Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu vai trò của quản lý nhà nước trong mối quan hệ giữa cơ chế thị trường với công tác quy hoạch, kế hoạch của ngành công thương đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 116 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
















ĐỀ TÀI KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CHẾ
THỊ TRƯỜNG VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG
ĐẾN NĂM 2020













8716


Hà Nội, tháng 11 - 2010
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HOÁ
VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG TÁC KẾ
HOẠCH HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5

I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HOÁ 5
1. Cơ sở lý luận về kế hoạch hoá 5
2. Chức năng của kế hoạch hoá phát triển 7
2.1. Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô 7
2.2. Chức năng định hướng phát triển 7
2.3. Chức năng kiểm tra, giám sát 8
3. Hệ thống kế hoạch hoá phân theo nội dung 8
3.1. Chiến lược phát triển 8
3.2. Quy hoạch phát triển 10
3.3. Kế hoạch phát triển 11
3.4. Các chương trình phát triển 13
4. Kế hoạch hoá phân theo thời gian 13
II. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ

GIỮA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ
HOẠCH 15

1. Quản lý nhà nước và mối quan hệ với công tác kế hoạch hoá trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 15

2. Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta 18

PHẦN THỨ HAI: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG
VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOÁ, MỘT SỐ BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM 26

I. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 26
1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 26

1
2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 29

3. Kinh nghiệm của Malaysia 31
4. Kinh nghiệm của Trung Quốc 34
5. Kinh nghiệm của LB Nga 40
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 45
PHẦN THỨ BA: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH
CÔNG THƯƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 47

I. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG 47


1. Tình hình xây dựng và thực hiện quy hoạch 47
1.1. Xây dựng quy hoạch 47
1.2. Tình hình thực hiện quy hoạch 48
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch 49
2.1. Xây dựng kế hoạch 49
2.2. Thực hiện kế hoạch 49
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY
HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG 49

1. Đối với công tác quy hoạch 49
2. Đối với công tác kế hoạch 50
III. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG 51

1. Đánh giá chung về tình hình xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế
hoạch của ngành Công Thương 51

1.1. Những kết quả đạt được 51
1.2. Một số hạn chế trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch 51
1.3. Một số hạn chế trong công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch 52
2. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với công tác quy
hoạch, kế hoạch ngành Công Thương 53

2.1. Đối với công tác quy hoạch 53
2.2. Đối với công tác kế hoạch 55

2
PHẦN THỨ TƯ: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU NÂNG CAO VAI
TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ
HOẠCH CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRONG CƠ CHẾ KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY
HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 58

I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA
NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRONG CƠ CHẾ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN 58

1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 58
1.1. Bối cảnh quốc tế 58
1.2. Bối cảnh trong nước 61
2. Phương hướng, mục tiêu nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với
công tác quy hoạch, kế hoạch của ngành công thương trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 61

2.1. Phương hướng 61
2.2. Mục tiêu 61
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA NƯỚC TA
TRONG THỜI GIAN TỚI 62

1. Xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch, kế hoạch 62
2. Từng bước nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch 62
3. Tăng cường công tác giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch 64
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 65
I. KẾT LUẬN 65
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ một trong bốn nhiệm vụ nhằm
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) là: “Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý củ
a Nhà nước"
1
,
trong đó: "Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tác của thị trường. Đổi
mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế,
phát huy tối đa mọi lợ
i thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút
mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội."
2

Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải thích hợp với các quy luật
kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng chủ yếu các công cụ, biện pháp kinh tế,
luật pháp, quy hoạch, kế hoạch định hướng, chính sách kinh tế - xã hội và khả
năng, sức mạnh của kinh tế Nhà nước để
tác động tới thị trường, điều tiết hoạt
động của các doanh nghiệp cho phù hợp.
Cơ chế thị trường có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực,
nó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển; có

tác dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ
thuật, công nghệ qu
ản lý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; có tác
dụng lớn trong quá trình chọn lọc các doanh nghiệp và cá nhân quản lý kinh
doanh giỏi. Trên cơ sở đó, cơ chế thị trường kích thích sản xuất và lưu thông
hàng hóa phát triển theo nhu cầu thực của xã hội và nền kinh tế Về mặt tiêu
cực, thị trường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, mất
cân đối. Vì chạy theo l
ợi nhuận, các nhà sản xuất, kinh doanh có thể gây ra
những hậu quả xấu: môi trường bị hủy hoại, cạnh tranh chèn ép không lành
mạnh, phá sản, thất nghiệp, phân hóa xã hội cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ,
các vấn đề công bằng xã hội không được bảo đảm, tệ nạn xã hội gia tăng, tình


1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X - NXB Chính trị quốc gia - trang 78.
2
Sđd - trang 78.

2
trạng kinh doanh bất hợp pháp, trốn lậu thuế, làm hàng giả xuất hiện nhiều.
Cũng vì mục tiêu lợi nhuận mà các nhà sản xuất, kinh doanh không làm
những ngành nghề ít lợi nhuận. Để hạn chế những khuyết tật đó, đòi hỏi Nhà
nước phải quản lý nền kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị
trường bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
định hướng, bằng các công cụ,
chính sách, biện pháp kinh tế Cơ chế thị trường chịu sự tác động rất mạnh
của các quy luật kinh tế thị trường, do đó sự can thiệp vĩ mô của nhà nước
phải phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường.
Như vậy, cùng với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch là những công cụ

quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà n
ước nhằm đạt tăng trưởng bền
vững và đảm bảo định hướng XHCN. Vì thế đổi mới tư duy, quan điểm định
hướng, nội dung, quy trình lập và ban hành cho đến khâu tổ chức và chỉ đạo
quy hoạch, kế hoạch là những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới công tác
quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Với tầm quan trọng của công tác quy hoạch, k
ế hoạch, tại buổi làm việc
với Lãnh đạo Bộ Công Thương
3
, Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã
yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu vai trò của quản lý nhà nước trong mối
quan hệ giữa cơ chế thị trường với công tác quy hoạch, kế hoạch của ngành
công thương. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao vai trò
và hiệu lực của quản lý nhà nước, cũng như chất lượng của công tác quy
hoạch, kế hoạch củ
a ngành công thương; biến quy hoạch, kế hoạch thành
công cụ quản lý hữu hiệu, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền
vững, thực hiện được mục tiêu công bằng, dân chủ và văn minh trong hoạt
động của đời sống kinh tế - xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ
đề của đề tài. Những nghiên cứu này khá công phu nhằm mục đích đổi mới
công tác k
ế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu đánh giá về
vai trò quản lý nhà nước với công tác kế hoạch hoá của ngành Công Thương
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Đề án thực
sự là cấp bách cần phải được thực hiện để vừa làm sáng tỏ quan đ
iểm của

Đảng vừa phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của ngành Công Thương.


