các loại bệnh như lậu, bí
tiểu tiện và bạch đới. Còn dùng làm thuốc nhuận tràng. Rễ và lá thái mỏng phơi khô
dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Hạt khô chín nghiền ra dùng để uống thay cà phê
hoắc nấu lên làm hồ giấy, làm chất dính trong kỹ thuật làm giấy (Võ Văn Chi, 2005).
Do những tiện ích cơ bản trên nên diện tích trồng trọt không ngừng tăng lên. Nhiều
nơi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, … đã xuất
hiện nhiều hợp tác xã (HTX) trồng đậu bắp để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Trong đó, HTX Thành Lợi, Vĩnh Long đã mở rộng đất trồng đậu bắp xuất khẩu
trên 10 ha, từ ngày thứ 45 bắt đầu thu hoạch và kết thúc trong 90 ngày/vụ. Hiện nay,
HTX đang xuất khẩu đậu bắp 3 - 4 tấn/ngày, mang lại nhiều thu nhập cho nông dân.
Song song đó tình hình sâu hại diễn ra rất phức tạp, trong đó rầy xanh là đối tượng gây
hại phổ biến và gây hại nặng ở hầu hết các giai đoạn phát triển của cây, rầy xanh là
loài đa thực, sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá xoăn lại, tạo thành các
đốm biến màu, sau chuyển màu vàng, lá xoăn nhỏ và khô, sinh trưởng kém, hoa rụng,
quả ít và nhỏ, giảm năng suất. Nên nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc hóa học để
phòng trừ. Nhưng do thuốc hóa học để lại nhiều dư lượng trong trái, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và đồng thời làm tăng tính kháng thuốc của rầy xanh và làm

ảnh hưởng đến chất lượng đậu bắp xuất khẩu, nên phải đẩy mạnh việc nghiên cứu
thuốc trừ sâu sinh học để giảm thiểu dư lượng thuốc hóa học, an toàn cho sức khỏe
con người, hạn chế tính kháng thuốc của rầy xanh và giúp cây đạt tiêu chuẩn để đẩy
mạnh xuất khẩu cải thiện đời sống cho nông dân. Chính vì thế, đề tài: “Khảo sát hiệu
lực của 5 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học trừ rầy xanh (Empoasca flavescens)
trên đậu bắp Nhật trong điều kiện nhà lưới” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát hiệu quả của 5 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đối với việc phòng trừ rầy
xanh trên giống đậu bắp Nhật.

1


1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giống đậu bắp Nhật.
Các thuốc trừ rầy xanh gốc sinh học: Acplant 20WG, Apolo 25WP, Muskardin,
Reasgant 3.6EC và VBT.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả của 5 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học trừ rầy xanh Empoasca
flavescens gây hại trên đậu bắp nhật trong điều kiện nhà lưới.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua đề tài sẽ xác định được những loại thuốc có hiệu lực mạnh đối với rầy xanh
trên đậu bắp Nhật.
Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu cho sinh viên
khoa nông nghiệp tài nguyên thiên nhiên.
Ứng dụng thực tế loại thuốc trừ rầy có hiệu quả nhất.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
2.1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Qua kết quả điều tra và nghiên cứu về rầy xanh, Muraleedharan (1992) cho biết sự
phân bố của rầy xanh là rất rộng, chúng có mặt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Bangladesh và cả Việt Nam. Có hai loài rầy phổ biến ở Nhật Bản và Đài Loan đó là
Empoasca onukii và Empoasca formosana, trong đó loài E. onukii thấy chủ yếu ở Nhật
Bản còn loài E. formosana chủ yếu ở Đài Loan. Ở Ấn Độ phổ biến là loài Empoasca
flavescens Fabr. Năm 1991 Muraleedharan khi nghiên cứu về rầy xanh tác giả đã mô
tả rầy trưởng thành loài Empoasca flavescens Fabr. có màu xanh hơi vàng, cơ thể dài
khoảng 2,5-3 mm, con cái có ống đẻ trứng ở đốt bụng cuối cùng và đẻ trứng rải rác
từng quả trong lá. Vòng đời của rầy xanh trải qua 3 pha phát dục: pha trứng – sâu non
– pha trưởng thành, rầy non có 6 tuổi, thời gian phát dục dài hay ngắn phụ thuộc vào
nhiệt độ, ở nhiệt độ cao, trứng phát dục từ 6-7 ngày, rầy non phát dục 7-9 ngày, ở nhiệt
độ mùa đông giai đoạn rầy non có thể lên tới 15 ngày.
Theo CABI (2005) ấu trùng có hình dạng và màu sắc tương tự con trưởng thành nhưng
dễ nhận thấy ở màu vàng rõ rệt. Ấu trùng trải qua 5 giai đoạn. Ấu trùng có khả năng
di chuyển ngang hoặc lùi lại nhanh chóng. Cả trưởng thành và ấu trùng đều có khả
năng chích hút bằng miệng. Ấu trùng có màu xanh nhạt vì thế giai đoạn đầu dễ nhận
thấy bằng mắt thường.
Theo Lu-WeMing (1991) bằng phương pháp thống kê đã dự báo ngày xuất hiện cao
điểm đầu tiên của rầy xanh Empoasca pirisug, đồng thời các tác giả còn cho biết ở
Trung Quốc, rầy xanh thường có 2 cao điểm về số lượng trong năm.
Theo Muraleedharan (1991) đã khuyến báo kết hợp biện pháp hái (làm giảm số lượng
trứng và rầy non) và phun các loại thuốc như: Endosulfan và Phosalone trừ loài sâu
này có hiệu quả rất tốt.
Qua kết quả khảo sát một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy xanh, Haas (1987) cho biết
một số thuốc có hiệu lực trừ rầy: Dimethoat, Acephate, Phosphalon và hỗn hợp

Trichlofon + Femitronthion. Còn ở Quảng Châu, tác giả Lai (1993) cho thấy thuốc
Buprofezin có hiệu lực trừ rầy xanh cao và kéo dài tới 30 ngày, hiệu lực trừ rầy đạt
91,2-96,9% sau 14 ngày.
Cây đậu bắp (okra) thuộc họ bông vải (Malvaceae), là loại cây chịu được khí hậu ôn
hòa và nhiệt đới. Với nguồn gốc từ Ethiopia hoặc Eritrea, đậu bắp được tìm thấy hầu
hết ở Brazil, Ấn Độ, Tây Châu Phi và Châu Mỹ. Đậu bắp có tính chống chịu cả ở khí
hậu nóng, khô, ẩm ướt, với nhiều loại đất, tạo nên cây trồng tốt ở những vùng nhiệt
đới (Martin, 1978).
3


