Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Khảo sát hiệu quả của môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của cây vạn lộc đỏ và cây ngọc ngân trong điều kiện thủy canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 63 trang )

Mục lục
Nội dung
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................... i
Tóm lược ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh sách bảng, hình .........................................................................................v
Liệt kê các từ viết tắt ........................................................................................ vi
Chương 1 Giới thiệu.........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................2
Chương 2 Lược khảo tài liệu...........................................................................3
2.1. Giới thiệu cây Kiểng lá ...............................................................................3
2.1.1. Nghề trồng cây Kiểng lá ..........................................................................3
2.1.2. Đặc điểm và cách trồng Kiểng lá .............................................................3
2.2. Đặc điểm chung của thủy canh ...................................................................6
2.2.1. Kỹ thuật thủy canh ...................................................................................6
2.2.2. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật thủy canh...............................................6
2.2.3. Dung dịch thủy canh ................................................................................7
2.2.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trên sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng thuỷ canh ............................................................................................8
2.2.5. Các loại hình thủy canh ..........................................................................12
2.2.6. So sánh trồng cây trong đất và thuỷ canh ..............................................14
2.3. Những nghiên cứu liên quan .....................................................................15
2.3.1. Ngoài nước .............................................................................................15
2.3.2. Trong nước .............................................................................................16
Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ..................................19
3.1. Phương tiện ...............................................................................................19
3.1.1. Thiết bị và vật liệu..................................................................................19
3.1.2. Địa điểm và thời gian thí nghiệm ...........................................................19


3.1.3. Các bước chuẩn bị ..................................................................................19
3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................22
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................22
3.2.2. Thu thập số liệu ......................................................................................24
3.2.3. Phân tích thống kê ..................................................................................24

iii


Chương 4 Kết quả và thảo luận ....................................................................25
4.1. Ghi nhận tổng quát ....................................................................................25
4.2. Ảnh hưởng của yếu tố pH .........................................................................25
4.3. Thí nghiệm 1: Hiệu quả của môi trường dinh dưỡng đối với cây Vạn lộc
đỏ ......................................................................................................................26
4.3.1. Hiệu quả của môi trường dinh dưỡng lên chiều cao tương đối của cây
Vạn lộc đỏ ........................................................................................................26
4.3.2. Hiệu quả của các loại môi trường lên chiều dài rễ .................................27
4.3.3. Hiệu quả của các loại môi trường lên sự gia tăng số lá .........................28
4.3.4. Hiệu quả của các loại môi trường lên sự gia tăng chiều dài lá ..............29
4.3.5. Hiệu quả của các loại môi trường lên sự gia chiều rộng lá ....................30
4.4. Thí nghiệm 2: Hiệu quả môi trường dinh dưỡng đối với cây Ngọc ngân.31
4.4.1. Hiệu quả của môi trường dinh dưỡng lên sự gia tăng chiều cao tương
đối của cây Ngọc ngân .....................................................................................31
4.4.2. Hiệu quả của các loại môi trường lên sự gia tăng chiều dài rễ ..............32
4.4.3. Hiệu quả của các loại môi trường lên sự gia tăng số lá .........................33
4.4.4. Hiệu quả của các loại môi trường lên sự gia tăng chiều dài lá ..............34
4.4.5. Hiệu quả của các loại môi trường lên sự gia chiều rộng lá ....................35
Kết luận và kiến nghị .....................................................................................36
1. Kết luận ........................................................................................................36
2. Kiến nghị ......................................................................................................37

Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 38
Phụ chương .................................................................................................. pc 1

iv


Danh sách bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1: So sánh khi trồng trong đất và thuỷ canh ...........................................14
Bảng 2: Thành phần môi trường thủy canh kiểng lá (Nguyễn Văn Phong) ....17
Bảng 3: Sự thay đổi độ pH trong dung dịch dinh dưỡng .................................25

Danh sách hình
Tên hình
Trang
Hình 1: Ông Nguyễn An Khương – Câu lạc bộ hoa kiểng số 1.........................5
Hình 2: Mô hình thuỷ canh ..............................................................................12
Hình 3: Bố trí thí nghiệm 1 ..............................................................................22
Hình 4: Bố trí thí nghiệm 2 ..............................................................................23
Hình 5: Biểu đồ thể hiện chiều cao tương đối cây Vạn lộc đỏ ........................26
Hình 6: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng chiều dài rễ cây Vạn lộc đỏ ...................27
Hình 7: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số lá cây Vạn lộc đỏ ..............................28
Hình 8: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng chiều dài lá cây Vạn lộc đỏ ...................29
Hình 9: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng chiều rộng lá cây Vạn lộc đỏ .................30
Hình 10: Biểu đồ thể hiện chiều cao tương đối cây Ngọc ngân ......................31
Hình 11: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng chiều dài rễ cây Ngọc ngân .................32
Hình 12: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số lá cây Ngọc ngân ............................33
Hình 13: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng chiều dài lá cây Ngọc ngân .................34
Hình 14: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng chiều rộng lá cây Ngọc ngân ...............35


v


Liệt kê các từ viết tắt
KHCN
NFT
NN
NN&TNTN
PIHGS
VL

Khoa Học Công Nghệ
Nutrient Film Technique
cây Ngọc ngân
Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên
Precise Influx Hydroponic Growth System
cây Vạn lộc đỏ

vi


Chương 1
Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, mức sống người dân ngày một phát triển, nhu cầu vui chơi giải trí
và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần ngày càng gia tăng và phong phú
hơn, trong đó có thú chơi cây kiểng. Đặc biệt là kiểng lá. Bộ lá của kiểng lá
rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá dài, chưng bày được quanh năm, phù
hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc.

