Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113 KB, 10 trang )

Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với việc cung ứng dịch vụ công,
chất lượng cung ứng dịch vụ công phụ thuộc vào sự quan tâm của nhà nước
tới loại hình dịch vụ công đó. Dù là chủ thể tác động trực tiếp hay gián tiếp,
sự can thiệp nhiều hay ít đến dịch vụ công thì nhà nước đều hướng tới một
mục đích chung là phục vụ, đáp ứng nhu cầu của công dân và của toàn xã hội.
I. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ CÔNG
1.Khái niệm về dịch vụ công
- Theo nghĩa rộng: dịch vụ công là toàn bộ các hoạt động do nhà nước
bảo đảm thực hiện để phục vụ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức.
- Theo nghĩa hẹp: dịch vụ công là những hàng hóa, dịch vụ do nhà nước
bảo đảm để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Khái niệm: dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu chung thiết
yếu của cộng đồng và toàn xã hội; phục vụ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân và tổ chức, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hoặc ủy nhiệm cho các
cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội.
2. Phân loại dịch vụ công
Thông thường các hoạt động của nhà nước được phân thành hai nhóm chủ
yếu: hoạt động duy trì trật tự, điều tiết xã hội (chức năng chuyên chính hay
cai trị) và hoạt động bảo đảm các điều kiện phát triển cho xã hội (chức năng
xã hội). Tương ứng với hai nhóm chức năng này, người ta chia dịch vụ công
thành hai loại: Dịch vụ hành chính công và dịch vụ công cộng.
2.1.Dịch vụ hành chính công
Khái niệm: dịch vụ hành chính công là những hoạt động giải quyết các
công việc cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và
công dân được thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính pháp lý của nhà
nước.
- Đặc điểm
+ Việc cung ứng gắn liền với thực hiện thẩm quyền hành chính pháp lý
của nhà nước. Chủ thể cung ứng thường là cơ quan hành chính nhà nước



+ Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước: do nhà nước đặt ra, nhằm ổn định
xã hội.
+ Tính không vụ lợi
+ Cung cấp công bằng giữa các đối tượng sủ dụng
2.2. Dịch vụ công cộng
Khái niệm: dịch vụ công cộng là các hoạt động phục vụ các lợi ích chung
tối cần thiết của cả cộng đồng do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy nhiệm
cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng
xã hội.
- Đặc điểm:
+ Do nhà nước bảo đảm thực hiện
+ Chủ thể cung ứng: nhà nước trực tiếp cung ứng hoặc ủy quyền cho các
chủ thể ngoài nhà nước cung ứng theo những tiêu chuẩn do nhà nước quy
định
+ Người sử dụng dịch vụ phải đóng các chi phí nhất định( trực tiếp hoặc
gián tiếp).
3. Vai trò của nhà nước đối với từng loại hình dịch vụ hành chính
công và dịch vụ công cộng
3.1. Vai trò của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ hành chính
công
Các hoạt động của dịch vụ hành chính công gắn liền với chức năng quản
lý nhà nhà nước, để cung ứng dịch vụ hành chính công phục vụ cho công dân,
tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước đã tiến hành các hoạt động: đăng
ký, cấp giấy phép, cấp chứng nhận, công chứng, hộ tịch..
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trình tự,
thủ tục trong việc sử dụng các loại hình dịch vụ hành chính công.
- Nhà nước bảo đảm việc cung ứng dịch vụ hành chính công. Dịch vụ
hành chính công ra đời nhằm phục vụ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân. Dịch vụ hành chính công do nhà nước trực tiếp cung ứng, trách

nhiệm thuộc về nhà nước, do nhà nước quản lý.