3
Ngày 18 tháng 3 năm 2009.

3
3. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Xác định được những vấn đề cơ bản về công tác kế hoạch hoá trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vai trò của quản lý nhà
nước trong mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và công tác quy hoạch, kế
hoạch.
- Tổng hợp kinh nghiệm của thế gi
ới và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam.
- Đánh giá được thực trạng vai trò quản lý nhà nước với công tác quy
hoạch, kế hoạch của ngành công thương.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của quản lý
của nhà nước đối với công tác quy hoạch, kế hoạch trong nền kinh tế thị
trường của ngành công thương đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
-
Đối tượng của Đề tài: Những vấn đề thực tiễn và giải pháp, kiến nghị
nhằm hoàn thiện công tác kế hoạch hoá của ngành công thương trong nền
kinh tế thị trường.
- Phạm vi của Đề tài: Về nội dung, Đề tài sẽ đi sâu phân tích thực trạng
vai trò quản lý nhà nước đối với công tác kế hoạch hoá của ngành công
thương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ
i chủ nghĩa thời gian

qua, giới hạn phân tích gồm: công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của
ngành công thương; công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của một số lĩnh
vực chủ yếu ngành công thương
- Phạm vi thời gian: Đánh giá hiện trạng từ năm 2001 đến nay và đề
xuất giải pháp cho thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Tập trung phân tích vai trò quản lý nhà nước với
công tác kế
hoạch hoá của ngành công thương thông qua một số quy hoạch
công nghiệp, thương mại theo ngành, vùng lãnh thổ, kế hoạch 5 năm 2001 -
2005 và 2006 - 2010…
5. Phương pháp thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu
theo các phương pháp sau:

4
- Phương pháp tổng hợp (tham khảo, phân tích, tổng hợp, kế thừa
những kết quả đã có).
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lý thống kê, dự báo
6. Nội dung của Đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, nội dung của Đề tài gồm 4
phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề cơ bản về công tác kế ho
ạch hoá và vai
trò quản lý của nhà nước với công tác kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phần thứ hai: Kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch hoá. Một số bài học cho Việt Nam.
Phần thứ ba: Thực trạng vai trò quản lý nhà nước với công tác quy

hoạch, kế hoạch của ngành Công Thương từ năm 2001 đế
n nay.
Phần thứ tư: Phương hướng, mục tiêu nâng cao vai trò quản lý nhà
nước đối với công tác quy hoạch, kế hoạch của ngành Công Thương trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và các giải pháp nâng cao vai trò
quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch, kế hoạch của nước ta trong thời
gian tới.
Trong quá trình thực hiện Đề tài, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ tích
cực và hiệu quả của các đơ
n vị và cá nhân trong và ngoài Bộ, đặc biệt là sự hỗ
trợ của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc và Hàn Quốc.
Xin chân thành cảm ơn!

BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


5
PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HOÁ
VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG TÁC
KẾ HOẠCH HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HOÁ
1. Cơ sở lý luận về kế hoạch hoá
Kế hoạch hoá vĩ mô nền kinh tế quốc dân là phương thức quản lý nề
n
kinh tế của nhà nước theo mục tiêu. Nó thể hiện bằng những mục tiêu định
hướng phát triển kinh tế xã hội phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất

định của một quốc gia và những giải pháp chính sách, những cân đối vĩ mô
cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao nhất.
Kế hoạch hoá không chỉ là lập kế hoạch mà còn là quá trình tổ ch
ức thực hiện
và theo dõi, đánh giá kết quả. Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những
phương án hoạt động cho tương lai của toàn bộ hay từng bộ phận của nền
kinh tế. Còn tổ chức theo dõi và thực hiện được thể hiện bằng hệ thống các
chính sách áp dụng trong thời kỳ kế hoạch xem như là những cam kết của
chính phủ đối với hệ th
ống kinh tế.
Xét về bản chất, kế hoạch hoá là sự tác động có ý thức của chính phủ
nhằm định hướng và điều khiển sự biến đổi của những biến số kinh tế chính
(tiêu thụ, đầu tư, tiết kiệm, xuất nhập khẩu ) của một nước hay một khu vực
nào đó để đạt được mục tiêu đã định trước. Như vậ
y, bản chất của kế hoạch
hoá trước hết được mô tả như là một loạt các mục tiêu kinh tế - xã hội định
hướng cụ thể phải đạt được trong khoảng thời gian đã định sẵn. Một kế hoạch
toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong nền kinh tế
quốc dân. Một kế hoạch từng phần sẽ đề c
ập đến một phần của nền kinh tế.
Kế tiếp, bản chất của kế hoạch hoá được đúc kết lại, đó là sự tác động, hướng
dẫn và điều khiển của chính phủ.
Kế hoạch hoá đứng về mặt bản chất là giống nhau đối với mọi nền kinh
tế, nhưng nội dung và hình thức biểu hiện là khác nhau trong các phương thức
s
ản xuất khác nhau. Cần phân biệt hai loại hình kế hoạch hoá sau đây:

6
- Thứ nhất, kế hoạch hoá tập trung: đây là kế hoạch tập trung phân
phối nguồn lực bằng hệ thống các mệnh lệnh chủ quan của các cấp lãnh đạo,

nó thể hiện ở tính chất pháp lệnh, tính chất hiện vật và tính chất cấp phát -
giao nộp trong hệ thống chỉ tiêu và chỉ đạo công tác kế hoạch.
- Thứ hai, kế hoạch phát triển: đây là sự tác động củ
a chính phủ vào
nền kinh tế vĩ mô thông qua việc thiết lập một cách chủ động mối quan hệ khả
năng với các mục đích nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra bằng việc sử dụng
hiểu quả nguồn tiềm năng hiện có. Kế hoạch phát triển được xem là công
nghệ của sự lựa chọn các hoạt động hợp lý và tối ưu. Trong đó chủ y
ếu là:
+ Lựa chọn, sắp xếp, sử dụng nguồn lực khan hiếm.
+ Đưa ra các định hướng phát triển.
+ Xác định các cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô.
Một kế hoạch như trên phải là kế hoạch ở tầm vĩ mô, một kế hoạch
hướng dẫn và kế hoạch dưới dạng các chính sách và phải được tiếp cận theo
hình thức từ trên xuống.
S
ự khác nhau cơ bản giữa kế hoạch hoá tập trung và kế hoạch hoá phát
triển thể hiện: Một bên là tính cưỡng chế còn bên kia là tính thuyết phục.
Trong khi mục tiêu của kế hoạch hoá phát triển chỉ là cố gắng ngăn chặn để
cho nền kinh tế khỏi đi lạc với mục tiêu tăng trưởng ổn định bằng những công
cụ chính sách năng động và gián tiếp thì kế hoạch hoá tập trung không chỉ
tạo
ra một loạt các mục tiêu cụ thể thể hiện quá trình phát triển kinh tế mong
muốn mà còn có cố gắng thực hiện kế hoạch của mình bằng việc khống chế
trực tiếp những hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Ở Việt Nam hiện nay đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống kế hoạch phát triển. Tuy vậy, xuất phát t
ừ tính chất quá độ của một nền
kinh tế hỗn hợp nên trong nội dung của hệ thống kế hoạch hoá phát triển ở
nước ta vẫn còn bao hàm một dung lượng nhất định của kế hoạch hoá tập

trung. Trên một mức độ nhất định tính chất pháp lệnh, tính chất phân bổ trực
tiếp, khống chế cụ thể vẫn tồn tại. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế

thị trường, dung lượng các vấn đề trên sẽ giảm dần trong công tác kế hoạch
hoá ở Việt Nam. Đó cũng là những yêu cầu đổi mới của công tác kế hoạch
hoá.


7
2. Chức năng của kế hoạch hoá phát triển
Kế hoạch hoá phát triển là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch mang tính
hướng dẫn và kế hoạch thể hiện dưới dạng các chính sách phát triển. Một kế
hoạch như vậy sẽ phải thực hiện được các chức năng cơ bản như sau:
2.1. Chức năng điều tiết, phối hợp,
ổn định kinh tế vĩ mô
Trên phương diện vĩ mô, hoạt động kế hoạch hoá phải hướng tới các
mục tiêu chính luôn được tính tới là: ổn định giá, bảo đảm công ăn việc làm,
tăng trưởng và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Các mục tiêu này có liên
quan chặt chẽ với nhau. Sự thiên lệch hay quá nhấn mạnh vào mục tiêu nào sẽ
ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục tiêu khác và cuối cùng sẽ ả
nh hưởng
đến cân bằng tổng thể nền kinh tế. Vì vậy, chức năng này của kế hoạch hoá
thể hiện ở:
- Hoạch định kế hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra và thực
thi các chính sách cần thiết bảo đảm các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng
hợp nguồn lức, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng
trưởng nhanh theo phương thức thống nhất, bảo đảm tính chất xã hội của các
hoạt động kinh tế.
- Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định và cân đối. Tạo những điều kiện
thuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền

đề và hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế lành mạnh.
- Bảo đảm sự
công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng
kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết.
- Kế hoạch hoá còn thể hiện chức năng điều tiết nền kinh tế phù hợp
với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá ngày càng tăng. Để thực hiện chức năng này
kế hoạch hoá phải xây dựng những chính sách chuyển giao công nghệ thuận
lợi, tìm ra được hướ
ng “đi tắt đòn đầu” giúp cho nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến khác.
2.2. Chức năng định hướng phát triển
Đây có thể nói là chức năng thể hiện bản chất của kế hoạch trong nền
kinh tế thị trường và chính nó đã làm cho công tác kế hoạch hoá không bị lu
mờ trong cơ chế thị trường. Chức năng này thể hiện
ở:

8
- Công tác kế hoạch hoá phải xây dựng được các chiến lược, quy hoạch
phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch phát triển theo ngành, vùng
lãnh thổ, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn. Kế hoạch đưa ra hệ thống mục
tiêu phát triển vĩ mô về kinh tế - xã hội, xây dựng các dự án, các chương
trình, tìm các giải pháp và các phương án thựchiện, dự báo khả năng, phương
hướng phát triển, xác đị
nh các cân đối lớn nhằm thực hiện chức năng dẫn
dắt, định hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền
kinh tế thị trường.
- Chức năng định hướng còn thể hiện ở việc chuyển từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung theo phương thức “giao - nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉ
tiêu pháp lệ
nh của nhà nước sang cơ chế kế hoạch hoá gián tiếp, định hướng

phát triển. Các chỉ tiêu mà nhà nước cần giám sát và quản lý chủ yếu là những
chỉ tiêu giá trị ở tầm vĩ mô và tất nhiên nó mang tính chất tham khảo, không
cứng nhắc và không mang tính áp đặt.
Hiện nay, ở Việt Nam, Quốc hội chỉ thông qua các chỉ tiêu cơ bản như:
tốc độ tăng GDP, tổng thu - chi ngân sách, tổng chi cho đầu tư phát triển từ
ngân sách, m
ức độ chi ngân sách và mức lạm phát cao nhất.
2.3. Chức năng kiểm tra, giám sát
Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm việc chính phủ, thông
qua các cơ quan chức năng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực
hiện các tiến độ kế hoạch, thực hiện và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính
sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ dài; đánh giá kết quả của việc thực hiện
các chính sách, các mục tiêu đạ
t ra; phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả
kinh tế - xã hội bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế
hoạch của các thời kỳ tiếp theo.
3. Hệ thống kế hoạch hoá phân theo nội dung
Quá trình kế hoạch hoá, nếu phân chia theo góc độ nội dung, thì đó là
một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau của các bộ phận cấu thành
bao gồm: các chiến lược phát triển, quy hoạch phát tri
ển và các chương trình,
dự án phát triển.
3.1. Chiến lược phát triển
Về cơ bản, chiến lược phát triển là một hệ thống các phân tích, đánh giá
và lựa chọn về các quan điểm, các mục tiêu tổng quát định hướng phát triển

9
các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và các giải pháp chủ yếu trong đó
bao gồm các chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế - xã
hội nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra trong một khoảng thời gian dài.