Tuy nhiên, việc trồng kiểng lá trên môi trường đất thường gặp một số bất lợi
do tưới nước hay bón phân làm cho nhà cửa bị bẩn, chậu đất khó di dời do
trọng lượng nặng. Đó là chưa kể đến việc khi quên tưới nước cây sẽ bị chết
khô. Vì vậy, nhằm khắc phục những nhược điểm nêu trên, phương pháp
thủy canh sẽ giúp những người chơi cây kiểng lá có phương pháp trồng tối
ưu, không phải lo tưới nước, bón phân, loại bỏ hầu hết sự phá hoại của sâu
bọ, giúp giảm công chăm sóc, tạo môi trường sống sạch đẹp hơn.
Khi trồng cây kiểng lá bằng phương pháp thủy canh, chúng ta có thể thấy
được toàn bộ thân, lá, rễ của cây, màu xanh của cây kiểng lá kết hợp với sự
lung linh của chậu nước thủy tinh tạo sự huyền ảo, với nhiều kiểu dáng độc
đáo và sang trọng. Loại hình cây cảnh độc đáo này đang và sẽ tạo nên phong
cách mới trong nghệ thuật trang trí nội thất. Nó vừa tạo mảng xanh, vừa có
tính thẩm mỹ cao rất phù hợp để trang trí trong những nhà phố diện tích nhỏ
và văn phòng làm việc.
Cây kiểng lá thủy canh không chỉ để trang trí nội thất mà còn là một món
quà hết sức ý nghĩa, vì mỗi một cây đều có ý nghĩa gắn với tên gọi của nó.
Vạn lộc đỏ là cây tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn, gửi lời cầu chúc
may mắn. Cây Vạn lộc đỏ mang sắc lá xanh chấm phá những sắc đỏ hài hòa,
được tô điểm với những bông hoa xinh xắn rất thích hợp với nội thất sang
trọng. Cây không chỉ là vật trang trí mà lộc sẽ được mang vào nhà nhờ cái
tên may mắn “Vạn lộc”.
Cây Ngọc ngân không chỉ đẹp ở phiến lá xanh đốm trắng, bộ rễ mạnh khỏe
xanh tươi mà còn mang đến cho chúng ta sức khỏe, may mắn và tiền bạc.
Cây sống trong môi trường râm mát nên rất thích hợp trang trí trong nhà,
văn phòng và khách sạn. Góp phần đem lại nhiều sinh khí mới cho không
gian sống xung quanh chúng ta.
1


Với vẻ đẹp quyến rũ và mang nhiều ý nghĩa, nên cây Vạn lộc đỏ và cây

Ngọc ngân đang là mặt hàng thu hút mạnh mẽ trên thị trường hoa kiểng. Do
đó, cây Vạn lộc đỏ và cây Ngọc ngân đã được chọn làm đối tượng nghiên
cứu của đề tài này.
Hiện nay có nhiều loại dung dịch thủy canh nhưng để tìm ra dung dịch thủy
canh thích hợp để trồng cây kiểng lá thì ít người làm. Vì vậy, đề tài: “Khảo
sát hiệu quả của môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của cây Vạn lộc
đỏ và cây Ngọc ngân trong điều kiện thủy canh” được tiến hành để tìm ra
dung dịch thủy canh thích hợp cho sự sinh trưởng của cây Vạn lộc đỏ và cây
Ngọc ngân. Từ đó, sẽ tiến hành nghiên cứu môi trường thủy canh cho nhiều
loại kiểng lá khác, góp phần phát triển nghề trồng cây kiểng lá theo phương
pháp hiện đại, mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm dung dịch thủy canh thích hợp cho sự sinh trưởng của cây Vạn lộc đỏ
và cây Ngọc ngân.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Trồng cây Vạn lộc đỏ và Ngọc ngân trong điều kiện thủy canh với 2 loại
dung dịch dinh dưỡng và nước. Từ đó lựa chọn môi trường dinh dưỡng phù
hợp với điều kiện trồng thủy canh cho cây Vạn lộc đỏ và Ngọc ngân.
Theo dõi và kiểm soát giá trị pH trong dung dịch thủy canh theo suốt quá
trình thí nghiệm nhằm tạo môi trường sống phù hợp với nhu cầu sinh lý của
cây Vạn lộc đỏ và cây Ngọc ngân. Từ đó tìm ra qui trình chăm sóc thích hợp
cho cây Vạn lộc đỏ và Ngọc ngân trong điều kiện thủy canh.

2


Chương 2
Lược khảo tài liệu
2.1. Giới thiệu về cây Kiểng lá
2.1.1. Nghề trồng cây Kiểng lá

Kiểng lá không chỉ là một trào lưu của thú chơi và kinh doanh hoa kiểng mà
nó thực sự có được một nền tảng vững chắc và tương lai ổn định vì đánh
được vào thị hiếu của đại đa số người yêu hoa kiểng với sự phong phú đa
dạng về chủng loại, màu sắc; dễ chăm sóc; phù hợp với nhiều không gian và
đặc biệt là có giá cả khá phù hợp với mức sống hiện nay của đa số người lao
động.
Với nhu cầu hiện nay, kiểng lá sẽ còn tiến xa hơn nữa với sự tiến bộ về kỹ
thuật công nghệ của nhà vườn, hòa cùng con đường hội nhập của Việt Nam
– kiểng lá sẽ không chỉ dành cho thị trường trong nước mà còn vươn xa ra
thị trường thế giới (Nguyễn An Khương, 2011).
2.1.2. Đặc điểm và cách trồng Kiểng lá
2.1.2.1. Giá thể
Giá thể dành cho kiểng lá thông thường gồm ba loại: phân rơm, xơ dừa và
trấu thường phối trộn theo tỉ lệ 2:1:1.
Đôi khi tỉ lệ này cũng thay đổi đối với một số đối tượng khó chăm sóc như
cây Ngọc Ngân, có thể thêm trấu để tạo độ xốp, tránh hiện tượng thối rễ
(Nguyễn An Khương, 2011).
2.1.2.2. Tách cây con làm giống
Đối với kiểng lá cây con thường được tách ra từ cây mẹ. Phương pháp này
đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và phát
triển nhanh.
Có 2 cách để tách cây giống từ cây mẹ:
- Đào cây mẹ lên, bỏ đất, để lộ rễ, cắt rời các bộ phận rễ cây con từ cây mẹ,
làm như vậy không ảnh hưởng đến cây mẹ mà bảo vệ được sự hoàn chỉnh
của bộ rễ. Phương pháp này thường áp dụng cho một số loại kiểng lá dễ
nhảy con.
- Cắt ngọn cây mẹ rồi giâm phần ngọn đó vào đất. Phương pháp này áp
dụng cho các loại kiểng lá ít nhảy con (Nguyễn An Khương, 2011).