Đậu bắp đôi khi được gọi theo tên khoa học cũ là Hibiscus esculentus L. Đậu bắp được
trồng tự nhiên ở Châu Á, mọc hoang dại quanh sông Nile cũng như ở Ethiopia
(Kochhar, 1986) và người Ai cập gieo trồng đầu tiên ở lưu vực sông Nile (vào thế kỉ
12 trước công nguyên). Đậu bắp được phổ biến từ phía Bắc châu Phi đến Địa Trung
Hải, Balkans và Ấn Độ. Vào năm 1658, phát triển đến châu Mĩ, năm 1781 phát triển
ở Tây Phi Châu và New Orleans, sau đó kéo dài đến nước Mĩ và phát triển ở
Philadelphia (Jaakko Rahola, 2006).
Theo GreenBro (2007), đậu bắp được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới có khí hậu
nhiệt đới và ấm. Ở Iran, Ai Cập, Liban, Israel, Jordan, Iraq, Hy Lạp, Thở Nhĩ Kỳ và
một phần phía Đông Địa Trung Hải thì đậu bắp được dùng rộng rãi. Là loại rau trở nên
phổ biến trong cách nấu nướng của người Nhật vào khoảng cuối thế kỷ thứ 20.
Có ý kiến cho rằng đậu bắp có nguồn gốc ở giữa phía Đông và được phát triển đến
Bắc Phi, Trung Đông trước khi đến Mỹ vào trước thế kỷ thứ 17. Tên “okra” xuất phát
từ Twi (bờ biển vàng của châu Phi). Ở những nơi khác trên thế giới, loại rau này được
biết đến từ châu Phi với tên “gumbo” và với những tên khác ứng với những vùng khác
nhau. Không rõ là những người nô lệ ở Tây châu Phi hay thực dân Pháp ở Louisiana
mang loại cây này đến nước Mỹ, nhưng có đề nghị rằng nước Mỹ là nơi đầu tiên giới
thiệu loại cây này. Các bang Texas, Georgia, Florida, Alabama và California là những
bang dẫn đầu về sản xuất đậu bắp ở Mỹ (Food encyclopedia, 2008).

Theo CABI (2005), đậu bắp là cây thân thảo, cao > 4 m. Lá sắp xếp theo hình xoắn ốc,
đường kình lá > 50 cm, chia nhiều hoặc ít hơn 3, 5 hoặc 7 thùy. Cuống lá dài hơn 50
cm, lá kèm thuộc dạng sợi, dài hơn 20 mm. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá, màu vàng, tự
thụ phấn, cuống hoa dài hơn 3 cm và cuống trái dài hơn 7 cm. Vỏ bọc môi dưới đài
hoa dài 2-6 cm, hoa mọc dính và rụng cùng với tràng hoa, tràng hoa với 5 cánh hình
trứng ngược. Trái có dạng hình trụ có vỏ bọc với chiều dài 5-35 cm, đường kính 1 – 5
cm. Số lượng hạt rất nhiều, có dạng hình cầu, đường kính 3 – 6 mm, màu hơi nâu.
Đậu bắp (Abelmoschus esculentus L. Moench) là cây trồng chính trên thế giới thuộc
loại rau màu, rất giàu chất khoáng và vitamin (Ariyo Omolayo Johnson, 2008). Trái
có hàm lượng protein cao. Có nguồn gốc tốt về vitamin A và C. Hàm lượng calo thấp
và không có chất béo. Có giá trị về y học và công nghiệp (Kirtiker and Basu, 1984).
2.1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo kết quả điều tra của Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh
(2003), thành phần côn trùng gây hại trên đậu bắp. Trong đó các loài quan trọng là rầy
xanh lá mạ - Empoasca flavescens (Cicadellidae – Homoptera).
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), một số loài gây hại quan trọng
trên đậu bắp là: rầy xanh lá mạ - Empoasca flavescens (Cicadellidae – Homoptera).

4


Rầy xanh lá mạ có tên khoa học Empoasca flavescens, bộ cánh đều: Homoptera, họ bộ
rầy Cicadellidae. Rầy trưởng thành dài 2-3 mm màu xanh lá cây, hình thoi, đuôi nhọn,
chân sau nở nang, cánh trong mờ, màu xanh nhạt dài quá bụng. Đầu hình tam giác,
chính giữa đầu cánh có một vệt trắng mờ và 2 chấm đen nhỏ hai bên.

Hình
Hình 1:
1: Ấu
Ấu trùng

trùng rầy
rầy xanh
xanh

Hình 2: Thành trùng rầy xanh

Trứng nhỏ, dài và cong như quả chuối, mới đẻ màu trắng đục, sắp nở màu nâu sẫm
(Nguyễn Mạnh Chinh, 2004).
Rầy non hình dạng giống trưởng thành, không có cánh, màu xanh nhạt hoặc xanh vàng.
Rầy trưởng thành ban ngày ẩn dưới tán lá hoặc phía bên kia ánh sáng mặt trời, khi bị
động chạm rầy bò ngang hay lẩn trốn nhanh. Rầy trưởng thành đẻ trứng ở phần non
gần ngọn, cuống và gân lá non, trứng cắm vào mô cây thành cụm 2-10 trứng xếp liền
nhau thành 1-2 hàng. Một rầy cái đẻ trung bình 50-100 trứng.
Rầy xanh lá mạ là loài đa thực, sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá xoăn
lại, tạo thành các đốm biến màu, sau chuyển màu vàng, lá xoăn nhỏ và khô, sinh trưởng
kém, hoa rụng, quả ít và nhỏ, giảm năng suất. Rầy phát triển mạnh trong điều kiện khô
và nóng (Nguyễn Mạnh Chinh, 2004).
Theo Đường Hồng Dật (2004) và Nguyễn Văn Hùng (2006) cho biết vòng đời của rầy
xanh trải qua 3 pha phát dục: pha trứng – pha ấu trùng và pha trưởng thành. Rầy trưởng
thành có màu xanh lá mạ, cơ thể dài khoảng 2,5-3,0 mm, có 8 đốt bụng, rầy non có
hình dạng giống rầy trưởng thành nhưng nhỏ hơn và chỉ có mầm cánh, chưa có cánh.
Rầy non có 5 tuổi: rầy tuổi 1 có màu trắng, sau đó chuyển thành hơi vàng, cơ thể dài
khoảng 0,8-1,2 mm. Rầy tuổi 2 có màu vàng xanh, cơ thể dài khoảng 1,5-1,6 mm. Rầy
tuổi 3 có màu xanh vàng, cơ thể dài khoảng 1,9-2,1 mm. Rầy tuổi 4 có màu xanh vàng,
cơ thể dài khoảng 2,1-2,3 mm. Rầy tuổi 5 có màu xanh vàng, cơ thể dài 2,3-2,6 mm.
Trứng rầy có hình ống, hai đầu hơi thon, cong như quả chuối tiêu dài khoảng 0,4-0,6
mm. Thời gian phát dục của rầy xanh chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện nhiệt độ: ở
nhiệt độ 21,2 0C, trứng phát dục 6-7 ngày, ấu trùng phát dục 10,5 ngày, còn ở nhiệt độ
27,7 0C, trứng phát dục 5,1 ngày, ấu trùng phát dục 7-9 ngày.
5



Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2004) vòng đời trung bình 15-20 ngày, trong đó thời gian
trứng 5-7 ngày, rầy non 7-10 ngày, rầy trưởng thành đẻ trứng 2-3 ngày và có thể sống
10-20 ngày. Rầy xanh lá mạ phá hại nhiều loại cây như lúa, đậu bắp, đậu tương, cà
chua, chè,… rầy xanh có nhiều thiên địch ký sinh, ăn thịt và gây bệnh.
Theo Nguyễn Khắc Tiến (1986) và Nguyễn Văn Thiệp (2000) cho biết loài rầy xanh
Empoasca flavescens Fabr. phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 18-25 0C, ẩm
độ trên 80% và có mưa nhỏ, rầy có xu tính với ánh sáng yếu. Rầy xanh có hai cao điểm
về số lượng trong một năm, trong đó có cao điểm đầu thường xuất hiện vào tháng 4,
tháng 5 vào điểm này gây hại rất lớn, còn cao điểm hai xuất hiện vào tháng 9 đến tháng
11, cao điểm này cũng gây thiệt hại đáng kể nhưng ít hơn so với cao điểm thứ nhất.
Theo Nguyễn Xuân Thành (1996) rầy xanh phá hại trên cây bông vải, chúng phá hại
nặng khi gặp điều kiện thời tiết khô hanh. Ở vùng trồng cây bông vải miền Nam chúng
xuất hiện cả 2 vụ: vụ khô phát sinh giữa tháng 1, phát triển mạnh cuối tháng 4, đầu
tháng 5. Vụ mưa xuất hiện vào giữa tháng 8, rộ nhất vào tháng 9 và tháng 11.
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh
Cường (2007), đậu bắp hay mướp tây (Abelmoschus esculentus L.) thuộc họ bông vải
(Malvaceae) có nguồn gốc ở Ấn Độ, hiện được trồng ở nhiều nước nhiệt đới châu Á
và ở nước ta.
Theo Mai Văn Quyền (1995), cho rằng cây đậu bắp có nguồn gốc Á Châu. Vào thế kỷ
thứ 12, nó đã xuất hiện ở Ai Cập. Hiện nay, loại cây này được trồng ở các nước như
Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Philippin.
Cây thân thảo mọc đứng cao tới 2,5 m, có nhiều lông. Lá hình tim hay hình chân vịt,
mép có răng lớn, ráp, có lông dài. Hoa mọc ở nách lá, màu đỏ, trông giống hoa bông.
Quả nang dài hay dựng đứng cỡ 3,5 cm, có màu lục sáng, có mặt cắt hình thoi.
Đậu bắp có nguồn gốc từ Bắc Phi, được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là ở các
tỉnh phía Nam để lấy quả xanh ăn như các loại đậu, dùng quả xào, luộc, làm nước
chấm, nấu canh chua với cá, lươn, làm dậy mùi thịt, cá. Cũng có thể nướng chín trong
tro nóng hoặc ăn sống như dưa chuột. Quả non phơi khô, bảo quản để ăn dần. Có tác

giả cho biết 62 g đậu bắp trong đó chứa 1,3 g protein và 4,8 g glucid sẽ cung cấp cho
cơ thể 25 calo.
Người ta đã biết trong quả chứa 4-16% hydrat carbon gồm chủ yếu là tinh bột và
đường, palmitin và stearin. Hạt chứa 15-26% chất dầu lỏng màu vàng xanh có mùi dễ
chịu, dùng ăn được, có tính hoạt nhuận.
Quả chứa chất nhầy khi tan ra làm cho thức ăn đặc và có vị chua mát. Lá non cũng
dùng luộc hay xào ăn.
Tất cả các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc giảm đau và làm dịu trong các loại
bệnh như lậu, bí tiểu tiện và bạch đới. Còn dùng làm thuốc nhuận tràng. Rễ và lá thái
mỏng phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Ngày dùng 12-16 g hằm hoặc sắc
uống, còn dùng súc miệng.
6


Hạt khô chín nghiền ra dùng để uống thay cà phê hoắc nấu lên làm hồ giấy, làm chất
dính trong kỹ thuật làm giấy (Võ Văn Chi, 2005).
Giống đậu bắp xanh của Nhật có tên gọi là Okara F1 dòng TSI – 7106, do Công ty
phát triển kinh tế Duyên Hải TP.HCM độc quyền cung cấp hạt giống cũng như thu
mua sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Cây đậu bắp xanh của Nhật có thời gian sinh trưởng như đậu bắp cao sản của địa
phương (từ 70-80 ngày), thời gian thu hoạch rộ từ 50 – 60 ngày, năng suất gấp 2 lần
đậu bắp trắng thuần của địa phương. Năng suất đậu bắp xanh của Nhật từ 15 – 18
tấn/ha, trong khi đậu bắp trắng chỉ đạt tối đa 10 tấn/ha (Huỳnh Thị Mị, 2010).