Như vậy, mục tiêu xây dựng các chiến lược phát triển là đạt tới mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhất định và tìm ra hướng
đi tối ưu cho quá
trình phát triển đó. Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển là một yêu
cầu bức thiết đặt ra và có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia trong
nên kinh tế thị trường với không gian kinh tế được mở rộng đến mức không
có phân biệt biên giới:
- Thứ nhất, xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển sẽ giúp các
nhà lãnh đạo phải xem xét và xác định
đất nước sẽ đi theo hướng nào và khi
nào đạt tới một điểm cụ thể nhất định.
- Thứ hai, trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở, điều kiện môi
trường mà các quốc gia phải luôn biến đổi nhanh chóng, những biến đổi
nhanh chóng thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Phương thức quản
lý bằng chiến lược giúp các nhà quả
n lý nhằm vào các cơ hội trong tương lai.
Tận dụng các cơ hội đó và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến kiều kiện môi
trường.
- Thứ ba, có xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển, các nhà
lãnh đạo và nhà quản lý sẽ đưa ra được các quyết định tác nghiệp phù hợp.
Chức năng chủ yếu của chiến lược là định hướng, là vạch ra các đường
nét chủ yếu cho sự phát triể
n của đất nước trong thời gian dài. Vì vậy, chiến
lược sẽ mang tính chất định tính là chủ yếu (như các quan điểm, phương
hướng, chính sách ). Tuy vậy, chiến lược cũng phải có tính định lượng ở một
mức độ cần thiết. Để định hướng, chiến lược cần phải làm tốt cả mặt định tính
cũng như định lượng, tức là có cả các tính toán, các dự báo, các lu
ận chứng cụ
thể. Trên thế giới, nhiều nước đã đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn theo
quan niệm về một chiến lược định hướng, chiến lược “mềm” (linh hoạt) có

thể hiệu chỉnh trong từng bước thực hiện cho phù hợp với những biến đổi của
đất nước và hoàn cảnh quốc tế.
Về tầm thời gian của chiến lượ
c, các nước lựa chọn trong khoảng từ 10
đến 20 - 25 năm. Thông thường là xây dựng chiến lược cho 10 năm nhưng
cũng cần phải có các chiến lược “dài hơi” hơn để thuận lợi cho việc bố trí

10
chiến lược 10 năm. Các chiến lược 20, 25 năm còn gọi là “tầm nhìn”. Tầm
nhìn có nội dung tổng quát hơn, mềm hơn, định tính hơn so với chiến lược.
Điều quan trọng là phải thống nhất “tầm nhìn” và chiến lược sao cho những
bước đi trước “thuận” và tạo tiền đề cho bước đi sau và có khả năng để hiệu
chỉnh.
3.2. Quy hoạch phát triển
Không thể thiế
u được quy hoạch trong lý thuyết và thực tiễn kế hoạch
hoá. Nếu chiến lược phát triển là vạch ra đường nét hướng đạo cho sự phát
triển trong một thời gian dài thì quy hoạch phát triển thể hiện tầm nhìn, sự bố
trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về
tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát
triển bền vữ
ng.
Quy hoạch trước hết là sự thể hiện của chiến lược trong thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch cụ thể hoá chiến lược cả về
mục tiêu và các giải pháp. Nếu không có quy hoạch sẽ lúng túng, lộn xộn, đổ
vỡ trong phát triển. Quy hoạch để định hướng, dẫn dắt, hiệu chỉnh (trong đó
có cả điều chỉnh) thị
trường. Mặt khác, quy hoạch còn có chức năng là cầu
nối giữa chiến lược và kế hoạch và quản lý thực hiện chiến lược, cung cấp các
căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế

hoạch, các chương trình dự án đầu tư, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển
nhanh, bền vững và có hiệu quả.
Quy hoạch phát triển bao gồm: Quy hoạch tổ
ng thể kinh tế - xã hội,
quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ.
Quy hoạch tổng thể là xác định và lựa chọn mục tiêu cuối cùng và
những giải pháp để thực hiện mục tiêu. Quy hoạch cũng như chiến lược, xét
cho cùng vẫn là định hướng. Tuy vậy, một trong những khâu quan trọng nhất
của quy hoạch là luận chứng về tính tất yếu, hợp lý cho sự phát triển và tổ
chức không gian kinh tế - xã hội dài h
ạn dựa trên sự bố trí hợp lý bền vững
kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật phù hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đó chính là “bộ xương” của quy hoạch.
Như vậy, bản chất của quy hoạch và chiến lược là giống nhau nhưng
quy hoạch cụ thể hơn chiến lược. Xây dựng quy hoạch trướ
c hết là thể hiện tư
duy, quan điểm ý tưởng đúng, nó thể hiện tầm nhìn, nhận thức, kiến thức và

11
phương pháp đúng đắn. Trong xây dựng quy hoạch, mặt khác, phải đi vào
luận chứng ở mức cần thiết từ khâu điều tra, phân tích đến tính toán, so sánh,
chứng minh các phương án, các giải pháp, xem xét mọi yếu tố tự nhiên, kinh
tế, chính trị, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng đi từ tổng quát đến cụ
thể và ngược lại, cần chú ý sự phù hợp cả không gian lãnh thổ và thời gian cụ
thể.
3.3. K
ế hoạch phát triển
Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc
dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển
theo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp

định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời
kỳ kế hoạch. So với chiến lượ
c phát triển, kế hoạch có những vấn đề cơ bản
khác biệt:
- Thứ nhất, về thời gian của kế hoạch thường được chia ngắn hơn, nó
bao gồm kế hoạch 10 năm, 5 năm và kế hoạch năm. Những kế hoạch 10 năm
thì thường được gọi là “chiến lược”. Như vậy, có thể nói tính phân đoạn là
đặc trưng cơ bản của kế
hoạch.
- Thứ hai, kế hoạch và chiến lược đều bao gồm cả mặt định tính và định
lượng, tuy vậy mặt định lượng là đặc trưng cơ bản hơn của kế hoạch. Quản lý
bằng kế hoạch mang tính cụ thể hơn, chi tiết hơn và nó dựa trên các dự báo
mang tính chất ổn định hơn. Như vậy, tính năng động, nhạy bén và “mềm”
củ
a kế hoạch thấp hơn chiến lược.
- Thứ ba, mục tiêu của chiến lược chủ yếu là vạch ra các đường hướng
phát triển chủ yếu, tức là nó thể hiện những cái đích cần phải đạt tới trong khi
đó mục tiêu của kế hoạch là phải thể hiện ở tính kết quả. Vì vậy, các mục tiêu,
các chỉ tiêu của kế hoạch chi tiết hơn, đầy
đủ hơn và trên một mức độ nào đó
ở các nước có nền kinh tế hỗn hợp thì nó còn thể hiện một tính pháp lệnh nhất
định.
Một nội dung quan trọng của kế hoạch là xây dựng hệ thống các chỉ
tiêu. Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển được hiểu là thước đo cụ thể
nhiệm vụ cần đạt được của thời kỳ kế ho
ạch. Các thước đo này thể hiện cả về
số lượng và chất lượng. Nó cho phép xác định nội dung cơ bản của quá trình

12
phát triển kinh tế - xã hội, các bộ phận cấu thành cụ thể của nó và được nhà

nước sử dụng để thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế.
Có nhiều cách phân loại hệ thống chỉ tiêu kế hoạch:
- Đứng trên góc độ phạm vi tính toán, hệ thống chỉ tiêu bao gồm các
chỉ tiêu kế hoạch quốc gia như: Chỉ tiêu phản ánh chương trình phát triển kinh
tế đất n
ước, các dự báo kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản
quốc gia, nguồn ngân sách của chính phủ. Các chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh,
thành phố bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chương trình phát triển của các vùng
và ngân sách địa phương. Hệ thống các chỉ tiêu phát triển của từng ngành, nội
bộ ngành như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
- Đứng trên góc độ nội dung, hệ thống chỉ tiêu được chia thành các chỉ
tiêu phát triển kinh t
ế và các chỉ tiêu phát triển xã hội. Các chỉ tiêu kinh tế đặt
ra nhiệm vụ về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những cân
đối nguồn lực chủ yếu Các chỉ tiêu xã hội đưa ra các mục tiêu giải quyết các
vấn đề như: xóa đói, giảm nghèo, công bằng xã hội, phát triển y tế, giáo dục
- Đứng trên góc độ quản lý, hệ thống kế hoạch có các chỉ tiêu pháp
l
ệnh, các chỉ tiêu hướng dẫn và các chỉ tiêu dự báo. Chỉ tiêu pháp lệnh được
chính phủ và quốc hội phê duyệt và trở thành bắt buộc phải hoàn thành trong
thời kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu hướng dẫn thường mang tính định hướng hoạt động
của các ngành, địa phương, các đơn vị kinh tế và dùng để phân tích, so sánh
đánh giá mức độ phát triển của các đối tượng kế hoạch.
- Theo phạm vi đơn vị đ
o lường, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch gồm có các
chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Chỉ tiêu hiện vật xác định mặt vật chất của sản xuất
được đo lường bằng các đơn vị đo hiện vật như: cái, trọng lượng, kích thước,
dung tích ; chỉ tiêu giá trị đo lường các nhiệm vụ, mục tiêu và quy mô phát
triển của nền kinh tế dưới hình thái tiền tệ nó
được sử dụng để hình thành các

cân đối vĩ mô, các còn số phản ánh tổng hợp nội dung phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hướng phát triển của các ngành vùng
Ngoài các cách phân loại chủ yếu trên, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch còn
được chia thành chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối; chỉ tiêu phản ánh số lượng và
chất lượng. Tất cả các chỉ tiêu đều góp phần tăng cường tính đị
nh lượng trong
kế hoạch hoá phát triển. Tuy vậy, để thích ứng với các điều kiện thường
xuyên biến đổi của kinh tế thị trường và theo yêu cầu phát triển ngày càng cao

13
của đời sống, xã hội, các kế hoạch phát triển hiện nay đặt tọng tâm vào các
chỉ tiêu xã hội, các chỉ tiêu giá trị, các chỉ tiêu mang tính hướng dẫn và dự
báo.
3.4. Các chương trình phát triển
Kế hoạch hoá và quản lý theo các chương trình phát triển là việc đưa ra
các chương trình mục tiêu để xử lý những vấn đề nổi cộm về kinh tế - xã hội
của đất nước. Đây là một phương pháp quản lý v
ừa đặc biệt lại vừa mang tính
nghệ thuật cao. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ nó vừa khắc hẳn với các phương
pháp khác về cơ chế, chính sách, cách điều hành, kiểm tra, đánh giá kết quả,
đối tượng hưởng thụ Còn tính nghệ thuật là phải làm sao chọn đúng đối
tượng các vấn đề cần thiết xử lý bằng các chương trình. Tính nghệ thuật này
còn thể hiệ
n trong khả năng “lồng ghép” các chương trình trong tổ chức chỉ
đạo.
Chức năng chủ yếu của các chương trình phát triển là cụ thể hoá, đưa
nhiệm vụ của kế hoạch vào thực tế cuộc sống. Có thể gọi đây là một phương
pháp tiến hành của kế hoạch và một chức năng nữa đó là một phương pháp để
xử lý các vấn đề gay cấn nh
ất về kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các vấn

đề cần phải xây dựng và quản lý bằng chương trình quốc gia là các vấn đề
nổi cộm, bức xúc cần xử lý riêng, các đột phá khẩu, các mắt xích, các khâu
trọng yếu của nền kinh tế
Hiện nay, theo xu hướng đổi mới kế hoạch hoá, các chương trình, dự án
phát triển được xem như là cơ sở để thực hiện phân bổ nguồ
n lực như: vốn,
đầu tư, ngân sách thay cho hình thức phân bổ theo đối tượng như trước kia.
Thực hiện kế hoạch hoá theo chương trình quốc gia là biện pháp để khắc phục
những mặt trái của cơ chế thị trường, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội cho
kinh tế tăng trưởng một cách bền vững.
4. Kế hoạch hoá phân theo thời gian
Nếu phân chia theo thời gian, mỗi nướ
c lại có một hệ thống kế hoạch
hoá khác nhau. Ví dụ, ở Pháp hình thức duy nhất của kế hoạch là kế hoạch 5
năm, ở Đức thường xây dựng hệ thống kế hoạch trung hạn (5 năm) và ngắn
hạn (1 năm), ở Malaysia lại có tới 4 mức: kế hoạch viễn cảnh (15, 20 năm), kế
hoạch trung hạn 5 năm, kế hoạch trung hạn 3 năm và kế hoạch n
ăm. Ở Việt
Nam và phần lớn các nước đang phát triển khác xây dựng 3 mốc thời gian kế