3



2.1.2.3. Trồng cây con vào chậu
Sau khi cây con được chiết ra từ cây mẹ sẽ được trồng vào chậu có kích cở
nhỏ và được đặc trong vườn ươm cho đến khi cây con phát triển ra rễ mới.
Cây con được tưới nước từ 2 - 3 lần/tuần.
2.1.2.4. Thay chậu
Khi thấy cây con bén rễ thì phải thay chậu vì khi đó bộ rễ phát triển nhiều,
chậu nhỏ sẽ kiềm hãm sự phát triển của cây phải thay chậu lớn hơn để có thể
tăng dinh dưỡng cho cây.
Khi thấy giá thể trong chậu chuyển sang dạng giống như bùn non (hay gọi là
bị lèn), từ lúc trồng cho đến xảy ra hiện tượng này khoảng hai tháng, cần
phải thay giá thể trong chậu. Giá thể bỏ ra này thường được tận dụng để
trồng các cây hoa mười giờ hay các loại hoa kiểng dễ trồng khác.
Khi thay chậu cần chú ý cắt bỏ các rễ hỏng, những rễ quá dài, quá nhiều và
rễ bị sâu bệnh hại, đồng thời bỏ thêm một ít giá thể mới có lợi cho cây tiếp
tục sinh trưởng.
Khi thay chậu dùng tay làm cho giá thể xung quanh gốc tơi, tách cây ra,
dùng tay đỡ lấy cây có đất. Cắt bớt các rễ quanh đất, một số rễ già, rồi
chuyển sang chậu khác, lấy giá thể mới lấp lại, nén chặt sau đó đem đặt lại
lên giàn và tưới nước (Nguyễn An Khương, 2011).
2.1.2.5. Phân bón
Hầu hết các loại kiểng lá đều sử dụng phân bón lá và bón gốc.
Tăng cường bón gốc và phun phân lên lá khi cây có hiện tượng vàng lá, cây
còi cọc, yếu và trước khi nảy chồi (lộc).
Giảm phân khi thấy cây khỏe hay thời tiết có mưa nhiều.
Hoàn toàn ngừng phun phân khi cây cao vút, lá quá xanh, vượt tán đã định;
cây mới trồng; lúc trời nắng nóng hoặc vào giai đoạn ngủ nghỉ của cây...
Cần tránh phun phân bón quá đậm đặc hoặc bón quá nhiều lượng phân vào
buổi trưa khi nhiệt độ trong đất cao.

Một số loại phân thường dùng:
- Phân bón lá Tomato
- Phân tưới gốc Alaska
- Phân hữu cơ cao cấp Trimix – DT
(Nguyễn An Khương, 2011).

4


2.1.2.6. Bệnh hại và thuốc phòng trừ
Một số bệnh thường gặp trên kiểng lá:
* Bệnh lở cổ rễ
Phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối mềm,
thân lá tự nhiên bị héo dần và héo khô, khi nhổ cây lên thấy gốc dễ bị đứt,
chỗ vết đứt bị thối. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Phòng trừ bằng
cách: đất trồng phải tơi xốp, thoát nước, hạn chế việc xới xáo làm đứt gốc,
rễ tạo điều kịện cho nấm xâm nhập. Dùng các loại thuốc: Fundazol 50WP
nồng độ 0,2%, Rovral 50 Wp 0,15%.
* Bệnh thối lá và thân
Tác nhân chủ yếu của bệnh này do nước ứ đọng trên lá, thân gây tế bào lá,
thân vỡ ra và mềm đi. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa. Phương
pháp phòng chủ yếu là sử dụng máy che bằng nilon, tránh để nước tiếp xúc
nhiều vào lá và thân.
* Ngoài ra các loại sâu ăn lá và các loại nhện cũng là đối tượng xuất hiện
thường xuyên trên kiểng lá, chúng gây hại cho lá, thân cây. Nếu không phát
hiện và phun thuốc, chúng sẽ là cây trở nên còi cọc dẫn đến chết cây.
2.1.2.7. Dưỡng cây trước khi xuất vườn
Cần bón phân cho cây phát triển tốt, không xuất hiện vết bệnh và chuyển
sang chậu trúc, cắt tỉa tạo cho chậu kiểng cân đối.
Bọc báo bên ngoài, buộc dây nhằm tránh ảnh hưởng đến cây khi vận chuyển

(Nguyễn An Khương, 2011).

Hình 1: Ông Nguyễn An Khương – Câu lạc bộ hoa kiểng số 1,
Ấp Xa Nhiên – Xã Tân Qui Đông – Thị Xã Sa Đéc – Tỉnh Đồng Tháp
5


2.2. Đặc điểm chung của thuỷ canh
2.2.1. Kỹ thuật thuỷ canh
Thuỷ canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung
dịch dinh dưỡng hoặc các giá thể mà không phải là đất. Các giá thể có thể là
cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite… Là một trong những kỹ
thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Dinh dưỡng thủy canh đã được
chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu
dùng (Keith Roberto, 1994).
Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể tự trồng
rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc cây hoa kiểng. Chọn lựa
môi trường tự nhiên cần thiết cho cây phát triển là sự sử dụng những chất
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh sự tấn công của cỏ
dại, côn trùng và bệnh lây nhiễm từ đất (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
2.2.2. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật thuỷ canh
2.2.2.1. Ưu điểm
Thuỷ canh hiện đại có những ưu điểm:
+ Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, có thể triển
khai ở những nơi đất canh tác ít, những vùng hải đảo, vùng núi xa xôi, hay
tại gia đình có thể trồng ở balcon, sân thượng, đặt gần cửa sổ…
+ Dễ dàng chăm sóc không cần quan tâm đến chế độ nước tưới, phân bón
dùng tưới trực tiếp, không cần làm đất, không cần làm cỏ dại.
+ Trồng được nhiều vụ có thể trồng trái vụ và không phải sử dụng thuốc trừ
sâu bệnh và các hoá chất độc hại khác.

+ Năng suất cao (25-50%) so với trồng trong đất (chủ yếu là do tăng vụ,
tăng mật độ trồng), có thể trồng liên tục.
+ Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu chất dinh dưỡng, tươi ngon.
+ Không tích luỹ chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham gia
hiệu quả (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
2.2.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thuận lợi mà kỹ thuật tạo được thì có một số bất lợi:
+ Yêu cầu phải có kỹ thuật.
+ Nước sử dụng để pha dung dịch phải đạt một số yêu cầu: không nhiễm
phèn, độ mặn < 2500 ppm,...
6