2.1.2 Kỹ thuật trồng đậu bắp Nhật
Lên liếp xới đất thật kỹ, tỉa cành, hàng cách hàng 1 mét, cây cách cây 0,4 mét, mật độ
3 hạt/lỗ, từ 10.000 đến 10.500 cây cho 1.000 m2; lượng phân bón gồm: 100 kg vôi
bột/1.000 m2, phân hữu cơ vi sinh Sài Gòn 100 kg, urê 5 kg, DAP 4 kg, NPK 8 kg chia
thành 3 đợt bón, riêng vôi bột và phân hữu cơ vi sinh được bón lót trước khi gieo hạt.
Cũng với phương thức canh tác là làm đất kỹ, bón lót, xử lý cỏ trước khi gieo sạ thì

cây đậu bắp xanh tiết kiệm được 80% thuốc bảo vệ thực vật, nhất là thời kỳ bước vào
thu hoạch thì cắt ngày không sử dụng một loại thuốc trừ sâu nào cả (Huỳnh Thị Mị,
2010).

2.1.3 Đặc điểm một số loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm
2.1.3.1 Acplant 20WG của Cty TNHH hóa sinh Á Châu.
Tên thương mại: Acplant 20WG.
Hoạt chất: Emamectin benzoate.
Đặc điểm: Emamectin benzoate là hỗn hợp của 2 hoạt chất Avermectin B1a (90%)
B1b (10%). Như vậy là về thành phần hoạt chất giống như Abamectin, điểm khác nhau
là ở Emamectin benzoate tỉ lệ Avermectin B1a cao hơn (chiếm 90%) còn ở Abamectin
thấp hơn (chỉ 80%), còn tỉ lệ Avermectin thì thấp hơn (chiếm 10%) còn ở Abamectin
thì cao hơn (chiếm 20%). Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm
Streptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy
150 – 155 0C, tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích da
và mắt, tương đối với cá, ít độc với ong. Mau phân huỷ trong môi trường. TGCL 5 –
7 ngày.
Công dụng: Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối rộng. Tuy
vậy ở dạng B1a có gốc C2H5, hiệu lực trừ sâu mạnh hơn so với dạng B1b có gốc CH3.
Emamectin benzoate do có hàm lượng dạng B1a cao hơn Abamectin nên hiệu lực trừ
sâu mạnh hơn, lượng hoạt chất sử dụng ít hơn.

7


Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng: 100g/l/1000m2. Phòng trừ nhiều loại sâu miệng nhai
ăn lá, đục quả, sâu chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng như lúa, rau, dưa, đậu,
cây ăn quả, cây công nghiệp và cây hoa cảnh (Nguyễn Mạnh Chinh, 2010).
2.1.3.2 Apolo 25WP của Cty TNHH thương mại Thái Nông.

Tên thương mại: Apolo 25WP.
Hoạt chất: Buprofezin thuộc nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng.
Đặc điểm: Thuốc nguyên chất ở dạng tinh thể, điểm nóng chảy 104,50C áp suất hơi
9,4 x 10-6 mmHg (250C). Rất ít tan trong nước (0,9 mg/l ở 250C), tan trong nhiều dung
môi hữu cơ như acetone (240 g/l), benzene (370 g/l), toluene (320 g/l), ethanol (80
g/l). Tương đối bền trong acid và kiềm. Không cháy.
Nhóm độc IV, LD50 qua miệng 2198 – 2355 mg/kg, LD50 qua da>5000 mg/kg.
TGCL 7 ngày. Ít độc với cá, ong và các loài thiên địch.
Công dụng: Tác động tiếp xúc. Phổ tác dụng tương đối hẹp, chủ yếu với côn trùng bộ
cánh đều và nửa cánh, ít tác động với các côn trùng bộ khác.
Là thuốc ĐTSTCT, chủ yếu ức chế sự tạo thành chất kitin ở da côn trùng, làm ấu trùng
không lột xác được mà chết. Thuốc không diệt được côn trùng trưởng thành nhưng
làm hạn chế sự hình thành trứng và trứng đẻ ra không nở được.
Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm (sau 2 – 3 ngày khi ấu trùng lột xác mới chết) nhưng
thời gian hiệu lực có thể kéo đai trên 20 ngày.
Hướng dẫn sử dụng: Applaud 10WP trừ rầy nâu, rầy xanh cho lúa dùng 0,7 – 1,0 kg/ha
pha với 400 – 600 lít nước (nồng độ 0,15 – 0,25%). Dùng cho chè, cây ăn quả, pha
nước với nồng độ 0,2% phun ướt đều lên tán lá.
Nên phun thuốc khi sâu non mới nở, còn nhỏ.
Khả năng hỗn hợp: để hiệu lực trừ sâu rầy nhanh hơn, thường hỗn hợp với Isoprocarb
(Applaud Mipe) hoặc Fenobucarb (Applaud Bas). Có thể pha chung với nhiều loại
thuốc trừ sâu khác (Nguyễn Mạnh Chinh, 2010).
2.1.3.3 Muskardin của C.ty Cổ phần TST Cần Thơ.
Tên thương mại: Muskardin
Hoạt chất: có chứa vi sinh vật Beauveria basiana (Balsamo).
Đặc điểm: Là một loại nấm ký sinh trên sâu hại B. basiana được phân lập đầu tiên từ
sâu đục thân ngô (Ostrina nubilalis) bị nhiễm nấm. Hiện nay đã sản xuất qua công
nghệ sinh học, gồm có các chủng Bb 147, ATCC 74040, GHA. Chất hữu hiệu của chế
phẩm là bào tử nấm với mật độ tối thiểu 5 x 108 bào tử/gam (Nguyễn Mạnh Chinh,
2010).