14
hoạch là kế hoạch dài hạn (10 năm, 20 năm); kế hoạch trung hạn và kế hoạch
năm. Tuy vậy, kế hoạch dài hạn (từ 10 năm trở lên) gọi là chiến lược phát
triển mang một số sắc thái riêng.
Tại báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX về phương
hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 - 2010 đã đề ra các giải
pháp thực hiện, trong đó có giả
i pháp đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quy hoạch, kế hoạch, coi quy hoạch, kế hoạch thực sự là công cụ
điều hành có hiệu quả của nhà nước, như vậy kế hoạch 5 năm trở thành công

cụ chủ yếu của hệ thống hoá phát triển trong một giai đoạn. Thời hạn 5 năm là
thời hạn thường trùng lặp với nhiệm kỳ làm việc củ
a cơ quan Chính phủ, là
thời hạn mà theo đó lợi tức đầu tư bắt đầu có sau 1 hoặc một vài năm sau.
Những kế hoạch trong phạm vi 5 năm thường chính xác hơn, dễ thực thi hơn
những kế hoạch có thời gian dài hạn.
Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hoá các chiến lược và quy hoạch phát triển
trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. Nó xác định các mục tiêu, chỉ

tiêu tăng trưởng, kinh tế nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm và xác
định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình
phát triển của quốc gia.
Trong hệ thống kế hoạch phát triển thì kế hoạch 5 năm là công cụ chính
sách định hướng và kế hoạch hàng năm là công cụ thực hiện. Đặc biệt, nếu
thực hiện kế hoạch 5 năm theo hình thức “cuốn chiếu” thì kế hoạ
ch hàng năm
thực chất sẽ là một phần của kế hoạch định hướng 5 năm. Vì vậy, vai trò hay
chức năng đầu tiên của kế hoạch năm là cụ thể hoá kế hoạch 5 năm, phân
đoạn kế hoạch 5 năm để từng bước thực hiện kế hoạch 5 năm. Quy mô và sự
cấu thành của kế hoạch năm vì thế chủ yếu được quyế
t định bởi ngân sách,
các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, các tiến trình trong những nghiên cứu khả thi và
những dự án triển khai trong thời kỳ trước. Bên cạnh đó, kế hoạch hàng năm
còn là công cụ để điều chỉnh kế hoạch 5 năm có tính đến đặc điểm của từng
năm. Ngoài ra, kế hoạch hàng năm còn đóng vai trò độc lập quan trọng, nó có
thể bao hàm các nhiệm vụ, các chỉ tiêu chư
a được dự kiến trong kế hoạch 5
năm, bảo đảm tính linh hoạt, nhạy bén của kế hoạch hoá nói chung.



15
II. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ
GIỮA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ
HOẠCH
1. Quản lý nhà nước và mối quan hệ với công tác kế hoạch hoá trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó quá
trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều
được thực hiện thông qua
thị trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là "công nghệ", là "phương
tiện" để phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội,
nó không chỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ
thống quan hệ sản xuất. Như vậy, chứng tỏ không có và không thể có một nền
kinh tế thị trường chung chung, thuần túy, tr
ừu tượng tách rời khỏi hình thái
kinh tế - xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị - xã hội của một nước. Do đó,
để phân biệt các nền kinh tế thị trường khác nhau, trước hết phải nói đến mục
đích chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước và nhân dân lựa chọn
làm định hướng, chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế đó.
Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ
chức nền kinh tế - xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh
tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã
hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm
nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợ
p với nhau và bổ sung cho nhau. Đó
là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới
đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó,
nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển
nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận

động của nền kinh tế theo những mụ
c tiêu đã xác định, bổ sung những mặt
tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ
nghĩa xã hội.
Có thể nói rằng: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa mang tính đặc
thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướ
ng xã hội chủ nghĩa của
nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường, mà là
cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước ta với các nước
khác.

16
Tính định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta thể
hiện trước hết ở việc xác định nội dung các mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế thị trường và đặc trưng xã hội của nền kinh tế thị trường. Như trên đã
phân tích, trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền
kinh tế thị trường này với n
ền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích
chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước và nhân dân đã lựa chọn làm
định hướng chi phối sự vận động của nền kinh tế.
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cho thấy: một trong những
nội dung quan trọng mà các nhà kinh tế bàn đến là vai trò của nhân tố thị
trường và nhân tố nhà nước trong điều hành quản lý nền kinh tế
. Bởi lẽ, vấn
đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên
cứu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, không những ở nước ta mà ở cả nhiều
nước trên thế giới, vì muốn tìm tòi mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và
có hiệu quả hơn.
Đối với một nền kinh tế đặc thù như nước ta: nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) thì giải quyết mối quan hệ giữa thị
trường và nhà nước trong điều tiết, quản lý nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề
lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu. Chẳng hạn:
- Thứ nhất, sử dụng cơ chế thị trường đến đâu và như thế nào để phát
huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
- Th
ứ hai, với chức năng quản lý kinh tế của nhà nước thì kế hoạch hóa
được sử dụng như là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như thế
nào để đạt được tăng trưởng lâu bền và đảm bảo được định hướng XHCN.
Ngày nay, kế hoạch hóa (KHH) được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao
gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của nhà nước vào
n
ền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bản chất, nội dung của
KHH hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường (KTTT).
Quan niệm về nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN khác hẳn
trong nền kinh tế tập trung - bao cấp. Nếu trước đây nhà nước là cho phép và
quyết định (theo cơ chế xin - cho), thì ngày nay là nhà nước tạo khuôn khổ
pháp luật để mọi công dân tự do kinh doanh theo pháp luậ
t và hỗ trợ giúp đỡ,

