TRƯỜNG ĐẠI HỌC TN & MT HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu vai trò của ứng dụng công cụ mô hình hóa
trong công tác quản lý môi trường tại Việt Nam hiện nay
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GVHD: Hoàng Ngọc Khắc
Sinh viên thực hiện: Chu Thị Hạnh
Lớp ĐH2QM1
Mã sv: DC00201206
Hà Nội, tháng 10/2014
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài: Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi
trường đã là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực phát triển. Tuy
nhiên cùng với những nỗ lực phát triển ấy là vấn đề môi trường đang bị
đe dọa nghiêm trọng, tình hình này đã tạo nên những mâu thuẫn gay gắt
trên con đường phát triển của đất nước, giữa bảo vệ môi trường và phát
triển kinh tế. Đứng trước thách thức đó đòi hỏi nhà nước phải có những
biện pháp quản lý thích hợp để dung hòa giữa phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường. Các công cụ quản lí môi trường là môt trong những biện
pháp mà nhà nước đưa ra để quản lí môi trường một cách chính xác, sát
sao và hiệu quả. Công cụ quản lí mà em đưa ra là công cụ mô hình hóa.
Ngày nay, hầu hêt các ngành khoa học đều sử dụng mô hình, tuy nhiên
sử dụng với nhiều phương pháp tiếp cận và cách thức khác nhau. Sự đô
thị hóa và phát triển công nghệ đã tác động mạnh vào môi trường. Năng
lượng và các chất ô nhiễm được phát thải, xả thải vào môi trường sinh
thái, và tại đây chúng gây nên sự phát triển nhanh chóng của tảo hay vi
khuẩn, phá hoại các loài khác dẫn tới làm thay đổi cấu trúc sinh thái.
Một hệ sinh thái bất kỳ đều rất phức tạp. Chính vì vậy việc tiên đoán các
tác động lên môi trường là một nhiệm vụ khá nặng nề. Chính vì lý do
này đã biến mô hình trở thành một công cụ có ích bởi vì mô hình là bức
tranh phản ánh thực tế. Vì vậy, em xin tìm hiểu đề tài: “ Nghiên cứu vai
trò của việc ứng dụng công cụ mô hình hóa trong công tác quản lý
môi trường tại Việt Nam hiện nay”
2. Đối tượng nghiên cứu: Công cụ mô hình hóa
3. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam
4. Mục đích: Tìm hiểu rõ vai trò của công cụ mô hình hóa trong công
tác quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay.
5. Mục tiêu:
2
• Hiểu rõ về công cụ mô hình hóa cũng như vai trò của công cụ này trong
công tác quản lí môi trường.
• Đưa ra được các ưu, nhược điểm của việc áp dụng công cụ mô hình
hóa trong quản lí môi trường tại Việt Nam.
6. Nội dung
Khái quát chung về công cụ mô hình hóa ở Việt Nam
1. Khái niệm mô hình hóa.
• Mô hình hóa: là môt môn khoa học về cách mô phỏng các sự
vật, hiện tượng hay quá trình xảy ra trong tự nhiên va xã hội
giúp cho con người hiểu biết sâu hơn về chúng cũng như
những thông tin về thế giới thực. ( Theo TSKH. Bùi Tá Long)
• Mô hình hóa môi trường: là một ngành khoa học mô phỏng
hiện tượng lan truyền chất ô nhiễm và dự báo những thay đổi
môi trường theo không gian và thời gian. (Theo TS. Lê Anh
Tuấn)
2. Công cụ mô hình hóa trong quản lý môi trường ở Việt Nam.
Hiện nay, việc áp dụng công cụ này vào quản lí môi trường ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế.
3. Vai trò của ứng dụng công cụ mô hình hóa trong quả lí môi
trường.
• Dự báo các vấn đề môi trường trong tương lai.
• Là công cụ đắc lực cho việc đưa ra các giải pháp về các vấn
đề môi trường, hay cho việc xây dựng các bộ luật giúp giảm
thiểu hay kiểm soát ô nhiễm.
• Là công cụ hữu ích trong việc kiểm soát các các hệ thống
phức tạp.
• Phản ánh các đặc tính của hệ sinh thái.
3
• Dùng để kiểm tra các giả thiết khoa học.
• Giảm chi phí lấy mẫu cho các công trình nghiên cứu khoa
học, quan trắc, thu thập số liệu.