+ Khó cạnh tranh với sản phẩm thường. Bên cạnh đó chưa có nhà máy sản
xuất dung dịch dinh dưỡng với khối lượng lớn và thích hợp với nhiều loại
cây (Kauffmam, 2005 và Crearser, 2006).
+ Vốn đầu tư ban đầu lớn, giá thành sản xuất cao nên công nghệ này còn
phát triển hạn chế chỉ phục vụ chủ yếu cho một bộ phận nhỏ xã hội của tầng
lớp có thu nhập cao.
+ Chỉ trồng các loại hoa và cây ngắn ngày, phải là cây hàng niên.
+ Phải theo dõi thường xuyên sự thay đổi pH, cần phải điều chỉnh mỗi ngày
cho phù hợp với sự phát triển của cây (pH thích hợp khoảng 5,8-6,5) và cho
cây điều kiện phát triển tốt nhất.
+ Ngoài ra sự thay đổi các yếu tố môi trường cũng như cung cấp chất dinh
dưỡng có thể ảnh hưởng lên cây như làm rối loạn sinh lý của cây (Võ Thị
Bạch Mai, 2003).
2.2.3. Dung dịch thuỷ canh
Dung dịch dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thành công hay
thất bại của hệ thống thuỷ canh. Cây trồng trong môi trường đất được bổ

sung từ các loại phân bón và các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất, cung cấp
trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cây trồng thuỷ canh chỉ
lấy chất dinh dưỡng từ dung dịch thuỷ canh nên công thức pha dung dịch
cần thích hợp (Keith Roberto, 1994).
2.2.3.1. Các yếu tố cơ bản
- Dung dịch dinh dưỡng phải chứa các thành phần vi lượng và đa lượng cần
thiết cho sự phát triển của cây.
- Nhiệt độ và độ thoáng khí phải phù hợp với hệ thống rễ. Nhiệt độ không
chỉ tác động đến pH mà còn ảnh hưởng đến độ hoà tan các dưỡng chất.
Nhiệt độ thích hợp khoảng 200C-250C, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ này các
chất khó hoà tan.
- Độ pH: Đa số các cây trồng thích hợp với môi trường pH tối ưu 5,8-6,5.
Nếu pH tăng khi đó cây sẽ thải ra các muối vào môi trường đó là nguyên
nhân làm chất độc trong môi trường tăng lên và làm hạn chế sự dẫn nước.
Nếu pH giảm thấp cây thải ra các thành phần ion bazơ, làm giới hạn việc
hấp thụ các muối gốc axit. Vì vậy cần kiểm tra thường xuyên có thể 2-3 lần/
tuần nên kiểm tra vào thời điểm nhiệt độ giống nhau vì pH dễ bị tác động và

7


thay đổi theo ánh sáng và nhiệt độ vào các thời điểm khác nhau trong ngày
như hoạt động quang hợp mạnh làm pH tăng, trời tối pH hạ xuống.
Dựa vào các giá trị đo được để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi
trường thuỷ canh (Dương Tấn Nhựt, 2004).
2.2.3.2. Nhu cầu về dinh dưỡng
Những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển O, H, N, C, S,
Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Bo, Mo. Chúng được chia ra thành:
+ Nguyên tố đa lượng: Hiện diện vài phần nghìn đến vài phần trăm bao gồm
N (1-3%), K (2-4%), Ca (1-2%), Mg (0,1-0,7% ), S (0,1-0,6%), P (0,10,5%).

+ Nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, Mn, Fe, Bo, Mo.
Các chất này ảnh hưởng rất nhiều đến cây cần được sử dụng với liều lượng
thích hợp, dùng quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng không tốt đối với cây
(G. Thiyagarajan, R. Umadevi và K. Ramesh, 2007).
2.2.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trên sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng thuỷ canh
Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến sự hút các chất dinh dưỡng ở rễ và
biến dưỡng hệ rễ
2.2.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ CO2
CO2 và H2O tham gia tổng hợp chất hữu cơ. CO2 tác dụng với nước cho
H2CO3. Khi nồng độ CO2 trong nước giảm thì bicarbonat hoà tan trong nước
phân giải thành carbonat kết tủa, CO2 và H2O.
CO2 tác dụng với vôi
carbonat ( CO3)-2 và bicarbonat ( HCO3 )Khi hàm lượng CO2 cao hơn ngưỡng thì một phần CO2 trở thành hoạt hoá
và kết hợp với carbonat chuyển thành dạng bicarbonat hoà tan làm cho độ
cứng của nước tăng lên.
Khi hàm lượng CO2 trong nước tăng lên một ít thì làm tăng cường độ quang
hợp làm cho quá trình phát triển trên bộ phận không thuận lợi mặt khác nó
còn ảnh hưởng lớn đến hô hấp của hệ rễ.
Hệ thống carbonat không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà chúng còn là chất
đệm để giữ nồng độ ion hydro trong môi trường gần với giá trị trung tính
(Lê Văn Hoàng, 2008).

8


2.2.4.2. Ảnh hưởng của độ thông khí đến hút chất dinh dưỡng
Trong đất và nước việc hấp thu O2 khó vì phải phụ thuộc vào cấu trúc đất,
chế độ canh tác, hệ vi sinh vật…
Nguồn O2 trong nước là do O2 khuyếch tán từ không khí, nhưng theo cách

này O2 khuyếch tán rất chậm. Hoà tan ít trong nước là thuộc tính của O2.
Hệ số khuyếch tán O2 trong nước nhỏ hơn trong không khí khoảng 320.000
lần. Bên cạnh O2 bị mất do nhiều nguyên nhân:
+ Do tảo và động vật phù du hô hấp.
+ Do oxy hoá metan.
+ Do oxy hoá H2S. Do lớp bùn đáy hấp thu oxy.
+ Do oxy hoá hoá học thuần tuý các chất hữu cơ hòa tan trong nước.
+ Nguồn O2 do tảo quang hợp thải ra là ổn định và quan trọng nhất cho
nước. Trong nước sinh vật lấy O2 rất khó.
Các nghiên cứu cho thấy sự hút các chất khoáng cao nhất khi môi trường có
nồng độ O2 từ 2-3% khi nồng độ O2 dưới 2% tốc độ hút khoáng chậm, trên
3% thì tốc độ không thay đổi.
Môi trường bão hoà oxy là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của vi sinh vật. Khi thừa O2 gây tác hại đến tất cả vi
sinh vật, các sản phẩm trong trạng thái dư thừa tham gia các phản ứng tạo
nên các chất độc cho cơ thể như H2O,S.
Ảnh hưởng của nồng độ CO2, N2, H2S và pH có thể ức chế các hoạt động
hút khoáng của hệ rễ (Lê Văn Hoàng, 2008).
2.2.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát
triển của các loại thực vậtt nói chung trong quang hợp, hô hấp các phản ứng
biến dưỡng trên dinh dưỡng nước, khoáng, sự thoát hơi nước và chuyển
nhựa.
Một số nghiên cứu cho thấy khi tăng nhiệt độ ở một giới hạn nào đó dẫn đến
tăng sự hút các chất dinh dưỡng. Qua đó có thể hiểu rằng nhiệt độ ảnh
hưởng chủ yếu lên quá trình trao đổi chất, lên quá trình liên kết giữa các
phân tử trong chất nguyên sinh với các nguyên tố khoáng (Võ Thị Bạch
Mai, 2003).