17
đồng thời giám sát để doanh nghiệp và dân doanh hoạt động sản xuất - kinh
doanh có hiệu quả.
Kế hoạch hóa trong nền KTTT định hướng XHCN cũng khác với KHH
trước đây. Nếu trước đây kế hoạch chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế
nhà nước, thì bây giờ kế hoạch phải bao hàm tổng thể nền kinh tế quốc dân
với nhiều thành phần kinh tế và phải nhấn mạnh
đến vấn đề quy hoạch, chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội v.v
Nhìn nhận kế hoạch hóa với tư cách là một chức năng cơ bản của quản
lý kinh tế, thị trường với tư cách là một lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh
tế - xã hội thì mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường có thể hiểu theo cách
thị trường vừa là
đối tượng, vừa là cơ sở của kế hoạch hóa. Nội dung của
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6, khóa VI cũng đã khẳng định
trong nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, thị trường vừa là một công cụ vừa là
một đối tượng của kế hoạch hóa.
Sự phát triển nền kinh tế hiện nay lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố

môi trường, chứ không chỉ lệ thuộc vào sự điều hành và mong muốn của
chính phủ. Ví dụ như môi trường khu vực, môi trường quốc tế, môi trường địa
kinh tế, môi trường thiên nhiên v.v Vì thế, các mục tiêu trong kế hoạch chỉ
mang tính dự báo, tính định hướng và kế hoạch không bao gồm kế hoạch sản
xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Thứ ba, thị trường là khách quan, kế hoạch là sản phẩm chủ
quan của
nhà nước, của ngành, của địa phương Vậy thì xử lý mối quan hệ giữa cái
khách quan và cái chủ quan ở đây như thế nào cho phù hợp trong một cơ chế
để phát huy tác dụng cao nhất. Nói tạo "một sân chơi bình đẳng" cho các chủ
thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, vậy Nhà nước điều khiển
"sân chơi" đó như thế nào để vừa không hạn chế s
ự thi thố tài năng của các
chủ thể kinh doanh, lại vừa không làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế,
đảm bảo sự thỏa đáng giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã
hội
Nhìn nhận kế hoạch hóa và thị trường với tư cách là công cụ điều tiết
kinh tế vĩ mô của nhà nước, thì thực chất của vấn đề KHH và cơ chế thị


trường được coi là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kế hoạch hóa và
điều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các hoạt động trên thị
trường cũng như đối với các hoạt động kinh tế trong xã hội.

18
Cũng có quan điểm cho rằng, khi chuyển sang kinh tế thị trường thì nhà
nước không cần phải can thiệp vào kinh tế và không cần thiết phải kế hoạch
hóa vĩ mô nền kinh tế… là hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ lý luận, thực
tiễn. Trong tất cả các mô hình kinh tế đã được đúc kết trên thế giới có hai
dạng điều tiết kinh tế: thứ nhất, điều khiển tr
ực tiếp bằng kế hoạch hóa và các
biện pháp hành chính; thứ hai, điều tiết gián tiếp thông qua thị trường, vận
dụng cơ chế thị trường để tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp, dùng
các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích hoặc gây áp lực buộc các doanh nghiệp
phát triển trong khuôn khổ pháp luật và theo hướng kế hoạch do Nhà nước đề
ra. Hai dạng điều tiết kinh t
ế này chỉ khác nhau ở mức độ, liều lượng và hình
thức của mỗi dạng trong cơ chế chung. Sở dĩ như vậy là vì, với tư cách là
công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, là biện pháp, thủ đoạn kinh tế, cả kế hoạch
hóa và thị trường đều có cả ưu thế lẫn khuyết tật. Bởi vậy, chúng cần bổ sung
cho nhau để hạn chế
những khuyết tật.
Thực chất của vấn đề kế hoạch hóa trong kinh tế thị trường, xét từ góc
độ nhà nước, có thể được coi là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kế
hoạch và điều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các hoạt
động kinh tế trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định h
ướng xã hội chủ
nghĩa, quản lý kinh tế theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để giải phóng lực lượng sản xuất, đẩy nhanh sự phát triển
kinh tế - xã hội đúng hướng.

Với cách đặt vấn đề như trên, cần thấy rằng: Kế hoạch hóa là một trong
những công cụ quản lý kinh tế
vĩ mô quan trọng của nhà nước nhằm đạt tăng
trưởng lâu bền và đảm bảo định hướng XHCN. Vì thế đổi mới công tác kế
hoạch từ tư duy, quan điểm định hướng, nội dung, quy trình lập và điều hành
cho đến cơ cấu tổ chức và cách thức chỉ đạo kế hoạch là một nội dung cơ bản
của quá trình đổi mới công tác kế hoạch. Bản ch
ất, nội dung của kế hoạch hóa
hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
2. Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta
Trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, sự can thiệp của nhà nước
luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục
đích
nhằm bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai
cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Trong cơ

19
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
thì sự can thiệp của nhà nước xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế lại nhằm bảo
vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu:
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Cơ chế vận hành nền KTTT định hướng XHCN là cơ ch
ế thị trường có
sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ
chế đó đảm bảo tính hướng dẫn, điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần
hướng tới đích XHCN theo phương châm: nhà nước điều tiết vĩ mô, thị
trường hướng dẫn doanh nghiệp. Cơ chế đó thể hiện ở
hai mặt cơ bản:
- Một là, Nhà nước XHCN là nhân tố đóng vai trò "nhân vật trung tâm"

và điều tiết nền kinh tế vĩ mô;
- Hai là, Cơ chế thị trường (CCTT) là nhân tố trung tâm của nền kinh
tế, đóng vai trò "trung gian" giữa nhà nước và doanh nghiệp.
Trong nền KTTT vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, sự quản lý can thiệp vĩ mô của nhà nước phải thích hợp với yêu
cầu của các quy luật kinh tế thị trường. Nhà nước phải sử dụng chủ yếu các
công cụ, biện pháp kinh tế, luật pháp, quy hoạch, kế hoạch định hướng, chính
sách kinh tế - xã hội và khả năng, sức mạnh kinh tế của nhà nước để tác động
tới thị trường, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp cho phù hợp.
Cơ chế thị trường có cả m
ặt tích cực và mặt tiêu cực.
- Về mặt tích cực: nó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế rất linh hoạt,
mềm dẻo, uyển chuyển; nó có tác dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm
thường xuyên đến đổi mới kỹ thuật, công nghệ quản lý, đến nhu cầu và thị
hiếu người tiêu dùng; nó có tác dụng lớn trong tuyển chọn các doanh nghiệp
và cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Trên cơ sở đó, CCTT kích thích sả
n xuất
và lưu thông hàng hóa phát triển.
- Về mặt tiêu cực: trên thị trường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng
nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối. Vì chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất,
kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu, như: môi trường bị hủy hoại, tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá sản, thất nghiệp, phân hóa xã hội cao,
lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấ
n đề công bằng xã hội không được bảo
đảm, tệ nạn xã hội gia tăng, thậm chí có người làm ăn bất hợp pháp, trốn lậu
thuế, làm hàng giả. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận mà các nhà sản xuất, kinh