8


Nhóm độc IV, rất ít độc với người, gia súc và môi trường. LD50 qua miệng > 188 cfu/g
(cfu: colony forming units = đơn vị khối lượng bào tử), LD50 qua da > 2000 mg/kg.
Nấm B. bassiana không gây bệnh cho người. TGCL 5 ngày.
Công dụng: Tác động tiếp xúc. Bào tử bám vào da côn trùng, nẩy mầm, sợi nấm xâm
nhập vào mô tế bào và ký sinh nội chất tế bào. Quá trình này kéo dái 24-48h, sâu chết
sau 3-5 ngày.
Hướng dẫn sử dụng: dùng trừ nhiều loại côn trùng bộ cánh cứng, cánh vẩy, cánh đều
và nửa cánh như các sâu khoang, sâu xanh, sâu đục thân, ruồi, bọ trĩ, rầy, rệp cho rau,
ngô, đậu, cây ăn quả, cây cảnh.
Liều lượng sử dụng: 50-60 g/bình 16 lít. Phun với 320-400 lít nước/ha.
Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, không pha chung
các thuốc trừ bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh, 2010).
2.1.3.4 Reasgant 3.6EC của Cty TNHH Việt Thắng.
Tên thương mại: Reasgant 3.6EC.
Hoạt chất: Abamectin.
Đặc điểm: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 1550C,
tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300mg/kg, LD50 qua da > 1800mg/kg, dễ kích thích da
và mắt, tương đối với cá, ít độc với ong. Mau phân huỷ trong môi trường. TGCL 5 –
7 ngày.
Công dụng: Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối rộng.
Hướng dẫn sử dụng: phòng trừ nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại
lúa, rau, dưa, đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 – 20 g a.i/ha, trừ nhện 15 – 25 g a.i/ha.
Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác (Nguyễn Mạnh

Chinh, 2010).
2.1.3.5 VBT của Cty CP thuốc BVTV Việt Trung.
Tên thương mại: VBT.
Hoạt chất: Bacillus thuringiensis var. Kursstaki.
Đặc điểm: Là thuốc trừ sâu sinh học, nguồn gốc vi khuẩn, được sản xuất bằng phương
pháp lên men vi khuẩn B. thuringiensis (BT). Sản phẩm lên men là độc tố ở dạng đạm
tinh thể cao phân tử và dạng bào tử của vi khuẩn. Độc tố là chất Endotoxin, có nhiều
dạng α, β, χ, δ, trong đó dạng delta Endotoxin có hiêu lực cao với sâu non bộ cánh vẩy
và là thành phần chủ yếu trong các loại thuốc BT. Độc tố có độ lớn từ 0,5 – 2 micron,
không bền vững trong môi trường kiềm và acid, không tan trong nước và trong nhiều
9


dung môi hữu cơ nhưng tan trong dung dịch kiềm (pH > 10), tan trong dịch ruột của
sâu non bộ cánh vẩy.
Có 2 loại thuốc BT, loại chứa cả tinh thể độc tố và bào tử (khoảng 107 bào tử/mg) và
loại chỉ chứa tinh thể độc tố. Sau khi phun, sâu ăn, phải thuốc, tinh thể độc tố gây hiệu
lực ngày và sau đó bị phân huỷ, còn bào tử thì có thể tồn tại lâu, tiếp tục sinh sản và
gây ra độc tố.
Nhóm độc IV, LD50 qua miệng > 8000 mg/kg. Rất ít độc với người, môi trường và các
loài thiên địch, không độc với cá và ong. TGCL 5 ngày. Loại BT chứa bào tử rất mẩm
cảm với tằm nên ở những nơi có trồng dâu nuôi tằm chỉ nên dùng loại BT không chứa
bào tử.
Công dụng: Tác động vị đôc, không có hiệu lực tiếp xúc và xông hơi. Sau khi ăn phải
lá cây có thuốc, chỉ 1 giờ sau sâu sẽ yếu và ngừng ăn, cơ thể đen dần, teo lại và chết
sau vài ngày. Phổ tác dụng hẹp, chủ yếu có hiệu lực với sâu non bộ cánh vẩy.
Hướng dẫn sử dụng: Thuốc BT dùng phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang,
sâu keo hại rau, đậu, thuốc lá, bông, ngô, đay.
Liều lượng sử dụng: 0.5-1.2kg/ha. Lượng nước phun 400-600 lít/ha. Pha 40-50g/4 bình
8 lít/1000m2.

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác, không pha
chung với thuốc có tính kiềm (như Bordeaux), phân hoá học, các thuốc trừ bệnh có
nguồn gốc kháng sinh (như Kasugamycin, Validamycin) và thuốc có đồng. (Nguyễn
Mạnh Chinh, 2010).
2.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HOẶC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiệu quả của các loại thuốc sinh học Acplant 20WG, Apolo 25WP, Muskardin,
Reasgant 3.6EC và VBT có hiệu quả khi xử lý rầy xanh trên giống đậu bắp Nhật hay
không? Loại thuốc nào sẽ đạt hiệu quả xử lí tốt nhất?

10


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MẪU NGHIÊN CỨU
Đậu bắp Nhật trồng trong nhà lưới (số 2), ĐHAG

-

3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), gồm 6
nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại 1 chậu 30 con rầy xanh, 1 chậu 2 cây,
thuốc được pha theo nồng độ khuyến cáo ghi trên bao bì. Gồm có các nghiệm thức
sau:
Bảng 1: Nghiệm thức và các liều lượng phun trong thí nghiệm
Thứ tự

Nghiệm thức

Hoạt chất


Liều lượng /l

1

Acplant 20WG

Emamectin benzoate

2

Apolo 25WP

Buprofezin

1g/l

3

Muskardin

Beauveria basiana

4g/l

4

Reasgant 3.6EC

Abamectin


5

VBT

Bacillus thuringiensis

1.25g/l

6

Đối chứng

Phun nước

100ml

0,1g/l

0,625ml/l

Rep I

Rep II

Rep III

Rep IV

Rep V


1

4

6

3

5

3

5

2

6

1

4

3

5

1

6


2

1

4

2

4

5

6

3

4

3

6

2
1
5
Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nhà lưới

2


11


Hình 4: Các ô thí nghiệm trong nhà lưới
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
-

-

Các loại thuốc BVTV sinh học thí nghiệm dùng liều lượng theo thương phẩm:

Thuốc Acplant 20WG.

Thuốc Apolo 25WP.

Thuốc Muskardin.

Thuốc Reasgant 3.6EC.

Thuốc VBT.
Dụng cụ thu thập rầy xanh: hộp nhựa 10 x 10 x 15 cm, vợt, túi nylon, dây thun,
kính lúp cầm tay.
Dụng cụ nuôi côn trùng: keo dán hộp nhựa, lồng lưới.
Dụng cụ phun thuốc: bình phun.