9



2.2.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ và tỉ lệ các nguyên tố khoáng ở môi trường
ngoài đến sự hút khoáng
Tỉ lệ giữa các ion trong môi trường và mối liên quan giữa chúng với nồng
độ hút khoáng thấy có 3 hình thức tương quan giữa các ion: đối kháng, hỗ
trợ và không ảnh hưởng lẫn nhau.
Hiện tượng đối kháng là hình thức tương quan phổ biến của các cation. Thí
nghiệm khi tăng nồng độ K thì sự hấp thu Ca giảm một cách tương ứng (Võ
Thị Bạch Mai, 2003).
2.2.4.5. Ảnh hưởng của nấm bệnh trong dung dịch thuỷ canh
Nấm là một loại bệnh nguy hiểm mà chúng ta thường gặp trong thuỷ canh,
rất hiếm thấy loại bệnh này khi hệ thống được giữ gìn sạch sẽ. Nhiều tác giả
đã nhận thấy rằng nếu lượng Mn bị thiếu hụt sẽ làm cây bị nhiễm nấm (Võ
Thị Bạch Mai, 2003).
2.2.4.6. Ảnh hưởng của các giá thể nuôi trồng thuỷ canh
Giá thể dùng để giữ cây và giúp nâng đỡ bộ rễ, để rễ có thể dễ dàng hút chất
dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên một trong số các đòi hỏi là rễ cây phải dễ
dàng tách ra khỏi môi trường.
Than bùn, perlite và vermiculite là những cơ chất tốt, nhưng rễ thường đâm
sâu vào trong môi trường nên sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu hình
thái rễ.
Đối với môi trường cát thì rễ dễ tách ra nhưng cây sinh trưởng phát triển
không tốt lắm do cát chặt đối với cây. Trong nhiều năm qua người ta dùng
đất nung nhưng có hai bất lợi:
+ Không có tính trơ về mặt hoá học. Những loại đất nung khác nhau cho ra
những loại dinh dưỡng khác nhau làm cho kết quả không còn chính xác.
+ Kích thước không giống nhau nên độ đồng nhất không cao.
Có thể sử dụng nhiều giá thể khác nhau trong nuôi trồng thuỷ canh như:
- Than bùn: Đây là chất tốt nhất trong các giá thể hữu cơ có khả năng giữ

nước và chất dinh dưỡng cao hơn các loại giá thể khác. Khi sử dụng cần
được thanh trùng.
- Mùn cưa: Phân bố độ ẩm đồng đều khi được trộn với cát tuy nhiên không
phải loại mùn cưa nào cũng tốt, một số loại có chứa chất độc gây ảnh hưởng
đến môi trường dinh dưỡng.

10


- Vỏ cây, xơ dừa: Đây là loại vật liệu tương đối rẻ tiền có khả năng chống
phân huỷ do vi khuẩn cao. Phần lớn trong các nghiên cứu dùng vỏ cây hay
xơ dừa phải cho dòng nước chảy chậm để cuốn hợp chất tanin có trong vỏ
cây và xơ dừa.
- Cát: Cần phải kiểm tra chắc chắn rằng chúng không bị ô nhiễm bởi đất
chúng thích hợp cho trồng thuỷ canh và kích thước thay đổi những hạt cát
tốt nhất từ 0.1-1.00mm , tuy nhiên khi xử
lý không thích hợp, cát có thể lẫn những vỏ sò khi cho vào dung dịch làm
cho pH tăng lên, độ kiềm tăng giữ chặt Fe trong dung dịch và gây hiện
tượng thiếu hụt Fe cho cây.
- Sỏi: Không chứa đá vôi nên không ảnh hưởng nhiều đến dung dịch, nên sử
dụng 40% perlite và 60% sỏi về thể tích.
- Rockwool: cũng một dạng của thạch anh, nó được tan ra và se lại thành
sợi. Nó trở thành 2 dạng tiêu chuẩn là hạt và sợi.
- Expanded Clay Balls: Những viên sét được nung ở nhiệt độ cao 1.200oC,
rất cứng nhưng các lỗ hổng cho phép nước và không khí lưu thông.
- Cỏ khô (hay), và rơm (straw): có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối trộn với
môi trường khác.
- Cát sông (hạt mịn) và cát biển (hạt to): thường hạt quá nhỏ dễ làm cẩn trở
dòng nước chảy, nên phối trộn với rockwoool.
- Scoria (xỉ nham thạch): Nhẹ hơn sỏi và cát, rất xốp có nhiều lỗ khí và túi

khí, cách nhiệt tốt, không dẫn nhiệt từ thành nhựa của vỏ chậu vào giá thể.
- Vermiculite: Là loại magie-nhôm silicate ngậm nước dưới dạng tinh thể,
có khả năng trao đổi, giữ nước khá cao. Tuy nhiên sau một thời gian sử
dụng dài bị chuyển hoá và trở lại dạng ban đầu.
- Perlite: Dẫn xuất của đá núi lửa chứa sillic, có khả năng giữ nước tốt có
tính ổn định vật lý, có tính trơ hoá học tuy nhiên perlite chứa 6.9% nhôm và
một phần nhôm giải phóng trong dung dịch gây hậu quả bất lợi cho sự sinh
trưởng của cây (Lê Văn Hoàng, 2008).
Cây trồng cần cả oxy và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lý tưởng là
loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí. Khả năng giữ
nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống
(khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không

11


chứa được nhiều nước và oxy. Ngược lại, sỏi thô tạo những khoảng trống
quá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh.
Bên cạnh các giá thể được sử dụng như đã nêu, nhiều nghiên cứu sử dụng
tro, trấu, có nhiều chất khoáng giữ nước tốt lại là vật liệu rẻ tiền, dễ tìm
cũng cho kết quả tốt trong thuỷ canh.
2.2.5. Các loại hình thủy canh
Có 6 hệ thống hydroponic cơ bản bao gồm dạng Bấc (Wick), Thuỷ canh
(Water Culture), Ngập và Rút định kỳ (Ebb và Flow), Nhỏ giọt (Drip) (có
hoàn lưu và không), kỹ thuật màng dinh dưỡng (N.F.T. – Nutrient Film
Technique ) và Khí canh (Aeroponic). Từ 6 hệ thống cơ bản này có thể quy
tụ thành 3 hệ thống chủ yếu sử dụng trên thế giới hệ thống thuỷ canh không
hồi lưu, hệ thống thuỷ canh hồi lưu và hệ thống khí canh (G. Thiyagarajan,
R. Umadevi và K. Ramesh, 2007).
2.2.5.1 Hệ thống thuỷ canh không hoàn lưu

Dung dịch dinh dưỡng đặt trong hộp xốp hoặc các vật chứa cách nhiệt, dung
dịch nằm trong hộp từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch kỹ thuật đơn giản này
đang được triển khai ở nước ta.
2.2.5.2. Hệ thống thuỷ canh hoàn lưu
Dung dịch dinh dưỡng được bơm tuần hoàn từ một bình chứa được lắp đặt
các thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa đến bộ rễ
cây, sau đó trở lại các bình chứa để điều chỉnh lại thông số. Kỹ thuật này có
hiệu quả kinh tế cao hơn (G. Thiyagarajan, R. Umadevi và K. Ramesh,
2007).