- Các cán bộ, công chức hướng dẫn cho nhân dân dễ hiểu, thực hiện một
cách dễ dàng hơn các loại hình dịch vụ hành chính công;
- Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích cho người dân, tổ chức sử dụng
dịch vụ tốt hơn ;
- Nhà nước tiến hành cải cách thủ tục hành chính.
Ví dụ như Nghị quyết 30c/NQ – CP ngày 8 thàng 11 năm 2011 về “
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020”
nhằm bãi bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo nhau, bảo đảm tính hợp lý, rõ
ràng, công khai minh bạch, tạo điều kiện cho người dân dễ hiểu, dễ tiếp cận
với các thủ tục hành chính.
- Nâng cao trình độ, đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan hành chính
nhà nước
- Áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương.
- Nhà nước cung cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất để hoạt động cung
ứng dịch vụ hành chính công được diễn ra một cách nhanh gọn, hiệu quả hơn,
đáp ứng được nhu cầu của công dân, tổ chức.
- Đưa ra tiêu chí đánh giá hệ thống chất lượng cung ứng dịch vụ hành
chính công áp dụng theo TCVN ISO 9001:2008.
3.2. Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công cộng
Thứ nhất: vai trò bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng của nhà nước
Dịch vụ công cộng là những dịch vụ có tính thiết yếu phục vụ cho việc
duy trì trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển nên nhà nước nhất định phải đứng
ra can thiệp vào quá trình cung cấp nhằm bảo đảm các dịch vụ này được cung
cấp một cách đầy đủ và đúng định hướng của nhà nước.
Tuy nhiên, việc bảo đảm các dịch vụ công cộng không đồng nhất với việc
nhà nước trực tiếp đứng ra cung ứng các loại hình dịch vụ này. Trong những

trường hợp nhất định nhà nước có thể phối hợp với các đơn vị cung cấp phi
nhà nước thậm chí bàn giao hẳn việc cung cấp cho các đơn vị phi nhà nước.
Xu hướng này được gọi là xã hội hóa hay tư nhân hóa dịch vụ công cộng –
một trong những định hướng chủ yếu của cải cách dịch vụ công hiện nay trên
thế giới. Tùy theo đặc thù của từng quốc gia ở mỗi giai đoạn phát triển nhất


định mà số lượng và chất lượng các dịch vụ do nhà nước đứng ra trực tiếp
đảm nhận không giống nhau.
Thứ hai, nhà nước can thiệp vào quá trình cung ứng các dịch vụ công
cộng nhằm bảo đảm hiệu quả và sự công bằng trong quá trình tiếp cận các
dịch vụ của công dân và tổ chức trong xã hội
Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ ra rằng sự vận hành tự phát của nền
kinh tế thị trường theo lý thuyết “bàn tay vô hình” như Adam smith từng
nghiên cứu không phải lúc nào cũng tạo nên thành công. Cùng với sự phát
triển của kinh tế thị trường thì các thất bại của thị trường ngày càng trở nên rõ
nét và đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước để khắc phục. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của nhà nước can
thiệp vào sự phát triển của thị trường để khắc phục những thất bại của thị
trường vì:
- Khu vực tư nhân không muốn cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ công
thuần túy vì sẽ gặp khó khăn trong việc tạo doanh thu để bù đắp chi phí (khó
có khả năng bắt buộc người sử dụng phải chi trả cho phục vụ);
Ví dụ: khu vực tư nhân không muốn đầu tư vào một số dịch vụ như xây
dựng cầu, vệ sinh môi trường, cứu hỏa do đặc trưng của những công việc đó
là mức đầu tư cao mà không thu được lợi nhuận, hoặc thu được ít lợi nhuận.
- Khu vực tư do họ hướng tới việc tìm kiếm lợi nhuận vì vậy không quan
tâm hoặc ít quan tâm tới các tác động ngoại ứng gây ra bởi hoạt động của
mình;
- Hoạt động cạnh tranh trong thị trường thường đưa tới sự độc quyền

trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ, các nhà cung cấp độc quyền
thường giới hạn việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ ở mức thấp hơn mức tối
ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận
- Trong thị trường thường có sự không hoàn hảo về thông tin.
Thứ ba, mức độ can thiệp, hình thức can thiệp cho từng loại hình dịch vụ
công cộng không giống nhau và tùy từng giai đoạn cũng có điểm khác biệt.
* Về mức độ can thiệp
- Có sự song song cùng tồn tại đối với các chủ thể trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục… nhưng mức độ can thiệp của nhà nước sẽ không giống nhau.