3.4 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.4.1 Nuôi tạo nguồn rầy
Nhằm tạo ra một nguồn rầy nhất định để hỗ trợ cho các bước khảo sát sau được đảm
bảo. Trồng cây đậu bắp ngoài nhà lưới số 2 với diện tích 50 m2. (trồng trước khoảng

15 ngày sau đó mới bắt đầu trồng trong nhà lưới). Gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị đất: xới đất, làm cỏ, bón lót 5kg vôi, 5kg phân hữu cơ và 90g P2O5.
Lên 12 liếp, mỗi liếp 3 x 1,5 x 0,2 m.
Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước 50 0C và ủ trong khăn ướt 24 giờ.
Bước 3: Gieo hạt giống đã ủ vào liếp với hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 20 cm,
mỗi hốc rải 2 hạt, độ sâu 3 cm, phủ một lớp tro trấu trên bề mặt.
Bước 4: Bón phân: với 375 g N, 80 g P2O5, 60 g K2O, chia làm 3 lần bón phân. Lần 1
khi cây có 2 lá thật, bón 1/3 N, 80 g P2O5, 1/3 K2O. Lần 2 khi cây có 5-6 lá thật, bón
1/3 N, 1/3 K2O. Lần 3 khi cây ra hoa, bón 1/3 N, 1/3 K2O.

12


Tưới nước, chăm sóc hợp lý (trong quá trình chăm sóc không phun các loại thuốc kích
thích và thuốc trừ sâu, nếu có sâu thì bắt sâu thủ công. Và chỉ phun các loại thuốc trị
bệnh nếu có) để tạo điều kiện thuận lợi chỉ cho rầy xanh sinh sống.

Hình 5: Đậu bắp trồng ngoài nhà lưới
Thu mẫu rầy trực tiếp ngoài nhà lưới cả thành trùng, ấu trùng và trứng (nếu có) bằng
cách dùng hộp nhựa 10 x 10 x 15 cm có nắp đóng, sau đó để nắp hộp nhựa hé mở khe
nhỏ và đặt sát miệng nắp lên rầy xanh, di chuyển khéo léo sao cho rầy xanh chui vào
khe hở rồi đóng nắp lại. Sau đó đem nuôi trong lồng lưới có diện tích 2 x 2 x 1 m có
trồng sẵn cây đậu bắp (quy trình trồng đậu bắp như trên) bằng cách lấy các hộp nhựa
đã bắt ngoài nhà lưới đem vào trong lồng và mở nắp hộp, trút rầy xanh vào các cây
trong lồng. Nhằm tạo nguồn rầy sạch. Sau đó, thu ấu trùng vào giai đoạn tuổi 2.

Hình 6: Nuôi tạo nguồn trong lồng lưới
13



3.4.2 Trồng đậu bắp trong nhà lưới
Trồng cây đậu bắp trong chậu nhựa có kích thước với đường kính 30 x 30 x 20 cm.
Với 30 chậu nhựa được chia làm 6 nghiệm thức và 5 lần lặp lại.
Bước 1: Chuẩn bị đất trong chậu, trộn hỗn hợp 1 phần đất, 70 g phân hữu cơ và 70 g
vôi và 2 g P2O5.
Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước 50 0C và ủ trong khăn ướt 24 giờ.
Bước 3: Gieo hạt giống đã ủ vào chậu, mỗi chậu 2 hạt, phủ một lớp tro trấu trên bề
mặt.
Bước 4: Bón phân với 7,5 g N, 2 g P2O5, 1,2 g K2O, chia làm 3 lần bón phân. Lần 1
khi cây có 2 lá thật, bón 1/3 N, 2 g P2O5, 1/3 K2O. Lần 2 khi cây có 5-6 lá thật, bón
1/3 N, 1/3 K2O. Lần 3 khi cây ra hoa, bón 1/3 N, 1/3 K2O.
Tưới nước, chăm sóc hợp lý (trong quá trình chăm sóc không phun các loại thuốc kích
thích và thuốc trừ sâu, nếu có sâu thì bắt sâu thủ công. Và chỉ phun các loại thuốc trị
bệnh nếu có) để tạo điều kiện thuận lợi chỉ cho rầy xanh sinh sống.

Hình 7: Trồng đậu bắp Nhật trong chậu
3.4.3 Thử thuốc
Thả 30 con rầy tuổi 2 vào mỗi lồng đậu bắp (vào giai đoạn đậu bắp lúc 25 ngày sau
khi gieo), sau đó xử lý thuốc (1 lần) vào buổi chiều với liều lượng như Bảng 1. Riêng
nghiệm thức phun nước thì phun sương nhẹ toàn cây và dưới mặt lá.

Hình 8: Xử lý thuốc
14


3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi
Đếm mật số rầy sống 1, 3, 5, 7 và 14 ngày sau khi phun.
3.5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Công thức tính hiệu lực của thuốc theo Henderson-Tilton.
Ta.Cb

Hiệu lực (%) của thuốc = (1 –

) x 100
Tb.Ca

Trong đó Ta: Số rầy sống ở ô phun thuốc, sau phun ở thời điểm 1, 3, 5, 7 và 14 NSKP.
Tb: Số rầy sống ở ô phun thuốc, trước khi phun.
Cb: Số rầy sống ở ô đối chứng, trước khi phun.
Ca: Số rầy sống ở ô đối chứng, sau phun ở thời điểm 1, 3, 5, 7 và 14 NSKP.
3.6 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lỳ bằng chương trình Excel và Minitab.

15


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ghi nhận chung quá trình thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014 tại nhà lưới,
khu thực hành thí nghiệm, Trường Đại học An Giang.
Trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm, cây đậu bắp của từng nghiệm thức phát
triển bình thường, đồng đều và không có sâu, bệnh hại.
Riêng ở giai đoạn cây con (giai đoạn 5 – 7 ngày sau khi trồng) có xuất hiện bệnh chết
cây con ở một vài chậu (Hình 8).