Thủy canh không hoàn lưu
Thủy canh hoàn lưu
Hình 2: Mô hình thuỷ canh
12


2.2.5.3. Hệ thống khí canh
Rễ cây không được trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua
hệ thống bơm phun định kỳ, nhờ vậy có thể tiết kiệm được dung dịch dinh
dưỡng bộ rễ thở được tối đa.
Trong cách trồng này cây được trồng trong các thùng cách nhiệt chứa sương
mù và hơi nước, sương mù được phun định kỳ trong thời gian nhất định.
Cây được treo lơ lửng, vì không sử dụng đất hay môi trường tổng hợp nên
môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Nếu một cây bị nhiễm bệnh có
thể di chuyển nó ra khỏi hệ thống một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng
đến cây khác.
Dung dịch thừa sau khi sử dụng được thu lại lọc bổ sung để tiếp tục sử
dụng, hệ thống tương đối nhẹ dễ bố trí trên nóc nhà hay sân thượng trên các
ngôi nhà trong thành phố.
Về nguyên tắc hệ thống có hiệu quả kinh tế cao hoàn toàn có thể ứng dụng

làm giảm giá thành cây giống trong công nghệ sinh học (Võ Thị Bạch Mai,
2003).

13


2.2.6. So sánh trồng cây trong đất và thuỷ canh
Bảng 1: So sánh khi trồng trong đất và thuỷ canh
Trồng cây trong đất
Thuỷ canh
Các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật Thức ăn cho cây được cân bằng, các
phân giải tạo thành các chất cây dễ chất được hoà tan thẳng vào trong
hấp thụ.
nước nên thực vật có thể nhận chất
dinh dưỡng hoàn hảo mọi lúc.
Đất trồng không thể sản sinh nhiều Thuỷ canh mang lượng thức ăn được
chất dinh dưỡng trên mỗi diện tích cung cấp thẳng đến bộ rễ mà thực
đủ cho hệ rễ có thể hấp thu.
vật không cần phải tìm kiếm.
Giá trị dinh dưỡng của nó có thể Giá trị pH và dinh dưỡng được đo và
thay đổi không thể kiểm soát về pH, duy trì dễ dàng cung cấp thường
khó để đo các chỉ tiêu trên.
xuyên cho cây.
Chỉ khi được tưới các nguyên tố cơ Độ ẩm hiện diện trong các khoảng
bản mới được hoà tan vào trong đất. thời gian được kéo dài hay trong mọi
lúc.
Có nhiều vi sinh vật mang các mầm Môi trường trồng là trơ, vệ sinh cho
bệnh tồn tại trong đất và có thể xâm cả người trồng và cho thực vật.
nhiễm vào cây.
Thực vật lớn chậm cần nhiều không Tăng sự sinh trưởng và sản lượng

gian và điều kiện chăm sóc hơn.
trên mỗi diện tích, giảm các sinh vật
gây hại và nhu cầu nước tưới cho
cây.
Nguồn: Võ Thị Bạch Mai, 2003.
Thuỷ canh là một thành tựu lớn nhất về phương pháp dinh dưỡng khoáng
thực vật trong những năm gần đây về việc trồng cây không có đất dựa trên
cơ sở lý luận dinh dưỡng khoáng thực vật. Hay nói khác đi để cây sinh
trưởng và phát triển tốt không cần phải trồng cây trong đất mà miễn sao
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hệ rễ của cây với đầy đủ chất dinh
dưỡng. Với cách này có thể trồng cây trong nhà lưới, nhà kính có chế độ
chiếu sáng, nhiệt độ tối ưu có thể thu hoạch hoa và rau quanh năm với sản
lượng cao hơn trồng ngoài đất.

14


2.3. Những nghiên cứu liên quan
2.3.1. Ngoài nước
Theo những tài liệu ghi chép bằng chữ tượng hình của người Ai Cập trong
vài trăm năm trước công nguyên đã mô tả lại sự trồng cây trong nước. Sự
nghiên cứu trong những năm gần đây vườn treo Babilon và vườn nổi
Kashmir và tại Aztec Indians của Mexico còn những nơi trồng cây trên bè
trong những hồ cạn. Hiện tại vẫn còn nhiều bè trồng cây được tìm thấy ở
gần thành phố Mexico… (Bambi Turner, 2012).
Năm 1699, John Woodward đã thí nghiệm trồng cây trong nước có chứa các
loại đất khác nhau. Những năm 60 của thế kỷ 19, Sachs và Knop (Đức) đã
sản xuất ra các dung dịch để nuôi cấy. Trong những năm 30 của thế kỷ 20,
TS.W.F.Gericke (California) đã phổ biến rộng rãi thuỷ canh ở nước Mỹ.
Những nông trại thuỷ canh di động đã cung cấp thực phẩm rau tươi cho lính

Mỹ trong suốt thời gian chiến tranh quân sự tại Nam Thái Bình Dương.
Ngay tại Mỹ thuỷ canh cũng được dùng rộng rãi cho mục đích sản xuất
kinh doanh hoa như: Cẩm Chướng, Layơn, Cúc… Các cơ sở trồng hoa bằng
thuỷ canh còn có ở Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức, và Thuỵ Điển… (Lê Văn
Hoàng, 2008).
Trong khi đó ở các vùng khô cằn như Vịnh Ả rập, Israel, thuỷ canh được sử
dụng rất phổ biến để trồng rau. Ở các nước Châu Mỹ La Tinh, rau sạch cũng
là sản phẩm chính của thuỷ canh. Hà Lan có hơn 3.600 ha cây trồng không
cần đất, Nam Phi có khoảng 400ha. Ở Singapore, Liên Doanh Areo green
Technology là công ty đầu tiên của Châu Á áp dụng kỹ thuật thuỷ canh
trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng không đất và không phải dùng phân
hoá học có hại để sản xuất rau với quy mô lớn. Hàng năm Singapore tiêu thụ
lượng rau trị giá 260 triệu USD. Vì đất có giới hạn nên hơn 90% rau xanh
được nhập khẩu, hiện tại nông trại Areo Green ở Lim Chu Kang trị giá 5
triệu USD đang thu hoạch khoảng 900 kg rau mỗi ngày.
Nhật Bản đẩy mạnh kỹ thuật thuỷ canh để sản xuất rau sạch. An toàn thực
phẩm là một trong những vấn đề mà người Nhật rất quan tâm, họ luôn lo
ngại và thận trọng đối với những phụ gia thực phẩm hay thuốc trừ sâu nông
nghiệp. Hơn nữa vì diện tích đất canh tác quá hạn hẹp nên chính phủ Nhật
rất khuyến khích và trợ giúp kiểu trồng này. Rau sạch sản xuất bằng phương