Ví dụ: Trường dân lập và trường công để khuyến khích, nâng cao chất
lượng dạy và học nhà nước sẽ có những chính sách khuyến khích khác nhau
do đặc thù của từng trường đó là không giống nhau. Mức độ can thiệp của nhà
nước không giống nhau.
- Tùy từng lĩnh vực có sự tham gia của nhà nước ít hay nhiều phụ thuộc
vào:
+ Tư nhân có sẵn sàng tham gia hay không?
+ Tư nhân có muốn làm hay không?
+ Nhà nước có sẵn sàng trao quyền cho tư nhân hay không?
Ví dụ: hoạt động thu gom rác chủ yếu là do tư nhân làm.
* Về hình thức can thiệp
- Tùy thuộc vào từng loại hình khác nhau, mức độ đặc thù khác nhau;
- Tùy thuộc vào từng giai đoạn.
Ví dụ: Dịch vụ khám chữa bệnh y tế. Trước 1986 nhà nước quản lý theo
cơ chế bao cấp từ A đến Z. Sau khi đổi mới thì nhà nước đã chuyển giao một
phần trách nhiệm cho tư nhân, tư nhân cũng có quyền quản lý một số bệnh
viện.
Ngoài ra, nhà nước còn có vai trò trong việc đảm bảo cung cấp dịch vụ
công nói chung và cung cấp dịch vụ công cộng nói riêng thông qua một số

mặt cơ bản sau:
- Nhà nước ban hành khung pháp lý quy định số lượng, chất lượng cung
cấp các dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu của xã hội và phụ thuộc vào khả
năng của nhà nước. Ví dụ: Nghị định số 79/2012/ NĐ – CP ngày 05 tháng 10
năm 2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Thi người
đẹp và người mẫu; Lưu hanh, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc,
sân khấu.
- Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích tạo, điều kiện cho các chủ thể cung ứng
dịch vụ công cộng. Ví dụ: Chỉ thị 09/CT- TTg, ngày 22 tháng 05 năm 2015 về
việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non
ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.


- Nhà nước kiểm soát chất lượng dịch vụ công cộng theo tiêu chuẩn định
trước phù hợp với mục tiêu của nhà nước. Ví dụ: Nghị định số 103/2009/NĐCP, ngày 06 tháng 11 năm 2009, ban hành quy chế hoạt động đối với văn hóa
và kinh doanh dịch vụ hành chính công. Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL,
ban hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch
vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP
ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.
- Nhà nước trước tiên đảm nhận cung ứng các dịch vụ công khi các đơn vị
khác không thể, không muốn hay không được phép đảm nhận.
II. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG HIỆN NAY
1. Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công
Dịch vụ chứng thực, xác nhận trong hệ thống dịch vụ hành chính công của
chính quyền địa phương được người dân nhìn nhận có sự chuyển biến tích
cực nhất khi mà nhiều địa phương đã thực hiện những bước cải thiện lớn
trong việc cung cấp thông tin về thủ tục, niêm yết công khai phí, cũng như
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với dân để
cải thiện thái độ nhũng nhiễu trong làm việc, thiếu tôn trọng dân… Mức độ
hài lòng của người dân về dịch vụ này tăng gấp 3 lần so với dịch vụ hành