• Giải quyết khó khăn đối với các phản ứng xảy ra quá lâu.
• Có thể thay đổi với những thử nghiệm theo ý muốn, có thể
thử nghiệm những thí nghiệm nguy hiểm ( ví dụ: Sức ảnh
hưởng của các vụ nổ)
4. Ưu, nhược điểm của công cụ mô hình hóa khi ứng dụng tại Việt
Nam.
• Nhược điểm:
-
Các mô hình chủ yếu là do người nước ngoài lập ra, chưa phù hợp
với điều kiện địa lí, khí hậu.. của nước ta. Do đó, khi áp dụng phải
qua quá trình hiệu chỉnh nên hiệu quả và độ chính xác chưa cao.
-
Để mô hình đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc vào kỹ năng của người
sự dụng mô hình.
-
Kỹ thuật lấy mẫu ngoài hiện trường cũng như trong phòng thí
nghiêm có ảnh hưởng lớn tới quá trình sự dụng mô hình.
• Ưu điểm:
-
Giảm chi phí lấy mẫu cho các công trình nghiên cứu khoa học, quan
trắc, thu thập số liệu, trong khi điều kiện nước ta chỉ đang phát triển.
-
Giải quyết khó khăn đối với các phản ứng xảy ra quá lâu. ( Ví dụ:
Mô phỏng nồng độ của chất độc màu da cam trong đất qua thời
gian).
-
Việc áp dụng mô hình hóa trong công tác quản lí môi trường tại Việt
Nam còn là một vấn đề khá mới trong khi những nước phát triển đã
áp dụng rất nhiều. Do đó, nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm của
những nước đi trước.
B. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU.
4
Phương pháp thu thập tài liệu: Là phương pháp phổ biến được áp dụng
trong quá trình nghiên cứu. Các tài liệu về mô hình hóa, mô hình hóa và
môi trường.
C. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí thuyết.
Nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu trong nước liên quan tới mô hình
hóa môi trường.
2. Phương pháp khảo sát thực địa.
Dựa vào quá trình học tập và những kiến thức tích lũy được trên lớp
trong môn học Mô Hình Hóa của giảng viên: Lưu Thế Anh.
3. Phương pháp tổng hợp số liêu.
Dựa vào các tài liệu thu thập được và những điều tích lũy được dùng
làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Qua quá trình nghiên cứu cho ta thấy mô hình hóa có vai trò quan
trọng với môi trường nói chung cũng như với công tác quản lí môi
trường nói riêng. Đặc biệt với một nước đang phát triển như nước ta
thì nên áp dụng công cụ này trong quản lí môt trường môt cách thường
xuyên hơn và áp dụng một cách có hiệu quả hơn.
Việc áp dụng mô hình hóa vào quản lí môi trường có vai trò rất quan
trọng trong việc đưa ra các giải pháp kịp thời về các vấn đề môi trường
bức xúc cũng như các điểm ô nhiễm nặng nề tại thời điểm hiện tại.
Cũng như có thể dự báo trước các vấn đề về môi trường trong tương
lai. Nhằm đưa ra các biện pháp sản xuất, khai thác, sử dụng tài nguyên
môi trường hợp lí nhất, tránh sự cạn kiệt về các nguồn tài nguyên
trong tương lai, tránh các sự cố môi trường xảy ra bất ngờ làm ảnh
hưởng tới cuộc sống của người dân.
Ngoài ra, việc áp dụng mô hình hóa vào công tác quản lí môi trường
còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án, nghiên cứu
khoa học về môi trường.
5
Việc áp dụng mô hình hóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và để việc
áp dụng mô hình hóa có hiệu quả hơn thì nên kết hợp một cách nhuần
nhuyễn các công cụ khác trong quản lí môi trường.
Cố gắng khắc phục những hạn chế để việc áp dụng mô hình hóa có
hiệu quả hơn. Như rèn luyện kỹ năng chuyên môn, sử dụng các công
trình nghiên cứu khoa học của các tác giả nước ngoài cũng như trong
nước một cách chọn lọc, khoa học.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. TSKG. Bùi Tá Long. 2008. Giáo trình mô hình hóa môi trường.
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 1,
trang 9 – 14.
2. TS. Lê Tuấn Anh. 2008. Giáo trình mô hình hóa môi trường.
trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ, trang 7- 13.
3. />4. />5. />
6