15


pháp này đắt hơn 30% so với rau trồng ở môi trường bên ngoài nhưng người
tiêu dùng vẫn chấp nhận (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Do nhu cầu của thị trường đòi hỏi cây rau ngày càng phải sạch nên công
nghệ trồng rau trên chất nền đã xuất hiện và dần thay thế cho việc trồng rau
trên nền đất truyền thống. Hiện nay, gần như 100% vùng đai xanh ven đô
Sydney đã sản xuất rau-hoa-quả trên chất nền trong nhà kính vừa đảm bảo

tính vệ sinh vừa cho năng suất cao (Nguyễn Quốc Vọng, 2006).
2.3.2. Trong nước
Lê Đình Lương (1993) phối hợp với tổ chức Nghiên cứu và phát triển Hồng
Kông (R&D HongKong) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía cạnh
khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát
triển thuỷ canh tại Việt Nam.
Đến tháng 10 năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai được phát triển
ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Côn Đảo, Sở Khoa Học Công Nghệ và
Môi Trường ở một số tỉnh thành. Công ty Golden Garden và Gino, nhóm
sinh viên Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh với
phương pháp thuỷ canh vài loại rau thông dụng như: cải xanh, cải ngọt, xà
lách v.v…
Hơn nữa nhằm giúp những người chơi cây kiểng ở các đô thị có phương
pháp trồng tối ưu, tạo môi trường sống sạch đẹp. Mặt khác, ở thành phố,
muốn trồng cây kiểng, bắt buộc người chơi phải mua đất về để trồng, nhưng
việc trồng kiểng trên môi trường đất thường có nhiều nhược điểm. Trồng
trên đất thường khó di dời (vì lẽ khối lượng lớn, nặng), quá trình chăm sóc,
tưới nước và bón phân làm cho nhà cửa bị hoen ố, đó là chưa kể việc quên
tưới nước, sẽ làm chết cây, khó bố trí trồng ở tủ, bàn nơi làm việc nên không
trưng bày được ở những vị trí mong muốn. Nhằm khắc phục những nhược
điểm này trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và
thử nghiệm kỹ thuật trồng các giống kiểng lá trong môi trường thủy canh.

16


Bảng 2: Thành phần môi trường thủy canh kiểng lá (Nguyễn Văn
Phong, 2008)
Liều lượng
Hóa chất

(ml/100L)
Ca(NO3)2 1M
100
KNO3 2M
100
KH2PO4 0.5M
80
MgSO4 1M
110
K2SiO3 0.1M
80
FeCl3 50mM
3
EDDHA (Red) 100mM
10
MnCl2 60mM
15
ZnCl2 20mM
20
H3BO3 40mM
50
CuCl2 20mM
20
Na2MoO4 1mM
10
pH
6.0 - 6.8
Nguồn: Nguyễn Văn Phong, 2008.
Nghiên cứu đã thành công với các giống kiểng lá sau đây: Thanh Tâm, Lẻ
Bạn, Thuyền Trưởng Vàng, Nhẫn Bạc, Trầu Bà Chân Rết, Trúc Nhật đốm

vàng, Tay Phật, Kim Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trầu Bà Pháp,
Trầu Bà Thái Lan, Trầu Bà Việt Nam, Phát Tài Mỹ, Phát Tài Thái Lan,
Nguyên Thảo, Dương Xỉ Thái Lan…(Nguyễn Văn Phong, 2008).
Ở nước ta, thủy canh cũng thành công trên một số loại hoa trong đó có Mai
Địa Thảo. So với quá trình trồng cây trong đất, phương pháp nuôi trồng thủy
canh luôn duy trì độ ẩm như nhau cho bộ rễ, chất dinh dưỡng luôn ở mức
sẵn sàng cho cây hấp thu. Trong khi ở quá trình trồng cây trong đất, lượng
nước và chất khoáng tưới cho cây bị thất thoát nhiều nên tốc độ tăng trưởng
của cây không cao (Nguyễn Trung Dũng – Võ Thị Bạch Mai, 2005).
Thuỷ canh cũng đang được áp dụng với hoa Lan. Thông thường, hoa Lan
được trồng trên những cơ chất hữu cơ hoặc trên than và được phun với 2
loại phân bón, một loại để thúc đẩy sự tăng trưởng sinh dưỡng, và một loại
phân khác để cảm ứng sự ra hoa. Cách phun tay cho Lan thường tốn nhiều
thời gian và chất dinh dưỡng dư thừa dễ gây ra tảo. Để giải quyết những vấn
17


đề quan tâm này, Trường Cao đẳng Temasek đã sáng chế ra một hệ thống
trồng Lan theo phương pháp thủy canh có điều chỉnh chính xác dòng dung
dịch đi vào (Precise Influx Hydroponic Growth System (PIHGS). Hệ thống
này sử dụng máy tự động để phân phát một lượng chính xác dung dịch dinh
dưỡng vào vùng rễ của lan mà không làm cho giá thể quá ẩm ướt. Cách này
đã khắc phục được một cách có hiệu quả vấn đề thối rễ mà các nhà nuôi
trồng Lan bằng phương pháp thủy canh đang phải đối mặt (Cung Hoàng Phi
Phượng, 2007).
Hồ Thị Mỹ Vi (2008) đã nghiên cứu “Hiệu quả của một số giá thể và kiểu
trồng thuỷ canh khác nhau trên cây hoa Hồng Nhung và Hồng Tiểu Muội” ở
trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, Khoa Nông Nghiệp Sinh
Học và Ứng Dụng của trường Đại Học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài là xác
định giá thể thích hợp cho thuỷ canh như trấu, tro trấu ở dạng đơn hoặc kết

hợp, cũng như xác định hai kiểu thuỷ canh hoàn lưu và không hoàn lưu phù
hợp cho cây hoa Hồng. Kết quả, giai đoạn cây mang hoa tập trung các thí
nghiệm có hiện tượng lá úa vàng nghiêm trọng dẫn đến chết, chủ yếu sử
dụng giá thể Tro và giá thể Trấu. Hoa cho nhiều, đồng đều, đẹp trên giá thể
Tro phối trộn với Trấu với tỉ lệ 1/1. Thời gian từ khi cây cho hoa đến khi
hoa tàn khoảng 45 ngày ở cả 4 thí nghiệm (Hồ Thị Mỹ Vi, 2008).