chính công còn lại được cung cấp bởi chính quyền cấp quận/huyện/xã/phường
trên địa bàn cả nước trong năm 2013. Tuy nhiên, mức độ tích cực trong cung
ứng dịch vụ này không đồng đều giữa các vùng địa phương trên phạm vi cả
nước.
Thủ tục cấp phép xây dựng, ít có sự biến động trong đánh giá của người
dân đối với hoạt động cấp phép xây dựng của chính quyền cấp
Quận/huyện/xã/phường trên địa bàn cả nước. Mặc dù nhiều tỉnh thành người
dân không còn phải đi qua nhiều nơi, gặp nhiều người mới làm xòn thủ tục
cấp phép xây dựng, tuy nhiên cũng có những tỉnh thành chỉ có khoảng 12, 6%
số người khi hoàn thành thủ tục xin cấp phép xây dựng không phải qua nhiều
cửa( Cencodes và các đối tác, 2014).
Thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hệ
thống dịch vụ hành chính công được cung ứng bởi chính quyền địa phương
nhận được sự đánh giá thấp nhất của người dân về sự biến đổi trong cung ứng


dịch vụ. Người dân vẫn còn phàn nàn về việc thiếu công khai phí, lệ phí, về
thơi gian nhận kết quả, trả kết quả…
2. Cung ứng dịch vụ công cộng
Lĩnh vực y tế:Công tác y tế dự phòng và mạng lưới y tế cơ sở từng bước
được cải thiện. Đến năm 2013, 63 tỉnh thành đều có trung tâm y tế dự phòng
tuyến tỉnh, trung tâm truyền thông, giáo dục sức khỏe. Các trung tâm y tế dự
phòng huyện đã được tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và
bảo đảm được 15% cán bộ có trình độ đại học trở lên, trên 80% cán bộ được
đào tạo, tập huấn chuyên môn về y tế dự phòng. Với những nỗ lực nâng cao
chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực y tế trong công tác y tế dự phòng thì tỷ lệ
người mắc mới, số người mắc bệnh và tử vong giảm qua các năm..
Cung ứng dịch vụ giáo dục, mạng lưới giáo dục ngày càng được phát triển
rộng khắp trong toàn quốc, tạo cơ hội học tập cho người dân. Trẻ em các xã
trên phạm vi toàn quốc được tiếp cận các lớp nhà trẻ, mẫu giáo thuộc bậc

mầm non. Trẻ em tiểu học không còn gặp khó khăn về di chuyển khi các
trường tiểu học công lập ở tất cả các xã khoảng cách từ nhà đến trường trung
bình toàn quốc là 1km ( Cecodes và các đối tác, 2014). Đội ngũ giáo viên các
trường phổ thông cũng được đào tạo để chuẩn hóa kiến thức và phương pháp
giảng dạy.
Tuy nhiên, việc cung ứng dịch vụ giáo dục công vẫn còn những điểm chưa
thỏa đáng, khi mà trình độ sư phạm của giáo viên ở nhiều địa phương còn
chưa tốt, tình trạng phụ huynh học sinh phải “ bồi dưỡng thêm” giáo viên
hoặc ban giám hiệu để con em mình được quan tâm hơn, hay giáo viên ưu ái
học sinh tham gia lớp học thêm tự tổ chức diễn ra phổ biến.
Đảm bảo nước sinh hoạt, với những nỗ lực cung ứng nước sạch cho người
dân đô thị, công suất cấp nước cho khu vực này đã tăng gấp 3 lần so với năm
1975, tuy nhiên so với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, rất nhiều khu
CN, khu đô thị mới được hình thành và dân số đô thị cũng tăng nhanh nên hệ
thống cấp nước đô thị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của dân cư
thành thị . Theo báo cáo của đánh giá lĩnh vực cấp nước về vệ sinh môi
trường VN năm 2011, năm 2009 trên địa bàn cả nước chỉ có 35/67 thành phố
khảo sát đảm bảo cung cấp nước liên tục 24 giờ/ngày, thậm chí có những
thành phố việc cung cấp nước cho người dân chỉ có thể kéo dài từ 8 – 10