20
doanh không làm những ngành nghề ít lợi nhuận. Để hạn chế những mạt tiêu
cực này đòi hỏi nhà nước phải quản lý nền KTTT. Nhà nước quản lý nền kinh

tế thị trường bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch định hướng, bằng các công
cụ, chính sách, biện pháp kinh tế CCTT chịu sự tác động rất mạnh của các
quy luật kinh tế thị trường, do đó sự can thiệp vĩ mô c
ủa nhà nước phải phù
hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường.
Tình hình đó đặt ra cho nền KTTT định hướng XHCN phải xử lý hài
hòa 3 vấn đề sau đây:
- Một là, giải quyết tốt vấn đề lợi nhuận với vấn đề xã hội, sao cho vừa
đảm bảo cho các chủ thể KTTT có được lợi nhuận cao, vừa tạo được điều
kiện chính trị
- xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế.
- Hai là, kết hợp những nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc
của KTTT, như: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng, phân phối
qua quỹ phúc lợi xã hội Trong đó, nguyên tắc phân phối theo lao động là
chính.
- Ba là, điều tiết phân phối thu nhập, một mặt, đòi hỏi nhà nước phải có
chính sách sao cho giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa lớp người giàu và
lớp ngườ
i nghèo ; mặt khác, phải có chính sách, biện pháp nâng cao thu
nhập chính đáng của người giàu, người nghèo và của toàn xã hội.
Do phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nên nội dung kế hoạch
không được phép chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước mà
phải mang tính tổng thể toàn nền kinh tế. Việc đổi mới này sẽ tác động một
cách sâu sắc đến tính dân chủ và công khai của kế hoạch. Ngay từ lúc dự thảo
nội dung k
ế hoạch, các mục tiêu và biện pháp không nên và không cần phải
giữ bí mật. Nhà nước cần tăng cường khung khổ pháp lý, hạn chế tối đa mọi
can thiệp mang tính áp đặt, trực tiếp và chuyển sang hình thức tác động gián
tiếp và khuyến khích. Như vậy, những công cụ thường được áp dụng trong
nền kinh tế kế hoạch hóa trước kia phải được thay bằng những công cụ, chính

sách phù hợp với nền kinh tế th
ị trường định hướng XHCN. Liên quan chặt
chẽ với những điểm trên là vấn đề quy hoạch. Quy hoạch được coi là cơ sở
cho việc xây dựng kế hoạch. Nhưng ở nước ta vấn đề quy hoạch cũng còn
nhiều hạn chế, bất cập. Cần phải phân biệt rõ 2 loại quy hoạch: quy hoạch sử
dụng không gian (bao gồm cả quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đ
ô thị, nông
thôn) và quy hoạch phát triển ngành.

21
Trong thời gian qua, quy hoạch sử dụng không gian, đặc biệt là quy
hoạch đô thị chưa được chú ý đúng mức, quy hoạch sử dụng đất thì lại không
ổn định. Điều này đã gây lãng phí cho cả nhà nước lẫn người dân. Trong khi
đó, quy hoạch phát triển ngành lại được chú ý quá mức, gần như ngành nào
cũng có và hầu hết quy hoạch ngành lại được xác định trong điều kiện "tĩnh"
và "đóng cử
a", không tính được đầy đủ những biến động trên thị trường thế
giới. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều doanh nghiệp, nhiều sản phẩm
được hình thành theo quy hoạch không thể có sức cạnh tranh trên thị trường
nếu không được Nhà nước bảo hộ. Tư duy về quy hoạch cần đổi mới theo
hướng tăng cường công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, chỉ quy
ho
ạch những ngành mang tính hệ thống toàn vùng hoặc toàn quốc (đường
giao thông, điện, viễn thông ), những ngành mang tính kinh doanh chỉ nên
dừng ở mức dự báo cung cấp thông tin kinh tế, khoa học công nghệ để các
doanh nghiệp tự làm. Cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch: Bản chất
quy hoạch là cụ thể hóa chiến lược về mặt không gian và thời gian. Quy
hoạch lãnh thổ bám sát nguyên tắc phân cấp, việc xây dựng và thực hiện quy
hoạch của cấ
p nào thì dựa chủ yếu vào tiềm lực của cấp đó, chính quyền cấp

trên có trách nhiệm phối hợp điều hòa quy hoạch của chính quyền cấp dưới
trực tiếp.
Quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch đô thị là nhiệm vụ quan
trọng của nhà nước và các cấp chính quyền. Việc quy hoạch đô thị cần được
tiến hành một cách công khai và ổn đị
nh, hạn chế các hiện tượng tiêu cực
hoặc lạm dụng để đầu cơ trong thị trường bất động sản. Quy hoạch tổng thể
ngành được áp dụng cho những ngành mang tính chiến lược và tính hệ thống
toàn quốc (điện, giao thông, bưu chính viễn thông) có tính đến sự tham gia
của các thành phần kinh tế và những biện pháp khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch. Quy hoạch phát triển của các ngành
khác có s
ản phẩm và dịch vụ mang tính thương mại, phụ thuộc vào biến động
thị trường trong nước và thế giới, tiến bộ khoa học kỹ thuật chỉ nên dừng ở
mức độ định hướng, dự báo, hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn ngân sách để
đầu tư cho các dự án ở những lĩnh vực này. Cần có cơ chế công bố công khai
các quy hoạch
để các thành phần kinh tế đóng góp ý kiến, tham khảo và tích
cực thực hiện.
Xu thế phân cấp trong quản lý ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong thực
tế. Cần phân cấp quản lý nhà nước theo nguyên tắc: những hoạt động gắn liền

×