18


Chương 3
Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương tiện
3.1.1. Thiết bị và vật liệu
* Thiết bị: Máy đo pH, Cân phân tích.
* Vật liệu:
- Mẫu cây: Các cây Vạn lộc đỏ, cây Ngọc ngân trưởng thành, sinh trưởng tốt
và đồng đều nhau về kích cỡ được mua từ vườn hoa Sa Đéc, mang về thuần
dưỡng 2 tuần trước khi bố trí thí nghiệm.
- Môi trường dinh dưỡng:
+ Dung dịch dinh dưỡng 1: mua hóa chất từ cửa hàng về pha chế dung dịch
(Xem Bảng 1, Phụ chương).
+ Dung dịch dinh dưỡng 2: mua Chế phẩm Protifert LMW từ cửa hàng vật
tư nông nghiệp (Xem Bảng 2, Phụ chương).
+ Môi trường nước.
- Chậu thủy tinh trong suốt mua ngoài thị trường, đường kính miệng chậu là
12cm.
- Các dụng cụ khác như giấy, viết, keo dính …
3.1.2. Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại Phòng nuôi cấy mô thực vật thuộc bộ môn Công

nghệ Sinh học, khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại
học An Giang.
Thời gian thí nghiệm: 6 tháng, từ tháng 10/2012 đến tháng 03/2013.
3.1.3. Các bước chuẩn bị
3.1.3.1. Chuẩn bị chậu thủy tinh
Các chậu thủy tinh mua về rửa sạch, bảo quản cẩn thận trách làm vỡ chậu.
3.1.3.2. Chuẩn bị mẫu
Các giỏ cây Vạn lộc đỏ, cây Ngọc ngân trưởng thành sau khi được thuần
dưỡng 2 tuần tại Vườn lan. Giữ trong môi trường đất cho cây ra rễ khỏe
mạnh, số lượng rễ càng nhiều càng tốt.
Sau đó, tưới ướt đẫm các giỏ cây này làm phân rơm mềm ra, lấy cây lên, rữa
sạch không còn chất hữu cơ, đất bám vào rễ. Thao tác nhẹ nhàng không làm
tổn hại đến bộ rễ của cây. Cho cây vào chậu thủy tinh có chứa nước lã giữ

19


trong 7-10 ngày để rễ cây thật sạch đất và quen dần với môi trường nước.
Cách 2–3 ngày tiến hành kiểm tra 1 lần, nếu nước có hôi thối thì thay nước.
3.1.3.3. Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
Pha dung dịch dinh dưỡng như Bảng số 2 và Bảng số 3.
+ Dung dịch dinh dưỡng 1: Cân hóa chất riêng theo từng nhóm đa lượng, vi
lượng để pha dung dịch mẹ cho 100 lít dung dịch sử dụng để thủy canh
Kiểng Lá. Các nhóm hóa chất sau khi cân hòa tan trong 100ml rồi lên thể
tích đến 1000ml, viết nhãn lên từng loại để sử dụng.
+ Dung dịch dinh dưỡng 2: Pha theo tỉ lệ là Chế phẩm Protifert LMW : nước
= 1:4000.
Như vậy, để pha 100 lít dung dịch dinh dưỡng 2 cần sử dụng 25ml Chế phẩm
Protifert LMW.
Trong 12-14 ngày đầu sau khi bố trí thí nghiệm châm dung dịch dinh dưỡng

với nồng độ được pha loãng 5 lần, mục đích là để cây quen dần với với môi
trường này. Sau đó sẽ tiến hành đổ 100 % dung dịch dinh dưỡng để cây phát
triển tốt.
3.1.3.4. Chọn nơi bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí trong phòng tại Phòng nuôi cấy mô thực vật thuộc
bộ môn Công nghệ Sinh học.
- Bố trí cây ở vị trí hứng nhiều ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn trong
phòng.
- Đặt cây cách cửa kiếng khoảng 25-50cm.
3.1.3.5. Qui trình chăm sóc và theo dõi cây sinh trưởng
- Khi đưa cây vào bố trí thí nghiệm
+ Pha dung dịch dinh dưỡng: Cần pha loãng dung dịch dinh dưỡng từ dung
dịch mẹ theo tỉ lệ chính xác để sử dụng.
+ Đổ nước vào chậu thủy tinh: Châm dung dịch vào chậu thủy tinh ngập
khoảng 2/3 chiều cao rễ cây để cây không bị ngập úng và hấp thu chất dinh
dưỡng tốt nhất.
+ Đặt cây vào chậu: Đặt cây thẳng đứng, không ngã về một phía, bộ rễ xòe
đều trong chậu.

20


- Chăm sóc, duy trì sự sống của cây
+ Thay nước: Tiến hành thay nước hàng tuần (trong thời gian từ 7-10 ngày).
Không để quá 20 ngày mới thay nước, nhằm đảm bảo trong chậu trồng cây
luôn sạch sẽ và trong suốt. Khi cây có những biểu hiện như: vàng lá, úng lá,
úng rễ thì thay nước thường xuyên hơn từ 2-3 lần/1 tuần. Khi phát hiện nước
trong chậu trồng cây không còn trong suốt, nổi bọt, hoặc có váng, rễ rụng
dưới đáy chậu sẽ thay nước ngay lập tức.
+ Rửa rễ cây – rửa bình: Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu, để vào thau nhựa,

đặt cây nằm nghiêng tựa vào thành, để tránh làm gãy lá hay rễ.
Vệ sinh bình: Rửa bình sạch sẽ, dùng cước mềm vệ sinh kỹ đáy và
thành chậu. Sau đó, xả lại nước sạch.
Vệ sinh cây: Nhẹ nhàng cầm phần gốc của cây, xả nước vòi sen với
áp lực vừa phải vào phần rễ, để rêu mốc và bụi bẩn trôi ra khỏi rễ, giúp rễ
sạch sẽ hơn, hút chất dinh dưỡng được dễ dàng.
+ Cắt tỉa: Trong khi thay nước cho cây, cần cắt tỉa các phần rễ bị hư, bị úng.
Cắt bỏ lá già, lá vàng, cần phải cắt sát gốc không chừa lại phần cuống lá.
+ Đặt cây lại chậu: Nhẹ nhàng để cây vào chậu, tránh rễ bị vướng gập vào
mép chậu làm gẫy hoặc tổn thương rễ. Mang chậu cây đặt lại vị trí và chỉnh
lại thế cây đứng thẳng, vững chắc.

21


×