tiếng/ngày. Chính vì thế mà đến hết 2010 mới có khoảng 18,15 triệu dân đô
thị ( sắp xỉ 69 % tổng dân số đô thị) có thể tiếp cận được nước sạch với mức
độ sử dụng nước trung bình 80 -90 lít/người/ngày đêm. Mặc dù , nước được
cung cấp từ các hộ gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống
theo QCVN 01-2009/BYT. Tuy nhiên, do chất lượng đường ống kém, tỷ lệ
thất thoát rò rỉ cao, nước cấp đến hộ gia đình chỉ đảm bảo an toàn khi uống
trực tiếp( cục quản lý môi trường, y tế và các đối tác, 2012).
Đối với khu vực nông thôn, đến hết năm 2011, khoảng 40% người dân
nông thôn mới được tiếp cận đến nước hợp vệ sinh ( nước đạt QCVN 022009/BYT) trong sinh hoạt hàng ngày. Tỷ lệ hộ gia đình còn lại trong khu vực

nông thôn phải tự đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày chiếm đến 60%
trong đó 15,1% hộ gia đình ở nông thôn đang sử dụng nước suối/ ao hồ làm
nguồn nước cho sinh hoạt, ăn uống; 30,4% hộ gia đình có nguồn nước chính
không hợp vệ sinh; Tỷ lệ hộ còn lại phải sử dụng nước sinh hoạt có nguy cơ ô
nhiễm cao và rất cao ( cục quản lý môi trường y tế và các đối tác, 2012), Đến
năm 2015 chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã triển
khai một số dự án làm tăng tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước
sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy,
hạn chế bệnh sốt rét … tăng cường sức khỏe cho người dân từ đó giảm chi phí
khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội.
Đảm bảo điện sinh hoạt, nếu năm 1994 cả nước mới có 60,4% số xã và
50% số thôn có điện, năm 2006 các con số tương ứng là 98,9% và 92,4%, thì
đến năm 2010 có tới 99,8% và 95,5% số thôn có điện. Những nỗ lực trong
cung ứng điện đến từng hộ gia đình đã làm 100% hộ gia đình ở 31 tỉnh thành
được sử dụng mạng lưới điện quốc gia, tuy nhiên ở một vài địa phương, tỷ lệ
người dân chưa được tiếp cận lưới điện quốc gia còn nhiều, như ở Điện Biên (
CECODES và các đối tác, 2014).
Giao thông công cộng, đối với khu vực đô thị, tốc độ phát triển kinh tế
cao, cộng với việc dân số tăng nhanh chóng đã gây áp lực lớn lên mạng lưới
hạ tầng kỹ thuật của những thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Số lượng xe ô tô gia tăng nhanh chóng đã buộc chính quyền
phải xem xét lại việc phân chia làn đường làm gia tăng các vấn đề tiêu cực mà
trước đây vốn chỉ do xe máy gây ra như tắc đường, ô nhiễm, tai nạn giao


thông. Các phương tiện giao thông công cộng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu
cầu di chuyển của người dân. Hai thành phố đang triển khai xây dựng hệ
thống giao thông công cộng với quy mô lớn, gồm các tuyến tàu điện ngầm,
tàu trên không và các làn đường riêng của xe buýt chạy nhằm tạo điều kiện di
chuyển tốt hơn cho người dân trong những năm mới.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để nâng cao vai trò của nhà nước đối với chất lượng cung ứng dịch vụ công
hiện nay, cần có một số giải pháp như sau:
- Cải cách cung ứng dịch vụ hành chính công gắn liền với quá trình cải
cách bộ máy nhà nước;
- Hoàn thiện thể chế và quy trình cung ứng dịch vụ công;
- Đổi mới phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ công theo hướng xã hội
hóa;
- Người dân cần được đặt vào vị trí trung tâm trong các hoạt động cung
ứng dịch vụ công của nhà nước;
- Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào cung ứng dịch vụ
công;
- Có khả năng ứng dụng vào thực tiễn;
- Nghiên cứu những xu hướng mới để chất lượng dịch vụ công ngày càng
nâng cao.


Tài liệu tham khảo:
1. Tập bài giảng môn học dịch vụ công của TS. Đặng Khắc Ánh;
2. Cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay (2015) của Phó giáo sư, Tiễn
sỹ Đỗ Thị Hải Hà và Phó giáo sư, Tiến sỹ Mai Ngọc Anh;



×