Hình 9: Bệnh chết cây con trên đậu bắp (5-7 NSKT)
Trong quá trình thí nghiệm không phun thuốc trừ cỏ, các thuốc trừ sâu và bệnh hại
khác ngoài trừ các loại thuốc được dùng trong thí nghiệm.
4.2 Hiệu quả của thuốc trong điều kiện nhà lưới
4.2.1 Ghi nhận chỉ tiêu mật số rầy xanh tại các nghiệm thức

Kết quả bảng 2 cho thấy mật số rầy xanh tại thời điểm 1 NSKP của nghiệm thức 4
(Reasgant 3.6EC) giảm thấp nhất 1,6 con, kế đến là nghiệm thức 1 (Acplant 20WG)
giảm còn 9,6 con, nghiệm thức 2 (Apolo 25WP) 16 con, nghiệm thức 5 (23,6 con),
nghiệm thức 3 (27,2 con) và nghiệm thức đối chứng vẫn còn 30 con.
Bảng 2: Mật số rầy ở các nghiệm thức sau 1, 3, 5, 7 và 14 ngày sau khi phun
thuốc tại nhà lưới
Mật số rầy (con)
STT Nghiệm thức
1 NSKP 3 NSKP
5 NSKP
7 NSKP 14 NSKP
1
Acplant 20WG
9,6
3,6
1,6
0,4
0,2
2
Apolo 25WP
16
0,8
0
0
0
3
Muskardin
27,2
18,8
9,2

7,2
3,4
4
Reasgant
1,6
0
0
0
0
3.6EC
5
VBT
23,6
20,4
12,4
7,6
3
6
Đối chứng
30
29
29
28
28
16


Nhìn chung, mật số rầy xanh ở tất cả các nghiệm thức ghi nhận sau 1, 3, 5, 7, 14 NSKP
đều giảm.
4.2.2 Độ hữu hiệu của các loại thuốc trong điều kiện nhà lưới

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức gồm có 5 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức sử dụng thuốc tương ứng từ nghiệm
thức 1 đến nghiệm thức 6 lần lượt là: Acplant 20WG, Apolo 25WP, Muskardin, Reasgant
3.6EC, VBT và một nghiệm thức đối chứng không phun thuốc (nghiệm thức 6).
Giống đậu bắp Nhật được thí nghiệm có thời gian sinh trưởng khi cây đậu bắp được 30
NSKG. Trước khi phun thuốc, mật độ rầy xanh Empoasca flavescens ở các nghiệm thức
thí nghiệm trung bình khoảng 30 con/chậu, đây là mật số có thể tiến hành phun thuốc thí
nghiệm. Thí nghiệm phun thuốc bắt đầu lúc trời mát, buổi chiều.
Bảng 3: Độ hữu hiệu thuốc ở điều kiện nhà lưới
STT

Nghiệm thức

1 NSKP

Đvt: %

Độ hữu hiệu
3 NSKP 5 NSKP 7 NSKP

14
NSKP
1
Acplant 20WG 68,00 b
87,58 a
94,48 a
98,57 ab 99,29 a
2
Apolo 25WP
46,67 b

97,24 a
100,00 a
_
_
3
Muskardin
9,33 c
35,17 b
68,27 b
74,29 ab 87,86 b
4
Reasgant 3.6EC 94,67 a
100,00 a
_
_
_
5
VBT
21,33 c
29,65 b
57,24 b
72,86 b
89,29 ab
6
Đối chứng
0
0
0
0
0

Mức ý nghĩa
*
*
*
*
*
CV (%)
69,68
48,22
25,82
20,05
8,36
Ghi chú: Các số trung bình ở cùng cột theo sau có cùng mẫu tự thì không khác nhau
theo phép thử LSD, * khác biệt mức ý nghĩa 5%, ** khác biệt mức ý nghĩa 1%, ns sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Độ hữu hiệu thuốc ở 1 NSKP: qua Bảng 3 cho thấy, độ hữu hiệu (ĐHH) giữa các
nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức 5%, trong đó ĐHH nghiệm thức phun
Reasgant 3.6EC (94,67%) có khác biệt với các nghiệm thức phun Acplant 20WG (68%),
Apolo 25WP (46,67%), VBT (21,33%), Muskardin (9,33%). Trong đó Acplant 20WG
(68%), Apolo 25WP (46,67%) không có sự khác biệt nhau nhưng có sự khác biệt với
nghiệm thức phun VBT (21,33%), Muskardin (9,33%). Như vậy thuốc Reasgant 3.6EC
(94,67%) có hiệu quả nhất và Muskardin (9,33%) có hiệu quả thấp nhất.
Độ hữu hiệu thuốc ở 3 NSKP: khả năng phòng trừ rầy xanh có sự biến động từ 29,65%
đến 100% giữa nghiệm thức phun thuốc. Hiệu lực ở các nghiệm thức phun thuốc Acplant
20WG (87,58%), Apolo 25WP (97,24%) và Reasgant 3.6EC (100%) có sự khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với nghiệm thức VBT (29,65%), Muskardin
(35,17%), có nghĩa là cho hiệu quả cao. Độ hữu hiệu giữa nghiệm thức phun Reasgant
3.6EC (100%) so với Acplant 20WG (87,58%), Apolo 25WP (97,24%) và Muskardin
(35,17 %) so với VBT (29,65%) không có sự khác biệt. Vậy thuốc Reasgant 3.6EC
(100%), Acplant 20WG (87,58%) và Apolo 25WP (97,24%) có hiệu quả phòng trừ rầy

17


xanh cao hơn thuốc Muskardin (35,17%) và VBT (29,65%), hiệu quả phòng trừ rầy xanh
ở 3 NSKP của năm nghiệm thức đều cao hơn 1 NSKP.

Hình 10: Rầy tuổi 2 chết sau 3 NSKP
Độ hữu hiệu thuốc ở 5 NSKP: giữa nghiệm thức phun thuốc Acplant 20WG (94,48%),
Apolo 25WP (100%) và Reasgant 3.6EC (100%) có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống
kê ở mức ý nghĩa 5% so với nghiệm thức VBT (57,24%), Muskardin (68,27%), có nghĩa
là cho hiệu quả cao. Độ hữu hiệu giữa nghiệm thức phun Reasgant 3.6EC (100%) so với
Acplant 20WG (94,48%), Apolo 25WP (100%) và Muskardin (68,27%) so với VBT
(57,24%) không có sự khác biệt. Vậy thuốc Reasgant 3.6EC (100%), Apolo 25WP
(100%) và Acplant 20WG (94,48%) có hiệu quả phòng trừ rầy xanh cao hơn thuốc
Muskardin (68,27%) và VBT (57,24%), hiệu quả phòng trừ rầy xanh ở 5 NSKP của năm
nghiệm thức đều cao hơn 1, 3 NSKP.
Độ hữu hiệu thuốc ở 7 NSKP: độ hữu hiệu giữa nghiệm thức phun Apolo 25WP (100%)
và Reasgant 3.6EC (100%) có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%
so với nghiệm thức Acplant 20WG (98,57%) và Muskardin (74,29%). Độ hữu hiệu giữa
nghiệm thức phun Reasgant 3.6EC (100%) so với Apolo 25WP (100%) và Acplant
20WG (98,57%) so với Muskardin (74,29%) không có sự khác biệt. Mà nghiệm thức
phun VBT (72,86%) vẫn có khắc biệt, nhưng có hiệu lực thấp nhất. Vậy nên thuốc Apolo
25WP (100%) và Reasgant 3.6EC (100%) có hiệu quả phòng trừ rầy xanh cao hơn các
nghiệm thức phun thuốc còn lại, hiệu quả phòng trừ rầy xanh ở 7 NSKP của năm nghiệm
thức đều cao hơn ở 1, 3, 5 NSKP.
Độ hữu hiệu thuốc ở 14 NSKP: giữa các nghiệm thức phun Apolo 25WP (100%),
Reasgant 3.6EC (100%) và Acplant 20WG (99,29%) không có sự khác biệt. Riêng các
nghiệm thức phun Apolo 25WP (100%), Reasgant 3.6EC (100%) và Acplant 20WG
(99,29%) so với Muskardin (87,86%) và VBT (89,29%) đều có sự khác biệt ý nghĩa về
mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Độ hữu hiệu nghiêm thức phun Muskardin (87,86%)

có hiệu quả thấp nhất và có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Vậy các nghiệm

18


thức phun Apolo 25WP (100%), Reasgant 3.6EC (100%) và Acplant 20WG (99,29%)
cho hiệu quả trừ rầy cao hơn các nghiệm thức Muskardin (87,86%) và VBT (89,29%).
Tóm lại, nhìn chung 5 loại thuốc đều có hiệu lực đối với việc phòng trừ rầy xanh. Tuy
nhiên, nghiệm thức phun Reasgant 3.6EC có hiệu quả tốt nhất sau 3 NSKP với hiệu lực
100%, tiếp đến là Apolo 25WP sau 5 NSKP có hiệu lực 100% và sau 14 NSKP nghiệm
thức phun thuốc Acplant 20WG có hiệu lực 99,28%. Trong đó, hai nghiệm thức phun
VBT (89,29%) và Muskardin (87,86%) có hiệu quả chậm qua các lần ghi nhận chỉ tiêu,
tuy nhiên đến sau 14 NSKP thì cả hai cũng gần đạt 90% hiệu lực.
Độ hữu hiệu của các nghiệm thức cao do các nguyên nhân: rầy xanh trong thí nghiệm
là rầy sạch, chưa bị phun thuốc BVTV nên hoàn toàn không có tính kháng thuốc; số
lượng rầy trong mỗi nghiệm thức 30 con, trứng và ấu trùng sinh ra và phát triển không
thể thành thành trùng được trong thời gian thí nghiệm nên chỉ có số lượng rầy chết chứ
không có số lượng rầy được sinh ra; thuốc lưu tồn trong nghiệm thức lâu dài, do không
bị ánh sáng phân huỷ và yếu tố thời tiết làm giảm hiệu lực thuốc.

19


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Các nghiệm thức phun thuốc sinh học đều có hiệu lực cao trong phòng trừ rầy xanh
trên giống đậu bắp Nhật.
Tại thời điểm 1 NSKP thì nghiệm thức phun Reasgant 3.6EC có hiệu quả tốt nhất đạt
94,67% và nghiệm thức phun Muskardin có hiệu quả chậm nhất đạt 9,33%.

Sau 3 NSKP thì nghiệm thức phun Reasgant 3.6EC đã đạt hiệu lực cao nhất 100% và
nghiệm thức phun VBT có hiệu lực thấp nhất đạt 57,24%. Thuốc Reasgant 3.6EC có
hiệu lực phòng trừ rầy xanh cao nhất và nhanh nhất chỉ sau 3 NSKP vì có chứa hoạt
chất Abamectin được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis. Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300mg/kg, LD50 qua da > 1800mg/kg.
Thuốc có tác động diệt rầy qua đường tiếp xúc, vị độc và có khả năng thấm sâu, hiệu
lực diệt rầy nhanh và mạnh không thua kém thuốc hóa học.
Đến 5 NSKP thì nghiệm thức phun Apolo 25WP đạt hiệu lực cao nhất đạt 100% và
nghiệm thức phun VBT có hiệu lực thấp nhất đạt 40,32%. Thuốc Apolo 25WP có hiệu
lực trừ rầy xanh nhanh thứ 2 vì thuốc có hoạt chất Buprofezin thuộc nhóm điều tiết
sinh trưởng côn trùng. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 qua miệng 2198 – 2355 mg/kg,
LD50 qua da>5000 mg/kg. Thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu ức chế sự tạo thành chất
kitin ở da côn trùng, làm ấu trùng không lột xác được mà chết. Thuốc không diệt được
côn trùng trưởng thành nhưng làm hạn chế sự hình thành trứng và trứng đẻ ra không
nở được. Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm (sau 2 – 3 ngày khi ấu trùng lột xác mới
chết) nhưng thời gian hiệu lực có thể kéo đai trên 20 ngày.
Sau 7 NSKP nghiệm thức phun Acplant 20WG có hiệu lực cao nhất đạt 98,57% trong
khi nghiệm thức phun VBT có hiệu lực thấp nhất đạt 72,86%.
Và đến giai đoạn 14 NSKP nghiệm thức phun thuốc Acplant 20WG có hiệu lực cao
nhất đạt 99,28% và nghiệm thức phun Muskardin có hiệu lực thấp nhất là 87,86%.
Thuốc Acplant 20WG có hiệu lực diệt rầy cao thứ 3 vì thuốc Acplant 20WG có chứa
hoạt chất Emamectin benzoate là hỗn hợp của 2 hoạt chất Avermectin B1a (90%) B1b
(10%). Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis. Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc.
Tuy nhiên đến sau 14 NSKP thì cả hai nghiệm thức phun VBT và Muskardin cũng
đạt gần 90% hiệu lực. Thuốc Muskardin có hiệu lực chậm nhất vì có chứa vi sinh vật
Beauveria basiana. Nhóm độc IV, rất ít độc với người, gia súc và môi trường. LD50
qua miệng > 188 cfu/g (cfu: colony forming units = đơn vị khối lượng bào tử), LD50
qua da > 2000 mg/kg. Thuốc có tác động tiếp xúc. Bào tử bám vào da côn trùng, nẩy


20


×